103 VỆ SINH NHÀ Ở VÀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ Mục tiêu học tập 1. Trình bày các biện pháp chống nóng và làm thông thoáng nhà ở. 2. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng chiếu sáng tự nhiên nhà ở và các chỉ số đánh giá chiếu sáng tự nhiên. 3. Mô tả những đặc điểm của môi trường đô thị và ý nghĩa vệ sinh trong quy hoạch đô thị. 4. Trình bày các yếu tố thiên nhiên với ý nghĩa vệ sinh khi thiết kế và phân vùng trong quy hoạch đô thị I. Vệ sinh nhà ở 1. Nhiệm vụ chính của nhà ở - Bảo vệ cơ thể khỏi bị tác dụng của những yếu tố khí hậu xấu. - Là nơi nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe - Là nơi tập trung cuộc sống gia đình. Nếu nhà ở chật chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, kém thông thoáng Đều có ảnh hưởng xấu tới chức phận sinh lý của cơ thể các thành viên trong gia đình. Do đó yêu cầu vệ sinh nhà ở hiện nay là: - Thông thoáng, có không khí trong sạch. - Tạo điều kiện vi khí hậu tốt, chiếu sáng đầy đủ. - Đảm bảo yên tĩnh. - Thỏa mãn những yêu cầu sinh hoạt hàng ngày. 2. Một số biện pháp thông thường bảo đảm vi khí hậu tốt cho nhà ở 2.1. Biện pháp chống nóng - Hướng nhà: Ở nước ta nhìn chung, hướng Nam và Đông - Nam là tốt nhất cho mục đích này. - Quét vôi tường nhà: Nên chọn loại sáng màu: Trắng, xanh ve, hoặc vàng nhạt. Màu tối nếu có chỉ nên quét chân tường cho đỡ bẩn. - Mức nền (sàn) nhà nên nâng cao hơn sân và các bề mặt xung quanh sân. - Tạo ra các bóng mát bằng cách trồng cây gần nhà, làm giàn cây hoặc treo mành cho hướng Đông, hướng Tây của tường nhà. - Tường, mái, nền nhà làm bằng những vật liệu có tính cách nhiệt cao. Nhà mái đúc bằng một tầng, thì phải xây cao và áp dụng biện pháp chống nóng. - Làm cửa sổ rộng (hướng Nam và Đông - Nam). Bờ trên cửa sổ càng gần trần càng tránh được các lớp không khí tù đọng. Thông thoáng tốt cũng là một biện pháp chống nóng. Đồng thời cửa hướng Tây và Đông phải được che chắn vào những giờ cần thiết. 2.2. Biện pháp chống ẩm Sự ẩm ướt trong nhà ở có thể do 4 nguyên nhân gây ra: - Ẩm ướt nguyên thủy hay do xây dựng. - Độ ẩm do xâm nhiễm. - Ẩm ướt do đất thổ cư. + Ẩm ướt do ngưng kết. Vệ sinh nhà ở và quy hoạch đô thị 104 Muốn chống lại sự ẩm ướt trong nhà ở thì phải có biện pháp thông gió tích cực. Sưởi ấm trong nhà ở. Tu sửa các chỗ bị hư hỏng của trần nhà, tường nhà và chọn những vật liệu có tính cách thủy tốt. 2.3. Biện pháp làm thoáng khí Thông thoáng cho nhà ở tốt giúp đạt được các mục đích sau: - Đảm bảo lượng không khí trong sạch thường xuyên cho mọi cá nhân trong gia đình. - Chống nóng cho nhà ở. - Chống ẩm. Có hai biện pháp làm thoáng khí thông thường được áp dụng: 2.3.1. Làm thoáng khí gián đoạn Được thực hiện bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ. Bằng cách thông gió này, ta có thể làm đổi mới không khí trong vài phút. Nhưng luồng không khí này có thể gây ra cảm giác lạnh