1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VIỆT NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU: NHỮNG TÁC ĐỘNG KHÔNG THỂ TRÁNH KHỎI

15 3,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 174,1 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU I. VẤN ĐỀ TOÀN CầU DƯỚI GÓC NHÌN VIỆT NAM………3 II. TÁC ĐỘNG CỦA VẤN ĐỀ TOÀN CẦU ĐẾN VIỆT NAM…4 1. Tác động đến phát triển kinh tế…………………………………..4 1.1 Tác động tích cực………………………………………………………….5 1.2 Tác động tiêu cực………………………………………………………….6 2. Tác động đến đời sống con người và công bằng xã hội…………7 3. Tác động đến chủ quyền và anh ninh quốc gia…………………..9 III. TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU Ở VIỆT NAM ĐẾN QUAN HỆ QUỐC TẾ……………………………10 1. Tác động tích cực………………………………………………….11 1.1 Thúc đẩy hình thành các cơ chế hợp tác quốc tế…………………..11 1.1.1 Cơ chế hợp tác song phương…………………………………………11 1.1.2 Cơ chế hợp tác đa phương…………………………………………..12 1.2 Làm thay đổi cách nhìn nhận và quá trình hoạch định chính sách của các nước khác………………………………………………..13 2. Tác động tiêu cực…………………………………………………14 2.1 Thách thức luật pháp quốc tế………………………………………14 2.2 Làm căng thẳng quan hệ giữa các nước……………………………15 KÊT LUẬN……………………………………………………………17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………18

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU I. VẤN ĐỀ TOÀN CầU DƯỚI GÓC NHÌN VIỆT NAM………3 II. TÁC ĐỘNG CỦA VẤN ĐỀ TOÀN CẦU ĐẾN VIỆT NAM…4 1. Tác động đến phát triển kinh tế………………………………… 4 1.1 Tác động tích cực………………………………………………………….5 1.2 Tác động tiêu cực………………………………………………………….6 2. Tác động đến đời sống con người và công bằng xã hội…………7 3. Tác động đến chủ quyền và anh ninh quốc gia………………… 9 III. TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU Ở VIỆT NAM ĐẾN QUAN HỆ QUỐC TẾ……………………………10 1. Tác động tích cực………………………………………………….11 1.1 Thúc đẩy hình thành các cơ chế hợp tác quốc tế………………… 11 1.1.1 Cơ chế hợp tác song phương…………………………………………11 1.1.2 Cơ chế hợp tác đa phương………………………………………… 12 1.2 Làm thay đổi cách nhìn nhận và quá trình hoạch định chính sách của các nước khác……………………………………………… 13 2. Tác động tiêu cực…………………………………………………14 2.1 Thách thức luật pháp quốc tế………………………………………14 2.2 Làm căng thẳng quan hệ giữa các nước……………………………15 KÊT LUẬN……………………………………………………………17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………18 LỜI MỞ ĐẦU 1 Thế giới hiện nay đang có những biến động không ngừng, nhiều xu thế đang diễn ra, tao cho nhân loại những vận hội, nhưng cũng nhiều thách thức mới. Quá trình toàn cầu hoá đang ngày càng mạnh mẽ, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống của các quốc gia. Trong bối cảnh này, không một quốc gia nào có thể phát triển nếu đứng ngoài sự phát triển của loài người. Cuộc cách mạng công nghệ đang ngày càng làm cho đời sống của loài người nâng cao. Nhân loại đang có những bước tiến dài đáng kể trên bước đường phát triển của mình. Tuy nhiên nhiều vấn đề mang tình toàn cầu đang nảy sinh, tác động không nhỏ đến đới sống quốc tế, sự sống còn của tất cả hết thảy mọi người, không phân biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị. Việt Nam chúng ta cũng vậy, con đường hội nhập chủ động tích cực vào quá trình toàn cầu mà Đảng ta lựa chọn là con đường đúng đắn, điều đó được chứng minh rất rõ ràng bằng những gì mà chúng ta đã đạt được trong năm vừa qua. Nhưng chúng ta cũng nhìn nhận rằng cũng như tất cả các quốc gia khác, chúng ta cũng phải chịu tác động từ những vấn đề toàn cầu, những vấn đề này đang gây ra nhiều nhức nhối trong đời sống xã hội,cản trở quá trình phát triển của đất nước. Thông qua bài tiểu luận:VIỆT NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU: NHỮNG TÁC ĐỘNG KHÔNG THỂ TRÁNH KHỎI, nhóm số 9 chúng tôi xin được đưa ra những nhận định cơ bản cũng như những luận giả về điều này. Chúng tôi chân thành cảm ơn Thạc sĩ Trịnh Thu Huyền-giảng viên bộ môn: CÁC VẦN ĐỀ TOÀN CẦU, đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình làm bài. Bài làm của chúng tôi chắc chắn không tránh khỏi những ý kiến chủ quan, những thiếu sót rất mong ý kiến của cô giáo và của các bạn độc giả. Xin cảm ơn! Hà Nội, tháng 3 năm 2008 Nhóm tiểu luận số 9 2 I. VẤN ĐỀ TOÀN CẦU DƯỚI GÓC NHÌN VIỆT NAM Vấn đề toàn