Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP BẮC Á – CHI NHÁNH HÀ THÀNH (Trang 39)

a. Chính sách huy động vốn của NH

- Hình thức huy động vốn : Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì

trước hết phải đa dạng hoá các hình thức huy động. Hình thức huy động càng phong phú thì ngân hàng càng dễ huy động hơn khách hàng có thể có nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình hơn như : phát hành trái phiếu, kì phiếu, huy động tiền gửi

tiết kiệm trong đó đưa ra nhiều thời hạn và tiện ích khác nhau. Các hình thức huy động vốn được đưa ra phải dựa trên cơ sở nghiên cứu phân tích biến động xu hướng thị trường, tâm lý khách hàng.

- Lãi suất huy động : chính sách lãi suất là một trong những chính sách quan

trọng nhất để bổ trợ cho công tác huy động vốn của Ngân hàng. Đối với người gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi rõ ràng lãi suất là điều họ quan tâm và bộ phận này rất nhạy cảm với lãi suất. Hoặc lãi suất được ghi trên các giấy tờ có giá là một tiêu chí quan trọng đối với khách hàng khi lựa chọn sản phẩm này. Để tạo được nhiều vốn thì ngân hàng phải có chính sách lãi suất hợp lí vừa đảm bảo kích thích người gửi tiền lại vừa phù hợp với lãi suất cho vay của ngân hàng để tránh thua lỗ. Hiện nay một số ngân hàng để thu hút khách gửi tiền đã sử dụng lãi suất rất linh hoạt như chia nhỏ lãi suất theo các thời hạn tiền gửi khác nhau,trả lãi cho tài khoản tiền gửi không kì hạn đồng thòi để không bị ứ đọng vốn thì họ giảm cả lãi suất cho vay. Tuy nhiên sự tăng giảm lãi suất này chỉ giới hạn trong một biên độ nhất định để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có lãi.

- Bảo hiểm tiền gửi: ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh

tiền tệ nên luôn luôn tiềm ẩn rủi ro ngay trong nội tại ngân hàng cũng như từ những yếu tố bên ngoài. Vì vậy sự an toàn của các ngân hàng thương mại luôn là mối quan tâm hàng đầu của không riêng cổ đông hay ban lãnh đạo ngân hàng mà còn đặc biệt quan trọng đối với người gửi tiền. Bởi vì phần lớn vốn kinh doanh của ngân hàng là vốn huy động từ bên ngoài. Để lấy được niềm tin từ người gửi tiền đồng thời bảo vệ lợi ích cho họ tránh được những tổn thất khi ngân hàng gặp rủi ro mất khả năng thanh toán thì các ngân hàng thương mại phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Việc này đã phần nào tạo niềm tin hơn cho các đối tượng gửi tiền vì các công ty bảo hiểm tiền gửi sẽ đứng ra chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ tiền cho người gửi tiền khi ngân hàng phá sản không có khả năng chi trả. Tuy nhiên bảo hiểm tiền gửi còn rất hạn chế ở Việt Nam song cũng với sự phát triển của ngành ngân hàng chắc chắn trong thời gian không xa nó sẽ phát triển phù hợp tương xứng với sự lớn mạnh của toàn hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

b. Nhân sự và công nghệ của NH:

- Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng : đội ngũ cán bộ Ngân hàng là “nguyên khí” là “linh hồn” của bất cứ một ngân hàng nào.

•Về phương diện quản lý : Nếu ngân hàng quản lý tốt về mặt nhân sự, tuyển

dụng và đào tạo được những cán bộ nguồn cán bộ có trình độ mẫn cán với công việc thì coi như bước đầu thành công. Bằng những phân tích chuyên sâu họ sẽ dự đoán được nắm bắt được những biến đổi ngoài thị trường một cách nhanh chóng để tư vấn cho khách hàng của mình nên đầu tư vào đâu có hiệu quả cao nhất. Từ đó thu hút được khách hàng làm cho môi trường đầu tư của ngân hàng ngày càng mở rộng. Bên cạnh đó còn xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong từng cán bộ nhân viên tạo nên tính đặc trưng đặc thù mang lại hiệu quả cao nhất trong công việc.

quá trình hoạt động kinh doanh, mọi thao tác nghiệp vụ đều được thực hiện nhanh chóng chính xác và có hiệu quả. Tuy nhiên song song với đó phải liên tục tạo cơ hội cho lớp trẻ như tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát triển nâng cao trình độ chuyên môn cũng như môi trường phát huy cao độ khả năng sáng tạo tư duy phát kiến ra những sản phẩm mới từ đó ngân hàng có điều kiện mở rộng kinh doanh, giảm thấp chi phí hoạt động và thu hút được nhiều khách hàng.

