Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP BẮC Á – CHI NHÁNH HÀ THÀNH (Trang 37)

a. Môi trường pháp lý và chính sách:

Trước diễn biến khá phức tạp của tình hình kinh tế, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đã chi phối các chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều quyết định thông tư quy định về lãi suất cơ bản, tý lệ dự trữ bắt buộc. Thông tư số 02/2011/TT-NHNN quy định lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng không quá 14%/năm. Và, kể từ ngày 13/4/2011, Ngân hàng nhà nước cũng ấn định lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của cá nhân ở mức 3,0%/năm của tổ chức là 1,0%/năm. (theo thông tư số 9/NHNN). Gần đây, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại đối với các ngân hàng thương mại là 6%, và đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên là 4% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

Mức lãi suất huy động vốn tối đa nói trên đã bao gồm cả khoản chi khuyến mãi dưới mọi hình thức và áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng phải niêm yết công khai lãi suất huy động vốn tại các địa điểm huy động vốn (Hội sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm).

Bên cạnh đó, NHNN gần đây ra nhiều văn bản nhằm ổn định thị trường như

quyết định Số 692/QĐ-NHNNcó hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2011,

quy định các mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng: 13,0%/năm, tăng 1% so với tháng trước.

Chính sách tiền tệ đang siết chặt hơn cùng hoạt động thu vốn từ lực lượng kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng đã dồn ép ngân hàng thương mại phải huy động VND bằng mọi giá. Các ngân hàng sẽ không được gửi - nhận tiền gửi lẫn nhau mà chỉ được nhận tiền gửi thanh toán để phục vụ nhu cầu dịch vụ thanh toán, tổ chức tín dụng tham gia thị trường liên ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh khoản, hạn chế việc đi vay để cho vay lại.

b.

Tình hình nền kinh tế:

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn nền kinh tế trong năm 2010 đạt 1,98 triệu tỷ đồng. So với năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay đạt khoảng 6,78%, cao hơn gần 0,3% so với kế hoạch. Về cơ cấu ngành, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng mạnh nhất (7,7%),

dịch vụ tăng 7,5% trong khi nông nghiệp chỉ tăng khoảng 2,8%.Kinh tế phục hồi là một nguyên nhân quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư phát triển. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 đã đạt được những kết quả tích cực. Ước tính tổng đầu tư toàn xã hội năm 2010 đạt 800 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2009 và bằng 41% GDP. Trong đó, nguồn vốn đầu tư của tư nhân và của dân cư dẫn đầu bằng 31,2% vốn đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn đầu tư nhà nước (gồm đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước và nguồn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước) bằng 22,5%, tăng 4,7% so với năm 2009. Tốc độ tăng vốn đầu tư cao và nhanh một mặt thể hiện quan hệ tích lũy – tiêu dùng đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực.

Nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, thu nhập giảm, thất nghiệp tăng cao, người dân không có thu nhập hoặc không muốn gửi tiền vào ngân hàng, các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất nên nhu cầu về tiền gửi và tín dụng cũng giảm theo.

Năm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp. CPI tăng bắt đầu xu hướng tăng cao, đến hết tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% mà Quốc hội đề ra sẽ không thực hiện được. Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước kiên trì chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Diễn biến tỷ giá trong năm 2010 là khá phức tạp. Một khi người dân gửi tiền vào ngân hàng hy vọng rằng họ sẽ thu được khoản tiền lãi nhất định, lạm phát cao hoặc biến động có thể làm trượt giá đồng tiền và họ sẽ chuyển các tài khoản của họ sang hình thái khác có tính ổn định hơn về giá trị.

Tình hình kinh tế thế giới cũng có tác động lớn đến hoạt động của các ngân hàng trong nước khi mà xu hướng toàn cầu hoá đang là xu hướng tất yếu làm luồng vốn di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác.

c.