cầu là vấn đề quan hệ trực tiếp đến hoạt động sống của mọi người trên trái đất, không phân biệt chế độ xã hội, tôn giáo, chính kiến, hệ tư tưởng, là vấn đề mà đề giải quyết được cấn phải có sự đầu tư về phương diện vật chất, sự hợp tác quốc tế về mọi mặt, sự nỗ lực tối đa của nhân loại. Nhưng không phải quốc gia nào cũng nhận thức được như vậy. Dưới góc nhìn của Việt Nam, Việt Nam không hề phủ nhận các vấn đề toàn cầu ngày càng có những dấu hiệu phát triển phức tạp, ẩn chứa nhiều rủi ro với cả nhân loại, nhưng chúng ta cũng nhận thức được rằng các vấn đề toàn cầu không phải hiện hữu như nhau, có những vấn đề tác động trực tiếp, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của đất nước cũng như của người dân như vấn đề bùng nổ dân số, vấn đề nghèo đói, vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề bệnh tật… Bên cạnh đó, có những vấn đề toàn cầu lại không tác động trực tiếp đến nước ta như chiến tranh và hoà bình, vấn đề khủng bố, vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân….Tất cả đều phù hợp với tình hình kinh tế, phát triển, ảnh hưởng của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nhưng dù sao chúng ta cần thẳng thắn thừa nhận rằng nhận thức của chúng ta về các vấn đề toàn cầu còn chậm hơn so cứu thế giới. Cùng với sự phát triển tư duy dân tộc, chúng ta ngày càng ý thức được những vấn đề toàn cầu chẳng những quan hệ đến lợi ích chung của tất cả các dân tộc mà còn là vấn đề chính của Việt Nam trên con đường phát triển, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Việt Nam không coi nhẹ bất kỳ vấn đề toàn cầu nào, vì các vấn đề đó đều có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau. Giải quyết các vấn đề toàn cầu là đòi hỏi bức thiết nhất của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước, hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Việc nhân loại đang phải đối mặt với những vấn đề toàn cầu được nêu liên tiếp trong các kỳ đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam như một trong những đặc điểm lớn của thế giới đương đại, có vai trò quan trọng ngang hàng với đặc điểm chính trị, kinh tế và xã hội. Văn kiện đại hội VIII (1996) có nêu: “Cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những căn bệnh hiểm nghèo…) không một quốc gia nào tự giải quyết, mà cần có sự hợp tác đa phương”. 1 Hoà vào xu thế chung của toàn nhân loại, Việt Nam nhận thức được rằng giải quyết những vấn đề toàn cầu rất phức tạp và khó lường vì vậy mình tự cứu lấy mình chưa phải là phương án tối ưu tìm cách giải quyết những vấn đề ấy. Việt Nam nêu bật vấn đề cần tìm ra giải pháp cho những vấn đề liên quan đến nước mình. Đảng và Nhà nước ta nhận định những vấn đề toàn cầu đã và đang tác động đến mọi quốc gia như thách thức lớn. Các nước đang phát triển phải gánh chịu nhiều nhất các tác động tiêu cực của các vấn đề toàn cầu, nhưng các nước 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr77 3 phát triển không nằm ngoài qui luật đó. Để giải quyết hiệu quả vấn đề toàn cầu, chúng ta phải xem xét những vấn đề toàn cầu tác động như thế nào đến tình hình Việt Nam và tác động của những vấn đề toàn cầu tại Việt Nam đến quan hệ quốc tế. II.TÁC ĐỘNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU ĐẾN VIỆT NAM 1. Tác động của vấn đề toàn cầu đến sự phát triển kinh tế. An ninh, phát triển và ảnh hưởng luôn là mục tiêu trong chính sách phát triển của bất cứ quốc gia nào. Đặc biệt trong thời đại toàn cầu hoá như ngày nay, khi chiến tranh đã lùi xa và tương lai về một cuộc chiến tranh trên phạm vi thế giới ít có khả năng xẩy ra thì việc bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao, liên tục và bền vững đang được các quốc gia nâng lên thành mục tiêu chiến lược. Không có một nền tảng kinh tế vững mạnh thì không thể nói tới tiến bộ xã hội, đặc biệt là vấn đề phúc lợi xã hội cho người dân. Mặc dù kinh tế không phải là nhân tố duy nhất thúc đẩy sự phát triển của xã hội nhưng kinh tế là cơ sở, là nền tảng của xã hội. Bởi vậy, việc các nước đang phát triển và kém phát triển ưu tiên mục tiêu phát triển kinh tế trong các chính sách quốc gia, cả về đối nội lẫn đối ngoại là một hướng đi đúng đắn. Đối với Việt Nam, sau hàng thập kỷ bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đời