nhất là về mùa Đông và ban đêm, vì thế sự thông thoáng này thường không thực hiện được liên tục. Tuy nhiên, biện pháp thông gió này đạt hiệu quả lớn nhất là khi có hai cửa sổ đối diện nhau hoặc cấu tạo nhà hình ống. Cách làm thoáng khí này rất cần ở những khu nhà tập thể đông người. Điều cần nhớ là phải tránh “ hiệu ứng gió lùa” khi chủ động hoặc thụ động tiến hành cách thông thoáng này đối với người già, người yếu và trẻ nhỏ vì có thể gây ra những stress mạnh đôi khi rất nguy hiểm (người già ra ngoài đi vệ sinh ban đêm). 2.3.2. Sự thông thoáng liên tục Nhờ những khe cửa ra vào hoặc cửa sổ. Nhờ hệ thống ống thông hơi, hay do chủ động tạo ra các lỗ hổng, cửa thông gió ở trên cao. Sự thông hơi thoáng khí này có thể không đầy đủ và cần thiết phải được bổ sung bằng thông thoáng gián đoạn. Ở xứ lạnh và các chung cư đông người, người ta có thể lắp đặt sẵn hệ thống thông hơi liên tục để thổi vào nhà ở qua hệ thống ống hút, thổi gió. Nếu nhiệt độ không khí thấp còn phải cho qua hệ thống sấy ấm trước đó. Người ta thường dựa vào hai công thức sau để tính toán lượng không khí cần thiết cho một người trong một giờ và tính toán số lần trao đổi không khí cần thiết / giờ. L K PQ = − Lượng không khí cần thiết / giờ. Lượng CO 2 của người lớn thải ra / giờ Lượng CO 2 cho phép trong nhà ở. Lượng CO 2 ở ngoài không khí bên ngoài S N PQV = − 22 6,. (). S: Hệ số thoáng khí. N: Số người sống trong phòng P: Nồng độ CO 2 đo được khi kiểm tra nhà ở. Q: Lượng CO 2 có trong không khí bên ngoài. V:thể tích phòng m 3 3. Cung cấp ánh sáng cho nhà ở Trong điều kiện khí hậu thời tiết nước ta, ưu tiên tận dụng điều kiện chiếu sáng của tự nhiên (do mặt trời) là rất cần thiết. Hơn nữa, điều đó là rất phù hợp với sinh lý của mắt và khỏi lãng phí các nguồn năng lượng khác. 3.1. Chiếu sáng thiên nhiên - Ánh sáng vào nhà bởi các cửa, cường độ của nó thuộc và nhiều yếu tố: + Hướng nhà: Cần chú ý kết hợp để vừa có đủ ánh sáng thiên nhiên và chống nóng. + Vị trí cấu tạo của cửa sổ: Anh sáng tự nhiên lọt vào nhà nhiều hay ít, độ rọi đồng đều hay không chủ yếu phụ thuộc vào: Vệ sinh nhà ở và quy hoạch đô thị 105 - Diện tích của các cửa sổ lớn hay nhỏ: cùng một diện tích như nhau thì làm một vài cửa sổ lớn tốt hơn làm nhiều cửa nhỏ. - Chiều cao cửa sổ càng lớn thì ánh sáng lọt vào phòng càng sâu: như vậy bờ trên của cửa sổ càng gần trần bao nhiêu thì ánh sáng lọt vào nhà càng sâu bấy nhiêu. - Sự hấp thụ một phần ánh sáng do cấu tạo của các nẹp, cánh cửa, do gương được lau chùi hay bị bám bụi bẩn - Sự ảnh hưởng của vật che khuất (nhà cao,cây cao ). Phải chú ý tới hai góc: + Góc chiếu sáng BAC ≥ 27 o . + Góc “ mảnh trời xanh” BAD ≥ 5 0 . A B C D Ảnh hưởng của vật che khuất ánh sáng: “góc chiếu sáng và góc mảnh trời xanh” Theo qui luật này, đối với thành phố, nhà cao tầng để đảm bảo tầng trệt (tầng 1) vẫn được hưởng ánh sáng thiên nhiên thì người ta qui định khoảng cách (r) giữa hai nhà cao tầng hoặc bề rộng của đường phố phải lớn hơn hai lần chiều cao (h) của nhà cao nhất ( h < r/2 ) - Đánh giá sự chiếu sáng thiên nhiên: + Hệ số ánh sáng: Là tỷ số giữa tổng diện tích các cửa sổ trên tổng diện tích nền (sàn) nhà. Ưu điểm là đơn giản, có giá trị tương đối chính xác. Nhược điểm là chưa tính đến hình dạng cửa sổ, sự che khuất, ánh sáng bên ngoài Thường qui định: Phòng ở từ 1/6 - 1/8. Lớp học 1/5 - 1/6. Phòng mổ1/2 -1/4. + Hệ số chiếu sáng thiên nhiên (HSCSTN): là tỷ lệ % sự chiếu sáng tại chỗ được khảo sát so với sự chiếu sáng bên ngoài trời ( đều đo bằng Lux). Trong điều kiện là: Trời đầy mây, không có tia nắng rọi thẳng. Vị trí khảo sát trong nhà cùng mặt phẳng nằm ngang với bên ngoài nhà và thời điểm khảo sát đồng thời: bn bt E E HSCSTN 100. = HSCSTN = Tính tỷ lệ phần trăm. E bt = Độ rọi đo bằng lux trong nhà E bn =Độ rọi đo bằng lux ngoài trời. Tiêu chuẩn thông thường HSCSTN từ 3 - 5% Buồng bệnh lớn hơn hay bằng 2 %. Lớp học 3-5 %. Phòng mổ 3 %. Vệ sinh nhà ở và quy hoạch đô thị 106 3.2. Chiếu sáng nhân tạo Hiện nay chiếu sáng sinh hoạt chủ yếu sử dụng đèn sợi đốt và đền huỳnh quang. Nhưng muốn được hợp vệ sinh nguồn sáng nhân tạo phải đạt: - Đủ ánh sáng và đều. - Nguồn sáng không được làm nhiễm bẩn không khí. - Nguồn sáng không làm tăng nhiệt độ phòng. Khi lựa chọn loại đèn chiếu sáng, cần phải nắm vững các ưu nhược điểm của từng loại đèn để đạt được mục tiêu chiếu sáng cũng như hiệu quả kinh tế. 4. Cô lập tiếng ồn trong nhà Tiếng ồn làm mất yên tĩnh và cản trở sự nghỉ ngơi trong nhà, làn sóng tiếng động có áp lực tới màng nhĩ và gây ra cảm giác khác nhau. Khi tiếng ồn vượt quá mức thính giác thích ứng và tác động kéo dài có thể dẫn đến suy nhược thần kinh. Để tránh và làm giảm tiếng động, cần phải: - Tường giữa các phòng phải dày bằng hai viên gạch. - Sàn ngăn cách các tầng phải có một khoảng trống. - Vật liệu xây dựng nên dùng loại vật liệu rỗng. - Cửa ra vào và cửa sổ nên đóng thật sát và kín. - Quy định thời gian yên lặng lúc buổi trưa, tối và đêm. Tiêu chuẩn tiếng ồn tối đa ở các chung cư không vượt quá 90 decibel. II. Vệ sinh trong qui hoạch đô thị 1. Tổng quan về đô thị và qui hoạch đô thị 1.1. Khái niệm về đô thị Đô thị là khái niệm chung chỉ các điểm dân cư, mà ở đó có những nét về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội khác với nông thôn. Cho đến nay trên thế giới quan điểm về đô thị còn có nhiều điểm khác nhau, tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội của từng quốc gia. Điểm chung nhất mà các quốc gia đều thừa nhận là đô thị phải khác nông thôn về tổ chức xã hội, lối sống. Nhiều nước trên thế giới đã thừa nhận những tiêu thức sau đây để coi một điểm dân cư là đô thị: - Qui mô điểm dân cư - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (thường trên 60%) - Mật độ cư trú - Sự phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ thuật và