1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh thái học các loài thuộc bộ nấm Lỗ (Polyporales) làm cơ sở cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học nấm Lớn ở vườn Quốc gia Ba Vì

27 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 757,75 KB

Nội dung

còn mạnh hơn cả thực vật Zhou Qixing, 2008 Hầu hết các nhà nấm học đều cho rằng muốn phát hiện các loài mới, muốn tìm các giá trị của nấm Lớn nói chung, nấm Lỗ nói riệng chỉ có thể nghiê

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRẦN TUẤN KHA

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI HỌC CÁC LOÀI THUỘC BỘ NẤM LỖ POLYPORALES) LÀM CƠ

SỞ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC NẤM LỚN Ở

VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ

Chuyên ngành: Lâm sinh

Mã số:62.62.0205

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI -2015

Trang 2

Luận án được hoàn thành tại:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS PHẠM QUANG THU GS.TS NGUYỄN THẾ NHÃ

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án

cấp Trường

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Vào hồi ngày tháng năm 2015

Có thể tìm hiểu luận án tại -Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện Trường Đại học Lâm nghiệp

Trang 3

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2013 đất có rừng

tự nhiên là 10.423.844 ha chiếm 75% diện tích rừng toàn quốc Do nhiều nguyên nhân tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép ở một số địa phương trở thành điểm nóng Luật bảo tồn đa dạng sinh học và luật Bảo vệ và phát triển rừng là vấn đề mấu chốt để bảo vệ nguồn sinh vật rừng Làm thế nào bảo vệ tính đa dạng sinh vật để bảo đảm sự sinh tồn và phát triển của nhân loại là vấn đề được các nhà khoa học, các cơ quan chính phủ và các giới doanh nghiệp đặc biệt quan tâm

Hiện nay trên thế giới có khoảng 7000 loài nấm Lón trong 1 triệu 500 loài nấm, nhưng tồn tại thực tế chỉ hơn 3000 loài nấm Lớn trong số hơn 72.000 loài nấm đã biết, phần lớn chưa được nghiên cứu lợi dụng Việc thu thập, phân loại , nắm vững tập tính sống trong hệ sinh thái rừng, nghiên cứu và lợi dụng các loài nấm Lớn có tác dụng rất quan trọng trong việc bảo tồn tính đa dạng sinh học sẽ góp phân làm giàu rừng, phát triển bền vững rừng, bảo vệ môi trường

Chính vì những lý do trên, chính phủ Việt Nam đã công bố Luật Đa dạng sinh học

đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008

Nấm Lỗ là một quần thể sinh vật mọc trên gỗ và trên đất Phần lớn các loài gây mục gỗ, một số loài gây ra tổn thất cho nền kinh tế Đồng thời có nhiều loài dùng làm dược liệu, một số loài làm thuốc phòng chữa ung thư, dùng làm trắng vải, giấy, dùng trong công nghiệp da giày, dùng để phân giải kim loại năng, chất độc dioxin, Selenium, diệt tuyến trùng hại thông Đặc biệt, nấm Lỗ làm nhiệm vụ phân giải lignin, xenlulose, hemixenlulose biến thành các chất hữu cơ đơn giản hoặc thành các chất vô cơ làm chất dinh dưỡng cho các cây con hấp thu, từ đó hoàn thành quá trình tuần hoàn vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái.Những năm gần đây các nhà nấm học đã nghiên cứu khả

năng làm sạch môi trường của nấm Nhiều loài nấm Lớn mọc hoang dại như Lentinus edodes, Agaricus bisporus, Auricularia auricula, Pleurotus pulmonarius có tác dụng tích

luỹ và hút các chất độc trong không khí và đất như Hg, Cd, As, Ag, Ni, Cr còn mạnh hơn cả thực vật (Zhou Qixing, 2008)

Hầu hết các nhà nấm học đều cho rằng muốn phát hiện các loài mới, muốn tìm các giá trị của nấm Lớn nói chung, nấm Lỗ nói riệng chỉ có thể nghiên cứu ở các nước Nhiệt đới, trong đó có Việt Nam (He Shanghui, 2010 )