sống nhân dân khó khăn cùng cực, Đảng và Nhà nước ta đã xác định cần ưu tiên chính sách phát triển kinh tế để đem lại cuộc sống tốt hơn cho người dân, có như vậy mới giúp ổn định xã hội, giữ vững an ninh quốc gia và đi dần đến mục tiêu nâng cao vị trí của đất nước trên trường quốc tế. Từ hai thập niên cuối của thế kỷ XX đến nay, chiến lược ưu tiên phát triển kinh tế của nước ta gặp thời cơ rất thuận lợi khi xu hướng toàn cầu hoá kinh tế thế giới ngày càng bộc lộ rõ tính phổ biến, tất yếu và khách quan của nó. Mặc dù xung quanh vấn đề toàn cầu hoá vẫn còn đang tồn tại nhiều tranh cãi nhưng rõ ràng toàn cầu hoá kinh tế đã và đang là xu hướng chủ đạo trong những thập niên đầu thế kỷ này và có tác động mạnh mẽ đến diện mạo của nền kinh tế thế giới cũng như của các thành viên. 1.1 Tác động tích cực của những vấn đề toàn cầu đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Các chủ trương đưa ra tại các đại hội Đảng lần thứ VIII, hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành TW khoá VIII và tại đại hội lần thứ IX đều phản ánh nhất quán quan điểm của Đảng ta là chủ động hợp tác quốc tế. Không thể phủ nhận những tác động tích cực mà quá trình toàn cầu hoá đang mang lại cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian vừa qua, đặc biệt 1 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO-tổ chức kinh tế thương mại lớn nhất thế giới . Quá trình hội nhập kinh tế thế giới không những giúp chúng ta khắc phục được tình trạng bị bao vây cấm vận mà còn từng bước tham gia vào các cơ chế hợp tác quốc tế: khởi đầu là việc khôi phục lại quan hệ với nhiều nước và các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Tây Âu; tiếp đó tham gia các cơ chế hợp tác khu vực (ASEAN), liên khu vực (ASEM, APEC), và toàn cầu (WTO). Đến nay, chúng ta đã thiết lập được 4 quan hệ kinh tế-thương mại với trên 170 quốc gia, nền kinh tế, đã ký gần 60 hiệp định kinh tế thương mại song phương, đa phương, trong đó có toàn bộ các nước, các nền kinh tế phát triển, thị trường lớn. Cùng với đó, quá trình hội nhập đã góp phần quan trọng mở rộng thị trường và đối tác kinh tế thương mại, tăng cường xuất nhập khẩu cho nước ta. Kim ngạch xuất khẩu của nước ta trong năm 2007 đạt 46 tỷ USD, cao nhất trong 10 năm trở lại đây và đang có triển vọng nâng cao trong những năm tới. Thông qua hội nhập, chúng ta đã đạt được những thành tựu lớn trong thu hút đầu tư và tranh thủ nguồn viện trợ phát triển chính thức của nước ngoài. Hiện nước ta có quan hệ đầu tư với hơn 70 nước và lãnh thổ, với nhiều tập đoàn và các công ty đa quốc gia lớn, Việt Nam hiện đang được đánh giá là nước có sức hấp dẫn lớn về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều này đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khu vực kinh tế có vốn FDI đã trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đóng góp khoảng 16% GDP cả nước, 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thông qua hội nhập, chúng ta còn tranh thủ được nguồn ODA khá lớn, đến nay đạt khoảng 37 tỷ USD. Hội nhập cũng có nghĩa là chúng ta có khả năng tiếp thu khoa học và công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, nhạy bén với thời cuộc. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế đang từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh. Nhiều doanh nghiêp đã đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao năng suất và chất lượng, không ngừng vươn lên trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Khả năng cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp đã tăng lên. Mặt tích cực của quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới là đã giúp các doanh nghiệp việt nam hình thành tư duy và nếp làm ăn mới, năng động, sáng tạo để phù hợp với môi trường kinh tế thế giới. 1.2 Tác động tiêu cực của những vấn đề toàn cầu đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hoá cũng đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho kinh tế nước ta. Phát triển kinh tế cũng có nghĩa là liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như vấn đề năng lượng, ô nhiễm môi trường. bất cứ sự thay đổi nào của các lĩnh vực cũng sẽ kéo theo sự biến động của nền kinh tế. Như Đảng ta đã khẳng địnhViệt Nam chủ động