xã hội) - Vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực 1.2. Qui hoạch đô thị Qui hoạch đô thị là nghệ thuật bố trí, và tổ chức các vùng dân cư (theo La Rouse). Chính xác hơn là nghệ thuật sắp xếp không gian đô thị nhằm đạt được các hoạt động tốt nhất và cải thiện quan hệ xã hội. Qui hoạch đô thị là một công cụ để đảm bảo sự phát triển ổn định, cân đối và hài hòa giữa các ngành và các thành phần kinh tế, tạo điều kiện phất triển toàn diện các lĩnh vực ở đô thị 1.3. Nhiệm vụ của vệ sinh trong qui hoạch đô thị - Chọn địa điểm khu dân cư thuận lợi cho sức khỏe - Tận dụng rộng rãi những nhân tố khí hậu, thiên nhiên ở địa phương vào mục đích bảo vệ và cải thiện sức khỏe nhân dân đô thị Vệ sinh nhà ở và quy hoạch đô thị 107 - Áp dụng các biện pháp vệ sinh vào qui hoạch đô thị để làm trong sạch không khí, giảm tiến ồn đô thị - Tiến hành những biện pháp xây dựng tiện nghi chung (cấp thoát nước, thanh trừ rác và chất thải đặc của đô thị) - Xây dựng các cơ sở vệ sinh phòng, chữa bệnh, và vệ sinh cần thiết (nhà tắm công cộng công, cơ sở thể dục thể thao, nhà trẻ, trường trẻ, bệnh viện đa khoa, khu an dưỡng ) 2. Các yếu tố thiên nhiên với ý nghĩa vệ sinh trong thiết kế và xây dựng vùng dân cư Các yếu tố thiên nhiên có ý nghĩa to lớn trong trong việc thiết kế, xây dựng đô thị, đảm bảo cho con người sống làm việc và giải trí trong một môi trường sống lành mạnh, hợp vệ sinh của đô thị. Các yếu tố thiên nhiên có ý nghĩa vệ sinh bao gồm: khí hậu, địa hình, đất, nước, cây xanh. 2.1. Khí hậu và vi khí hậu Khí hậu là một yếu tố cố định, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người. Điều kiện khí hậu địa phương liên quan tới việc lập kế hoạch xây dựng các vùng dân cư, các khu nhà ở. Cần phải nghiên cứu những điều kiện khí hậu của địa phương để đề xuất biện pháp bảo vệ sức khỏe cho con người, phòng tránh tác động của khí hậu xấu. Vị trí địa dư của nước ta trải dài từ vĩ tuyến 8 0 ở phía Nam đến vĩ tuyến 23 0 ở phía Bắc, cho nên lãnh thổ nước ta có hai vùng khác nhau về khí hậu: ẩm ở phía Bắc và nóng ở phía Nam. Do đó tùy theo điều kiện khí hậu của mỗi vùng để chọn các yếu tố liên quan đến vệ sinh như: hướng nhà, thông gió, mái nhà, cây xanh, hành lang Trong quá trình xây dựng các công trình dân dụng, cần lưu ý đến vi khí hậu nhiều hơn so với khí hậu. Vi khí hậu là khí hậu ở một vùng nhỏ hẹp như vùng dân cư hoặc chỉ một phần trong vùng đó (khu phố, công viên, đường phố) Điều kiện vi khí hậu xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe của dân cư trong khu vực, tuy nhiên, có thể điều hòa vi khí hậu bằng các biện pháp thiết kế và kỹ thuật vệ sinh thích ứng. Vi khí hậu đô thị thường khác với vi khí hậu nông thôn vì đặc điểm của đô thị là: - Mật độ xây dựng cao, đông dân cư - Nhà có nhiều tầng, có nhiều công trình bị chắn gió - Khói bụi tỏa vào không khí làm giảm ánh sáng (bức xạ tử ngoại và hồng ngoại) - Xây dựng