Về nghiên cứu thành phần loài, những năm gần đây nhiều nhà nấm học đều ủng

hộ quan điểm phân loại của Hibbett và M.C Aime (2006) trong cuốn "Kingdom Fungi"

mà Paul M Kirk, Paul F Cannon, J.A Stalpers biên soạn trong cuốn " Từ điển Nấm" (Dictionary of the Fungi) xuất bản lần thứ 10 năm 2008 và đã được Trung tâm Thông tin công nghệ sinh học Quốc tế (NCBI, National Center for Biotechnical Information ) công

bố năm 2012

Hiện nay ở nước ta chưa một nhà nghiên cứu nào đề cập đến việc xác định thành phần loài và đặc điểm sinh thái nhằm bảo tồn đa dạng sinh học các loài nấm Lớn nói chung, nấm Lỗ nói riệng theo hệ thống phân loại mới

Xuất phát từ những lý do trên tác giả thực hiện đề tài: " Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh thái học các loài thuộc bộ nấm Lỗ (Polyporales) làm cơ sở cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học nấm Lớn ở vườn Quốc gia Ba Vì."

Trang 4

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Thông qua điều tra và xác định các loài nấm Lỗ hiện có cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến thành phần loài, đặc điểm sinh thái học nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học nấm Lớn tại khu vực nghiên cứu nói riêng và các khu bảo tồn ở Việt Nam nói chung

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Xác định các loài nấm Lỗ tại khu vực nghiên cứu

- Xác đinh thành phần loài nấm Lỗ theo hệ thống phân loại của Kirk P.M,Cannon

PF, Minter DW,Stalpers JA trong "Từ điển Nấm học" Xuất bản lần thứ 10,2008 (Kirk

PM, Cannon PF, Minter DW,Stalpers JA.(2008) Dictionary of the Fungi 10th Wallingford: CABI)

- Xác định tính đa dạng loài, đa dạng đặc điểm hình thái, đặc điểm hiển vi các loài nấm Lỗ trong khu vực nghiên cứu

- Xác định đặc điểm sinh thái học nấm Lỗ tại khu vực nghiên cứu

- Bước đầu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học nấm Lớn tại khu vực nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Bao gồm các loài thuộc bộ nấm Lỗ hiện có tại vườn Quốc gia Ba Vì

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thành phần loài, một số đặc điểm sinh thái của bộ nấm

Lỗ và đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học nấm Lớn tại địa bàn nghiên cứu

4 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và đóng góp mới của luận án

4.1 Ý nghĩa khoa học

-Luận án đã tiến hành phân loại các loài nấm Lỗ trên một khu vực rừng tự nhiên thuộc một vườn Quốc gia miền Bắc Việt Nam, đề cập tương đối đầy đủ về thành phần loài, đặc điểm sinh thái học của chúng Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung những kiến thức cơ bản về khoa học phân loại nấm, đặc điểm sinh trưởng phát triển, đa dạng về hình thái, đặc điểm hiển vi và mối quan hệ nhiều chiều với các nhân tố sinh vật và phi sinh vật của các loài nấm Lỗ; cung cấp những thông tin quan trọng vào kho tàng nghiên cứu nấm tại Việt Nam

-Thu thập và giám định được 117 loài nấm thuộc 43 chi, 6 họ trong bộ nấm Lỗ theo hệ thống phân loại mới trong "Từ điển Nấm học" ( XB lần thứ 10, 2008) và được NCBI công bố năm 2012 mà ít có tài liệu phân loại nào đề cập đến ở Việt Nam

-Luận án đã dùng các công thức toán học để tính mức độ sai dị, mức độ phong phú, mức độ đồng đều thông qua các chỉ số phong phú Margalef,chỉ số đồng đều Shannon-Wienner,chỉ số đồng đều Sorensen để chứng minh sự đa dạng các loài nấm Lỗ

ở khu vực nghiên cứu

-Thống kê được số hệ sợi nấm thể hiện mức độ tiến hoá của các loài nấm Lỗ trong các lớp, ngành và giới nấm

- Luận án cũng đã thống kê tác dụng đa dạng của các loài nấm hiện có tại khu vực nghiên cứu như những loài ăn được, những loài làm thuốc chữa bệnh, những loài kháng ung thư và những loài phân giải gỗ mạnh Đặc biệt ở khu vực nghiên cứu có những loài nấm diệt tuyến trùng hại thông và phân giải dioxin nhằm cung cấp thông tin cho những nghiên cứu tiếp theo