hội nhập kinh tế thế giới, nghĩa là chúng ta đã chấp nhận cuộc chơi trên bàn cờ thế giới, những tác động ảnh hưởng rõ ràng là không thể tránh khỏi. Bên cạnh tác động cực mà quá trình hội nhập kinh tế mang lại, khi chúng ta bước vào sân chơi toàn cầu, các ngành sản xuất và dịch vụ của chúng ta càng phải đối phó với nhiều thách thức. Khó khăn chủ yếu ở đây là vấn đề cạnh tranh trên thị trường trong nước thông qua việc cắt giảm các dòng thuế nhập khẩu cho các sản phẩm nông nghiệp của các nước xuất khẩu vào Việt Nam. Với khả năng công nghệ, tình độ sản xuất và quy mô lớn, nhiều mặt hàng nông sản của các quốc gia phát triển sẽ xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam vì họ sẽ không còn phải đối mặt với sự khắt khe của hàng rào thuế quan như trước đây. Các ngành công nghiệp khác như điện tử, dệt may, giày da cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong quá trình cạnh tranh với các mặt hành xuất khẩu của nước ngoài. Ngoài ra, việc các công ty nước ngoài xâm nhập vào 5 các lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng, tài chính cũng đang đặt ra cho nước ta bài toán khó để hạn chế những ảnh hưởng của nước ngoài vào nội bộ quốc gia. Mặt trái nữa của quá trình toàn cầu hoá, hội nhập sâu rộng đến nền kinh tế của nước ta đó là vấn nạn ô nhiễm môi trường từ các nhà máy và các khu công nghiệp. Việc đầu tư ồ ạt của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam đang biến chúng ta thành “bãi rác của thế giới” do hậu quả của các chất thải công nghịêp không được xử lý triệt để. Chúng ta mở cửa cho các công ty nước ngoài vào đầu tư nhưng lại không có một quy định rõ ràng về mặt pháp lý để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường nên càng ngày vấn đề này càng trở nên bức thiết. Một vấn đề mới đang nóng lên trong thời gian gần đây đang rất được các nước quan tâm đó là sự thiếu hụt năng lượng mà quan trọng là dầu mỏ. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, sự tăng giá đáng báo động của nguồn năng lượng quan trọng nhất thế giới này đã có tác động rất lớn trước mắt là sự phát triển kinh tế. Giá cả tăng cao đang gây nên áp lực nặng nề lên bản thân các ngành sản xuất nói chung, đẩy giá tiêu dùng lên cao và lạm phát tăng nhanh đột biến. Dù trong năm 2007, GDP của chúng ta đạt 8,5 % nhưng với chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát đều ở mức hai con số thì lời giải cho thách thức của bài toán hội nhập vẫn chưa có hồi kết 2 . 2. Tác động của các vấn đề toàn cầu ở Vi ệt Nam đến đời sống con người, công bằng xã hội. Có thể nói, con người luôn là đối tượng chịu sự tác động to lớn nhất từ các vấn đề toàn cầu. Những vấn đề toàn cầu được xác định là tổng thể những vấn đề có liên quan trực tiếp đến sự sống còn của cả cộng đồng nhân loại. Đó cũng chính là những vấn đề mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến lợi ích không những của cả cộng đồng nhân loại, của mọi quốc gia, mọi dân tộc, mà còn của mỗi người, mỗi cá nhân riêng biệt ở bất kỳ nơi nào trên hành tinh này. Ở Việt Nam cũng vậy, các vấn đề toàn cầu đang ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của nhân dân. Trước hết, dân số là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. “Công tác dân số là một bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, của từng gia đình và của toàn xã hội, góp phần quyết định để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” 3 . Mỗi một nước, dù là nước phát triển hay đang phát triển đều đang phải đối phó với những biến đổi dân số khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện và sự quan tâm của mỗi nước. Mức sinh còn cao hay giảm nhưng chưa ổn định, tử vong cao, đặc biệt là tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, tử vong của bà mẹ và trẻ em liên quan đến HIV/AIDS, chất lượng dân số thấp,… hiện đang là mối quan tâm lớn nhất của các nước đang phát triển. Vậy nên Việt Nam cũng không nằm ngoài những tác động lớn của thực trạng dân số toàn cầu. 2 www.mof.com.vn 3 Chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, Uỷ ban quốc gia DS – KHHGĐ, Hà Nội, 2000 6 Đối với Việt Nam, nhiều mục tiêu về dân số - phát triển và thiên niên kỷ đã đạt được, nhưng bùng nổ dân số vẫn còn là thách thức đang đặt ra cho ngành y