Chương 1 SỨC CẢN 1.1 SỨC CẢN TÁC ĐỘNG LÊN VỎ TÀU 1.1.1 Sức cản tàu Chuyển động trên mặt nước, trong nước, bề mặt vỏ tàu phải tiếp xúc với môi trường bao quanh nó: mặt ướt vỏ tàu tiếp x
Trang 1ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 3TRƯỜNG ĐẠIC HỌC GIAO THƠNG VÂN TẢI
THIẾT BỊ ĐẨY TÀU
( Tái bản lần thứ nhất )
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2009
Trang 41.1.2 Định luật đồng dạng trong nghiên cứu sức cản tàu 14
1.2.1 Ảnh hưởng tỷ lệ mô hình đến kết quả thí nghiệm 431.2.2 Tính chuyển kết quả thử mô hình sang tàu thật 451.2.3 Phương pháp trình bày kết quả thí nghiệm theo hệ thống đo Anh-Mỹ 47Chương 2
2.1 Các phương pháp kinh nghiệm tính sức cản vỏ tàu 512.1.1 Phương pháp truyền thống dựa trên xử lý dữ liệu thống kê 51
2.2.2 Tàu đáy phẳng (planing craft) 67
2.3 Các phương pháp tính sức cản dựa trên phân tích hồi qui 74
2.4 Sức cản tàu trên miền nước cạn và kênh hẹp 84
2.4.2 Giảm vận tốc tàu khi chuyển động trong kênh hẹp 89Chương 3
3.4 Vị trí sườn lớn nhất, Hình dáng phần lái, phần mũi tàu 94
Trang 54.7.2 Lý thuyết các mặt cắt phẳng (strip theory) của cánh 1714.7.3 Dòng chảy qua cánh có chiều dài hạn chế 174
4.7.5 Hệ thống các dòng xoáy của chân vịt tàu 1784.7.6 Trường tốc độ quanh chân vịt số cánh vô hạn 180
Chương 5
5.1.6 Công suất máy và các thành phần hiệu suất động lực 201
5.2.2 Tiêu chuẩn tránh sủi bọt khi thiết kế chân vịt 207
Chương 6
6.3 Thiết kế chân vịt theo chế độ chạy tự do, theo chế độ kéo 220
Trang 66.5 Lập các đường làm việc của chân vịt tàu 240
6.9 Những giải pháp nâng cao hiệu suất động lực chân vịt 267Chương 7
7.1.1 Chân vịt biến bước và chân vịt bước cố định 273
7.3.5 Thiết kế đường dẫn gồm miệng hút, đường ống, các thiết bị đỡ 304Chương 8
8.4 Đồ thị KT ~ ηp ~ J và KQ ~ ηp ~ J chân vịt nhóm B 312
Phụ lục
Trang 7C.4 Đồ thị tính sức cản tàu vận tải, chạy nhanh từ Nhật Bản 363
E Đồ thị xác định sức cản tàu sông của Alfierev 388
Trang 8Lời nói đầu
LÝ THUYẾT TÀU được biên soạn lại dựa trên cơ sở 3 tập “Lý thuyết tàu” (ĐHGTVT TPHCM – 2004) Trong lần xuất bản này dựa trên
cơ sở đề cương môn học “Lý thuyết tàu 1”, “Lý thuyết tàu 2” chúng tôi soạn thành 2 tập
LÝ THUYẾT TÀU – TẬP 2 – SỨC CẢN VỎ TÀU và THIẾT BỊ ĐẨY TÀU được viết lại từ tập 2 của cuốn “Lý thuyết tàu”
LÝ THUYẾT TÀU – TẬP 2 – gồm 8 chương đề cập đến các vấn đề sức cản vỏ tàu, các định luật đồng dạng trong nghiên cứu sức cản vỏ tàu, công suất máy tàu, thiết kế các loại chân vịt tàu, thiết bị đẩy tàu
Ở mỗi tập chúng tôi đều có giới thiệu ký hiệu do Tổ chức Hàng hải quốc tế IMO và các hội nghị ITTC khuyến khích dùng Ngoài ra chúng tôi cũng có giới thiệu một số ký hiệu theo cách viết của người Nga đưa
ra trước đây, được dùng chính thức trong các tài liệu chuyên ngành tại nước ta, với ý định dùng để làm tài liệu đối chứng
Hy vọng sách có thể giúp người đọc nhận được thông tin cần thiết khi tìm hiểu sức cản các tàu thường gặp và nguyên lý làm việc của các máy đẩy tàu Trong tài liệu này người viết cố gắng trình bày các kiểu chân vịt đnag dùng phổ biến trên các tàu vận tải đi biển, chạy sông Tài liệu đưa vào phụ lục nhận từ nhiều nguồn tin cậy, chắc có ích cho những người làm công tác thiết kế máy đẩy tàu
Chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và độc giả để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn
Trần Công Nghị
Trang 9CÁC KÝ HIỆU DÙNG TRONG SÁCH Ký hiệu sử dụng trong tài liệu phần lớn phù hợp với qui ước của các hội nghị ITTC và Tổ chức IMO
CB Hệ số đầy thể tích Block coefficient
C M Hệ số đầy mặt giữa tàu Midship coefficient
C P Hệ số đầy lăng trụ Prismatic coefficient
C W Hệ số đầy đường nước Waterplance coefficient
C F Hệ số sức cản ma sát Frictional-resistance coefficient
C R Hệ số sức cản dư Residual-resistance coefficient
CT Hệ số sức cản toàn bộ Total-resistance coefficient
CV Hệ số sức cản nhớt Viscous-resistance coefficient
C W Hệ số sức cản sóng Wavemaking-resistance coefficient
EHP,EPS Công suất hữu hiệu Effective horsepower
g Gia tốc trọng trường Acceleration due to gravity
l Chiều dài nói chung Lenght in general
L Chiều dài nói chung Lenght in general
R Sức cản nói chung Resistance in general
RF Sức cản ma sát Fictional resistance
γ Trọng lượng riêng của nước Water specific weight
Trang 10Ký hiệu chính Tiếng Việt Tiếng Anh
A D Diện tích khai triển các cánh Developed Area
A M Diện tích mặt cắt ngang giữa tàu Midship section area
H/D Tỷ lệ bước, dùng như P/D
HP Sức ngựa (mã lực) nói chung Horsepower in general
Mã lực trong hệ thống đo Anh-Mỹ, 1 HP =
76 kG.m/s
I P Mômen quán tính trong hệ độc cực Polar moment of ineria
K TN Hệ số lực đẩy của ống đạo lưu Duct thrust coeficient
n Vòng quay trong một giây, tần suất quay RPS
P/D Tỷ lệ bước, dùng như H/D
Trang 1110
p a Áp suất khí quyển đo trên mặt biển
p o Áp suất tĩnh, áp suất tham chiếu Reference pressure
PS Sức ngựa (mã lực) trong hệ mét, tương
đương ký hiệu CV; 1PS = 75 kG.m/s
P D , DHP Công suất đến chân vịt Delivered power
r Bán kính tính đến mặt cắt cánh Radius
T Nhiệt độ (Temperature)
T E Lực đẩy hữu hiệu chân vịt Effective thrust
V a Vận tốc tiến đo bằng HL/h Advance speed in knots
V p Vận tốc tiến trong hệ mét, đo bằng m/s Advance speed
γ Trọng lượng riêng của vật liệu
γ Góc nghiêng cánh
Trang 12PHẦN MỘT
SỨC CẢN VỎ TÀU
Trang 1312
Trang 14Chương 1
SỨC CẢN
1.1 SỨC CẢN TÁC ĐỘNG LÊN VỎ TÀU
1.1.1 Sức cản tàu
Chuyển động trên mặt nước, trong nước, bề mặt vỏ tàu phải tiếp xúc với môi trường bao quanh
nó: mặt ướt vỏ tàu tiếp xúc với nước, phần trên mớn nước tiếp xúc với không khí và bề mặt này chịu
tác động của các lực ở môi trường gây ra Chịu tác động ảnh hưởng qua lại này nên trên bề mặt vỏ
tàu xuất hiện phân bố lực bề mặt
Giả sử vector áp lực bề mặt tại mỗi điểm của bề mặt là pr , lực bề mặt trên diện tích dA được n
xác định là pr dA Khi coi vector n pr gồm hai thành phần, trong đó thành phần tác động vuông góc n