Trang 5

- Lập được danh sách 33 loài nấm cần được ưu tiên bảo tồn

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của luận án sẽ cung cấp cho người nông dân biết chăm sóc, bảo vệ rừng, tạo môi trường cho nấm có ích phát triển phát huy được chức năng bảo vệ rừng, làm giàu rừng và phát triển bền vững rừng trên cơ sở sinh thái học nấm Lớn nói chung và nấm Lỗ nói riêng

Giúp người nông dân, các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu bảo tồn, nuôi trồng, phát triển các loài nấm có ích, làm tăng thu nhập, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao sức khoẻ công đồng

4.3 Những đóng góp mới của luận án

-Luận án là công trình đầu tiên được công bố về số loài nấm Lỗ tại một vườn Quốc gia trên miền Bắc Việt Nam Trong đó có 15 loài được công bố đầu tiên ở khu vực nghiên cứu

-Luận án lần đầu tiên xây dựng danh lục theo hệ thống phân loại mới công bố trên thế giới:

"Từ điển Nấm, The Dictionary of Fungi" xuất bản lần thứ 10 công bố năm 2008

- Luận án đã cung cấp nhiều dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh thái học của một số loài nấm Lỗ hiện có trên khu vực nghiên cứu nói riêng và một số vườn Quốc gia

có các loài nấm phân bố nói chung

- Luận án đã lần đầu tiên ở Việt Nam sử dụng các công thức toán học về sai dị, chỉ

số phong phú, chỉ số đồng đếu, chỉ số đa dạng để xác định sự đa dạng sinh học nấm Lỗ -Luận án đã lần đầu tiên cung cấp thông tin về một số loài nấm Lỗ hiện có ở Ba Vì

có thể nuôi trồng để làm thuốc chữa bệnh, kháng ung thư, phân giải kim loại nặng, chất độc Selenium, chất độc dioxin và một số loài phòng trừ bệnh tuyến trùng thông, một bệnh rất nguy hiểm ở Việt Nam và thế giới, đông thời đưa ra danh lục 33 loài nấm ở vườn QGBV cần được bảo tồn

- Phần phụ lục tác giả đã mô tả chi tiết về hình thái, hiển vi, phân bố và công dụng

117 loài nấm Lỗ đã phát hiện, giúp cho nhiều người tìm hiểu về nấm có điều kiện nhận biết và phát hiện các loài nấm mới

-Luận án đã bước đầu đề xuất các giải pháp liên quan đến bảo vệ rừng nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học nấm Lớn ở Việt Nam

5 Bố cục của luận án:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm 3 chương, với tổng 108 trang,

19 bảng biểu, 29 hình, tham khảo 195 tài liệu trong và ngoài nước.Phần phụ lục có 212 ảnh chụp, 3 bản đồ, 14 phụ biểu

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Những nghiên cứu về nấm Lỗ

1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới

Theo thống kê trên thế giới đã có đến 500.000 tài liệu nói về nấm, trong đó nhiều tài liệu đề cập đến những lĩnh vực thành phần loài, đặc điểm sinh thái, đa dạng sinh học của nấm Lỗ

Những năm gần đây nhiều nhà nấm học đều ủng hộ quan điểm phân loại của Hibbett và M.C Aime (2006) trong cuốn "Kingdom Fungi" mà Kirk P.M.,Cannon P.F.,Stalpers J.A biên soạn trong cuốn " Từ điển Nấm" (Dictionary of the Fungi) xuất

Trang 6

bản lần thứ 10 năm 2008 Chủ yếu là nâng ngành phụ nấm Đảm ( Basidiomycotina) thành ngành chính (Basidio-mycota)

Theo Mao Xiaolan (2000) Trung Quốc có khoảng 6000 loài, số loài đã biết có gần

2000 loài Phần lớn chúng thuộc các loài nấm Lỗ Tại Ấn Độ, nhiều nhà nấm học đã nghiên cứu về nấm Lỗ ở một số vùng khác nhau như Radariv et al đã nghiên cứu phát hiện 256 loài nấm Lỗ ở Tây Ghats bang Maharashtra Trong danh lục nấm Lỗ Israel, Daniel Tura (2010) và cộng sự đã ghi chép được 242 loài thuộc 11 chi Trong rừng mưa nhiệt đới Brazil năm 2002, Tatiana B Gibertoni cũng thông báo về số loài nấm Lỗ mọc trong rừng trên các dạng khác nhau như trên gỗ, trên cây sống, trên đất Tại Litva một

số tác giả đã nghiên cứu thành phần loài nấm Lớn và nấm Nhầy, năm 2013 công bố 326 loài nấm Lớn tại vườn Asveja Regional (Lithuania)