bằng các vật liệu hấp thụ bức xạ nhiệt đồng thời tỏa nhiều nhiệt. Do đặc điểm trên, khí hậu nội thị khác với ngoại thị, biểu hiện qua hai yếu tố nhiệt độ và độ ẩm: nhiệt độ trung bình hàng năm cao hơn 0,5 0 C- 10; độ ẩm thấp hơn 5- 10%, tốc độ gió chậm hơn (hai lần hoặc hơn nữa); bức xạ tử ngoại giảm (lượng bức xạ yếu, thời gian bức xạ ngắn) 2.2. Địa hình - địa điểm - Địa hình ảnh hưởng tới đường đi bức xạ mặt trời. Kết quả đo nhiệt độ mặt đất cho thấy: + Hướng Bắc lạnh nhất + Hướng Tây và Nam ấm nhất - Nhiệt độ không khí khác nhau giữa chỗ cao và chỗ thấp hơn. Ban đêm, đặc biệt trong mùa hè, không khí lạnh đi từ chỗ cao đến chỗ thấp. Ở các vùng khí hậu nóng, không khí lạnh do đi từ núi cao vào thung lũng đã làm giảm nhiệt độ ở các đô thị hay bản làng trong thung lũng. Vệ sinh nhà ở và quy hoạch đô thị 108 - Địa hình của địa điểm ảnh hưởng đến chế độ gió. Đồi núi cao làm giảm tốc độ của gió - Địa hình của địa điểm còn có ý nghĩa vệ sinh trong việc thoát nước cho đô thị: Vùng bằng phẳng khó thoát nước dễ gây úng ngập trong mùa mưa; ngược lại vùng có đủ độ dốc sẽ thuận tiện trong việc thoát nước thải nhanh 2.3. Đất Đất ở vùng dân cư có ý nghĩa quan trọng về mặt vi khí hậu và vệ sinh phòng bệnh 2.3.1. Ý nghĩa vi khí hậu của đất Ánh sáng mặt trời khi chiếu xuống, một phần bị khuyếch tán, còn một phần bị hấp thụ biến thành nhiệt năng. Đất bị đốt nóng sẽ bốc nhiệt, đốt nóng không khí gần nhất, do đó làm tăng nhiệt độ. Mức độ đốt nóng phụ thuộc vào tính chất lý học của đất, dung tích nhiệt của đất, nước chứa trong đất, độ xốp v.v Đất đá (thí dụ đá hoa cương) bị nóng nhanh và mạnh, nhiều nhiệt lượng từ đá bốc vào không khí. Đất xốp và mềm: chứa nhiều không khí (thí dụ đất cát) ban ngày nóng, ban đêm mát. Đất có phủ cỏ gây khó khăn cho bức xạ mặt trời chiếu vào đất. Nước của cây cỏ khi bay hơi làm giảm nhiệt độ tăng độ ẩm. Đất không có cỏ phủ dễ nung nóng và sinh ra đối lưu Đất chứa nhiều nước bị nung nóng chậm; do nước trong đất bay hơi sẽ làm giảm nhiệt độ đất và không khí 2.3.2. Ý nghĩa vệ sinh phòng bệnh của đất Đất khô thường thoáng khí, sản phẩm hữu cơ rơi vào đất dễ phân hủy nhờ oxi và các vi sinh vật trong đất. Đất bị nhiễm bẩn bởi các chất hữu cơ như nghĩa trang, hố xí, ao tù tạo điều kiện cho trực khuẩn đường ruột và giun phất triển. Đất lầy lội với các chổ nước đọng là nơi sinh sản của muỗi anôphen truyền bệnh sốt rét; muỗi vằn gây sốt xuất huyết Đất xốp dễ thấm nước thích hợp cho việc xây dựng các công trình xử lý nước thải (ruộng tưới, ruộng lọc). 