Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
302 KB
Nội dung
Đánh giá Quan hệ Đối tác giữa ICCO của Việt Nam Cuộc đánh giá xem xét hai nội dung chính là hoạt động của các tổ chức đối tác, và quan hệ đối tác giữa ICCO và VNGOs (RDSC và RDPR) trong giai đoạn 2002-2006 và sự phù hợp của chương trình với bối cảnh phát triển của Việt Nam. Các chuyên gia đánh giá nhấn mạnh là họ không đánh giá chất lượng hoạt động của các VNGOs. Kết quả cuộc đánh giá sẽ giúp ICCO xem xét chính sách của mình tại Việt Nam và góp phần đưa tiếng nói của các đối tác Việt Nam vào quá trình ra quyết định chính sách của nhà tài trợ. Các quan sát khi tham gia các hoạt động của cuộc đánh giá tại khu vực dự án của RDSC và RDPR cho thấy, cuộc đánh giá được thực hiện theo một số phương pháp nghiên cứu kết hợp. Nhóm đánh giá đã điều tra qua một phiếu hỏi để các tổ chức đối tác điền sẵn (trước các cuộc phỏng vấn ít nhất một tháng). Các cuộc phỏng vấn cá nhân với các lãnh đạo hoặc nhóm các cán bộ lãnh đạo được thực hiện tại văn phòng của các tổ chức đối tác. Đoàn đánh giá cũng đến hiện trường của RDPR tại xã Trường Sơn, thông qua các quan sát, và các cuộc thảo luận ở xã và ở bản Cổ tràng, để hiểu rõ hơn về các tiếp cận trong phát triển của RDPR là đối tác của ICCO. Đoàn đánh giá cũng thu thập các báo cáo hoạt động, các tài liệu giới thiệu về dự án. Theo đoàn đánh giá, tất cả các đối tác của ICCO đều được tham vấn, trừ các trường hợp đặc biệt, có các dự án nằm ngoài cách tiếp cận chung của chương trình do ICCO thực hiện ở Việt nam. Chuyên gia Hà Lan có khả năng đánh máy vi tính tại chỗ tất cả các biên bản phỏng vấn tại hiện trường. Về hoạt động cuả đối tác, Đoàn đánh giá quan tâm đến các khung pháp lý mà các RDSC và RDPR đã hình thành và hoạt động, cũng như các mối quan tâm xã hội là động lực hình thành tổ chức. Một chủ đề quan trọng là quan hệ giữa nhu cầu phát triển của cộng đồng và mục đích mục tiêu của tổ chức hay là triết lý của tổ chức. Đoàn đã tìm hiểu các cơ cấu tổ chức (kể cả hoạt động của Hội đồng Quản trị hoặc các cơ chế tương đương) và phương hướng mà tổ chức theo đuổi để đạt được mục đích. Đoàn cũng thu thập thông tin về phương thức mà tổ chức theo dõi đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của mình, và phương pháp ra quyết định. Đặc biệt đoàn tìm hiểu khả năng học hỏi của tổ chức thông qua các điểu chỉnh mà tổ chức đối tác đã thực hiện, hoặc mong muốn thực hiện trong quá trình thực hiện dự án. Đoàn đánh giá đã tới bản Cổ Tràng, nơi mà bà con dân tộc Vân Kiều có lẽ chưa bao giờ nhìn thấy một người châu Âu, ông Sogge đã trao đổi với thành viên các nhóm sở thích bên cạnh vườn chuối triũ các buồng quả, và bên cạnh những chuồng bò xây cải tiến và vườn cỏ voi xanh um. Đoàn đánh giá cũng tìm hiểu các bằng chứng về ý nghĩa hoặc các thành công của VNGO với cộng đồng, sự thay đổi đã diễn ra dưới tác động của dự án. Đoàn đã đưa ra các câu hỏi với dân bản về những điều “được” và “chưa được” và các bài học của cộng đồng và RDPR, qua đó làm rõ vai trò của VNGO với cộng đồng. Đoàn cũng đã hỏi các cán bộ dự án của RDPR về ý nghĩa vai trò của cộng đồng với sự phát triển và hoạt động của VNGOs. Đoàn cũng có những câu hỏi quanh chủ đề tác động của việc Việt Nam tham gia WTO, và quá trình toàn cầu hoá tới các cộng đồng dân tộc thiểu số. Dường như, với các cộng nghèo và biệt lập, sống trong một nền kinh tế tự cung tự cấp, và giao lưu với xã hội bên ngoài theo kênh trợ cấp của nhà nước(về giống, phân bón, các khoản trợ cấp theo chương trình 134 và 135), và hàng hoá nội địa, tác động này chưa rõ ràng, trừ việc tăng giá sinh hoạt do tăng giá xăng dầu. Nét Mới ở Bản Vân Kiều Lâm Ninh “Bữa cán bộ dự án và Ban phát triển xã đến họp bản phổ biến xây dựng nhóm nuôi heo nái, khoảng tháng 4 năm 2005, cả bản cử miềng thực hiện mô hình vì miềng là một trong hai người duy nhất ở bản đã từng nuôi heo thịt trước đây. Ban đầu, cũng rất sợ vì miềng chưa nuôi heo nái bao giờ. Nhưng miềng nghĩ số tiền mà bà con trong bản phải bỏ ra mua heo giống lớn quá, mất gần 300.000 đồng một con, nên mình muốn nuôi. Nếu miềng chủ động được giống mà đảm bảo chất lượng thì giống heo trong bản sẽ rẻ hơn, nên miềng quyết tâm làm”. Khi tham gia vào mô hình, anh được RDPR hỗ trợ 2/3 tiền mua giống, xi măng, công thợ làm chuồng, gia đình chuẩn bị