với diện tích dA được coi như áp lực pháp tuyến, ký hiệu là pr và thành phần thứ hai tác động tiếp
tuyến với dA, ký hiệu , công thức tính lực thủy động tác động lên phần tử vỏ tàu có dạng: τr
n
pr dA = prdA + τr dA
Hình 1.1: Lực thủy động tác động lên vỏ tàu khi chuyển động tiếnCác thành phần trên được tính bằng đường thí nghiệm hoặc bằng lý thuyết dựa vào các định
luật vật lý cổ điển Newton và công thức Bernoulli
Lực thủy động và khí động tác động lên vỏ tàu được tính dạng chung:
Trường hợp tính lực tác động lên vỏ tàu thông dụng, miêu tả trong tọa độ Oxyz, với Ox dọc tàu,
hướng vềâ mũi tàu, trùng với hướng tiến của tàu, sức cản vỏ tàu, ký hiệu R được hiểu như sau:
A
Từ công thức (1.3) có thể thấy, trong thành phần của R có lực cản phụ thuộc vào áp lực p gọi là
sức cản áp suất (pressure resistance) và lực cản phụ thuộc vào τ, gọi là sức cản ma sát (friction
Trang 1514
resistance) Mỗi thành phần chính trên đây được coi là tập hợp của những thành phần nhất định (sức cản áp suất, sức cản tạo sóng) Với tàu chạy nhanh, thành phần chủ yếu là sức cản áp suất, sức cản tạo sóng, còn với tàu chạy chậm tham gia chủ yếu lại là sức cản do tính chất nhớt của nước Sức cản vì đã tạo sóng của tàu nên có thể coi là do phần thân tàu, do phần mũi tàu và do phần chìm của đuôi tàu dạng transom trong nước tạo sóng
Trong thành phần sức cản ma sát của vỏ tàu có thể có các thành phần: ma sát vỏ tàu trên nước lặng và lực ma sát bổ sung trong quá trình khai thác
Tập hợp các thành phần trên, chúng ta có thể đánh giá sức cản dưới cách nhìn khác, rằng đây là tập hợp của sức cản nhớt Rv và sức cản tạo sóng Rw
Trong thành phần sức cản nhớt, theo quan niệm mới từ những năm cuối thế kỷ XX, Rv gồm sức cản ma sát Rf và sức cản hình dáng Rp Trong thực tế thành phần Rf phụ thuộc vào chất lượng bề mặt còn sức cản sóng Rw và sức cản được ký hiệu Rp phụ thuộc vào hình dáng của thân tàu và có thể coi tập hợp của Rw và Rp là sức cản dư Rr, để từ đó có thể tính:
R = Rf + RrMột cách tổng quát, có thể hình dung các thành phần sức cản từ phía nước như bảng 1.1
Bảng 1.1
Sức cản toàn bộ R T
Sức cản ma sát Rf Sức cản hình dáng Rp* Sức cản sóng Rw
Sơ đồ trên đây được lập trên cơ sở giả thuyết về sự độc lập của các thành phần tạo nên sức cản toàn bộ Theo thuyết này sự tạo sóng của tàu chạy không ảnh hưởng và không phụ thuộc vào sức cản nhớt Có thể thấy rằng sức cản trong quá trình tạo sóng là hiện tượng vật lý sinh ra trong môi trường nước lý tưởng, chịu sự chi phối của lực hút trái đất Trong thành phần của sức cản nhớt, sức cản ma sát, sức cản hình dáng phụ thuộc hoàn toàn vào tính chất của chất lỏng, ngoài ra sức cản Rp
còn phụ thuộc vào hình dáng vật thể Nói cách khác, sức cản ma sát phụ thuộc vào chiều dày và các tính chất của lớp biên
1.1.2 Định luật đồng dạng trong nghiên cứu sức cản tàu
Lý thuyết đồng dạng chiếm vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thí nghiệm mô hình tàu Phân biệt ba hệ thống đồng dạng là: đồng dạng hình học (geometric similitude), đồng dạng động học (kinematic similitude) và đồng dạng động lực học (dynamic similitude)
Đồng dạng hình học
Hai vật thể được coi là đồng dạng hình học với nhau khi tất cả kích thước hình học tương ứng trên chúng cùng thuộc một tỷ lệ Sử dụng các ký tự sau đây để chỉ các đại lượng vật lý tiêu biểu:
m, M - khối lượng; l, L - chiều dài; t, T - thời gian
ký tự “m” - chỉ mô hình; “t” - tàu thật, tỷ lệ hình học của hai vật thể
Ví dụ, giữa tàu thật và mô hình tàu sẽ được viết như sau:
* thành phần này còn có tên gọi sức cản xoáy – eddy resistance
Trang 16t
m
lkl
m
ll
Các đặc trưng hình học có thứ nguyên chiều dài bao gồm:
S - diện tích với thứ nguyên ; V - thể tích với thứ nguyên l2 l3
Hai đại lượng vừa nhắc phải thỏa mãn điều kiện đồng dạng hình học ghi dưới dạng:
Đồng dạng động học
Đồng dạng động học gắn liền với thời gian diễn tiến quá trình động học Trong mô hình này,
hình ảnh dòng chảy bao tàu và mô hình phải thỏa mãn đồng dạng hình học dòng chảy, nghĩa là các
đường dòng chỉ diễn tiến trong khoảng thời gian tương thích, còn tỷ lệ của vận tốc tại các điểm
tương ứng trên tàu và mô hình phải cùng một tỷ lệ Nếu tỷ lệ thời gian được ký hiệu bằng τ =T Tt m/ ,
còn tỷ lệ vận tốc ký hiệu bằng U v v= t m/ , tỷ lệ trong đồng dạng động học được biểu diễn như sau:
Có thể suy ra cách tính vận tốc tàu thật từ công thức cuối:
Đồng dạng động lực học
Đồng dạng động lực học liên quan đến các lực tác động lên các hệ thống Từ định luật thứ hai
của Newton có thể viết biểu thức các lực tác động lên tàu và mô hình như sau:
F = m at; Fm = m am m
trong đó: m - khối lượng; a - gia tốc
Khối lượng của tàu và mô hình phải thỏa mãn điều kiện:
Sau khi thay U=k
τ vào (1.10) và (1.11) có thể viết:
Quan hệ diễn đạt bằng công thức cuối là định luật đồng dạng Newton, áp dụng cho các lực
Newton thường gặp trong kỹ thuật
Áp dụng định luật trên vào nghiên cứu dòng chảy bao tàu dưới dạng công thức Navier-Stokes
Trang 17Sử dụng các ký hiệu tiếp sau đây cho các công thức tiếp theo:
công thức Navier-Stokes được viết lại dưới dạng:
Trong trường hợp đồng dạng động lực học giữa mô hình và tàu thật các hệ số xuất hiện trong
phương trình trên đây thỏa mãn điều kiện:
o o
Trong trường lực hút của trái đất, F trong công thức trên mang giá trị F = –g Để thỏa mãn
điều kiện động lực học trong dòng chảy chất lỏng nhớt, các đẳng thức tại công thức (*) phải được thỏa
mãn trước tiên Mỗi biểu thức có tên gọi riêng, mang tên nhà khoa học có công tìm ra qui luật này
Trang 18ký hiệu bằng Fr ≡ Fn; Re ≡ Rn Số Eu mang tên gọi không giống nhau tại các nước Nguyên Euler là
viện sĩ hàn lâm St Peterbourg nên người Nga lấy tên ông làm tên gọi của biểu thức liên quan đến
áp suất Số Eu còn được gọi bằng tên hệ số áp suất, dùng phổ biến trong mô hình hóa quá trình sủi
bọt σ, dạng:
v
p pv
Số Sh cần cho các qui luật đồng dạng động lực học của các quá trình động, những chuyển động