tế và các bộ, ngành liên quan. Quy mô dân số 85 triệu người vốn đã quá tải với diện tích hẹp, vẫn tiếp tục tăng. Mức sinh đã giảm nhưng tiềm ẩn những nguy cơ thiếu bền vững; tình trạng mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai trước hôn nhân; tỷ số giới tính giới tính khi sinh đã vượt mức bình thường (110 nam/100 nữ); tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao, các yếu tố về tầm vóc, thể lực còn hạn chế; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp; 4 … Tất cả những khó khăn và thách thức trên ít nhiều tác động đến cuộc sống người lao động. Dân số đông cũng là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tât, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định xã hội ở nước ta. Bên cạnh vấn đề dân số, thực tế Việt Nam hiện nay, đói nghèo vẫn đang là vấn đề kinh tế-xã hội bức xúc, là nhân tố .Tỉ lệ hộ đói nghèo của Việt Nam còn khá cao: năm 1998 là trên 37% và ước tính năm 2000 tỷ lệ này vào khoảng 32% (giảm khoảng 1/2 tỷ lệ hộ nghèo so với năm 1990) 5 .Vì vậy, Việt Nam được xếp vào nhóm các nước nghèo của thế giới. Ở Việt Nam, nghèo đói thường tập trung vào những hộ có thu nhập thấp. Sự gia tăng chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và 20% nghèo nhất từ 7,3 lần năm 1993 lên 8,9 lần năm 1998 cho thấy, tình trạng tụt hậu của người nghèo (trong mối tương quan với người giàu). Chính đói nghèo đã dẫn đến hàng loạt những hệ quả nghiêm trọng khác, đời sống người dân không được đảm bảo, chất lượng cuộc sống thấp. Môi trường cũng là vấn đề của toàn cầu và nó đang trực tiếp tác động gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, môi trường sống cũng như mưu cầu sinh nhai của người dân. Còn đó, những vấn đề của hiệu ứng nhà kính, huỷ hoại môi trường nước, sử dụng đất đai, phá rừng,…làm cho con người đã và sẽ gánh chịu những thảm hoạ không thể lường hết về biến đổi khí hậu, sóng thần, lở đất, cạn kiệt nguồn nước,… Thực tế hiện nay, Việt Nam đang là nước có nguy cơ cao từ môi trường sống bị ô nhiễm và bị tàn phá nặng nề. Không khó khăn để nhận ra những trận hồng thuỷ tàn phá đau thương trong những thập kỷ qua ở Việt Nam bắt nguồn từ đâu. Kênh Nhiêu Lộc (TP HCM), sông Tô Lịch (Hà Nội),… ô nhiễm nặng nề môi trường sống của người dân TP HCM và Ha Nội sống kề đó. Vẫn còn nóng hổi chuyện báo chí và dư luận xã hội phản ánh về một “làng ung thư” Thạch Sơn, Phú Thọ do người dân sống trong khu vực nước thải của nhà máy supe phốt phát Lâm Thao, nước thải của làng nghề công nghiệp giấy nổi tiếng Phong Khê, Bắc Ninh chảy tới đâu cỏ chết, lúa chết, cá chết tới đó,… Giữa các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM thì ta như lạc vào mê cung với những làn khói bụi, khói xe máy độc hại, nguyên nhân gây nên tỉ lệ mắc căn bệnh ung thu phổi cao ở Việt Nam. Tỉ lệ nước mặt trung bình đầu người tính theo lượng nước sinh ra trong lãnh thổ nước ta vào khoảng 3.840 m3/người/năm. Vì vậy người dân ở nước ta đang đứng trước tình thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Các khu đô thị, khu dân cư và khu công nghiệp tập trung được hình thành và phát triển mạnh mẽ dọc theo các con sông đang là nguồn gây ô 4 Thực trạng dân số Việt Nam 2006, UNFPA Việt Nam 5 Theo kết quả Điều tra mức sống dân cư (theo chuẩn nghèo chung của quốc tế) 7 nhiễm mạnh mẽ. Bên cạnh đó, các hoạt động khác như: nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện,… cũng liên quan mật thiết đến việc khai thác sử dụng nước và gây tác động đến môi trường nước của hệ thống sông với nhiều loại chất hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng, thuốc trừ sâu,… đã minh chứng cho những vấn nạn về ô nhiễm môi trường làm nguy hại đến cuộc sống sinh hoạt cũng như đời sống tinh thần của người dân. Từ dịch bệnh, ô nhiễm môi trường đến giá cả tiêu dùng đang là những vấn đề rất nóng của xã hội. Trong những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà Nước đã cố gắng xây dựng chiến lược phát triển bền vững, nhưng khoảng cách giàu-nghèo, sự chênh lệch về phát triển giữa các vùng miền ngày càng gia tăng đang là những vấn đề nhức nhối. Rõ ràng, các vấn đề toàn cầu đang tác động rất lớn đến đời sống của con người Việt Nam. Chính vì vậy, nó đòi hỏi sự quan tâm thích đáng của Đảng và Nhà nước