cát sạn, gỗ, công thợ phụ, 1/3 tiền giống và toàn bộ thức ăn hàng ngày cũng như công chăm sóc. Mỗi tháng, cán bộ tư vấn dự án hai lần tới gặp để bày cách chăn nuôi. Các nội dung tập huấn kỹ thuật được chia nhỏ thành từng bài nhỏ và giảng phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của heo. Nội dung tập huấn được thực hành ngay tại chuồng nên rất dễ hiểu, dễ nhớ. Tháng 3 vừa rồi, anh xuất được 9 lợn con và giữ lại 2 con để nuôi lợn thịt. Trừ hết chi phí, anh còn lãi được 1.140 nghìn đồng. Dồn thêm tiền tiết kiệm để dành trong nhà, anh đang sửa lại bếp và mở rộng chuồng lợn để nuôi thêm một con nái nữa. Trước kia, khi nuôi heo thịt, cứ 7 – 10 tháng nhà anh mới xuất được 60 kg hơi. Giờ nuôi theo heo nái kỹ thuật mới, cứ 4 tháng anh đã có một lần xuất heo con. Khi tôi băn khoăn về việc khi nuôi thêm heo nái thì ai sẽ mua heo con, anh cười và cho biết “Nuôi heo nái ở bản không sợ ế heo con vì những nhà đến mua heo con miềng đều bày cách cho ăn, tắm rửa, tiêm phòng. Những nhà đó trước đây nuôi heo bị chết nên sợ không nuôi, giờ làm theo miềng heo không chết nữa nên họ thích nuôi lắm. Nái nhà tôi mới phối giống lại mà đã có người ở bản Khe Ngang, Khe Dây, Cổ Tràng xuống đăng ký mua heo con của miềng lứa sau. Nuôi heo nái thì êm hơn lên rừng chặt mây nhiều”. Tăng cường sự tham gia của người nghèo trong dịch vụ khuyến nông Dự án “Tăng cường sự tham gia của người nghèo trong dịch vụ khuyến nông” là dự án do Quỹ Phát triển Nông thôn và Giảm nghèo huyện Quảng Ninh (RDPR) đề xuất với bên tài trợ là Tổ chức Liên Giáo Nhà Thờ Hà Lan. Theo yêu cầu của nhà tài trợ, tổng ngân sách dự án là 21.219 Euro, đóng góp của địa phương là 1.135 Euro và đóng góp của nhà tài trợ là 20.083 Euro. Dự án bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/9/2004. RDPR lập kế hoạch trong văn bản dự án này được thực hiện trong một năm. Trong giai đoạn này dự án chủ yếu tập trung thực hiện dự án theo dạng phát triển thôn bản tại các bản người dân tộc Vân Kiều. Giai đoạn này dự án hình thành các nhóm nông dân hỗ trợ sản xuất tại các bản người dân tộc Vân Kiều. Cán bộ khuyến nông xã và lãnh đạo thôn bản được nâng cao năng lực để tham gia thực hiện các dự án phát triển và xây dựng mô hình khuyến nông tại các thôn bản. RDPR cũng kết hợp với các tổ chức dịch vụ khuyến nông xã xây dựng các CBO (nhóm sở thích) cung cấp dịch vụ, tổ chức các hoạt động giúp phụ nữ và người nghèo. RDPR sẽ thực hiện dự án tại huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình. Trường Sơn và Trường Xuân là hai xã miền núi biên giới được RDPR ưu tiên lựa chọn thực hiện dự án bởi đây là xã phù hợp với chương trình giảm nghèo của tổ chức, là xã có điều kiện địa hình khó khăn phức tạp, tập trung nhiều dân tộc Vân Kiều và người nghèo ít có cơ hội để tiếp cận với các nguồn lực xã hội. Cộng đồng người Vân Kiều sống tại các bản của xã Trường Sơn và Trường Xuân là đối tượng chính được dự án quan tâm. Trong đó vấn đề an toàn lượng thực đối với họ là hết sức cần thiết được giải quyết. Nguồn thu nhập chính hiện nay tại các bản chủ yếu từ trồng trọt, chăn nuôi. Dự án trực tiếp đóng góp vào quá trình giảm nghèo bằng việc nâng cao đời sống kinh tế của người nghèo và cộng đồng của họ. Các dịch vụ quan trọng nhất được thiết kế cho người nghèo là các dịch vụ kinh tế vi mô, sẽ đến được với phụ nữ. Các dịch vụ khác cũng đến được với người nghèo và cũng phục vụ cho cộng đồng. Mục tiêu dài hạn của dự án là cải thiện đời sống kinh tế của người nghèo và các nhóm thiệt thòi. Trong quá trình thực hiện mục tiêu này, dự án theo đuổi các mục tiêu trước mắt bao gồm tăng hệ quả sinh kế của người nghèo và cải thiện nguồn vốn xã hội. Các chiến lược cơ bản của dự án là: 1. Cải thiện và tăng cường nguồn nhân lực xã hội của người nghèo và nguồn lực xã hội của cộng đồng; 2. Cải thiện và tăng cường năng lực của các dịch vụ khuyến nông để giải quyết nhu cầu của người nghèo, phụ nữ và dân tộc thiểu số; 3. Cải thiện và tăng cường các cuộc đối thoại chính sách giữa các nhóm cộng đồng các dịch vụ và chính quyền địa phương trong việc cải thiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội liên quan đến nhu cầu của người nghèo, phụ nữ và dân tộc thiểu số. Các hoạt động và mục tiêu thực hiện được dùng để giám sát dự án bao gồm: 1. Thực hiện các mô hình sản xuất khuyến