có gia tốc Trong trường hợp các chuyển động đang khảo nghiệm không gia tốc, số Strouhal được bỏ
qua
Số Fn để ghi nhớ công lao nhà nghiên cứu tàu William Froude, người đã đặt cơ sở cho nghiên
cứu sức cản vỏ tàu Trong các công trình nghiên cứu của Froude vận tốc tương đối tính bằng công
thức tương tự số Fn, có dạng v/ L , với vận tốc tuyệt đối v tính bằng hải lý/giờ, chiều dài L tính
bằng feet1 Trong công thức của số Fn, tính trong hệ đo Anh - Mỹ còn thêm g + gia tốc trường trái
đất, tính bằng ft/sec2, là hằng số, do vậy có thể xác định giữa công thức mà Froude đã dùng với số
trong hệ met: v - tính bằng m/s; L - tính bằng m và g = 9,81 m/s2
Số Froude miêu tả quan hệ giữa lực trọng trường và lực quán tính
Trong nhiều trường hợp đại lượng chiều dài (l) trong số Froude được viết dưới dạng phù hợp với
hoàn cảnh, ví dụ thay vì L có thể sử dụng V1/3 Ký hiệu của số Froude dùng với thể tích phần chìm
Trang 1918
tốc tiến Cách phân loại sau đây được coi là hợp lý cho tàu nổi
- Tàu nổi, tốc độ không cao:
Số Reynolds được Osborne Reynolds đưa ra năm 1883 dưới dạng Rn = vL/ν , trong đó ngoài v, L
còn có mặt số nhớt động của chất lỏng, nêu lên mối quan hệ giữa lực cản do nhớt và lực quán tính Thông thường số nhớt của chất lỏng được hiểu là hệ số nhớt giữa hai lớp kề nhau của dòng chất lỏng, xuất hiện trong công thức xác định lực cản F giữa chúng: F du
dy
= μ , tỷ lệ ν = μ(L T)
ρ
2/ trong đó: -μ hệ số nhớt, còn gọi là nhớt tuyệt đối, M/LT
ρ - mật độ chất lỏng, còn ν là độ nhớt động học, M L/ 2
Độ nhớt động học của nước được ITTC chấp nhận trong hội nghị 1963 (London) ở bảng 1.2
1,3563 1,2598 1,1744 1,0983 1,0301 0,9687 0,9132 0,8628 0,8533
1,9291 1,6638 1,4080 1,3034 1,2109 1,1287 1,0552 0,9892 0,92969 0,87586 0,8657
1,7922 1,5457 1,3080 1,2108 1,1249 1,0485 0,9803 0,9198 0,8637 0,8136 0,8042
1,9947 1,9946 1,9924 1,9914 1,9903 1,9890 1,9876 1,9861 1,9844 1,9827 1,9723
104,83 107,79 104,71 104,66 104,60 104,53 104,46 104,38 104,29 104,20 104,18
1,9399 1,9401 1,9398 1,9390 1,9383 1,9373 1,9362 1,9350 1,9336 1,9321 1,9317
101,95 101,96 101,94 101,91 101,86 101,82 101,76 101,69 101,62 101,54 101,52
1.1.3 Các thành phần sức cản
Sức cản nhớt
Quan sát dòng chảy quanh thân tàu có thể phân biệt ba vùng mang tính chất khác nhau
Vùng I nằm trong miền tác động đặc biệt của dòng gọi là lớp biên Tính chất của lớp này phụ thuộc vào độ nhớt của nước và độ rối của dòng Sức cản nhớt phụ thuộc vào tính chất của lớp này
Vùng II nằm sau thân tàu đánh dấu giới hạn của lớp biên
Vùng III nằm ngoài khu vực ảnh hưởng của lớp biên, mang tính chất của dòng thế Lớp biên luôn gây ảnh hưởng đến dòng thế bên ngoài nó đặc biệt khu vực sau tàu, đồng thời làm thay đổi sức cản áp suất và sức cản ma sát
Trang 20
Nếu mô hình hóa chuyển động của tàu trong dòng phẳng sẽ nhận được hình ảnh sau: Trường
tốc độ ở vùng rất xa trước thân tàu có tính đồng nhất, vận tốc dòng không đổi V∞ = const, đường
dòng ở mặt cắt rất xa sau tàu với độ lớn thay đổi theo một qui luật nhất định như biểu thị trên
hình 1.3 Trường áp suất tính theo công thức Bernoulli cũng thay đổi, tùy thuộc thay đổi vận tốc
dòng
Áp lực tiếp tuyến tại mặt cắt A-A và C-C có giá trị bằng 0 Vectơ pháp tuyến hướng ra ngoài
các mặt nêu trên Lực cản lên vỏ tàu trong môi trường này sẽ là:
R R= = ρ∫(V∞2−V ds2) + ∫(p∞−p d)
x
trong đó: V∞,p∞ đo tại mặt cắt A-A
V - vận tốc thành phần chiếu về trục Ox
p - áp suất dòng đo tại mặt C-C
Công thức (1.22) có thể diễn đạt lại như sau:
Thành phần đầu vế phải tiến đến 0 trong điều kiện lượng chất lỏng qua A-A bằng lượng qua
C-C, do vậy công thức tính sức cản R được viết lại dưới dạng:
Trường hợp dòng không xoáy trường tốc độ tính tại C – C có thể được coi là trường kéo dài của
trường trong lớp biên Dòng chảy loại này không làm thay đổi áp suất đột ngột ở vùng đuôi tàu Lực
cản chủ yếu trong trường hợp này là sức cản ma sát còn sức cản hình dáng được thể hiện qua các
xoáy nước, không đáng kể Nếu thành phần thứ hai nằm ở vế phải của công thức cuối được coi nằm
cách xa vật thể, tại đó áp suất p = p∞ và tích phân thứ hai tiến đến 0 Công thức tính sức cản có
Trang 21trong đó: l1 - khoảng cách giữa các xoáy
v1 - vận tốc di chuyển các xoáy theo hướng trục Ox
Sự thể hiện ảnh hưởng độ nhớt chất lỏng đến lực ma sát vỏ tàu thông qua chủ yếu bằng lớp
biên Các phần tử nước trong dòng chảy sát vỏ tàu có xu hướng bám dính vào vỏ tàu còn tốc độ dòng
chảy sát ngay vỏ tàu luôn bằng 0 Tốc độ này tăng dần lên ở những khoảng cách xa dần vỏ tàu
Theo định nghĩa của Prandtl vào năm 1904, lớp biên được tính từ điểm sát tấm vỏ, tại đó vận tốc
dòng bằng 0 đến vị trí mà vận tốc này đạt 99% vận tốc dòng thế
Sự tăng tốc độ từ 0 đến vận tốc dòng thế phân bố không giống nhau
trên các mặt cắt ngang qua tàu Có hai dạng dòng chảy của lớp biên là
dòng chảy tầng và dòng chảy rối Trong dòng chảy tầng biểu đồ vận tốc
tăng chậm, ngược lại sự thay đổi trong dòng rối nhìn thấy rõ ràng hơn
Lớp biên tầng xuất hiện trong trường hợp số Rn còn nhỏ Khi số này tăng
do mất ổn định lớp biên tầng chuyển sang trạng thái rối Phân bố tốc độ,
áp suất trong lớp biên phụ thuộc vào tính chất của dòng chảy là chảy tầng hay chảy rối
Hình 1.4
Chiều dày lớp biên bên ngoài vỏ tàu tăng dần
từ 0 ở đầu mũi tàu đến giá trị dương nhất định ở
phía lái Số Rn tính dọc thân tàu, phụ thuộc vào
tốc độ cục bộ không giống nhau do vậy lớp biên
không đồng nhất dọc tàu Lớp biên quanh vỏ tàu
có thể là dòng chảy hỗn hợp: Tại vùng mũi là chảy
tầng, tiếp đó là vùng quá độ và miền chảy rối nằm
về phía lái
Thay đổi áp suất trong dòng dọc tàu thường là
nguyên nhân việc tách dòng rối Bức tranh các
dòng rối dọc tàu có thể miêu tả tổng quát như sau:
Hình 1.5
Ở khu vực mũi tàu đến giữa tàu trong lớp biên có thể xảy ra hiện tượng thay đổi giá trị ∂p/∂x,
làm chuyển hóa năng lượng từ động năng sang
thế năng Trong trường hợp ấy tại một điểm
nhất định trên vỏ tàu động năng có khả năng bị