Năm 2013 Roy Halling, vườn Thực vật New York Mỹ đã phát hiện nhiều loài nấm Nhiệt đới và Cận nhiệt đới ở Indonesia, Malaysia, Papua New Guinea và Thái lan Ông đã lần đầu tiên phát hiện ở Costa Rica, Brazil và Australia; nhà nấm học cây rừng Nhật Bản Tiến sỹ Tsutomu Hattori đã nghiên cứu nấm Lỗ ở các nước Nhật Bản, Trung

Quốc, Malaysia và Thái lan; Nakason K.K đã công bố một số loài thuộc chi Epithele

( Polyporales) ở Thái Lan và một số nước khác như Côngô, Nam Phi và Đài Loan.Đăc biệt những năm gần đây các nhà nấm học tập trung viêc phân loại nấm Linh chi Ganoderma ở các nước nhiệt đới Mabel Gisela Torres-Torres & Laura Guzmán-Dávalos (2013) đã điếu tra phân loại nấm ở Thái Lan, Malaysia, Singapor và công bố 33 loài mới

Về đặc điểm sinh thái bộ nấm Lỗ đã được nghiên cứu nhiều vào thập kỷ 90 của thế kỷ 20 Zong Wu (2009) đã đề cập đến phân bố địa lí của nấm Lỗ mọc trên gỗ.Theo tác giả vùng nhiệt đới có 66 loài, chiếm 66%; vùng Cận nhiệt đới (Á nhiệt đới)có 25 loài chiếm 25%, vùng Ôn đới chỉ có 5 loài.Wei Yulian (2004) đã kết luận nấm mục gỗ có tác dụng không thể thay thế được trong các khâu tuần hoàn vật chất của hệ sinh thái rừng, làm tăng tính đa dạng của hệ sinh thái, làm giàu rừng

Về mối quan hệ nấm Lỗ với các sinh vật khác, con người và môi trường nhiều tác giả đề cập đến quan hệ với côn trùng, tác dụng diệt tuyến trùng của nấm Lỗ, tác dụng chữa bệnh và kháng ung thư của nấm Lỗ

Chất dioxin được nghiên cứu vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước Đó là một chất độc mạnh có thể chảy theo dòng sông, biển, không khí, đất, tác hại đối với người và ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng.Theo thông báo của Xu Jingtai (2010) ngày nay đã bắt đầu

nghiên cứu sử dụng nấm Lỗ trải bào tử vàng Phanerochaete chrysosporium, nấm mục trắng P sordida để phân giải dioxin

Bệnh tuyến trùng thông là bệnh nguy hiểm của thế giới Gốc chặt cây thông chết

có tuyến trùng là một trong những nguồn xâm nhiễm quan trọng,Các tác giả đã đề cập đến sử dụng nấm Lưu huỳnh ( Laetiporus sulphureus ) để diệt tuyến trùng thông

Về tính đa dạng nấm Lỗ, Zhang Xinbo (2011) đã nghiên cứu tính đa dạng nấm lớn thông qua sinh học phân từ để phân loại tính đa dạng di truyền nấm Lớn Trung Quốc

Về bảo tồn những loài nấm Lỗ nói chung nấm ăn và nấm dược liệu nói riêng, Zhou Liwei (2013) đã chia ra làm 3 loại: loại nguy cơ tuyệt chủng, loại quý và loại hiếm

Uỷ ban Bảo tồn nấm Châu Âu (ECCF) cũng đề cập đến và đưa nhiều loài vào danh sách

đỏ Châu Âu và từng nước

Việc ứng dụng toán học để tính toán các chỉ số đa dạng nấm Lớn cũng chỉ mới bắt đầu trong vài năm gần đây sau khi có các chỉ số phong phú, chỉ số đồng đều, chỉ số đa

Trang 7

dạng trong nghiên cứu sinh thái thực vật.Ví dụ như Rao Jun năm 2012 đã áp dụng xác định tính đa dạng quần xã nấm Lớn trong 3 kiểu rừng