nông tăng năng suất cây trồng vật nuôi thông qua các hoạt động thực nghiệm của nhóm sở thích trong thôn bản (Tập huấn kĩ thuật cho các cán bộ khuyến nông xã và nông dân nòng cốt; Thử nghiệm và truyền bá các bài học và các nguồn lực về kĩ thuật nông nghiệp); 2. Đào tạo và xây dựng nhóm sở thích cung cấp dịch vụ tại thôn bản cho người nghèo, phụ nữ và người dân tộc. Được liên kết với hệ thống khuyến nông xã (Tập huấn phát triển và quản lý cho các cán bộ khuyến nông xã và lãnh đạo thôn bản và nông dân nòng cốt; Tập huấn phát triển và quản lý cho các cán bộ khuyến nông xã và lãnh đạo thôn bản và nông dân nòng cốt; Hỗ trợ người nghèo, phụ nữ và nông dân dân tộc thiểu số tiếp cận có hiệu quả đến các dịch vụ khuyến nông bền vững; Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ tín dụng chính thức và không chính thức; Cải tiến nguồn tài chính: cải tiến tập trung vào đói nghèo, giới và giáo dục trẻ em nữ dân tộc thiểu số, thúc đẩy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số). Hệ quả mong đợi của dự án là: Tăng thu nhập của người nghèo từ các vụ mùa lương thực và phi lương thực, chăn nuôi và kinh doanh phi nông trại; Các tổ chức cộng đồng, nhóm sở thích tại thôn bản được hình thành và liên kết với tổ chức cộng đồng cấp xã; Người nghèo, phụ nữ và người dân tộc thiểu số được xác định là đối tượng hưởng lợi ích và tham gia trong các kế hoạch khuyến nông; Hệ thống khuyến nông xã được tăng cường năng lực để cung cấp các dịch vụ cho phụ nữ, người nghèo và người dân tộc có hiệu quả. Cụ thể dự án sẽ tác động trực tiếp tới 4299 hộ toàn xã (trong đó có 934 hộ nghèo, 2802 nữ, 2422 người dân tộc thiểu số). Dự án “Tăng cường sự tham gia của người nghèo trong dịch vụ khuyến nông” thực sự là một bằng chứng về sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích của các đối tượng dự án và các vấn đề giới, môi trường và tính bền vững, bằng chứng về khả năng điều phối các thành phần tham gia dự án một cách nhịp nhàng, và bằng chứng về sự phối hợp giữa mục tiêu tăng trưởng và giảm nghèo. Tiếp cận các nguồn tài chính vi mô ở cộng đồng thôn Chiềng 1. Bối cảnh Thôn Chiềng và Thôn Vượng (thuộc hai xã tương ứng là và Xuân Đài) là hai thôn thí điểm về Du lịch cộng đồng với sự hỗ trợ của Dự án Tăng cường Sự tham gia của Nhân trong Phát triển Kinh tế Xã hội Giai đoạn 2 (2007-09) được RDSC thực hiện tại tỉnh Phú Thọ. Quyết định này được đưa ra căn cứ kết quả khảo sát về tiềm năng du lịch tại hai thôn do RDSC tổ chức với sự đóng góp của một nhóm chuyên gia thuộc Khoa Du lịch viện Đại học mở vào tháng 5 năm 2007. Một trong các hợp phần phát triển du lịch là cải thiện thu nhập về thực phẩm của nhân dân địa phương (phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của nhân dân và cung cấp cho khách du lịch về sau này). Trong hợp phần này có hoạt động xây dựng hệ thống tín dụng vi mô cho phụ nữ trong các thôn dựa trên các mô hình tổ chức Quỹ tín dụng mà RDSC đã thực hiện thành công tại 10 xã trong tỉnh Phú Thọ. Để Ban Quản lý dự án có thông tin cần thiết nhằm xây dựng chương trình tín dụng vi mô cho phụ nữ, Báo cáo phản ánh kết quả tìm hiểu định tính về nhu cầu tín dụng của nông dân trong hai thôn được hình thành với sự đóng của nhóm các cán bộ 1 [1] thu thập và sử lý số liệu và viết báo cáo. Cuộc điều tra ở hiện trường được thực hiện trong giai đoạn tháng 8 năm 2008 tại cả hai thôn Chiềng và Vượng. Do đặc điểm văn hóa kinh tế xã hội địa lý của hai thôn như nhau, kết quả khảo sát của hai thôn về cơ bản là đồng nhất; Đoàn điều tra chỉ báo cáo về Thôn Chiềng. Mọi kết luận cho thôn Chiềng đều được coi là vận dụng được cho cả hai thôn. 2. Phác thảo về nhóm gia đình đã tham gia điều tra Tại thôn Chiềng, nhóm khảo sát đã áp dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt và thực hiện với 20 người, trong đó có 11 đại diện của các hộ nghèo, và 9 hộ trung bình. Các hộ trong nhóm nghèo mô tả mình tình trạng mức sống của mình là đang gặp nhiều khó khăn. Còn các hộ trung bình mô tả mức sống của mình là ổn định. Mức độ thiếu ăn chung của cả hai nhóm là thiếu ở mức trung bình là 2,2 tháng một năm. Tính riêng cho nhóm trung bình thì mức thiếu ăn là 0.8 tháng/năm (max= 3, min=0, Median=3,4). Với nhóm hộ nghèo, chỉ số này là 3,4 tháng /năm (max=6, min=1, median=0,87). Nói chung 1 nhóm hộ nghèo thiếu ăn cao hơn