Tình hình chính trị - xã hội:

Một đất nước có tình hình chính trị ổn định, an ninh trật tự đảm bảo sẽ là môi trường thuận lợi để các hoạt động kinh tế được diễn ra suôn sẻ, người dân sẽ cảm thấy an tâm khi gửi tiền vào ngân hàng. Đó cũng là cơ hội tốt để các ngân hàng trong nước có thể sử dụng các hình thức huy động như phát hành trái phiếu ra thị trường nước ngoài, hay thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khi họ thấy rằng họ đang đầu tư trong một môi trường an toàn, rủi ro thấp, và khả năng thu hồi vốn cao.

Bên cạnh đó, các yếu tố như thu nhập của dân cư, thời vụ chi tiêu cũng là các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của các ngân hàng. Tại các thành phố lớn, nơi tập trung các tầng lớp dân cư có thu nhập cao sẽ hình thành một nguồn tiền gửi lớn. Hơn nữa, thời vụ chi tiêu ảnh hưởng tới quy mô và tính ổn định của nguồn tiền giả dụ vào dịp cuối năm, gần tết nhu cầu về tiền mặt nâng cao nguồn tiền gửi tiết kiệm cũng như tiền gửi của các doanh nghiệp có xu hướng giảm sút đặc biệt trong điều kiện thanh toán bằng tiền mặt còn đang phổ biến như nước ta hiện nay.

Ngoài ra, những yếu tố về xã hội như trình độ dân trí, phong tục tập quán, tâm lý khách hàng… cũng có tác động không nhỏ đến hành vi gửi tiền. Ở Việt Nam, người dân có thói quen sử dụng tiền mặt do vậy phát triển các loại hình thanh toán không dùng tiền mặt gặp khó khăn hay tâm lý mua các giấy tờ có giá phải của Chính phủ hoặc của các Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn. Các tập quán tiêu dùng này khó có thể được thay đổi ngay một sớm một chiều. Do đó để mở rộng nguồn huy động, các ngân hàng phải nỗ lực hết mình: cải cách quy trình, thủ tục, phát triển chính sách khách hàng...

Vấn đề tâm lý khách hàng cũng tác động rất lớn đến việc gửi tiền vào ngân hàng, sự biến động tăng giảm các nguồn tiền. Đặc biệt là ở nước ta khi mà tâm lý đám đông vẫn còn đè nặng và chi phối mạnh mẽ thì những tin đồn mà họ cho rằng sẽ không an toàn cho các khoản tiền gửi, từ đó họ sẽ rút tiền hàng loạt bởi và dẫn tới tình trạng ngân hàng có thể mất khả năng thanh khoản, nếu không có các biện pháp kịp thời có thể dẫn đến phá sản thêm nữa hệ lụy tới toàn hệ thống. Do đó việc minh bạch hóa thông tin cũng như giảm thiểu tình trạng thông tin không cân xứng sẽ tạo niềm tin cho người dân tránh những sự vụ không đáng có.

d.

Đối thủ cạnh tranh:

Cùng với xu thế toàn cầu hoá, các NHTM không những phải cạnh tranh với các ngân hàng trong nước mà các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý đang là những đối thủ lớn của các NH trong nước. Cạnh tranh vừa là thách thức tất yếu của sự phát triển vừa là nhân tố thúc đẩy sự phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động của NH, trong đó có hoạt động huy động vốn. Ngoài ra, hình thức cạnh tranh không đa dạng như các ngành khác làm cho tính cạnh tranh của Ngân hàng ngày càng cao. Các Ngân hàng cạnh tranh chủ yếu bằng hình thức lãi suất và dịch vụ. Tuy nhiên không chỉ là cứ tăng lãi suất huy động là tăng được lượng khách hàng và quy mô vì điều đó chưa đủ thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Để cạnh tranh với các ngân hàng khác, ngân hàng phải nghiên cứu kỹ đối thủ, khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, đưa ra chính sách sản phẩm, khách hàng, phân phối phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Tuy nhiên, hợp tác cùng phát triển tận dụng ưu thế sẵn có của nhau đang là xu hướng tất yếu trọng hoạt động các Ngân hàng nhằm giảm chi phí và đem lại lợi ích tốt nhất cho cả hai phía là ngân hàng cũng như khách hàng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP BẮC Á – CHI NHÁNH HÀ THÀNH (Trang 37)