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, nghiên cứu về thành phần loài nấm Lớn nói chung, nấm Lỗ nói riệng phải kể đến nhiều công trình của Trịnh Tam Kiệt công bố liên tục từ năm 1981 đến nay

và năm 2014 đã công bố 1821 taxa nấm lớn trong " Danh lục nấm lớn ở Việt Nam Trước đây đã có các công trình nghiên cứu của Parmasto, E, (1986) Patouillard, N., (1890) Patouillard, N., (1913-1927) và một số tác giả khác

1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

a Vị trí địa lý:

Vườn Quốc gia Ba Vì nắm trong địa phận huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây ( nay là Thành phố Hà Nội), cách Hà nội 50km về phía Tây Toạ độ địa lý 21o01-21o07 độ Vĩ Bắc , 105o18-105o25 độ Kinh Đông Tổng diện tích quản lý là 7.377ha, theo Quyết định thành lập số 17-CT ngày 16/01/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Quyết định số 407 – CT ngày 18/12/1991 về việc đổi tên thành Vườn quốc gia

Ba Vì và giao Bộ Lâm nghiệp quản lý

b Địa hình

Ba Vì là một vùng núi trung bình, núi thấp và đồi nối tiếp bán sơn địa

c Đặc điểm khí hậu thủy văn

+ Đặc điểm khí hậu

Khu vục Ba Vì 21o Vĩ Bắc, chịu tác động của cơ chế gió mùa Tác động phối hợp của vĩ độ và gió mùa tạo nên loại khí hậu nhiệt đới ẩm với một mùa đông khô lạnh

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450

e Tài nguyên thực vật

Thảm thực vật được chia ra 3 kiểu rừng: rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm cận nhiệt đới, rừng kín thường xanh hỗn hợp cây lá rộng và cây lá kim cận nhiệt đới núi thấp và rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp hiện chỉ cón kiểu phụ nhân tác rừng thưa nhiệt đới, rừng tre nứa và rừng phục hồi

Hệ thực vật Ba Vì có khoảng 812 loài thực vật bậc cao thuộc 472 chi 99 họ Nhiều loài cây quý hiếm như Bách xanh, Thông tre, Sến mật, Giổi lá bạc, Quyết thân gỗ… 250 loài cây thuốc chữa nhiều bệnh

Trang 8

g Tài nguyên động vật

Năm 2001 đã thống kê có 45 loài thú, 115 loài chim, 11 loài bò sát, 15 loài lưỡng

cư 87 loài loài côn trùng.8 loài sinh vật thuỷ sinh

h Đặc điểm kinh tế - xã hội

Ba vì có 7 xã vùng đệm thuộc dân tộc Kinh, Mường, Dao Tổng số dân là 46.547 người trong 10.125 hộ Nhìn chung kinh tế trong vùng chưa phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

Để đáp ứng mục tiêu đề ra, đề tài nghiên cứu bao gồm các nội dung sau:

2.1.1 Thành phần loài bộ nấm Lỗ ở khu vực nghiên cứu

- Điều tra, thu thập mẫu, xác định tên từng mẫu nấm thông qua đặc điểm hình thái, kết cấu hiển vi và các tài liệu chuyên khảo về phân loại nấm Lớn trong và ngoài nước

- Lập danh lục nấm theo hệ thống phân loại mới của Kirk "Từ điển Nấm học" (2008) (Kirk PM, Cannon PF, Minter DW, Stalpers JA (2008) Dictionary of the Fungi 10th Wallingford: CABI.)

- Mô tả 15 loài mới phát hiện ở khu vực nghiên cứu

- Thống kê số loài theo các chi, họ thuộc bộ nấm Lỗ

2.1.2.Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái nấm Lỗ theo các yếu tố phi sinh vật và sinh vật

1) Các yếu tố phi sinh vật bao gồm phân bố địa lý, địa hình (độ cao so mặt biển)

số lần gặp, mùa mọc Các yếu tố sinh vật bao gồm : khả năng ký sinh của nấm Lỗ, khả năng chọn lọc cây chủ của nấm Lỗ, mối quan hệ giữa nấm Lỗ với các loài cây chủ, kiểu rừng, trạng thái rừng và các loài côn trùng