hẳn nhóm hộ trung bình xét theo median của nhóm nghèo cao hơn gấp gần 4 lần. Trong số người đã phỏng vấn có 9 nữ. Từ kết quả phỏng vấn, nhóm khảo sát ghi nhận về nhân khẩu, quy mô gia đình của hai thôn là trung bình có 4,65 khẩu một hộ (max=6, Min=2), và 2,2 lao động (Max=4, Min=1). Các gia đình đầu tư cho học vấn của các thành viên ở mức khá cao. Số năm đi học trung bình của thành viên đi học nhiều nhất trong gia đình thuộc nhóm nghèo là 11 năm. Trong cộng đồng có ba loại nhà vệ sinh: loại tự hoại hiện đại dội nước, loại xây gạch (một hoặc hai ngăn), và loại tạm bợ (đào hố quây xung quanh phên lá). Cả hai nhóm hộ nghèo và trung bình đều có các công trình vệ sinh, nhưng các công trình vệ sinh kiểu tạm bợ chiếm đa số. Tất cả các hộ nghèo đều có nhà vệ sinh, trong đó tạm thời có 8 hộ, và nhà vệ sinh xây có 3 hộ. Trong số hộ có mức sống trung bình, trừ một hộ không có giếng nước và nhà vệ sinh. Còn lại, 1 hộ có nhà tắm, một hộ có giếng, tất cả đều có nhà vệ sinh, trong đó 1 hộ có nhà vệ sinh tự hoại, 2 hộ có nhà vệ sinh xây, số còn lại sử dụng nhà vệ sinh tạm thời. Nói chung lại, tỷ lệ hộ nghèo có nhà vệ sinh đạt chuẩn là 45% cũng gần với con số của hộ trung bình-46%. So với các hộ trung bình, điều kiện nước sạch và nhà tắm của các hộ nghèo thiếu thốn hơn nhiều. Trong số hộ nghèo, tất cả đều không có nhà tắm, có 3 hộ nghèo có giếng nước, chỉ có 1 hộ có bể nước. Trong số hộ trung bình chỉ có 1 gia đình không có nhà tắm. Tại thôn, nhà nước đã và đang thực hiện các chương trình giảm nghèo. Các hộ được phỏng vấn đều cho biết họ được hưởng lợi từ các đầu từ về thuỷ lợi và đường đi. Với chính sách trợ giá giống và phân bón, có 12 hộ, trong đó có 5 hộ nghèo và 7 hộ trung bình cho biết được hưởng lợi. Về chia đất trồng rừng, có 7 hộ cho biết được chia, trong đó có 4 hộ nghèo, và 3 hộ trung bình. Trong số hộ phỏng vấn, có 6 người (3 hộ nghèo, 3 hộ trung bình) cho biết được cấp thẻ Bảo Hiểm Y Tế. Có hai hộ đặc biệt nghèo được trợ cấp gạo và muối ăn. 3. Kết quả khảo sát Hai nguồn tín dụng chủ yếu của nông dân thôn Chiềng là nguồn chính thức từ Ngân hàng nông nghiệp (NHNN) và Ngân hàng chính sách xã hội (NHCS), và nguồn phi chính thức. Cơ cấu vay mượn của người dân trong các tổ chức tín dụng này được nêu trong Bảng 1 và 2. 3.1. Nguồn vay chính thức Cả hai ngân hàng đều là tổ chức tài chính chính thức của nhà nước. NHNN cho vay với lãi suất 1.2%, thời hạn vay 3 năm. NHCS cho vay với lãi suất ưu đãi ở mức rẻ bằng một nửa của NHNN cụ thể là mức lãi cho vay là 0,5- 0.65%. Đaị đa số các hộ (90%) đều tiếp cận được với các nguồn tín dụng chính thức. Trong số mẫu, có 5 hộ vay chỉ vay từ NHNN và 9 hộ chỉ vay NHCS,và 4 hộ vay từ cả hai nguồn. Hai hộ không vay được biết là không có khả năng đầu tư và trả nợ. Thực tế cho thấy, các hộ nghèo bằng các cách khác nhau cũng vẫn vay được từ NHNN, chứ không phải NHCS là nguồn duy nhất của họ. Trong nhóm hộ nghèo có 3 hộ vay NHNN và 4 hộ vay NHCS. Ngược lại, các hộ không nghèo cũng sử dụng NHCS như một nguồn vốn của họ. Trong nhóm hộ trung bình có 2 hộ vay NHNN và 5 hộ vay NHCS. Trong số 4 hộ vay từ cả hai nguồn, có hai hộ nghèo, và hai hộ không nghèo. Như vậy, chỉ có 2 trong số 20 người không vay từ cả hai nguồn này. Người dân được phỏng vấn cho biết mục đích chủ yếu của họ khi vay là để đầu tư cho chăn nuôi bò, trâu, lợn hoặc đầu tư cho con đi học. Bảng 1. Cơ cấu vay vốn của nguồn vay chính thức Nhóm hộ Mẫu Chỉ vay NHNN Chỉ NHCS Cả hai nguồn Không vay Nghèo 11 3 4 2 2 Trung bình 9 2 5 2 0 Tổng 20 5 9 4 2 Nguồn: Phỏng vấn bán chính thức nông dân. Tóm lại, trên thực tế các nguồn tài chính công, kể cả nguồn dành riêng cho người nghèo là nguồn lực chung cho cả cộng đồng. Với NHCS, như một nguồn lợi công cộng dành riêng cho người nghèo, thì trong số khách hàng, có 7 trong số 13 người vay (55)% là hộ không nghèo. Còn với NHNN, là một nguồn lực chung cho cộng đồng, thì 4 trong 9 người (44%) là hộ không nghèo. 