triệt tiêu, ứng với trường hợp này gia tốc tại vị
trí vừa đề cập tiến đến 0, áp suất tiếp tuyến cũng
tiến đến 0 Tại đây xuất hiện điểm tách lớp biên
Trên hình 1.6 điểm đánh dấu bằng vòng tròn
nhỏ là ví dụ về điểm tách lớp biên Dòng chảy
thay đổi cơ bản từ đây Chiều dòng chảy quay
dần và sau đó đảo chiều ngay gần mặt tiếp nước
của vỏ tàu Sau tàu các dòng chảy loại này để lại
dấu vết dưới dạng các xoáy nước
Hình 1.6 Sức cản hình thành do quá trình tách biên,
Trang 22xoáy nước như vừa đề cập phụ thuộc không chỉ vận tốc tàu mà còn tùy thuộc hình dáng của thân
tàu, phần chìm trong nước, vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu gọi thành phần này là sức cản hình
dáng, hay còn gọi là sức cản xoáy
Sức cản ma sát
Thành phần này của sức cản chiếm tỷ lệ lớn trong sức cản toàn bộ Với các tàu chạy chậm sức
cản ma sát chiếm 80 ÷ 85%, còn với tàu chạy nhanh tỷ lệ này cũng giữ đến 50% sức cản toàn bộ
Những công trình nghiên cứu sức cản tàu đầu tiên cũng bắt đầu từ sức cản ma sát
Thí nghiệm về sức cản ma sát của Froude
Froude coi sức cản dư gồm hai thành phần, mà phần quan trọng là sức cản ma sát, do vậy ông
đã tập trung thí nghiệm để tìm ra các luật liên quan đến thành phần này Kết quả thí nghiệm trên
những tấm phẳng của Froude tại bể thử của tác giả tại Torquay - Anh quốc, công bố trong
Experiments on Surface Friction của British Association, 1872 và 1874 Các tấm dài từ 2 đến 50 ft,
vận tốc kéo từ 100 đến 800 ft/min Kết quả thí nghiệm Froude tổng kết dưới dạng công thức tính
sức cản ma sát, nguyên thủy trong hệ thống đo của Vương quốc Anh:
trong đó: R - sức cản đo bằng lb; S - tổng diện tích tấm, ft2
V - vận tốc, ft/s; f, n - hệ số phụ thuộc vào chiều dài và độ nhẵn bề mặt
Froude đưa ra những con số cụ thể sau đây cho tấm có đính cát hạt trung bình:
Tấm dài 2ft: f = 0,00900 n = 2,0 k = 0,00730
Tấm dài 8ft: f = 0,00630 n = 2,0 k = 0,00490
Tấm dài 20ft: f = 0,00530 n = 2,0 k = 0,00460
Tấm dài 50ft: f = 0,00490 n = 2,0 k = 0,00460
Với các tấm nhẵn n thay đổi từ 2,0 cho tấm ngắn đến 1,83 cho tấm dài; còn các tấm được làm
nhám bằng cát n = 2,0
Với các tấm tiêu biểu hệ số f giảm dần khi chiều dài tăng Hệ số f tăng theo chiều tăng độ
nhám bề mặt
Froude đề nghị sử dụng phương pháp ngoại suy để xác định các hệ số trên khi dùng cho tàu
thật, chiều dài lớn hơn chiều dài lớn nhất của các tấm thí nghiệm là 50 ft Froude đã áp dụng kết quả
nghiên cứu vào thí nghiệm trên tàu vỏ gỗ Greyhount dài 172 ft và 6 in, bọc lá đồng dưới đáy Kết
quả thử được thông báo ở bảng 1.3
Bảng 1.3
Công thức mang tính lịch sử trên của Froude khi đổi sang hệ met được viết như sau:
trong đó: n = 1,825; γ - trọng lượng riêng của nước, kG/dm3
S - tính bằng m2; V - tính bằng m/s
Trang 2320 2,5 3,0
0,2280 0,2132 0,2033 0,1960 0,1903 0,1856
3,5 4,0 4,5 5,0 5,5 6,0
0,1817 0,1782 0,1757 0,1727 0,1706 0,1687
6,5 7,0 7,5 8,0 8,5 9,0
0,1671 0,1658 0,1645 0,1634 0,1624 0,1615 Bảng 1.5: Hệ số f dùng cho tàu thật
Công thức tính hệ số f của Froude đã được chính thức hóa trong hệ thống mét như sau, theo kết
luận của hội nghị ITTC 1935:
f
L
,,
Theo cách đặt vấn đề của Froude sức cản ma sát của vỏ tàu khi chuyển động trong nước được
tính chuyển từ tấm phẳng Điều kiện cần cho việc tính chuyển là diện tích mặt tiếp nước của vỏ tàu
phải bằng diện tích tương đương của tấm phẳng và tấm làm vỏ tàu phải được xét ở trạng thái
phẳng Công thức tính hệ số sức cản ma sát của tấm phẳng trong trường hợp lớp biên tầng, theo đề
xuất của Blasius như sau:
1 328
Công thức (1.30) áp dụng cho trường hợp số Reynolds trong phạm vi (3÷5).105 Trường hợp
dòng rối và dòng chảy quanh vỏ tàu thật, công thức trên sẽ không còn thích hợp Những công thức
cần thiết để tính hệ số sức cản ma sát của vỏ tàu đã được đề xuất như sau:
Công thức do Schoenherr đề xuất năm 1932, được ATTC (American Towing Tank Conference)
chấp nhận từ năm 1947:
F F
Rn CC
Trang 24Năm 1957 hội nghị quốc tế ITTC (International Towing Tank Conference) tại Madrid chấp
nhận công thức “chế biến” từ kết quả thử mô hình các loại mô hình tàu nhằm mục đích giúp tính
sức cản ma sát vỏ tàu dựa vào kết quả thử mô hình Hội nghị ghi nhận rõ ràng đây chỉ là giải pháp
tạm thời (“only an interim solution to this problem for practical engineering purposes”) Công
thức tính hệ số cản ITTC-57 không nhằm xác định cho tấm phẳng tương đương như các công
thức trên mà dùng cho việc tính chuyển ngay khi thử mô hình tàu hoặc tính sức cản ma sát cho tàu
thật, có dạng:
Điều cần quan tâm khi xác định hệ số sức cản ma sát là độ nhám bề mặt tấm Các công thức
vừa nêu được dùng cho các tấm nhẵn lý tưởng Trong thực tế, các tấm dùng trong đóng tàu nhám và
gồ ghề nhiều hơn Độ nhám bề mặt được xác định bằng chiều cao trung bình của các gồ ghề trên
mặt tấm Chiều cao này có thể tính theo phép bình quân h= h12+h22+ + hn2 Thép đóng tàu có độ
nhám nằm trong phạm vi h = 0,03 0,04 Độ nhám ảnh hưởng đến hệ số ÷ CF rất rõ nét
Trong các phép tính sức cản của tàu, hệ số sức cản ma sát vỏ tàu thật phải được tăng thêm
lượng dành cho sức cản do độ nhám bề mặt Phần tăng của hệ số CF, ký hiệu ΔCF, áp dụng cho các
tàu thường gặp như sau:
Tàu vỏ thép: 0,0003 - 0,0006 Tàu vỏ xi măng: 0,0007 - 0,0012
Tàu vỏ gỗ: 0,0018 - 0,0025 Tàu xuồng nhỏ: 0,0007 - 0,0012
Sử dụng các hệ số trên khi tính sức cản ma sát tàu thật hoặc tính chuyển sức cản từ kết quả
Trang 2524
thử mô hình được minh họa trong các ví dụ phần tiếp theo
Sức cản nhớt gồm sức cản ma sát và sức cản hình dáng Tại miền vận tốc không cao tức là số
Froude thấp, quan hệ giữa hệ số sức cản nhớt và sức cản ma sát có thể diễn đạt theo gợi ý của G
Hughes:
v
Hệ số k được kiểm nghiệm qua các thí nghiệm Những năm từ thập niên sáu mươi trở đi nhiều
nhà nghiên cứu cố gắng thiết lập các công thức chuẩn cho hệ số k Theo tài liệu do Oosterveld tổng
kết năm 1978, một vài công thức như sau đã được đề xuất Công thức Scholz dùng cho ống trụ:
v
F
trong đó d là đường kính lớn nhất của vật thể
Công thức do P.S.Granville đề nghị, áp dụng cho vỏ tàu:
v
B F
Tuy nhiên bạn đọc cần thận trọng khi sử dụng những công thức cuối này, vì thực ra cho đến
nay chúng vẫn chưa được thực tế kiểm chứng Theo ý kiến của hội nghị ITTC 1978, vấn đề dự tính
sức cản nhớt của vỏ tàu trên cơ sở suy đoán từ sức cản ma sát tấm phẳng đang là “unsolved” - chưa
giải đáp, chưa có lời giải
Sức cản sóng
Quan sát các tàu nổi chạy trên mặt nước có thể thấy các đợt sóng liên tục xuất hiện quanh tàu
và sau tàu Hiện tượng tạo sóng còn quan sát thấy trong những trường hợp tàu bay sát mặt nước
như trường hợp của tàu trên đệm không khí hoặc tàu chạy ngầm song rất gần mặt thoáng Tàu
ngầm chạy trong lòng nước, ở khoảng cách xa mặt thoáng không tạo sóng trên mặt biển Khi tạo
sóng mặt thoáng nước sau tàu bị thay đổi hình dạng Tại một số miền các phần tử nước dâng lên so
với mặt chuẩn ban đầu, ở những vị trí khác mặt nước xuống thấp hơn mặt chuẩn Các phần tử nước
gần mặt thoáng dưới tác động của thân tàu đang chuyển động gần đó bị mất cân bằng và dưới tác
động của lực hút trường trái đất, lực căng tại mặt thoáng chúng tham gia chuyển động theo các quĩ
đạo gần như vòng tròn Chu kỳ và pha của chuyển động phụ thuộc vào tính chất lực kích động do
tàu gây ra Ngoài chuyển động do thân tàu, mặt nước sát tàu còn bị kích thích của tác động do phần
mũi và phần lái tàu Sóng do hai cực này tạo ra thường được gọi là thứ cấp Sóng tổng hợp từ các
thành phần vừa nêu tác động chung quanh thân tàu phụ thuộc vào hình dáng tàu và vận tốc tiến
của tàu
Năm 1904 Kelvin nghiên cứu sóng do tàu
chuyển động gây ra, đã chỉ rõ là hệ thống sóng
quanh tàu và sau tàu gồm nhiều sóng phân kỳ cùng
hệ thống sóng ngang Theo kết quả tính toán, hệ
thống sóng này tạo với hướng tiến của tàu một góc
gần như không đổi khoảng 19÷20o Tính chính xác
cho trường hợp tàu chạy trên nước có chiều sâu lớn,
góc xiên này bằng 19o47’
Trong hệ tọa độ quy chiếu gắn liền với thân tàu,
tốc độ di chuyển của sóng không đổi, và bằng 0 Điều này nói lên rằng, so với hệ tọa độ cố định
Hình 1.8
Trang 26trong không gian, tốc độ di chuyển của sóng đúng bằng tốc độ tiến của tàu Theo lý thuyết sóng,
chiều dài sóng xác định từ biểu thức:
c
g
π
Nếu viết biểu thức tính vận tốc tàu dạng tương đối, tức dưới dạng số Froude, biểu thức (1.38)
sẽ trở thành:
Với các tàu chạy không nhanh, Fn < 0,50, công thức trên phù hợp với thực tế quan sát
Trong miền tốc độ thấp, hệ thống sóng tàu được hình thành chủ yếu trên cơ sở giao thoa của hệ
thống sóng mũi và sóng đuôi tàu Nếu ký hiệu biên độ sóng mũi tàu là a, biên độ sóng đuôi tàu là b,
biên độ sóng tàu sinh ra tính bằng công thức thông dụng trong cơ học:
trong đó ϕ là độ lệch pha của hai hệ thống sóng mũi và đuôi tàu
Góc ϕ tính theo công thức:
Nếu pha của sóng mũi và sóng đuôi trùng nhau, cos(b Fo n/ 2) = − 1, có nghĩa rằng = bo/(nπ)
với n = 1,2,3… phía sau tàu xuất hiện sóng có độ cao tối đa: aw = a + b
n
F2
Tại các giá trị này của số Fn năng lượng cần thiết để tạo sóng đạt giá trị lớn nhất, sức cản
sóng đạt giá trị lớn nhất Đường cong sức cản sẽ có những điểm cực trị tại các giá trị vừa nêu
Ngược lại với trường hợp cos o
n
b
F2 = +1, biên độ sóng sẽ là: aw = a – b
trường hợp này, sức cản sóng sẽ có giá trị nhỏ nhất
Từ kết quả quan sát ta có thể thấy, đỉnh sóng mũi tàu thường nằm gần mũi tàu, chính xác hơn
nữa, vị trí đỉnh sóng mũi chừng 1/4 chiều dài sóng Sử dụng kết quả quan sát đó để miêu tả khoảng
cách đỉnh sóng hoặc đáy sóng dọc tàu
Khoảng cách giữa đỉnh sóng đầu sau mũi như vừa nêu và đỉnh tiếp theo phải là số lẻ của chiều
dài sóng, còn khi hai hệ thống sóng này triệt tiêu lẫn nhau L − λ/4 phải là số chẵn Điều này có
Trang 27…
Hình 1.9 Mô hình trên đây phù hợp cho giả thuyết của Levin coi thân tàu chìm trong nước là nguồn tạo sóng gồm hai cực: một ở mũi, một ở lái
Trong thực tế thân tàu có dạng khá phức tạp do vậy các nhà nghiên cứu cố gắng tìm những mô hình khác gần thực tế hơn để diễn đạt được nguồn tạo sóng Theo sáng kiến của Wigley, có thể mô hình thân tàu chìm trong nước dưới dạng vật thể có hai thành đứng song song trong khu vực giữa tàu, ngoài khu vực giữa hai thành đứng này gặp nhau tại điểm mũi và điểm lái của tàu Với mô hình này sóng tổ hợp của các thành phần tạo ra từ năm nguồn xuất phát từ thân tàu
Hình 1.10 Hình 1.10 minh họa cấu hình của mỗi sóng thành phần như sau:
Trang 28Sóng thứ nhất: Từ phân bố đối xứng của dãy nguồn tính theo định lý Bernoulli với đỉnh cao cục bộ tại điểm gặp mũi và lái, hai đỉnh thấp tại điểm chuyển tiếp của thân tàu từ thành song song sang trạng thái đi vào gần trục của thành
Sóng thứ hai: Sóng mũi tàu, về lý thuyết không khác sóng mũi chúng ta đã làm quen trên
Sóng thứ ba: Sóng hông, khởi điểm từ điểm gãy đầu của thành đứng, sóng tiếp theo xuất phát từ điểm gãy thứ hai
Sóng thứ tư: Trong hệ thống này là sóng đuôi như chúng ta đã quen
Sóng chúng ta quan sát được chính là tổng hợp của bốn thành phần trên
Wigley bằng đường tính toán xác định các điểm cực trị của sức cản sóng cho tàu
w
C nhỏ nhất tại Fn = 0,187 0,231 0,345
w
C lớn nhất tại Fn = 0,173 0,205 0,269 0,476
Theo quan sát sức cản sóng là hàm bậc rất cao của vận tốc tàu Có thể tổng kết như sau: là hàm bậc 6 của v, còn là hàm bậc 4
Hình 1.12: Minh họa Froude về sóng
quanh tàu
Hình 1.11 Ảnh hưởng giao thoa sóng đến sức cản đã được phát hiện sớm, trước khi các nhà toán học tham gia vào việc W.Froude đã phác họa khá chi tiết vấn đề này từ năm 1877 Hình 1.12 là minh họa
Trang 2928
của Froude giúp chúng ta cảm nhận bằng mắt hình ảnh sóng quanh tàu