nhằm khắc phục những hệ quả tiêu cực, đảm bảo cuộc sống và công bằng xã hội của mỗi người dân. 3. Tác động đến chủ quyền và an ninh quốc gia Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, biên giới lãnh thổ chỉ mang ý nghĩa tương đối, chỉ ngăn cách những đối tượng hữu hình, còn những lực lượng vô hình thì gần như bị vô hiệu hoá, an ninh chủ quyền bị thách thức. Các vần đề toàn cầu hiện nay đang có những tác động không nhỏ đến vấn đề này. Như phân tích ở trên trước hết, các vấn đề toàn cầu đang ảnh hưởng đến sự phát triển, công bằng xã hội, đời sống nhân dân. Nếu không giải quyết hài hoà các vấn đề này dễ gây ra tâm lí bức xúc trong dân chúng khiến cho tình hình xã hội bất ổn. Đặc biệt, hiện nay các thế lực phản động bên ngoài đang không ngừng tìm cách chống phá nhà nước, kích động dân chúng. Đây là nguy cơ rất lớn cho Việt Nam, tình hình xã hội sẽ có những chuyển biến phức tạp, an ninh quốc phòng sẽ bị ảnh hưởng. Thứ hai, các vấn đề toàn cầu bắt buộc phải có sự hợp tác giải quyết của tổ chức quốc tế, các quốc gia khác, như vậy, diễn biễn hoà bình sẽ dễ dàng xảy ra. Thông qua việc giả quyết các vấn đề toàn cầu, các thế lực thù địch sẽ tìm cách để tiến hành chống phá, gây ảnh hưởng, tuyên truyền các luận điệu phản động, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Kẻ thù chia rẽ khối đoàn kết, tạo dựng những mâu thuẫn mới, kích động tư tưởng hẹp hòi dân tộc, đòi quyền tự quyết dân tộc chủ nghĩa, như việc xuyên tạc, kích động, mua chuộc xúi dục một số dân tộc thiểu số dấu tranh chống lại Đảng Nhà nước ta để đòi cái gọi là”độc lập quốc gia tự trị”. Chúng tận dụng tối đa mọi cơ hội để kích động làm bùng nổ các cuộc đòi “dân chủ”, tông trọng “quyền” của các dân tộc, nhằm gây rối an ninh xã hội. Đặc biệt chúng chú trọng yếu tố tâm lý và sự dồn nén khó khăn về đời sống tinh thần, vật chất (nhất là đối với các đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ các mạng trước đây) để tạo xu hướng bất bình với Đảng Nhà nước và chế độ XHCN. Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, tình hình càng phức tạp thêm khi các lực lượng thù địch do Mỹ giật dây đã chỉ đạo số đối tượng cầm đầu các tổ chức phản động người Thượng lưu vong, Furlô 8 lưu vong thành lập cái gọi là “Nhà nước Đê Ga” ở Mỹ do Ksơr Kok cầm đầu. Bọn này đã móc nối với những đối tượng trong nước, kích động, xúi giục đồng bào dân tộc thiểu số biểu tình, bạo loạn chính trị gây tình hình hết sức phức tạp ở địa phương. Cùng lúc ấy ở bên ngoài, Chính phủ Mỹ tiếp tục lợi dụng vấn đề nhân quyền, tôn giáo, dân tộc để tăng cường các hoạt động thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình” chống phá sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Đây là mặt trái rất nguy hiểm mà xu hướng mở rộng tự do dân chủ mang lại. Thứ ba, chủ nghĩa khủng bố, chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào trên phạm vi lãnh thổ.Tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu quốc tế là những nguy cơ rất lớn, đòi hỏi sự hợp tá c sâu rộng với các quốc gia khác để cùng nhau giải quyết III. TÁC ĐỘNG NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU Ở VIỆT NAM ĐẾN QUAN HỆ QUỐC TẾ. Nằm trong xu thế chung của toàn nhân loại, Việt Nam cũng chịu sự tác động của các vấn đề toàn cầu đến cuộc sống, sự phát triển và vận mệnh quốc gia.Một vấn đề toàn cầu ở Việt Nam cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường quốc tế, vì vậy câu hỏi lớn đặt ra liệu những vấn đề toàn cầu tại Việt Nam tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế? 1. Những tác động tích cực: 1.1. Thúc đẩy hình thành cơ chế hợp tác quốc tế Những vấn đề toàn cầu tại Việt Nam sẽ là cầu nối, là bậc thang đòi hỏi thúc đẩy quan hệ hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ (NGOS). 