2.4. Nước Về phương diện vệ sinh nước có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhà cửa, công trình kiến trúc. Những nơi có mạch nước ngầm nông (cách mặt đất < 2,5 m) không thích hợp cho việc xây dựng; vì tường nhà, nền nhà hoặc tầng hầm dễ bị ẩm ướt, nhà có thể bị lún dần. Sông hồ, làm tăng vẻ đẹp phong cảnh vùng dân cư và tạo điều kiện nâng cao sức khỏe cho nhân dân (tắm, bơi lội, chơi thuyền ). Nước ảnh hưởng tốt tới vi khí hậu ở địa phương, làm tăng độ ẩm không khí và đất, tạo điều kiện tốt cho việc trồng cây xanh. Thành phố không có sông, hồ được xem như chưa đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh và mỹ thuật, vì thế trường hợp không có sông, hồ phải đào sông ngòi, hoặc khoan giếng phun 2.5. Cây xanh trong đô thị Cây xanh là yếu tố thiên nhiên có ý nghĩa vệ sinh rất lớn đối với vệ sinh môi trường đô thị. Cây xanh trực tiếp tạo nên vi khí hậu hoặc cải thiện điều kiện vệ sinh, làm giảm các luồng gió mạnh và là nới chứa không khí trong sạch; trong trường hợp khác, ngăn cản hoặc làm giảm các tác nhân bất lợi như: bụi, tiến ồn. Có thể điều hòa chế độ nhiệt của thành phố bằng cách trồng cây xanh. Khi trồng cây xanh, cần kết hợp với hướng đường phố, hướng khu nhà ở. Quy định về quy hoạch cây xanh trong đô thị. Diện tích cây xanh sử dụng cho toàn bộ đô thị, tính bình quân đầu người: 6-8 m 2 / người, đối với đô thị lớn. 5-7 m 2 / người, đối với đô thị vừa và nhỏ. Trong quy hoạch đô thị, cần dành khoảng 40-50% đất trồng có thể trồng cây xanh. Vệ sinh nhà ở và quy hoạch đô thị 109 2.6. Tiếng ồn và chấn động trong đô thị Tiến ồn tạo ra do rất nhiều âm thanh khác nhau, tổ hợp một cách hỗn độn. Hình sóng dao động của nó vô cùng phức tạp và là một đường cong không có quy luật, không có chu kỳ nhất định, nó gây cho con người một cảm giác ồn ào khó chịu. Tác động của tiến ồn lên con người trong dải tần số rất rộng: từ sự cáu kỉnh chủ quan đến những thay đổi bệnh lý khách quan trong cơ quan thính giác, trong hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn. Tác dụng tâm sinh lý của tiến ồn rất khó đánh giá- trong trường hợp này, cần phải dựa vào ý kiến của dân cư đô thị phản ứng với tiếng ồn ra sao. Nguồn tiến ồn chủ yếu ở đô thị là tiến ồn giao thông vận tải và tiến ồn công nghiệp (tiến ồn phát ra từ các máy móc thiết bị ở các xí nghiệp). Mức độ ồn đô thị, chủ yếu phát ra ở những đường phố chính (nhất là đường xe vận tải, độ ồn này có thể lọt qua cửa sổ đóng kín vào phòng ở, đi vào các ngõ ngách. mức độ ồn thường vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Cùng với sự phát triển của công nghiệp, mức chấn động trong đô thị ngày một tăng: máy chạy, xe cộ chạy với tốc độ cao làm rung chuyển nhà cửa. Để giảm thiểu tiếng ồn và chấn động cần phải áp dụng những biện pháp tích cực như: trong công tác quy hoạch và xây dựng đô thị cũng như cấu tạo kiến trúc, lắp đặt thiết bị đều phải tính đến khả năng hạn chế tối đa ô nhiễm tiếng ồn và chấn động. Mặt đường phải phẳng và rắn chắc, không thấm nước, không có khe hở. Hạn chế tốc độ xe chạy và quy định tuyến cho các loại xe chạy khác nhau. Khu công nghiệp phải đặt xa khu dân cư, đường xe chạy phải có chiều rộng tối thiểu và bố trí ngoài đô thị. 3. Chọn địa điểm trong quy hoạch đô thị Việc chọn đất xây dựng đô thị và vùng