3.2. Nguồn tín dụng phi chính thức Trong thôn Chiềng, nhóm khảo sát ghi nhận hoạt động sôi nổi của các tổ chức tín dụng phi chính thức do nông dân duy trì theo truyền thống, đó là các phường hội. Các phường hội là hình thức huy động tiềm năng tài chính của các thành viên và dồn nguồn vốn tiết kiệm huy động được cho một ít thành viên được chọn luân phiên. Nhóm điều tra không tìm hiểu về tình hình vay của tư nhân lãi cao cũng như các Quỹ do các đoàn thể lập ra. Các phường hội được hình thành trên cơ sở loại quan hệ giữa các thành viên, hoặc theo phương thức huy động tiết kiệm. Quan hệ thân tộc, họ hàng là cơ sở để hình thành các hội phường “ Phường anh em”, “Hội Họ”. Các hội hình thành trên cơ sở quan hệ nghề nghiệp trước đây là các hội “Cựu giáo chức”, “Hội học sinh”, Hội lính, hoặc hội xóm (nghề nghiệp là nông dân”). Các loại hội này đều dùng tiền mặt là hình thức tiết kiệm để huy động. Hội có thể có tên đặt theo loại hình tiết kiệm huy động, ví dụ “Hội tiền” hoặc “Hội lúa”. Cuộc điều tra cho thấy, có 6 hộ (2 hộ trung bình và 4 nghèo) không tham gia bất kỳ hình thức tiết kiệm nào. Trong số các hộ có tham gia các phường hội, có 7 hộ nghèo, và 7 hộ có mức sống đủ ăn. Bảng 2. Cơ cấu vay vốn của nguồn vay không chính thức Nhóm hộ Mẫu Tham gia hội, phường Không tham gia Nghèo 11 7 4 Trung bình 9 7 2 Tổng 20 14 6 Nguồn: Phỏng vấn bán chính thức nông dân Có thể kết luận, với các nguồn tài chính phi chính thức, các nguồn lực này các nhóm hộ nghèo và không nghèo cũng có thể tiếp cận được với mức độ nhỉnh hơn một chút của các hộ không nghèo. Có 64% hộ nghèo tham gia các phường hội tài chính vi mô không chính thức, và 78% số hộ không nghèo tham gia các phường hội này. 3.3. Triển vọng của chương trình tín dụng vi mô Khi phỏng vấn về nhu cầu tín dụng, tất cả người dân đều thể hiện nguyện vọng được vay từ nguồn vốn mới. Tuy nhiên, mức vay và loại hình đầu tư mà người dân nêu ra đều khác biết nhiều so với tính chất của các dịch vụ tín dụng phụ nữ mà RDSC hỗ trợ. Mô hình vay mong đợi từ phía cộng đồng giống như mô hình tín dụng bao cấp của nhà nước là NHCS. Mức vay mong đợi trung bình mà người dân nêu ra ở mức 10 triệu đồng một món, vượt xa khả năng đáp ứng mà các chương trình tài chính vi mô của RDSC hỗ trợ. Các hộ đều mong được vay với mức lãi suất là 0,5%/tháng, ngang với mức có trợ giá của NHCS. Hầu hết các hộ dự kiến đầu tư khi vay vốn vào chăn nuôi (bò, lợn, trâu), có hộ đầu tư vào trồng rừng, nhưng cũng có hai hộ dự kiến dùng vốn vay để cải thiện công trình vệ sinh cho gia đình. Với RDSC các chương trình đầu tư hầu hết là dưới 2 triệu, và mục đích cho vay là để giúp gia đình đầu tư nuôi gia súc hay gia cầm nhỏ, và phân bón hoặc giống lúa. 4. Kết luận và khuyến nghị Cuộc khảo sát nhanh đã tìm hiểu hiện trạng tiếp cận các nguồn vốn tài chính vi mô ở cộng đồng thôn Chiềng và Vượng với hai nhóm hộ nghèo và trung bình. Hai đặc trưng cơ bản của các hộ nghèo là thiếu lương thực và thiếu công trình vệ sinh. Cuộc khảo sát xác nhận tiếp cận tín dụng với nhiều nguồn khác nhau (chính thức và phi chính thức) của cả hai nhóm hộ, như đã quan sát trong các báo cáo về tín dụng thực hiện tại hai xã Yến Mao và Trung Thịnh huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ. Hoạt động có hiệu quả của các Quỹ tín dụng Phụ nữ cho người nghèo với món vay nhỏ và theo phương thức trả góp với lãi suất thị trường đã xác nhận khả năng thực hiện chương trình tương tự ở xã Kim Thượng và Xuân Đài. Tuy nhiên, với các mong đợi hiện tại trong cộng đồng về một mô hình cho vay giống cuả NHCS, việc khởi xướng chương trình tín dụng của RDSC cần bắt đầu bằng cách hoạt động thay đổi nhận thức và mong đợi của cộng đồng thông qua các cuộc tọa đàm, nói chuyện phổ biến kinh nghiệm hoặc tham quan. Kế đó là các hoạt động đào tạo chuyên môn quản lý tín dụng cho các cán bộ tiềm năng của Quỹ tín dụng. Kinh nghiệm cho thấy một hoạt động khác cũng cần thực hiện là vận động, truyền thông cho các cán bộ của Quỹ về tính chất hoạt động tình nguyện cho Quỹ trong giai đoạn hình thành và ổn định Quỹ, do nguồn vốn cho vay nhỏ, và thu nhập từ lãi xuất không đủ để trang trải cho nhân sự và hành chính. Trong cộng đồng các xã điều tra, sự hoạt động phổ biến của các loại hội phường, như một tổ chức tiết kiệm tín dụng của nhân dân là một nền tảng tốt để Dự án xây dựng các quỹ quay vòng phục vụ cho mục đích cải tạo công trình vệ sinh, hoặc để cải thiện an ninh lương thực. Các mô hình như vậy đã được thực hiện ở Thu Cúc và Tân Lập. Khi chú ý tới tình hình lạm phát cao hiện tại làm giá trị đồng tiền giảm mạnh, việc xây dựng các quỹ quay vòng kiểu phường hội với các khoản góp bằng hiện vật sẽ giúp giải quyết tốt vấn đề trượt