Trong thực tế, hiếm khi tàu chạy mà không tạo sóng Sóng được tạo ra bằng chính năng lượng mà tàu phải cấp cho nó Người ta tìm mọi biện pháp hạn chế sóng tạo ra khi tàu tiến, một trong những cách làm có hiệu quả là làm thêm một kết cấu khác thường và đặt trước mũi tàu Kết cấu khác thường này được gọi bằng những tên dễ nghe: người Anh gọi đó là mũi tàu hình bóng đèn tròn, đúng như hình ảnh thật của nó; một số quốc gia đặt tên cho nó tên mũi tàu hình quả lê vì trông nó giống dáng của trái lê Mũi hình bóng đèn tròn này đã ra đời từ những năm đầu thế kỷ XX song mãi đến năm sau 1910 mới được ứng dụng trong các tàu nhanh của hải quân Mỹ Đến những năm năm mươi và sáu mươi mũi tàu dạng này được ứng dụng nhiều trong các tàu dân sự, kể cả tàu chạy nhanh và tàu chạy chậm như tàu chở dầu Hình 1.13 dưới đây giới thiệu một phương án tạo mũi tàu hình bóng đèn tròn của Đại học Michigan USA, 1965
Hình 1.13: Mũi tàu dạng bóng đèn tròn B1, Đại học MichiganNăm 1960-1962 giáo sư người Nhật T.Inui đã công bố những công trình liên quan đến sức cản sóng, trong đó có thuyết “dạng tàu không sóng” với ứng dụng mũi tàu quả lê làm phương tiện giảm sóng Thực tế “dạng tàu không sóng - waveless form” của Inui khó có khả năng thực hiện, song nếu chế tạo tàu theo tỷ lệ kích thước tác giả đề nghị cộng với sử dụng mũi khác thường theo tác giả đề nghị thì sức cản sóng của tàu sẽ nhỏ hơn nhiều so với tàu bình thường Thuyết tàu không sóng của Inui đã một thời gây tiếng vang trong giới chuyên môn tàu bè, tuy vậy kết quả thực tế chưa chứng tỏ được tính ưu việt của công trình nghiên cứu như tác giả mong muốn
Theo giáo sư Inui, khi thiết kế những quả lê cho mũi tàu, hệ thống mũi tàu và lái tàu được xét là hai hệ thống riêng biệt, còn hệ thống sóng của chúng sinh ra sẽ bị triệt tiêu bằng phân bố bổ sung gồm các nguồn âm dương hoặc nói theo ngôn ngữ toán là các điểm kỳ dị toán (singularities) Chức năng của hệ thống bổ sung này là tạo ra hệ thống sóng cùng biên độ với hai hệ thống sóng ở mũi và lái, lệch pha với chúng và bằng cách đó vô hiệu hóa chúng Thuyết này được gọi bằng tên khá hấp dẫn thời bấy giờ - waveless form
Mũi tàu hình quả lê của giáo sư Inui đã được thử nghiệm cho các tàu của Nhật như Murasaki và Kurenai Maru Tàu sau lắp quả lê khá to, gấp ba bình thường, đường kính đến 3,5m, thể tích đến
Trang 3040m3 Điều hấp dẫn kỳ lạ, quả lê to phát huy tác dụng tốt hơn, giảm được 13,1% công suất so với tàu không có quả lê Ở vận tốc khá cao của tàu, 18,5 HL/h, tàu có hình quả lê cồng kềnh lại chạy nhanh hơn tàu đồng kiểu đến 0,8 HL/h
Dưới đây là trích kết quả thí nghiệm tàu có gắn mũi hình bóng đèn (quả lê), làm theo các độ lớn khác nhau, chạy trong miền tốc độ rộng Có thể lưu ý rằng với một kiểu “bóng đèn” nhất định, kết quả mới sẽ có lợi khi giảm sức cản tàu nếu tàu khai thác ở vận tốc đủ lớn nhất định
Hình 1.14: Sức cản tàu có gắn bóng đèn (quả lê) phía mũiSự có mặt của mũi tàu hình bóng đèn khi tàu tiến làm thay đổi trường áp suất quanh khu vực này, mũi khác thường này tạo ra vùng áp suất thấp và xuất hiện phản ứng của vùng áp suất thấp này với sóng áp suất từ mũi tàu sinh ra theo cách quen thuộc đã nêu Hai sóng này có thể triệt tiêu lẫn nhau với mức độ ít hoặc nhiều tùy trường hợp cụ thể Trong miền tốc độ nhất định có nhiều khả năng độ triệt tiêu đạt hiệu quả cao, sức cản chung của mũi tàu có hình bóng đèn tròn sẽ thấp hơn tàu thông thường Tuy nhiên cần nói thêm rằng, trong miền tốc độ khác kết quả có thể ngược lại Ảnh hưởng của mũi khác thường này đến sức cản tàu được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau:
- Tạo ra vùng áp lực thấp xung quanh khu vực mũi tàu, kết quả là tạo ra thành phần sóng mũi tàu song không trùng pha, khác biên độ với sóng mũi tàu bình thường hình thành từ tàu đang chạy Sóng tổng hợp của hai thành phần này có thể là kết quả của sự triệt tiêu lẫn nhau, song có khi sự tổng hợp này làm cho tình hình xấu hơn thông lệ Sóng mũi tàu tạo ra từ quá trình trên có nhiều
Trang 3130
khả năng khác biên độ, lệch pha với sóng đuôi và kết quả của nó làm nhỏ đi sóng tổng hợp sau tàu
- Thay đổi đường dòng vào ngay tại khu vực mũi tàu vì sự có mặt của vật thể hình học khá lớn
này
- Thay đổi hệ số dòng theo và hệ số lực đẩy thân tàu, làm cho hiệu suất động lực của tàu thay
đổi và sự thay đổi này có thể tiến theo hai chiều hướng ngược nhau
- Diện tích tiếp xúc của vỏ tàu, trong trường hợp tổng quát sẽ lớn hơn bình thường, kéo theo đó
sức cản ma sát sẽ tăng lên
Bằng đường lý thuyết chúng ta chưa đủ điều kiện để xác định hình dạng tối ưu cho kết cấu mũi
hình bóng đèn song có thể tin rằng, bằng thực nghiệm chúng ta có thể tìm được những hình mũi
tàu có khả năng giảm sức cản chung của tàu mà thực chất là giảm sóng tạo ra khi tàu tiến
Hình tiếp theo trình bày phạm vi sử dụng mũi “lêê” hoặc “óng đèn tròn” theo kết quả quan sát
thực tế
Hình 1.14b Phạm vi sử dụng mũi “quả lê”/”bóng đèn trịn”
Tính sức cản sóng
Sức cản sóng của tàu mảnh tính theo thuyết “strip theory” Giả sử tàu mảnh chạy với vận tốc
đều U trên mặt nước không dính, không nén Hàm thế tốc độ trong hệ tọa độ gắn liền với vỏ tàu có
dạng:
Hàm Φ thỏa mãn điều kiện Laplace trong toàn miền nước mà tàu đang hoạt động, có nghĩa ΔΦ
= 0 và dẫn tới hậu quả Δϕ = 0
Điều kiện trên được viết cho biên trên mặt thoáng, trên mặt tiếp nước của vỏ tàu và tại biên xa
vô cùng dưới dạng sau
Điều kiện biên trên mặt thoáng
Trang 32Nếu coi áp lực trên toàn bộ mặt thoáng bằng áp lực khí quyển p = pa, phương trình Bernoulli
dùng tại mặt thoáng sẽ là:
trong đó hàm f(x,z) miêu tả bề mặt tiếp nước của phần chìm vỏ tàu
Công thức cuối có thể viết theo cách quen thuộc hơn:
Chúng ta quay trở lại với khái niệm tàu “mảnh”, thường được giả thuyết trong lý thuyết các lát
cắt phẳng (strip theory) Theo khái niệm được Michell, người có nhiều đóng góp cho lĩnh vực nghiên
cứu sức cản do sóng tạo ra, tàu mảnh phải có tỷ lệ L B/ > 9 và CB < 0,55, góc giữa tốc độ và tiếp
tuyến với vỏ tàu phải hết sức nhỏ, xấp xỉ bằng 0 Theo giả thuyết đó các công thức trên có thể mang
dạng sau
y
fU
Trang 33Hàm ϕ(x,y,z) được xác định bằng phương pháp thông dụng trong cơ học lưu tốc Về sức cản do