•Thái độ phục vụ khách hàng : cũng như là bộ mặt của mỗi ngân hàng. Đây là

yếu tố tác động trực tiếp đến tâm lý cũng như tình cảm của người gửi tiền. Nếu các nhân viên ngân hàng luôn cởi mở nhiệt tình trong giao dịch hướng dẫn khách hàng, luôn tạo điều kiện tốt cho khách hàng thì sẽ gây được thiện cảm và uy tín đối với họ, sẽ ngày càng có nhiều khách hàng đến giao dịch, gửi tiền tại ngân hàng hơn. Điều này không trực tiếp tạo nên doanh thu, lợi nhuận cho ngân hàng nhưng đó luôn là những gì ngân hàng hướng tới.

- Công nghệ thông tin:

Trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin giữ một vai trò không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động ngân hàng luôn gắn liền với công nghệ thông tin ở hầu hết các nghiệp vụ từ việc nhận, nhập tiền gửi, hay thanh toán qua tài khoản khách hàng đến việc cho vay, đầu tư trên thị trường tài chính. Hệ thống công nghệ và thông tin càng hiện đại thì càng phục vụ hữu ích cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc tìm kiếm, quản lý thông tin về khách hàng, thị trường cũng như toàn bộ ngân hàng. Hiện nay khi mà thanh toán không dùng tiền mặt đang phát triển nhanh, nhiều loại thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ tăng nhanh về chủng loại số lượng, ngân hàng nào không kịp thời phát triển công nghệ tương ứng ngân hàng đó sẽ tụt hậu. Do đó ngành Ngân hàng phải tiếp tục trang bị những công nghệ hiện đại, nhất là khâu thanh toán. Mặt khác Ngân hàng cần nghiên cứu để đưa ra các hình thức huy động vốn phù hợp. Từ đó tạo cho khâu thanh toán luân chuyển vốn nhanh và thuận tiện cho công tác kiểm soát.

c. Mạng lưới hoạt động của NH:

Ngành ngân hàng là một trong những ngành phát triển nhanh nhất ở nước ta chỉ trong thời gian ngắn mạng lưới ngân hàng đã phủ khắp tất cả các tỉnh thành phố từ trung ương đến địa phương. Với một mạng lưới như thế các ngân hàng sẽ có điều kiện cấp các dịch vụ của mình cho người dân một cách chu đáo và tiện lợi nhất. Với những ngân hàng sát địa bàn dân cư hoặc gần với những trung tâm thương mại thì sẽ có thuận lợi khi thu hút vốn. Lẽ tự nhiên, khi dân chúng có tiền nhàn rỗi họ sẽ đến các chi nhánh ngân hàng gần nhà mình nhất để gửi, như thế vừa tiết kiệm thời gian đi lại vừa đảm bảo an toàn khi cho số tiền của họ. Tuy nhiên để mở thêm nhiều chi nhánh thì các ngân hàng phải cân nhắc về khả năng vốn, khách hàng mục tiêu, địa điểm hoạt động và các yếu tố khác để tránh rơi vào tình trạng mất khả năng quản lý, kinh doanh không hiệu quả.

d.Hoạt động Marketing và các dịch vụ tiện ích của NH:

Marketing ngày nay không phải là khái niệm xa lạ với bất kì doanh nghiệp nào, đặc biệt hoạt động trong ngành dịch vụ thì marketing càng đóng vai trò quan trọng hơn với mỗi ngân hàng. Chính sách marketing có hai nhiệm vụ chính:

Nắm bắt kịp thời sự thay đổi môi trường, thị trường cũng như nhu cầu của

khách hàng đối với dịch vụ sản phẩm mà ngân hàng cung cấp.