2) Bước đầu nghiên cứu diễn thế quần xã của nấm Lỗ

3) Nghiên cứu một số chức năng của nấm Lỗ nhằm đề xuất danh lục nấm Lõ cần được bảo tồn

2.1.3 Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học nấm Lõ ở Vườn QGBV

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp kế thừa

Chủ yếu là thu thập và sử dụng các thông tin tư liệu trong và ngoài nước về các vấn đề cần nghiên cứu bao gồm trên 30 tài liệu phân loại nấm Lớn nói chung và nấm Lỗ nói riêng từ năm 2000 đến nay

2.2.2 Phương pháp điều tra

Tuân thủ phương pháp điều tra sâu bệnh hại cây rừng cũng như phương pháp điều tra tài nguyên bao gồm công tác chuẩn bị, ngoại nghiệp và nội nghiệp.Mô tả đặc điểm của các tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn

2.2.3 Phương pháp thu thập mẫu vật

Tham khảo "Quy phạm điều tra tài nguyên nấm lớn của Trung Quốc ban hành năm 2008" do Viện Khoa học Lâm nghiệp Trung Quốc xuất bản năm 2010,

2.2.4 Phương pháp giám định mẫu

Trang 9

Tiến hành xác định mẫu tươi Những mẫu nấm khô và thể quả cứng cần áp dụng phương làm mềm mẫu của Teixeira (2008)

2.2.5 Phương pháp nghiên cứu thành phần loài

Dựa vào các tài liệu phân loại đã công bố những năm gần đây, chủ yếu là tài liệu phân loại của Kirk PM, Cannon PF, Minter DW, Stalpers Jaiatrogn "Từ điển nấm học"(2008), Dictionary of the Fungi 10th Wallingford: CABI và của Trịnh Tam Kiệt

(2014) Danh lục nấm Lớn ở Việt Nam NXB Đại học Quốc gia , Hà Nội

2.2.6 Phương pháp mô tả một số loài nấm Lỗ mới phát hiện ở khu vực nghiên cứu

Mô tả theo thứ tự đặc điểm thể quả bao gồm hình dạng, màu sắc, kích thước tán nấm, cuống nấm, mô nấm, ống nấm và kết cấu hiển vi bao gồm hệ sợi nấm và bào tử'; đặc điểm sinh thái bao gồm sinh cảnh, dạng mục và phân bố

2.2.7 Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học

Đề cập đến một số vấn đề liên quan về mối quan hệ với phân bố nấm với các nhân

tố sinh thái bao gồm: nhân tố phi sinh vật như vị trí địa lý, địa hình , số lần gặp, mùa mọc; nhân tố sinh vật như kiểu rừng, trạng thái rừng, loài cây chủ, các loài côn trùng và động vật

2.2.8 Các dụng cụ thiết bị nghiên cứu

Sử dụng máy ảnh Canon 10.0, máy xác định độ cao Nhật Bản, kính hiển vi Đức để ghi lại hình ảnh, xác định điều kiện môi trường

2.2.9 Phương pháp phân tích số liệu

Để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố địa hình tới đặc điểm phân bố của nấm

Lỗ đã sử dụng một số công thức sau đây:

1 Tiêu chuẩn U Từ các số liệu điều tra được thể hiện trên các bảng biểu, tiến hành tính toán theo phương pháp so sánh các mẫu quan sát, tính toán sai dị theo phương pháp thống kê toán học ứng dụng trong lâm nghiệp của Ngô Kim Khôi và CS (2001) [13] :

- Điều kiện: + Tổng thể chuẩn (hoặc n  30)

+ Phương sai biết trước

- Công thức tính tiêu chuẩn U:

2

2 2

1

2 1

2 1

n n

X X U

1 S

trong đó:

X1; X2 là giá trị trung bình cộng cần kiểm tra của hai khu vực

(thí dụ đai cao, hướng phơi )

n1, n2 là dung lượng mẫu quan sát của hai khu vực 12= S12; 22= S22 là phương sai của các số trung bình ở hai khu vực

- Đánh giá:

H0: 1=2 (Giả thiết hai số trung bình bằng nhau)

Khi U  1 , 96 H0 ( 0 , 05 ) Hai số trung bình có sự khác nhau rõ rệt với mức độ tin cậy là 95%

Trường hợp U  1 , 96 H0 ( 0 , 05 ) Hai số trung bình không có sự khác nhau với mức độ tin cậy là 95%