tàu tạo sóng đề nghị bạn đọc tìm hiểu thêm trong các tài liệu chuyên sâu*
Sức cản do xoáy
Đai ma sát trong dòng rối quanh tàu như đã trình bày gồm rất nhiều điểm xoáy (eddy), do vậy
có thể coi rằng chính các điểm xoáy này tạo nên sức cản ma sát Theo cách nói trong nghề, có thể
coi đây là sức cản phát sinh khi phải tạo các xoáy nước quanh tàu và sau tàu, eddy-making, để rồi
bứt các xoáy ra khỏi vùng bao quanh thân tàu Theo cách phân loại hiện hành trong thành phần
sức cản xoáy, điều cần quan tâm đúng mức là lực cản do quá trình hình thành xoáy hoặc dòng bị
rối, bị nhiễu do sự thay đổi đột ngột hình dáng các vật lồi của thân tàu như giá đỡ trục chân vịt
Và như vậy, tìm hiểu sức cản bổ sung với các vật lồi đột ngột không tránh khỏi tìm hiểu sức cản
xoáy Từ những nguyên nhân trên, sức cản xoáy được xếp trong nhóm các thành phần sức cản dư
Sức cản dư
Sức cản vỏ tàu gồm nhiều thành phần khác nhau, do nhiều nguyên nhân gây ra và bản thân
các thành phần tác động với nhau tạo ra bức tranh khá phức tạp Trong các thành phần đó:
- Sức cản ma sát sinh ra trong quá trình vỏ tàu phải chạy qua vùng chất lỏng nhớt
- Sức cản xoáy sinh ra khi tàu chạy và tạo sóng ngoài ý muốn, trên mặt nước quanh tàu do khi
thân tàu cùng các vật lồi trên đó chạy trong nước Để có những xoáy ngoài ý muốn này tàu phải tốn
năng lượng tạo ra nó Sức cản xoáy hay còn gọi cách khác sức cản hình dáng phụ thuộc nhiều vào
hình dạng phần thân tàu nằm trong nước
Sức cản dư là tập hợp của các thành phần sức cản sóng và sức cản xoáy, hay gọi chung là sức
cản hình dáng, trong đó tỷ lệ sức cản sóng rất lớn Hệ số sức cản dư được tính như sau:
RCr
Sức cản không khí và sức cản do gió
Sức cản không khí gây ra cho tàu có diện tích hình chiếu mặt hứng gió AT, tính theo công thức:
Hệ số nêu tại đây phụ thuộc vào dạng của thân tàu, phần chịu tác động của gió và hiệu chỉnh
Diện tích AT tính theo sơ đồ nêu sau đây:
Hình 1.15a: trình bày cách tính AT cho mặt cắt dọc
Hình 1.15b: cho mặt cắt ngang
* Inui T; Maruo H “Advances in Calculation of Wave-Making Resistance of Ships”, The Society of Naval Architects of Japan, Vol 2,
1957
Trang 34Hình 1.15 Một số công thức tính sức cản không khí lên phần trên mặt nước của thân tàu được đề xuất từ
rất sớm Năm 1943 Taylor đề nghị tính RAA khi tàu đi ngược gió như sau:
trong công thức VR mang tên gọi vận tốc gió “biểu kiến”, hay còn hiểu là vận tốc tương đối so với
tàu, tính bằng m/s trường hợp đứng gió VR = v của tàu
Theo Hughes, có thể tính RAA theo cách sau:
Hệ số nêu tại (a) tính cho trường hợp gió thổi thẳng vào mũi tàu mang giá trị trung bình
Hình 1.16: Hệ số sức cản không khí Hình 1.17: Hệ số sức cản
Tàu chở dầu: 0,7 1,3 ÷ Tàu chạy nhanh: 0,4 ÷ 0,6 Tàu chở hàng: 0,7 1,2 ÷ Tàu sông: 0,5 ÷ 1,0
Hệ số vừa nêu giảm theo độ tăng góc gió thổi đến mạn (H.1.17)
Sức cản tàu do sóng
Khác với khái niệm “sức cản sóng - wave-making” nêu trên là dạng lực cản trở chuyển động tàu
do việc tạo sóng từ thân tàu trong quá trình chuyển động, sức cản sóng chúng ta đang quan tâm tại
phần này là lực cản trở chuyển động tàu do sóng từ môi trường Từ chuyên môn dùng để chỉ thành
phần sức cản này là “sức cản bổ sung”, ứng với cách gọi của người Anh “added resistance in
Trang 35Các nhà nghiên cứu thống nhất với nhau rằng sức cản do sóng gồm nhiều thành phần Những thành phần chính có thể kể đến như sau:
- Sức cản tàu tăng lên do quá trình tổn thất năng lượng do lắc tàu trên sóng Ngoài ra khi sóng từ xa tiến đến tàu, va vào tàu gây những rối loạn chuyển động tàu Một phần sóng sau khi chạm thân tàu bị dội trở lại, tạo ra sóng khác gọi là sóng phản hồi
- Sức cản sinh ra trong quá trình này là thành phần
không nhỏ trong sức cản sóng Sóng phản hồi đến lượt mình
tác động với sóng tiến tạo thành bức tranh mới trong hệ
thống sóng
- Sức cản tăng lên vì tàu đã chuyển một phần năng lượng
cho quá trình giao thoa các sóng
Với tàu chuyển động trên sóng điều hòa người ta đã tiến
hành thí nghiệm nhằm xác định độ tăng sức cản tàu khi gặp
sóng Các thông số sóng có ảnh hưởng lớn đến tăng sức cản
là λ/L h; w/ , trong đó: hw - chiều cao sóng Góc sóng tác
động lên tàu β cũng có ảnh hưởng không nhỏ Kết quả thí
Tương ứng với cách làm này, đồ thị tăng sức cản trên sóng
được thay bằng đồ thị giảm tốc độ tàu Δv/v (%), khi đi trên sóng
Một trong các kết quả thí nghiệm trên tàu vận tải biển được giới
thiệu tại hình 1.19
Từ kết quả thực nghiệm này ngày nay chúng ta có nhiều tài
liệu để xác định lực cản bổ sung cho tàu chạy trên sóng, đặc biệt
trên sóng ngược β = 180o Đồ thị dưới đây giới thiệu độ tăng sức
cản trên sóng cho tàu vận tải, chạy ngược sóng Hình 1.18 giới
thiệu trường hợp tàu chở đầy hàng, hình 1.20 dùng cho tàu
Hình 1.19: Tổn thất tốc độ tàu trên sóng điều hòa
(1) Đề nghị bạn đọc xem thêm các bài báo sau:
- Joosen, W.P.A; “ Added Resistance of Ships in Waves” , the 6 th Symposium on Naval Hydrodynamics, Washington D.C;1966
- Gerritsma, J.and Beukelman, W; “ Analysis of the Resistance Increase in Waves of a Fast Cargo Ship ”, ISP, 1972
- Salvesen N., “Added Resistance of Ships in Waves ”, J Hydronautics, vol 12, 1979
Trang 36chạy dưới ballast
Hình 1.20: a) Trạng thái chở đầy hàng; b) Chạy ballast
Hình 1.21: Tổn thất tốc độ tàu đánh cá theo Mockel Cách làm này áp dụng khi nghiên cứu ảnh hưởng một số đặc tính thân tàu đến độ tăng sức cản trên sóng Đồ thị tiếp theo giới thiệu cách làm của Mockel khi xác định tổn thất tốc độ tàu trên sóng phụ thuộc vào hệ số đầy lăng trụ tàu Đồ thị tại hình 1.21 là kết quả xử lý dữ liệu thu nhập từ loại tàu cá hoạt động ở Bắc Đại Tây Dương
Độ tăng sức cản cho một tàu cụ thể phụ thuộc vào đặc tính của tàu và vào cấp sóng mà tàu đang phải vượt qua Một vài dữ liệu liên quan đến tổn thất tốc độ khi tàu đánh bắt cá đi trên sóng ngược được Mockel thu thập như sau
Bảng 1.6: Tổn thất tốc độ Δv/v, % tàu cá
Trang 3736
Đồ thị hình 1.22 trình bày tổn thất tốc độ tàu vận tải phụ thuộc vào chiều dài tàu, hệ số đầy
