Kiến nghị với Nhà nước và chính phủ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP BẮC Á – CHI NHÁNH HÀ THÀNH (Trang 66)

Chính phủ là đầu tàu, điều hành hoạt động của mọi lĩnh vực, mọi mặt trong nền kinh tế cũng như trong xã hội. Do đó, sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động của hệ thống Ngân hàng đóng vai trò rất to lớn.

Toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng, kinh tế - xã hội phát triển không ngừng nhiều quan hệ xã hội mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật để tạo ra môi trường pháp lý ổn định cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà hệ thống pháp luật nước ta chưa thật đồng bộ, chưa thực sự là chỗ dựa pháp lý cho các nhà kinh doanh. Do đó, xin kiến nghị với Chính phủ cần có những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo luật pháp phải được thực hiện một cách nhất quán và triệt để đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Chính phủ cần ban hành kịp thời những văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn thi hành những điều luật mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế. Hoàn thiện môi trường pháp lý : Môi trường pháp lý trong lĩnh vực Ngân hàng hiện nay đang từng bước hoàn thiện, tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động khá tốt song vẫn còn nhiều bất cập như: sự cạnh tranh chưa lành mạnh giữa ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần, nhiều văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng còn chưa đầy đủ và cụ thể gây khó khăn cho các ngân hàng. Vì vậy đề nghị Quốc Hội và Chính phủ tiếp tục chỉ đạo về việc xây dựng, chỉnh sửa và bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng theo hướng quy định rõ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các Ngân hàng thương mại, đồng thời có chính sách thúc đẩy sự mở rộng phát triển của hoạt động ngân hàng hơn, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế đất nước.

Ổn định môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế có ổn định, hoạt động sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp mới thuận lợi và lợi nhuận mới lớn đem lại thu nhập cao cho cá nhân và doanh nghiệp. Đây là tiền đề quan trọng cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng có điều kiện mở rộng và phát triển. Đối với Việt Nam hiện nay thì

những điều kiện quan trọng để tạo nên sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là: ổn định chính trị ổn định tiền tệ và có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn.

Một đất nước trước hết muốn phát triển thì phải có một nền chính trị ổn định, nhân dân sống và lao động theo pháp luật.Ngược lại sự bất ổn địnhvề chính trị xã hội sẽ tạo nên những tâm lý bất ổn trong dân chúng cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước về chế độ chính sách và làm cho họ e ngại trong khi bỏ vốn đầu tư.

Bên cạnh đó nhà nước cần đưa ra những quyết sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, song song với các chỉ tiêu GDP cần phải hết sức lưu tâm chú ý đến chỉ số lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng CPI, ổn định giá trị đồng nội tệ so với các ngoại tệ mạnh. Chỉ có thế người dân mới an tâm khi gửi tiền với kỳ hạn dài vào các định chế tài chính trong nền kinh tế. Khi lòng tin của dân chúng vào sự ổn định của đồng tiền Việt Nam được nâng cao thì công tác huy động vốn sẽ thuận lợi hơn.

Song song với đó nhà nước phải có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, tạo điều kiện cho mọi ngành nghề hợp pháp cùng phát triển, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các tổ chức kinh tế, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đặc biệt là ở các doanh nghiệp Nhà nước bằng cách đầy mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp, mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài.

Thời gian qua chính phủ cũng đã có nhiều biện pháp tích cực trong việc giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông như trả lương cán bộ công nhân viên qua tài khoản ATM, tuy nhiên để nó thực sự đi vào đời sống nhân dân và phát huy tác dụng thì cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ liên quan đến nhiều ngành như thanh toán phí, lệ phí cầu đường, đổ xăng xe, bảo hiểm, dịch vụ điện nước…điều này không những giảm chi phí mà còn tạo nên nguồn vốn cho Ngân hàng thông qua tài khoản thanh toán.

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước phải ráo riết triển khai thực hiện các cam kết trong Hiệp định Việt - Mỹ, các thoả thuận song phương với liên minh Châu Âu, Nhật Bản cũng như chương trình mà chúng ta dự kiến sẽ tham dự để gia nhập WTO để ngân hàng Nhà nước Việt Nam có sự hội nhập dầy đủ hơn vào thị trường tài chính khu vực cũng như thế giới một cách chủ động, mở ra một thị trường vốn đầy tiềm năng cho các ngân hàng Việt Nam.

Hiện nay, các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ được phép phát hành các giấy tờ có giá như: kỳ phiếu, trái phiếu,... đã gây hạn chế nhiều đến sự hấp dẫn của các dịch vụ đối với khách hàng. Việc cho phép phát hành kỳ phiếu, trái phiếu với nhiều hình thức khác nhau một mặt cho phép các ngân hàng thương mại năng động hơn trong tăng cường huy động vốn, đáp ứng nhu cầu tăng tài sản mặt khác việc làm này sẽ thúc đẩy quá trình phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.