Trang 10

Trong đó 2C là số loài có ở cả 2 độ cao hay hướng phơi, A và B là số loài chỉ

có ở 1 độ cao hay 1 hướng phơi A hoặc B

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.Thành phần loài các loài nấm Lỗ

3.1.1 Danh lục các loài nấm Lỗ

Bảng danh lục bao gồm 117 loài (có 4 loài chưa xác định tên) thuộc 43 chi 6 họ thể hiện bộ nấm Lỗ ở vườn QGBV khá đa dạng về thành phần loài Số loài, số chi trong các

họ được trình bày ở các phần dưới đây:

3.1.2 Đa dạng về số loài trong các họ

Nếu thống kê số loài trong các họ được thể hiện ở bảng 3-1

Bảng 3.1 Số chi và số loài trong các họ thuộc bộ nấm Lỗ

Bảng trên cho thấy: số loài trong các họ Polyporaceae chiếm tỷ lệ nhiều nhất sau đó

là Ganodermataceae rồi đến Phanerochaetaceae, số loài trong họ Meripilaceae chiếm tỷ

lệ ít nhất.Số loài và số chi không theo tỷ lệ thuận Có chi ít loài nhiều loài, có loài nhiều chi nhưng ít loài

3.1.4 Đa dạng về số loài trong các chi

Nếu sắp xếp số loài trong 43 chi nấm Lỗ vườn QGBV cho thấy số loài trong các

chi cũng rất đa dạng, số loài có tỷ lệ nhiều nhất thuộc về chi Ganoderma, sau đó là chi Trametes rồi đến Amauroderma

Từ kết quả nghiên cứu về thành phần loài nấm Lỗ tại vườn QGBV chúng tôi có một

số nhận xét như sau:

Trang 11

Nấm Lỗ ở vườn QGBV rất đa dạng về thành phần loài Chúng thể hiện ở một số điểm như sau:

Nếu so sánh với kết quả điều tra khu hệ nấm Lớn khu bảo tồn thiên nhiên Nam Lĩnh, Quảng Đông,Khu bảo tồn thiên nhiên Cửu Liên Sơn, Giang Tây (TQ, Khu bảo tồn thiên nhiên Núi thông (Bắc Kinh) Tây Ghats bang Maharashtra Ấn Độ,danh lục nấm Lỗ Israel và một số khu vực trong nước như:Thanh - Nghệ - Tỉnh,Tây Ninh, Thừa Thiên Huế vườn Quốc gia Cúc Phương, chúng tôi nhận thấy nấm Lỗ ở Vườn Quốc gia Ba Vì cũng rất phong phú và đa dạng

Sơ đồ vị trí phân loại nấm Lỗ (POLYPORALES)

Giới nấm (Fungi) Ngành nấm Đảm ( Basidiomycota)

Lớp nấm Tán ( Agaricomycetes)

Lớp phụ nấm Tán (Agaricomycetidae)

Bộ nấm Lỗ (Polyporales) [117]

Polypolaceae [45] Fomitopsidaceae [9] Ganodermataceae [39]

Meruliaceae [8] Meripilaceae [6]Phanerochaetaceae [10]

Hình 3.1 Vị trí phân loại nấm Lỗ ở vườn QGBV

3.1.5 Phân bố cá thể loài theo hệ thống phân loại

Bảng trên cho thấy số thể quả họ Polyporaceae nhiều nhất, chiếm 72,56% sau đó

là Ganodermataceae, 10,82%, số thể quả ít nhất là họ Phanerochaetaceae, 1,17% Điều

Trang 12

này thể hiện những nấm có thể quả nhỏ chiếm số lượng nhiều nhưng phân bố không đồng đều, chúng tập trung ở những cành khô, cây đổ như các loài thuộc họ Polyporaceae thường phân bố trên cả 2 đai độ cao Các loài thuộc họ Ganodermataceae, Fomitopsidaceae thường phân bố ở trên đai núi vừa, các họ Meripilaceae, Meruliaceae, Phanerochaetaceae lại thường phân bố ở trên đai độ cao núi thấp

3.1.6 Đặc điể m m ộ t só loài n ấ m m ớ i phát hi ệ n trong b ộ n ấ m L ỗ ở khu v ự c nghiên c ứ u