giá. Với Quỹ công trình vệ sinh, nhóm đối tượng tham gia có thể thu hút các hộ trung bình (các hộ cận nghèo) nếu kinh phí cho phép do mức độ thiếu hụt các công trình ở hộ nghèo và hộ cận nghèo như nhau. Các cuộc khảo sát năm 2007 của RDSC tại các xã huyện Thanh Thủy đã cho thấy nguồn lực của các Quỹ tín dụng phụ nữ cũng được chia sẻ khá phổ biến với các hộ không nghèo. Cuộc điều tra này cho thấy các nguồn lực tài chính chính thức và phi chính thức cũng phân tán cả trong hộ không nghèo ở mức độ lớn. Vì vậy, trong các chương trình tín dụng mới, việc làm rõ đối tượng phục vụ là rất cần thiết để hiệu quả đầu tư giảm nghèo cao hơn bằng cách không làm nguồn lực phân tán sang các nhóm đối tượng không nghèo. Về lâu dài, nếu RDSC góp vốn đối ứng cho các Quỹ Quay vòng, khi các Quỹ hoàn thành mục tiêu cuối cùng (ví dụ, khi tất cả các thành viên của nhóm có công trình vệ sinh), phần góp của RDSC có thể được chuyển cho Quỹ Tín dụng Phụ nữ quản lý, hoặc để lập một Quỹ quay vòng với mục đích khác, hoặc để dùng cho một công trình chung của cộng đồng./.DNQ. Tín dụng nông thôn: quá xa tầm tay nông dân 15:58' 26/05/2004 (GMT+7) (VietNamNet) - Đa số người nghèo sống ở vùng sâu vùng xa nên cán bộ tín dụng hầu như không thể tiếp cận. Thêm nữa, chi phí giao dịch quá cao đã đẩy lãi suất cho vay lên và làm tăng gánh nặng nợ nần của người dân nông thôn. Tại diễn đàn của Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn châu Á - Thái Bình Dương (APRACA) lần thứ 47 vừa khai mạc tại Hà Nội, TS. Nguyễn Đức Thảo - Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng - đã cho rằng, Việt Nam đang cần sửa đổi nhiều vấn đề vướng mắc trong quản lý tài chính vi mô, bởi có nhiều điều khiến chính sách tín dụng của các ngân hàng chưa phù hợp với nông dân. Phí giao dịch quá cao Chi phí giao dịch tại ngân hàng hiện quá cao đối với đại bộ phận dân cư. Điều này do địa bàn nông thôn rộng, món vay nhỏ và thủ tục quá phức tạp. Ông Thảo dẫn chứng: "Các TCTD ở nông thôn lấy 64% đến 75% thu nhập để bù đắp cho chi phí hoạt động. Tổng số 12 ngân hàng TMCP nông thôn cả năm 2003 chỉ lãi có 17 tỷ đồng. Chi phí giao dịch cao đã hạn chế sự tăng trưởng của ngân hàng và nguồn vốn mở rộng cho vay''. Chi phí giao dịch này đã đẩy lãi suất cho vay tăng và làm tăng gánh nặng nợ nần của nông dân. Bởi nếu không tăng lãi suất, các tổ chức tài chính sẽ phải đối mặt với khả năng thua lỗ. Mạng lưới tài chính còn chưa vươn tới vùng sâu vùng xa. Đa số người nghèo ở đây chưa được cán bộ tín dụng tiếp cận. Hơn nữa, lượng vốn cũng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vay của người dân nông thôn có mức sống trung bình. Những quy định mới về thế chấp tài sản và không phải thế chấp đã tháo gỡ một phần khó khăn khi người vay thiếu tài sản thế chấp, nhưng vẫn bất cập đối với một bộ phận nông dân kinh doanh trang trại, DN vừa và nhỏ và cả người nghèo. Quỹ bảo lãnh DN vừa và nhỏ chưa đi vào cuộc sống. Thông tin không đến với người nghèo Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Chính sách đều dựa vào thông tin của lãnh đạo địa phương cung cấp. Tuy nhiên, lãnh đạo địa phương không có thông tin đầy đủ về các hoạt động tín dụng trong địa bàn của mình phụ trách, và cũng không thể khẳng định tất cả hộ gia đình của địa phương đều được tiếp cận thông tin. Đôi khi những người có phương án đầu tư hiệu quả không được tiếp cận với các chương trình cho vay vốn; trong khi họ hàng, bạn bè của các nhà chức trách địa phương lại thường có tên trong danh sách được hưởng những chương trình vay vốn ưu đãi. Các quỹ tín dụng nhân dân cũng đang cần củng cố bởi tính liên kết hệ thống chưa chặt chẽ, chưa thành lập được các tổ chức hỗ trợ như kiểm toán nội bộ và liên minh quỹ tín dụng nhân dân. Chính vì thế, Ngân hàng Nhà nước hiện chưa thể kết thúc giai đoạn thí điểm xây dựng loại hình tín dụng này. Bất bình đẳng nguồn vốn Môi trường cạnh tranh nguồn vốn vay còn nhiều bất cập. Ngân hàng Chính sách đang gặp những khó khăn vì phụ thuộc vào tài trợ của Chính phủ, khả năng huy động vốn hạn chế do mạng lưới hầu như không có chi nhánh độc lập, tỷ lệ hoàn vốn cho vay còn thấp nên không thể đồng thời cải thiện phúc lợi khu vực nông thôn và bảo tồn vốn kinh doanh. Nếu cho vay gặp thiên tai địch họa thì chỉ có các TCTD Nhà nước được xoá nợ, còn các TCTD cổ phần phải tự