lăng trụ thân tàu và cấp sóng
Hình 1.22: Tổn thất tốc độ tàu trên gió a) Cấp 4; b) Cấp 5; c) Cấp 6 Nếu coi sức cản bổ sung trên sóng là hàm chưa biết, chứa vận tốc tiến của tàu U, góc cắt sóng β
và tần suất σ, khi biết được phổ sóng biển ba chiều S(μ,σ), có thể tìm hàm sức cản dạng:
trong đó S là phổ sóng ba chiều
Áp dụng thuyết tuyến tính “Strip theory” trong nghiên cứu chuyển động tàu người ta có thể xác
định hàm thế tốc độ của chuyển động tàu và từ đó xác định sức cản bổ sung theo công thức trên
Hàm thế tốc độ của nước trong không gian 3D được miêu tả dưới dạng:
Áp suất thủy động trong lòng chất lỏng xác định từ công thức Bernoulli, hay còn gọi tích phân
Cauchy-Lagrange Lực tổng quát do nước tác động lên vỏ tàu tính theo tích phân của áp suất vừa
nêu trên toàn mặt tiếp nước của vỏ (mặt ướt)
Trong miền nước V, hàm Φ(x,y,z;t) thỏa mãn phương trình Laplace:
Các điều kiện biên: V M tn
∂Φ =
Tại mỗi điểm trên vỏ tàu vận tốc pháp tuyến của điểm vật chất vỏ tàu bằng vận tốc của phần
tử nước đang chiếm vị trí tại M Điều kiện này còn được hiểu theo cách phổ thông là vận tốc tương
đối tại thời điểm tính giữa dòng chảy sát ngay vỏ tàu so với vỏ tàu bằng 0
Trên mặt thoáng ở biên xa vô cùng chỉ tồn tại hệ thống sóng điều hòa và sóng nước do vỏ tàu
tạo ra khi lắc Ở biên tại độ sâu vô cùng, hàm thế tốc độ bị triệt tiêu
Quan sát điểm bất kỳ trong lòng chất lỏng cách vỏ tàu một quãng có thể thấy rằng chuyển
Trang 38động trong nước do hai nguồn kích động tác động đồng thời song ngược chiều nhau Nguồn thứ nhất
tác động theo hướng dồn về tàu, nguồn thứ hai tác động theo hướng từ tàu ra Hàm thế tốc độ do vậy
phải được viết dưới dạng của tổng hai thế:
Φ(x,y,z;t) = ΦI(x,y,z;t) = ΦR(x,y,z;t) (g) Hàm thế tốc độ mang ký hiệu I (incident) là từ sóng điều hòa tác động đến vỏ tàu, còn hàm
mang ký hiệu R (radiation) là phần bức xạ tác động từ tàu ra
Thân tàu với kích thước không nhỏ luôn là vật cản các chuyển động của nước trong vùng nó có
mặt Trong trường hợp sóng gặp vật cản là thân tàu, điều chắc chắn là sóng bị chặn, một phần
năng lượng của sóng truyền bắt tàu chuyển động, phần khác bị phân tán và phản hồi Thế tốc độ
của sóng phản hồi có cùng tính chất như sóng mà tàu gây ra khi chuyển động chu kỳ trong nước và
điểm xuất phát của sóng phản hồi trùng với sóng do tàu gây ra Bức tranh đầy đủ của sóng tác động
đến tàu và từ tàu gồm thế tốc độ của các chuyển động chu kỳ của tàu ∑Φj, j = 1, 2,…, 6 và ΦD - thế
tốc độ sóng nhiễu xạ (diffraction)
n( )
∂ 0 tại mặt ướt
Lực thủy động trong lòng chất lỏng xác định theo công thức Cauchy-Lagrange:
nếu ký hiệu: [Fj, j = 1, 2… 6] = [Fx,Fy,Fz,Mx,My,Mz]T
thì các công thức tính lực được viết dạng gọn hơn:
Trang 39Tốc độ tàu và hàm thế tốc độ
Trong trường hợp tàu chạy với vận tốc tiến U, cắt sóng dưới góc β, theo định nghĩa góc β = 0
khi tàu chạy trên sóng đuổi; β = π/2 khi chạy ngược chiều sóng, hàm thế tốc độ của nước sẽ khác với
trường hợp tàu đứng tại chỗ
Với sóng tần số góc σ, chiều dài λ, tàu đang chạy với vận tốc đều U, tần số gặp sử dụng khi
tính toán được định nghĩa là:
λ
Trường hợp tổng quát thường gặp trong thực tế, tàu tiến với vận tốc U, cắt góc β khác 0 so với
hướng sóng, thì điều kiện ban đầu của bài toán tìm hàm thế tốc độ là:
Φ* = −U.z + ΦI + ΦD + Φo được tính gần đúng như sau:
Trong thành phần của Φ* hàm thế tốc độ ΦI liên quan đến sóng nước, được biểu diễn dưới dạng
hàm của góc cắt sóng β
ΦI = ϕ*1exp (iσ.t) Biên độ của hàm thế tính theo công thức:
trong đó: ζa - biên độ sóng; g - gia tốc trọng trường; k - số sóng
Theo lý thuyết này tàu mảnh, liên tục trong không gian 3D được chia làm nhiều đoạn, trên mỗi
đoạn trụ ngắn tiết diện không đổi cả hình dáng và diện tích Mỗi đoạn ngắn như vậy trong bức
tranh toàn cục sẽ là một mẫu ngắn tương đương nghĩa của strip Điều kiện đảm bảo cho việc chia
thân tàu thành các đoạn trụ tương đương là:
Tàu phải thuộc dạng mảnh, có nghĩa là chiều dài tàu lớn hơn hẳn kích thước theo chiều ngang
và mômen trong các chuyển động là tích phân hàm áp suất động lực học dọc cung đóng vai trò
đường bao phần tiếp nước của mặt cắt mỗi đoạn
Mỗi hàm thế tốc độ trong hệ tọa độ xác định trong mặt phẳng ngang qua tiết diện mỗi đoạn
phải thỏa mãn điều kiện liên tục, điều kiện ban đầu và điều kiện biên như đã trình bày tại phần
trên
Trang 40Từ các điều kiện đảm bảo cho sự chuyển đổi từ bài toán 3D sang 2D có thể viết các quan hệ
sau:
n2 ≈ N2 = cos(n,y); n3 ≈ N3 = cos(n,z);
n4 ≈ N4 = y.N3− (z KG).N− 2; n5 ≈ -x.N3; n6 ≈ x.N2
Các tàu thường gặp với thân tàu đối xứng qua mặt cắt dọc giữa tàu có thể áp dụng giả thuyết
cho rằng, các chuyển động số 1, 3 và 5 độc lập với chuyển động số 2, 4 và 6 Nếu độ dài tương đối
của tàu đủ lớn, dao động số 1 coi như không tồn tại và như vậy khi nghiên cứu chuyển động có thể
tách riêng các chuyển động thành hai nhóm độc lập với nhau
- Nhóm chuyển động hỗn hợp thứ nhất liên quan đến chuyển động dọc gồm chuyển động 3 và 5
- Nhóm thứ hai là chuyển động hỗn hợp ngang gồm các chuyển động 2, 4 và 6
Tổng quát, phương trình chuyển động mỗi nhóm được biểu diễn như sau:
k
M , A , i B , C , s F F
với: nhóm thứ nhất j = 3 và 5; nhóm thứ hai j = 2, 4, 6
trong đó: Mj,k - mômen quán tính thân tàu; Aj,k - mômen quán tính lượng nước kèm
Bj,k - hệ số lực cản; Cj,k - hệ số mômen phục hồi
Ảnh hưởng của vận tốc tàu U và góc β được xét trực tiếp Khi có mặt góc này trong thành phần
của ϕI, ϕD công thức tính được hiệu chỉnh theo β Các hàm thế tốc độ Φj, với j = 1, 2, , 7 được điều
chỉnh lại:
j j U j ( , );i j ,
Φ = Φ + Φ σ = 1 2 7
Trong khuôn khổ thuyết “strip theory” công thức tính Φj,
với: j = 2, 3, 4 được viết theo cách sau: Φ = Φ = Ψj oj j
với: j = 5, 6 công thức tính sẽ là: o U o
với: Φ = −o5 z*Ψ3; Φ = −o6 z*Ψ ; Φ7 là hàm thế liên quan đến lực cản R
Đưa các hiệu chỉnh trên vào công thức tính lực kích động kết quả sẽ được:
o j