Xây dựng chính sách, giải pháp thích hợp để thắng đối thủ cạnh tranh đạt được

mục tiêu lợi nhuận.

Đây là vấn đề hết sức quan trọng nhằm giúp cho Ngân hàng nắm bắt được yêu cầu, nguyện vọng của khách hàng. Từ đó Ngân hàng đưa ra được các hình thức huy động vốn, chính sách lãi suất, chính sách tín dụng... cho phù hợp.

Trong bối cảnh hiện nay, cạnh tranh ngày càng gay gắt, khách hàng lại là những người khó tính họ đòi hỏi những nhu cầu phải được đáp ứng một cách tối đa. Cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng dần dần không còn là ưu thế chủ đạo thì cạnh tranh về chất lượng dịch vụ nổi lên. Các ngân hàng nhanh chóng xây dựng cho mình những sản phẩm có những dịch vụ mới tiện ích cho khách hàng nhằm thu hút lượng tiền vào ngân hàng mình.

Như vậy chính sách marketing và các chính sách về dịch vụ đi kèm có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng huy động vốn nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng.

e. Uy tín của NH:

Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, uy tín là điều tối quan trọng, quyết định đến 50% sự thành công trong hoạt động. Một Ngân hàng lớn, có uy tín sẽ có lợi thế hơn trong các hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng như phát hành giấy tờ có giá....Uy tín của ngân hàng chính là vị trí, hình ảnh tôt đẹp của ngân hàng trong lòng khách hàng. Để có được niềm tin và uy tín đối với khách hàng (cả mới và cũ) thì các ngân hàng đều phải trải qua một thời gian gây dựng hoạt động mới có được. Uy tín của ngân hàng biểu hiện qua các sản phẩm hấp dẫn, chất lượng phục vụ tốt, hoạt động kinh doanh hàng năm có lợi nhuận cao, mối liên hệ với các tổ chức tài chính khác rộng…Một ngân hàng có uy tín trên thị trường dễ tạo được niềm tin và sự yêu thích của khách hàng, dễ lôi kéo khách hàng hơn.

2.2.2. Chiến lược huy động vốn của chi nhánh Hà Thành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu huy động vốn của Bắc Á Bank, huy động vốn thị trường I (TT1) chiếm 60% trong tổng nguồn vốn huy động, góp phần tạo cơ cấu nguồn vốn ổn định và hợp lí. Trong năm qua, sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trở nên mạnh mẽ, tình hình lãi suất và thanh khoản có nhiều biến động trong khi các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên huy động vốn từ các tổ chức kinh tế của Bắc Á Bank vẫn duy trì được sự ổn định, góp phần đảm bảo an

toàn về nguồn vốn của Ngân hàng. Về huy động vốn cá nhân, tương ứng với 48% trên tổng vốn huy động thị trường 1. Tổng vốn huy động thị trường II cuối năm đạt chiếm tỷ trọng 40% trên tổng vốn huy động phục vụ kinh doanh. Toàn bộ số vốn huy động thị trường II được thực hiện tái đầu tư tiền gửi liên ngân hàng. Bắc Á Bank không sử dụng vốn thị trường II để cho vay thị trường I.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn Bắc Á Bank năm 2010

(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bắc Á Bank

2010)

Với định hướng như vậy, Bắc Á Bank dựa trên thực lực thực tế các chi nhánh sẽ giao các chỉ tiêu huy động vốn. Tập trung huy động vốn vào đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, với mỗi đối tượng có chiến lược tiếp cận khác nhau. Với khách hàng cá nhân, tập trung người già người cao tuổi tư vấn giới thiệu những loại hình tiết kiệm nhiều kỳ hạn khác nhau. Còn khối khách hàng doanh nghiệp, nhu cầu chủ yếu của họ chủ yếu là bảo quản tiền, tiền gửi có kỳ hạn, sử dụng dịch vụ thanh toán, và dịch vụ trả lương qua tài khoản.