Từ danh lục các loài nấm Lớn ở Việt Nam đã được Trịnh Tam Kiệt công bố năm

2014, có 13 loài nấm Lỗ chưa được đề cập đến và đã được mô tả trong luận án theo những đặc điểm hình thái và kết câu hiển vi phân bố và công dụng

3.1.7 Đặc điểm hình thái và kết cấu hiển vi của nấm Lỗ

Đặc điểm hình thái và kết cấu hiển vi của nấm Lỗ là căn cứ chủ yếu để phân loại

Từ 117 loài trong danh lục nấm, có thể thống kê về đặc điểm hình thái và kết cấu hiển vi của tất cả các loài nấm hiện có ở Ba Vì theo bảng thống kê như sau:

3.1.7.1 Đặc điểm hình thái của nấm Lỗ

Sau khi thống kê các đặc điểm hình thái thể quả, có thể tổng hợp vào bảng 3-3

Bảng 3.3 Một số đặc điểm hình thái của nấm Lỗ

nấm hoại sinh thích nghi với cành khô và một ít cây đổ nhằm bảo tồn nòi giống

3.1.7.2 Đặc điểm kết cấu hiển vi của nấm Lỗ

Trang 13

Thống kê số hệ sợi, sợi sinh sản có khoá, không khoá và hình thái bào tử của nấm

lỗ được thể hiện ở bảng 3-8 :

Bảng trên chứng tỏ: trong các loài nấm Lỗ, 3 hệ sợi nấm là nhiều nhất, 2 và 3 hệ sợi chiếm tỷ lệ khá cao (82,90%) Điều này chứng tỏ hầu hết nấm Lỗ là những loài có mức tiến hoá cao, so với các loài nấm khác Tỷ lệ sợi nấm có khoá và không có khoá xấp xỉ nhau Các sợi nấm không có khoá đêu thuộc các chi thuộc họ Ganodermataceae, sợi nấm

có khoá thường thuộc họ Polyporaceae và một số họ khác Về hình thái bào tử, đa số chúng không màu, hình trụ, hình bầu dục và hình trứng, một số ít trong chi

Amauroderma có bào tử hình câu Đặc biệt hình thái của bào tử nấm Linh chi có hai

vách tế bào, vách trong có gai, có màu là những loài rất dễ nhận biết

Tóm lại, thành phần loài nấm Lỗ vườn QGBV không chỉ phong phú và đa dạng về

số loài, số cá thể mà còn phong phú và đa dạng về hình thái, kết cấu hiển vi

3.2 Đặc điểm sinh thái bộ nấm Lỗ vườn QGBV

3.2.1.Sự phân bố nấm lỗ theo các nhân tố sinh thái

3.2.1.1 Sự phân bố nấm Lỗ theo các nhân tố phi sinh vật

1) Phân bố nấm Lỗ theo vị trí địa lý

Phân bố nấm Lỗ rất rộng, từ núi cao đến đồng bằng đều có nấm Lỗ mọc Chúng đa dạng không chỉ về mặt địa hình, loài cây mà những nơi nào có gỗ là có nấm Lỗ Thông thường nấm Lỗ được chia ra nấm mọc trên gỗ và nấm mọc dưới đất Những loài mọc trên gỗ phần lớn là những loài hoại sinh, một số ít kiêm hoại sinh Số loài nấm Lỗ gây bệnh cho cây gỗ rất ít Sự biến đổi số loài nấm Lỗ thường phụ thuộc loài cây và điều kiện khí hậu

Nấm Lỗ phân bố trên địa cầu cũng rất rộng Ngoài Bắc, Nam cực và các đảo xa chưa thấy có các tài liệu nghiên cứu công bố, hầu như tất cả mọi nơi trên địa cầu đều có nấm Lỗ Nhiều loài nấm vẫn chưa rõ vùng phân bố, đặc biệt là các loài nấm vùng Nhiệt đới Từ các tài liệu đã công bố trên thế giới và trong nước, ta có thể thống kê 117 loài nấm ở vườn QGBV như bảng 3-4

Bảng 3.4 Sự phân bố chủ yếu của các loài nấm Lỗ ở vườn QGBV

2) Phân bố nấm Lỗ theo địa hình

a) Phân bố nấm Lỗ theo độ cao

Ngày đăng: 10/04/2015, 11:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w