dân cư phải phù hợp với yếu cầu xây dựng và phát triển các cụm nhà máy, khu dân dụng, khu nghỉ ngơi v. v nhằm đảm bảo tốt nhất những yêu cầu của sản xuất, giải quyết những điều kiện vệ sinh quan trọng nhất của đời sống: ở, làm việc, nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân đô thị. Về phương diện vệ sinh, khi chọn đất xây dựng đô thị mới, và mở rộng đô thị hiện có, cần chú ý những yêu cầu cơ bản sau: - Tình hình bệnh tất ở địa phương ít xảy ra - Đất không bị nhiễm bẩn, ít bị lụt lội - Tiện lợi cho việc xây dựng nhà cửa và cống rãnh: cách biệt giữa nguồn nước uống và địa điểm thải nước - Nằm ở phía trên chiều gió so với nguồn không khí bẩn và ở phía trên nơi mà nguồn nước bẩn đổ ra sông - Thích hợp cho việc trồng cây xanh - Có mối liên quan thuận tiện với hệ thống đường giao thông thủy bộ Khi chọn địa điểm cho vùng dân cư, cán bộ y tế phải chịu trách nhiệm về việc điều tra nghiên cứu tình hình đất đai, khí hậu, địa hình, đất, nước 4. Phân vùng trong đô thị 4.1. Vùng nhà ở Vùng nhà ở là một phân trọng yếu của đô thị, phần lớn nhân dân tập trung tại đây. Vùng này gồm có 4 thành phần - Nhà ở - Cơ quan công cộng phục vụ nhân dân - Đường phố - Công viên (thường chiếm khoảng 20%) Vệ sinh nhà ở và quy hoạch đô thị 110 Khi quy hoạch, phải tổ chức hợp lý các khu nhà ở, các trung tâm công cộng, các công trình sinh hoạt văn hóa, công trình kỹ thuật, mạng lưới đường sá, cây xanh, v.v đảm bảo điều kiện phục vụ nhân dân đô thị, đảm bảo điều kiện vệ sinh trong vùng nhà ở đô thị. Mật độ dân số (số người sống trên 1 Ha) của vùng, đó là chỉ tiêu vệ sinh rất quan trọng, phụ thuộc vào diện tích của đô thị, thường dao động trong khoảng 50 - 150 người trên 1 Ha 4.2. Vùng công nghiệp Việc bố trí đúng đắn các xí nghiệp công nghiệp trên khu đất đô thị có ý nghĩa vệ sinh quan trọng. Các xí nghiệp đó nếu không có những biện pháp phòng ngừa, sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nhân dân. Những yếu tố độc hại bao gồm: - Không khí bị ô nhiễm bởi khói, bụi, khí độc và hơi nước - Sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm do nước thải của xí nghiệp - Đất đai bị ô nhiễm do các chất thải đặc và lỏng - Ô nhiễm tiếng ồn và chấn động do quá trình sản xuất - Chuyển động của giao thông mỗi ngày càng tăng Vì những lý do nêu trên, những dự án trình bày trong quy hoạch đô thị cần phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về vệ sinh khi chọn địa điểm để xây dựng vùng công nghiệp. Mặt khác, ở các đô thị lớn, có nhiều vùng công nghiệp, thì những vùng đó phải được bố trí theo tính chất sản xuất của xí nghiệp: vùng dành cho công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, hóa chất, công nghiệp thực phẩm,v.v ở các khu xây dựng nhà ở chỉ để lại các xí nghiệp không thải chất thải độc hại Trong trường hợp cần phải cải tạo các đô thị cũ có các xí nghiệp nằm xen kẽ với khu nhà ở, cần phải tiến hành các biện