Từ chỗ chỉ 2% - 3%/năm, thì nay, các ngân hàng dâng lãi suất không kỳ hạn tới 9% - 11%/năm để giành vốn của nhau.

Bởi vậy, nhiều ý kiến từ một số ngân hàng thương mại cho rằng, thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước nên khống chế ngay trần lãi suất tiền gửi không kỳ hạn ở mức 2%/năm.

Thứ hai, mặc dù trong bối cảnh lạm phát như hiện nay, đẩy tiền ra thị trường là quyết định rất khó khăn của Ngân hàng Nhà nước nhưng đề phòng mất thanh khoản cục bộ ở một số ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước nên sẵn sàng tái cấp vốn trong một khoảng thời gian vài tháng ở mức cao hơn bình thường.

Thứ ba, thanh tra Ngân hàng Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ sử dụng nguồn tái cấp vốn, không để tổ chức tín dụng đưa nguồn vốn này đẩy vào tín dụng bên cạnh kiểm soát tăng trưởng dư nợ tín dụng dưới mức 20% theo đúng Nghị quyết 11 của Chính phủ và Chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Do đó,mọi quyết định hành động của NHNN đều ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong những năm qua NHNN đã tích cực điều chỉnh và ban hành nhiều chính sách về ngân hàng nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, trước sự thay đổi của nền kinh tế trong nước và thế giới, NHNN cần có nhiều điều chỉnh và hỗ trợ các ngân hàng thương mại hơn nữa để hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng phát triển bắt kịp với các nước tiên tiến trên thế giới.

Thứ nhất là, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách và các văn bản pháp quy phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, trước hết là những hiệp định đã ký kết như APEC, WTO, ASEAN. Đồng thời, tiếp tục sửa đổi bổ sung Luật về ngân hàng và các tổ chức tín dụng, xây dựng các văn bản hướng dẫn kèm theo để các ngân hàng thương mại có thể nhanh chóng tiếp cận chính sách mới và phù hợp hơn với những diễn biến xu hướng của nền kinh tế trong nước cũng như thế giới.

Thứ hai là, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền tệ một cách đồng bộ, sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ một cách linh hoạt nhằm điều hoà hợp lý lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, chính sách lãi suất là một công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ của quốc gia nhằm điều chỉnh quan hệ cung cầu trên thị trường. Vì lãi suất có ý nghĩa quyết định việc người dân có gửi tiền vào Ngân hàng hay không, do đó nó mang tính nhạy cảm rất cao.

Theo Quyết định Số: 16/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước thì: “Các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động, lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố để áp dụng trong từng thời kỳ.”. Mức lãi suất cơ

bản NHNN quy định hiện nay là 9%/năm. Tuy nhiên, trước áp lực cạnh tranh huy động vốn ngày càng gay gắt, các ngân hàng thương mại đang tìm cách lách luật để giữ chân khách hàng cũ cũng như hút vốn khách hàng mới. Trước thực trạng này, trong tháng 3/2011, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam, Thông tư 04 quy định các NHTM phải áp dụng lãi suất không kỳ hạn đối với khách hàng rút vốn trước hạn. Để “đối phó” với quy định này, nhiều NHTM bắt đầu tăng mạnh lãi suất không kỳ hạn lên rất cao, chỉ cách trần lãi suất huy động hiện nay 2-3%/năm. Từ thực tế đó, rõ ràng vai trò của lãi suất cơ bản cũng như chính sách lãi suất đang bị làm “méo mó”, đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải xây dựng các quyết định thông tư hay các văn bản pháp luật khác một cách chặt chẽ tránh tình trạng lách luật hiện nay, thêm nữa quy định rõ các chế tài xử phạt nghiêm khắc với những tổ chức tín dụng vi phạm. Tuy nhiên nếu nhìn nhận vấn đề thì trên thế giới hiện nay chỉ còn 2 nước sử dụng lãi suất cơ bản. Thời gian qua, cùng với việc gia tăng dư nợ tín dụng, nguy cơ lạm phát có thể phát sinh, vấn đề lãi suất cơ bản lại nóng lên. Có quan điểm cho rằng nên bỏ lãi suất cơ bản vì nó không dựa trên cơ sở kinh tế thị trường mà là những quyết định đơn phương của NHNN và điều không tránh khỏi là gây ra những sự tự điều chỉnh của các thành phần kinh tế. Song trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn và chứa đựng nguy cơ xấu (thâm hụt ngân sách, nguy cơ lạm phát…), sự can thiệp của Nhà nước vào hệ thống tài chính - tiền tệ vẫn thực sự cần thiết và không thể thay thế. Nhìn một cách tổng quan hơn thì bất kỳ một vấn đề gì cũng có hai mặt của nó, điều quan trọng ở đây là chúng ta mà cụ thể hơn là các cơ quan Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước cần phân tích “lợi- hại”, thiệt-hơn” linh hoạt trong từng giai đoạn từng thời kỳ để những chính sách đó thực sự có tác dụng vừa đảm bảo được nguồn vốn cho xã hội vừa kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô.