1.1.1 Cơ chế hợp tác song phương Trên phương diện nhỏ nhất, những vấn đề toàn cầu tại Việt Nam đã thúc đẩy hợp tác song phương giữa Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Quan hệ hợp tác Việt Nam- Trung Quốc trong những năm qua có những thăng trầm, nếu chỉ đề cập đến những vấn đề toàn cầu mà không nhắc đến vấn đề cá nhân, thì mối quan hệ Việt- Trung đúng thực chất với 4 tốt “đồng chí tốt, bạn bè tốt, láng giềng tốt, đối tác tốt”. Những năm qua Trung Quốc đã giúp đỡ Việt Nam trong việc giải quyết dịch bệnh H5N1- một căn bệnh toàn cầu đang đe doạ đến sự sống còn và sinh mạng của người dân, cung cấp miễn phí thuốc kháng sinh Tamiflu, truyền tải những kinh nghiệm trong việc phòng và tránh căn bệnh này …Những việc làm của Trung Quốc cho thấy vấn đề dịch bệnh H5N1 bùng phát ở Việt Nam cũng ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam- Trung Quốc. Tại sao Trung Quốc phải giúp đỡ Việt Nam? Trung quốc giúp Việt Nam cũng là cách họ tự cứu lấy đất nước mình. Về mặt địa lý, Trung Quốc là láng giềng với Việt Nam, nếu H5N1 lan rộng lên các tỉnh phía Bắc Việt Nam nguy cơ Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi cúm A/H5N1 là rất lớn. Vì vậy, ngăn chặn cúm H5N1 cũng là cách Trung Quốc ngăn căn bệnh 9 lan sang nước mình. Về mặt kinh tế, giúp Việt Nam giải quyết vấn đề này sẽ làm cho môi trường đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam và những công ty có ý định đầu tư vào Việt Nam an tâm đầu tư và lập nghiệp. Đó chỉ là một ví dụ nhỏ trong vô vàn những minh chứng thực tế khác đã diễn ra ở Việt Nam để chứng minh các vấn đề toàn cầu đang thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và một quốc gia trong khu vực và quốc tế. Mặc dù hợp tác đó chỉ vì lợi ích của mỗi nước nhưng nó tạo dựng hoà bình, hợp tác, hữu nghị với nhau, một mối quan hệ song phương vững mạnh. 1.1.2 Cơ chế hợp tác đa phương. Bên cạnh cơ chế hợp tác song phương, những vấn đề toàn cầu tại Việt Nam cũng thúc đẩy hình thành cơ chế hợp tác đa phương quốc tế giữa Việt Nam với các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Ở Việt Nam căn bệnh thiên niên kỷ HIV/AIDS đang từng bước đe doạ và huỷ hoại sức khoẻ, nòi giống dân tộc. Tất cả 64 tỉnh thành nước ta đều có người nhiễm HIV/AISD, toàn quốc phát hiện trên 136.000 người nhiễm HIV/AIDS trong đó 28.000 người đã diễn biến thành AISD và 16.000 người đã tử vong do AIDS 6 . Đó là những con số biết nói không những chúng ta mà ngay cả các quốc gia, các tổ chức quốc tế cũng phải giật mình. Tuy nhiên, trong những năm qua, Liên Hợp Quốc là tổ chức giúp đỡ Việt Nam tích cực nhất trong việc giảm tỉ lệ số người nhiễm HIV/AISD. Liên Hợp Quốc là một trong những nhà tài trợ vốn cho ngành y tế Việt Nam trang bị máy móc, thuốc cai nghiện cho các bệnh nhân nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, Liên Hợp Quốc còn có những cuộc trò chuyện trao đổi, đề bạt những kinh nghiệm, cùng Việt Nam đi khảo sát thực tế, đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề bệnh dịch HIV/AIDS ở Việt Nam. Song song vấn đề bệnh tật, Liên Hợp Quốc còn hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong việc giải quyết đói nghèo- một vấn đề kinh tế- xã hội bức xúc. Tỉ lệ đói nghèo ở Việt Nam trong những năm qua còn khá cao, theo số liệu năm 2000 ở Việt Nam có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo chiếm 17,6% số hộ dân trong cả nước 7 . Trước tình hình cấp bách đó, những năm qua nhờ sự quan tâm của tổ chức Liên Hợp Quốc, Chính phủ Việt Nam đưa ra chương trình “xóa đói giảm nghèo” trong phạm vi quốc gia, nỗ lực thực hiện “chương trình thiên niên kỉ” 8 của Liên Hợp Quốc. Từ năm 1993 UNDP đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược và chương trình xóa đói giảm nghèo. Cho đến nay, Việt Nam đã nhận được viện trợ khoảng 4 tỷ 450 triệu USD để xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh Liên Hợp Quốc, các quốc gia trong khu vực cũng tận tâm giúp Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu. Ô nhiễm môi trường là một vấn đề gây nhiều tranh cãi ở Việt Nam, một giải pháp 6 Theo Nguyễn Văn Kính, PCT Cục Phòng chống HIV/AIDS trả lời bạn đọc trên báo điện tử VTV. Ngày 1/12/2007 7 Theo chuẩn của Chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia mới 8 Chương trình thiên niên kỉ bao gồm 8 mục tiêu phải thực hiện: 1 Xóa bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói. 2 Đạt phổ cập giáo dục tiểu học. 3 Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ. 4 Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh. 5 Tăng cường sức khỏe bà mẹ. 6 Phòng chống bệnh HIV/AISD, sốt rét và các bệnh khác. 7 Đảm bảo bền vững môi trường. 8 Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển 10 [...]