bù đắp. Đây là một bất bình đẳng. Trong cơ chế cạnh tranh lãi suất, nhiều tổ chức tín dụng nhỏ đã không thể nâng lãi suất huy động quá cao, mà đành thu hẹp phạm vi hoạt động do không đủ nguồn vốn đầu tư. Nguồn nhân lực khu vực nông thôn còn nhiều yếu kém, nghiệp vụ tín dụng nhiều hạn chế, dẫn đến những khoản cho vay dài hạn lẽ ra cần phải được thẩm định kỹ lưỡng và tính toán rủi ro, thì do trình độ cán bộ quá yếu nên để thất thoát tài sản. Đội ngũ cán bộ thiếu hiểu biết tiếng dân tộc để tuyên truyền cho vay vốn. Hiện có rất nhiều tổ chức cung cấp tín dụng nông thôn, song tỷ lệ vốn vay trên tổng vốn đầu tư của nông dân còn thấp, mặc dù đa số nông dân vẫn muốn vay vốn. Cải thiện tiếp cận của người nghèo các dân tộc Vân Kiều với các dịch vụ khuyến nông Quảng Bình là tỉnh nghèo nhất ở khu vực bắc miền Trung của Việt Nam. Đối với vùng dân tộc miền núi, tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và áp dụng khoa học kĩ thuật mới nhưng vẫn chưa hiệu quả. Vì vậy, tỷ lệ nghèo đói tại các xã miền núi, đặc biệt người dân tộc còn rất cao. Dự án “Cải thiện tiếp cận của người nghèo các dân tộc Vân Kiều với các dịch vụ khuyến nông” ra đời dưới sự đề xuất của Quỹ Phát triển Nông thôn và Giảm nghèo huyện Quảng Ninh (RDPR) và đơn vị tài trợ là Tổ chức Liên Giáo Nhà Thờ Hà Lan, ICCO. Quỹ Xoá Đói Giảm Nghèo và Phát triển Nông thôn (RDPR) là một tổ chức phi chính phủ địa phương được thành lập bởi RDSC, Hội Nông dân và Hội phụ nữ huyện Quảng Ninh. RDPR sẽ hỗ trợ cộng đồng tự giải quyết đói nghèo một cách trực tiếp, giúp cho cộng đồng có thể làm chủ quá trình đó, nắm bắt cơ hội và giải quyết các tác động tiêu cực từ bên ngoài. Theo yêu cầu của nhà tài trợ, RDPR lập kế hoạch trong văn bản dự án này được thực hiện trong một năm 2004-2005. Trong giai đoạn này dự án chủ yếu tập trung thực hiện dự án theo dạng phát triển thôn bản tại các bản người dân tộc Vân Kiều. Với quy mô phát triển thôn bản như trong khuôn khổ dự án này, tại các bản sẽ được hình thành các ban phát triển bản. Thành phần là trưởng bản, già làng và các thành viên lãnh đạo trong các tổ chức chính trị xã hội thôn bản. Với tổng ngân sách là 20.520 Euro, đóng góp của địa phương là 4.591 Euro và đóng góp của nhà tài trợ là 19.207 Euro, dự án được xây dựng chính tại 2 xã Trường Sơn và Trường Xuân huyện Quảng Ninh. Các tổ chức cộng đồng sẽ được củng cố thêm ở cấp xã và các mô hình khuyến nông, xây dựng hạ tầng thôn bản chủ yếu thực hiện tại các bản người Vân Kiều. Bản sẽ được lựa chọn thực hiện trong dự án này cụ thể tại bản mà tình trạng nghèo đói còn phổ biến như Lâm Ninh, Khe Dây (xã Trường Xuân) và bản Cây Cà, Nước Đắng (xã Trường Sơn). Để thực hiện mục tiêu dài hạn là thay đổi về thu nhập và chi phí cho người nghèo, phụ nữ và người dân tộc, dự án bắt đầu từ mục tiêu ngắn hạn là tăng thu nhập của người nghèo từ các vụ mùa lương thực và phi lương thực, chăn nuôi. Nhằm đạt mục tiêu trên, dự án tạo ra hai kết quả sau: 1. Các tổ chức cộng đồng, nhóm sở thích tại thôn bản được hình thành và liên kết với tổ chức cộng đồng cấp xã; 2. Hệ thống lãnh đạo cộng đồng, các tổ chức cộng đồng và cộng đồng tham gia lập kế hoạch thôn bản và thực hiện thử nghiệm các mô hình khuyến nông và áp dụng rộng rãi trong cộng đồng. An ninh lương thực là vấn đề được ưu tiên trong các cuộc lập kế hoạch tại các bản người Vân Kiều thuộc xã Trường Sơn và Trường Xuân. Tình trạng thiếu lương thực và thiếu nguồn thu nhập là nguyên nhân nghèo đói tại các bản người dân tộc Vân Kiều tại xã Trường Sơn và Trường Xuân. Với những khó khăn về địa lý, thời tiết, dịch bệnh, trình độ học vấn và phong tục tập quán lạc hậu trong sản xuất cũng là những nguyên nhân dẫn đến mức độ thu nhập và thiếu ăn của người dân tộc. Tuy nhiên có nhiều nguyên nhân khác trực tiếp làm cho khả năng chống đỡ với cuộc sống của họ kém đi, trong đó phải kể đến chất lượng của hệ thống khuyến nông xã, sự thiếu thốn [...]