Thứ 3 là, nâng cao năng lực kiểm tra thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng. Tăng cường các cuộc thanh tra bớt chợt đồng thời nâng cao trình độ của thanh tra viên. Gần đây, đang diễn ra cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các Ngân hàng, một số Ngân hàng thương mại lách luật lãi suất trần qui định 14% dưới hình thức thường là ghi thêm phiếu chi thưởng lãi suất. Khoản chênh lệch được tách ra ngoài sổ tiết kiệm. Không những thế, khách hàng còn được tham gia và hưởng nhiều sản phẩm khuyến mãi. Do vậy, lãi suất thực lĩnh đã vượt lãi suất danh nghĩa. Điều này đã làm mất tính cạnh tranh công bằng trong hệ thống Ngân hàng thương mại gây nhiều bức xúc cho những ngân hàng thực hiện nghiêm túc. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường kiểm tra, thanh tra; nếu phát hiện trường hợp nào không thực hiện đúng trần lãi suất thì phải xử lý nghiêm, có như vậy thì mới tạo được một mặt chung về lãi suất. tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả huy động vốn, chất lượng dịch vụ.

Thứ 4 là, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu tham mưu cho chính phủ, để mở rộng thêm nhiều loại hàng hoá như các loại trái phiếu, các loại chứng khoán nợ

do tổ chức tín dụng phát hành,... có thể sử dụng trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, là cơ sở để tăng cường hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng tái cấp vốn trong một khoảng thời gian vài tháng ở mức lãi suất hợp lý khi Ngân hàng thương mại bức thiết về vốn và cần vốn ngay. Tuy nhiên thanh tra Ngân hàng Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ cơ cấu huy động vốn của các NHTM cũng như việc sử dụng nguồn tái cấp vốn, không để các NHTM đưa nguồn vốn này đẩy vào tín dụng

Thứ 5 là, trước tình hình tỷ giá biến động đã gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và cả ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng Nhà nước cần theo dõi chặt chẽ những tín hiệu của thị trường, từ đó đề xuất và thực hiện các chính sách ổn định tỷ giá. Từ đó, người dân cũng an tâm hơn trong việc gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước nên tạo “sân chơi” công bằng, bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần, để các ngân hàng này có thể hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

NHNN cần tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện các cơ chế, chính sách mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nhằm giảm tỷ lệ tiền mặt trong thanh toán để các ngân hàng huy động được nhiều vốn hơn.

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Bắc Á

Ngân hàng TMCP Bắc Á là cơ quan quản lý trực tiếp đối với chi nhánh Hà Thành. Do vậy, để giúp cho chi nhánh có thể tăng cường hoạt động huy động vốn thì Ngân hàng TMCP Bắc Á cần có những chính sách cụ thể sau:

Để tăng cường huy động vốn, Ngân hàng Bắc Á cần xây dựng chính sách huy động vốn cụ thể và phù hợp với tình hình thị trường huy động vốn. Từ đó hoàn chỉnh các văn bản về hướng dẫn thực hiện các hình thức huy động cũng như các văn bản khác trong toàn hệ thống và các chi nhánh trực thuộc. Nghiên cứu triển khai những sản phẩm mới hấp dẫn, phù hợp với diễn biến thị trường để củng cố vốn huy động và thu hút khách hàng.

Ngân hàng nên điều chỉnh biểu lãi suất huy động linh hoạt để tăng khả năng cạnh tranh đối với các ngân hàng thương mại khác mặt khác đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, Ngân hàng nên khuyến khích các chi nhánh tự xây dựng và thực hiện các chương trình huy động vốn riêng nhằm phát huy cao sự chủ động khả năng sáng tạo và linh hoạt của mình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động chi nhánh, khi các chi nhánh gặp khó khăn thì ngân hàng nhanh chóng dùng nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhau ngoài biện pháp cấp vốn trực tiếp.

ngắn hạn về nghiệp vụ, kĩ năng làm việc cho các cán bộ của các chi nhánh.

Hoàn thiện và đưa vào áp dụng những công nghệ hiện đại và các chương trình

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP BẮC Á – CHI NHÁNH HÀ THÀNH (Trang 66)