Chi nhánh Hà Thành là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng TMCP Bắc Á. Với thời gian dài hoạt động trên địa bàn, chi nhánh đã có một lượng khách hàng truyền thống khá đông đảo và tạo được một ấn tượng tốt với người dân, làm cho uy tín của Bắc Á Bank ngày càng tăng lên.

2.3. Thực trạng huy động vốn của chi nhánh Hà Thành trong những năm gần đây

2.3.1. Phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn huy động

2.3.1.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động

Đối với ngân hàng thương mại, việc xác định một cách chính xác đầy đủ và trọng tâm các nguồn hình thành nên nguồn vốn là vô cùng quan trọng, bởi nó liên quan hàng loạt các yếu tố nội dung của việc hoạch định chính sách huy động vốn, đặc biệt là xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để từ đó có thế xác định chính xác lượng vốn mà ngân hàng có thể huy động được thông qua việc tìm hiểu nắm bắt được các quy luật của hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập của các thành phần kinh tế đó; giúp cho ngân hàng điều tiết các luồng tiền sao cho hợp lý từ đó đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng ở mức cao nhất. Ta sẽ đi phân tích cơ cấu nguồn vốn

huy động của chi nhánh theo các tiêu chí sau:

A. Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động.

Bảng 2.5 : Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng +/- so với 2008 Số lượng +/- so với 2009 Tổng nguồn vốn huy động 597,4 1185,6 1605,1 Khách hàng cá nhân 265,1 44,40% 445,3 180,2 675,9 230,6 Khách hàng doanh nghiệp 320,1 53,60% 592,1 272,0 770,2 178,1 Nguồn huy động khác 12,2 2,00% 148,2 136,0 159 10,8

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Nhìn vào bảng số liệu 2.6, ta dễ dàng nhận thấy, nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế luôn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn

- Năm 2008, lượng vốn huy động từ khối khách hàng doanh nghiệp là 320.1 tỷ đồng chiếm 53.6% tổng lượng vốn huy động – vốn huy động từ dân cư là 265.1 tỷ đồng, tương ứng với tỉ trọng 44,4%.

- Năm 2009, ngân hàng huy động được 1185.6 tỷ đồng, trong đó, nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế là tăng 272 tỉ đồng với mức tăng là 85%. Đây là con số hết sức tích cực cộng với sự gia tăng của nguồn huy động từ phía khách hàng cá nhân.

- Năm 2010, vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp là 770.2 tỷ đồng – chiếm 48% tổng nguồn vốn huy động; tăng 178,1 tỷ so với năm 2009. Nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2010 lại tăng mạnh 230.6 tỷ đồng tương ứng với mức tang 51.78%, chiếm 42,1% tổng lượng vốn huy động của cả năm.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động

(Đơn vị: tỷ đồng)

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp, các chính sách về phí dịch vụ, lãi suất

luôn được ngân hàng xem xét điều chỉnh kịp thời để giữ được thế cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo khách hàng và ngân hàng cùng có lợi nhuận. Các cuộc tiếp xúc khách hàng, chính sách khách hàng ưu đãi được thực hiện hàng năm tạo mối quan hệ gắn bó với khách hàng cũng như thực hiện các yêu cầu về tài trợ, thanh toán, chuyển tiền đi, đến trong và ngoài nước của khách hàng ngày một tốt hơn đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả.

- Song song với đó, chi nhánh cũng rất quan tâm chú ý đến đối tượng khách hàng

là cá nhân, bởi ngân hàng nằm trên địa bàn có dân cư đông đúc với mức thu nhập tương đối cao và ổn định. Mục đích của nhóm khách hàng này gửi tiền vào ngân hàng nhằm thu lãi suất cao và tâm lý của họ là muốn được an toàn đối với khoản tiền của mình. Vì vậy đối với nhóm khách hàng này chi nhánh đã có chính sách huy động hợp lý, đặc biệt là sử dụng công cụ lãi suất mềm dẻo, linh hoạt, đa dạng hoá các hình thức huy động với nhiều thời hạn khác nhau nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP BẮC Á – CHI NHÁNH HÀ THÀNH (Trang 39)