... bạc và quyết định các việc quan trọng trong gia đình Phụ nữ bây giờ cũng có quyền quyết định trong chăn nuôi và vay vốn tín dụng Ngược lại, các hộ ở thôn đối chứng đều xác nhận từ trước đến nay thì mọi mối quan hệ giữa vợ và chồng không có gì thay đổi cả Kết luận, hạn chế của đề tài và khuyến nghị Kết luận Kết quả đánh giá định tính điển cứu ở hai thôn cho thấy các giả thuyết của dự án về khả năng nâng... dựng năng lực của hệ thống khuyến nông cấp thôn xã là có cơ sở thực nghiệm ban đầu Các hoạt động nâng cao năng lực của khuyến nông viên cơ sở đã có tác động cải thiện mức độ đủ ăn, thu nhập, chi tiêu mua sắm tài sản và quan hệ bình đẳng giới trong các gia đình nghèo Qua so sánh hoạt động của tổ chức khuyến nông cấp xã, và khuyến nông hai thôn thực nghiệm và đối chứng, đoàn đánh giá đã quan sát được... gia của Nhân dân trong Phát triển Kinh tế Xã hội tại tỉnh Phú Thọ” trên phạm vi 10 xã của hai huyện Thanh Sơn (đã tách thành huyện Thanh Sơn và Tân Sơn từ đầu năm 2007) và Thanh Thủy Sau ba năm thực hiện, RDSC tổ chức một cuộc đánh giá cuối kỳ để làm rõ tác động của hoạt động khuyến nông tới phụ nữ và người nghèo, người dân tộc thiểu số Đoàn Đánh giá4 [1] thực hiện bằng phương pháp định tính qua đối. .. nuôi nhốt có đầu tư Ở thôn đối chứng, chưa thấy khuyến nông viên thôn có các hoạt động tự lực về thực nghiệm trồng trọt cho phù hợp với địa bàn trong thôn 8 Đánh giá của cộng đồng đối với khuyến nông thôn Theo những người được phỏng vấn, từ khi thực hiện dự án đến nay, các khuyến nông viên của cả hai thôn đối chứng và thực nghiệm đều đã quan tâm đến trồng trọt và chăn nuôi của người dân nhiều hơn trước... Thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình cũng thay đổi và khác biệt đáng kể khi so sánh giữa hộ của thôn đối chứng và thôn thực nghiệm Về thu nhập, có nhiều hộ ở cả hai thôn cho rằng thu nhập của chăn nuôi cũng như trồng trọt và dịch vụ làm thuê của năm 2007 đều tăng lên so với 2004 Tuy nhiên, khi so sánh giữa hai thôn, ở thôn Dặt (thôn thực nghiệm) 100% hộ nghèo được phỏng vấn đều trả lời thu nhập... gia các sinh hoạt của các tổ chức cộng đồng, họ có nhiều điều kiện để học hỏi, giao lưu và cả thiện quan hệ xã hội Khi hộ nghèo thực hiện mô hình, bản thân họ được cung cấp kiến thức về nông nghiệp và cải thiện được giao tiếp xã hội Không chỉ kiến thức nông nghiệp mà quan hệ xã hội và cộng đồng của họ được tăng rõ rệt Khi phỏng vấn ở thôn thực nghiệm về quan hệ trong gia đình, các hộ đều công nhận sự... thực hiện có thể xúc tác hay thúc đẩy người nghèo và dân tộc biết nhiều hơn, và sử dụng tốt hơn các dịch vụ công đó Đề tài cũng có thể tiếp tục hoàn thiện về phương pháp Cụ thể, trong thời gian tới với việc bổ xung các số liệu định lượng và nhờ đó cải thiện khả năng tách bạch rành mạch các tác động do dự án của RDSC đem lại với các tác động của chính sách giảm nghèo cũng như tác động của môi trường phát... tộc thiểu số Mặc dầu kết quả đánh giá mang tính điển cứu ở hai thôn, cuộc khảo sát cho thấy các giả thuyết của dự án về khả năng nâng cao an toàn lương thực và chất lượng cuộc sống thông qua xây dựng năng lực của hệ thống khuyến nông cấp thôn xã là có cơ sở thực nghiệm ban đầu Trong thôn thực nghiệm, người nghèo và phụ nữ tiếp cận (biết, sử dụng, và đề cao) các dịch vụ của hệ thống khuyến nông cơ sở... thực nghiệm và đối chứng, đoàn đánh giá đã quan sát được là các hoạt động mà dự án của RDSC đã cải thiện năng lực của hệ thống khuyến nông cơ sở cụ thể họ đã hoàn thiện các kỹ năng về thực nghiệm mô hình, lãnh đạo tổ chức, tiến hành các cuộc họp cộng đồng, đánh giá nhu cầu, năng lực phối hợp giữa các thành viên của hệ thống khuyến nông để phục vụ cộng đồng, người nghèo và phụ nữ tốt hơn Đặc biệt, khuyến... những vấn đề quan trọng quyết định đến sự thành công và bền vững của tổ chức - Có sự tham gia của chính quyền địa phương trong quá trình hình thành và được chính quền địa phương xác nhận sự tồn tại và hoạt động trong địa bàn xã Các CBO phải được xem như một bộ phận, một ban ngành của địa phương và góp phần trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương - Điều tra kỹ và phù hợp với nhu cầu của cộng . Đánh giá Quan hệ Đối tác giữa ICCO của Việt Nam Cuộc đánh giá xem xét hai nội dung chính là hoạt động của các tổ chức đối tác, và quan hệ đối tác giữa ICCO và VNGOs (RDSC. trong phát triển của RDPR là đối tác của ICCO. Đoàn đánh giá cũng thu thập các báo cáo hoạt động, các tài liệu giới thiệu về dự án. Theo đoàn đánh giá, tất cả các đối tác của ICCO đều được tham. sách của mình tại Việt Nam và góp phần đưa tiếng nói của các đối tác Việt Nam vào quá trình ra quyết định chính sách của nhà tài trợ. Các quan sát khi tham gia các hoạt động của cuộc đánh giá