pháp sau đây: - Di chuyển các xí nghiệp độc hại đến khu công nghiệp - Thay đổi ngành công nghiệp (không độc hại) - Tạm thời cho phép để lại chổ cũ nhưng không được phát triển thêm và phải tiến hành biện pháp giảm các chất thải độc hại Cần bố trí vùng công nghiệp theo dòng sông, ở phía dưới vùng nhà ở của nhân dân, để nước thải công nghiệp không làm ô nhiễm đến trạm bơm nước cho đô thị. Ngoài ra, cũng cần bố trí vùng công nghiệp dưới chiều gió đối với vùng nhà ở để bảo vệ không khí trong sạch cho nhân dân. Nhất thiết cần phải có khoảng cách vệ sinh giữ xí nghiệp và vùng nhà ở để ngăn ngừa những chất độc, bụi, thải ra trong quá trình sản xuất (khói bụi, khí độc, tiếng ồn ) Trong trường hợp xí nghiệp ở đầu chiều gió đối với vùng nhà ở thì phải tăng khoảng cách lên, nhưng không quá hai lần. Vùng bảo vệ cần được trồng cây xanh để giảm thiểu các yếu tố độc hại. Trong vùng bảo vệ không được xây nhà ở, bãi thể thao thể dục, chỉ có thể bố trí gara, kho, nhà tắm, nhà giặt Trong các xí nghiệp, các phân xưởng có thải chất độc hại nên sắp xếp dưới chiều gió đối với các phân xưởng khác như: nhà ăn, bệnh xá 4.3. Vùng giao thông - kho tàng Vùng này bao gồm bến xe (ô tô), nhà ga, bến cảng, sân bay, kho nguyên liệu, kho thành phẩm sản xuất. Dưới đây là những yếu tố độc hại do vùng giao thông gây nên Vệ sinh nhà ở và quy hoạch đô thị 111 Không khí bị ô nhiễm bởi khói bụi thoát ra từ: tàu, canô, trạm sửa chữa. Tiếng ồn do còi xe lửa và ô tô qua lại. Để giảm thiểu các yếu tố độc hại nêu trên, cần sắp xếp vùng giao thông kho tàng ra ngoại ô thành phố. 4.4. Vùng ngoại thành Đây là vùng bao quanh khu nhà ở. Vùng này có các đặc điểm như sau: Rừng, công viên,vườn hoa ảnh hưởng tốt tới vi khí hậu của nội thành và chế độ gió- Những đồng rau xanh, hoa quả, các trại chăn nuôi, cung cấp cho thành phố thực phẩm tươi tốt. Ở ngoại thành có nhiều cây xanh, nhiều nguồn nước cho nên có thể dùng làm nơi nghỉ mát cho nhân dân thành phố (trại hè, khu an dưỡng ). Vùng ngoại thành, thường là nơi bố trí các công trình vệ sinh như cánh đồng tưới, cánh đồng lọc, trạm xử lý nước thải, nơi xử lý rác, nghĩa trang thành phố Những bệnh viện truyền nhiễm, lao, thần kinh cũng chỉ được xây dựng ở ngoại thành. Bệnh viện đa khoa, và bệnh viện chuyên khoa cũng cần bố trí ở vùng ngoại thành. Vệ sinh nhà ở và quy hoạch đô thị . bảo vệ và cải thiện sức khỏe nhân dân đô thị Vệ sinh nhà ở và quy hoạch đô thị 107 - Áp dụng các biện pháp vệ sinh vào qui hoạch đô thị để làm trong sạch không khí, giảm tiến ồn đô thị. trường đô thị và ý nghĩa vệ sinh trong quy hoạch đô thị. 4. Trình bày các yếu tố thiên nhiên với ý nghĩa vệ sinh khi thiết kế và phân vùng trong quy hoạch đô thị I. Vệ sinh nhà ở 1. Nhiệm. đối với đô thị vừa và nhỏ. Trong quy hoạch đô thị, cần dành khoảng 40-50% đất trồng có thể trồng cây xanh. Vệ sinh nhà ở và quy hoạch đô thị 109 2.6. Tiếng ồn và chấn động trong đô thị