... cầu tại Việt Nam 2 Những tác động tiêu cực Bên cạnh những tác động tích cực của các vấn đề toàn cầu ở Việt Nam đến quan hệ quốc tế, chúng ta không thể không đề cập đến những tác động tiêu cực của chúng 2.1 Thách thức luật pháp quốc tế Từ những đòi hỏi cơ chế hợp tác quốc tế các vấn đề toàn cầu tại Việt Nam cũng làm cho hệ thống luật pháp quốc tế bị thách thức Dư luận Việt Nam và quốc tế vẫn chưa khỏi. .. trong sạch và bảo đảm chất lượng cuộc sống cho nhân loại Như vậy, những vấn đề toàn cầu ở Việt Nam cũng có tác động không nhỏ đến quan hệ quốc tế Những vấn đề đó đưa Việt Nam và các quốc gia, các tổ chức quốc tế xích lại gần nhau tìm ra cơ chế hợp tác hữu hiệu, cùng nhau giải quyết vấn đề toàn cầu, giúp đỡ vì một thế giới hoà bình phát triển Đó cũng chính là mục tiêu, lợi ích của các quốc gia và các tổ... nghe có thể theo dõi 14 Để khắc phục những hạn chế nêu trên của bài tiểu luận, cần xác định rõ nội dung sẽ trình bày là vấn đề gì Có hai gợi ý: + Các vấn đề toàn cầu ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam + Thực trạng các vấn đề toàn cầu đó ở Việt Nam như thế nào + Khi trình bày các giải pháp cho các vấn đề toàn cầu đang diễn ra tại Việt Nam nên đi theo hướng các biện pháp thuộc về chính sách đối nội và chính... trên thế giới, và bản thân quá trình toàn cầu hoá quốc tế đã thúc đẩy các vấn đề toàn cầu tồn tại trên giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Thực trạng vấn đề toàn cầu ở Việt Nam cho thấy rõ không phải mọi vấn đề toàn cầu đều có nguy cơ hiện hữu như nhau, thực sự một số vấn đề là nguy cơ trực tiếp như bùng nổ dân số dân số, ô nhiễm môi trường, đói nghèo… nhưng một số vấn đề khác lại không là mối đe... và quốc tế Ở đây, không nên hiểu vấn đề này dưới cấp độ quốc gia và quốc tế mà nên hiểu theo hướng chính sách đối nội và chính sách đối ngoại của quốc gia - Trong bài trình bày chưa chỉ ra được: Dưới góc nhìn của Việt Nam, thế nào là các vấn đề toàn cầu, cách ứng xử của Việt Nam cũng như các vấn đề toàn cầu đó tác động đến Việt Nam như thế nào, cần đề cập trên cả hai mặt là tích cực và tiêu cực - Ngoài... thẳng và bất ổn định Nói tóm lại, tuỳ từng mức độ ảnh hưởng, các vấn đề toàn cầu ở Việt Nam hiện nay đang có những tác động trưc tiếp đến quan hệ quốc tế Chúng ta cần tận dụng những tác động tích cực của các vấn đề này, tranh thủ phát triển mang lại lợi ích cho ta Đồng thời tìm các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của chúng sao cho phù hợp với hoàn cảnh và tình hình nước mình KẾT LUẬN Những vấn đề toàn. .. cầu của đề tài là rất rộng Việt Nam và các vấn đề toàn cầu” nên cần xác định vấn đề cụ thể Tuy nhiên, bài làm của nhóm đi vào quá nhiều khía cạnh, có chiều rộng nhưng không có chiều sâu, thiếu điểm nhấn Vì vậy, hiệu quả thuyết phục cho người nghe là không cao - Khi đề cập đến thực trạng các vấn đề toàn cầu ở Việt Nam cũng như cơ chế giải quyết, cần phân biệt các khái niệm cấp độ quốc gia và quốc tế... nước Tiến trình hợp tác song phương, đa phương cùng nhau chung sức giải quyết các vấn đề toàn cầu cũng được Việt Nam nhận thức đầy đủ hơn Các vấn đề toàn cầu ngày càng phát triển theo xu hướng phức tạp, tuy nhiên từ những thành tựu chúng ta đạt được đã thể hiện rõ vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu Nhưng triển vọng giải quyết vấn đề toàn cầu sẽ như thế... Năm 2008 Việt Nam là thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, Việt Nam một quốc gia hoà bình ổn định, và mong muốn hoà bình, lên án các cuộc chiến tranh.Tất cả làm sáng lên hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế Đứng trước một Việt Nam đang từng bước khởi sắc qua những thực trạng giải quyết những vấn đề toàn cầu buộc các chính khách, các nhà lãnh đạo, các quốc gia và các tổ chức... thay đổi cách nhìn nhận và quá trình hoạch định chính sách của các nước khác : Những vấn đề toàn cầu ở Việt Nam đã làm thay đổi nhận thức của các nhà lãnh đạo, của các quốc gia và của cộng đồng quốc tế Năm 2003 Việt Nam thành công trong việc thanh toán bệnh SARS trở thành mẫu hình cho các quốc gia học hỏi kinh nghiệm Trong những năm gần đây, "Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những

Ngày đăng: 10/04/2015, 15:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w