Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
102,5 KB
Nội dung
I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay với sự phát triển không ngừng của xã hội, con người có những nhu cầu cao hơn về nhu cầu ăn mặc, nhà ở và vui chơi giải trí… Nhưng với tình hình chung của Việt Nam điều đó khó có thể thực hiện toàn diện được. Đa số những người nghèo sống ở vùng nông thôn, miền núi và thu nhập chủ yếu của họ là từ sản xuất nông nghiệp. Trước tình hình đó, vấn đề quan trọng hàng đầu được đặt ra cho nước ta là xóa đói giảm nghèo, nhằm mục đích xóa dần khoảng cách giữa người nghèo và người giàu, nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng; cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nghèo nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Trong những năm qua, Việt Nam được thế giới chú ý bởi những thành tựu trong công tác xóa đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân. Chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo và việc làm là hoàn thành việc phát triển kết cấu hạ tầng cho các xã nghèo vào năm 2010; nâng cao mức thu nhập và mức sống của người nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10%-11% vào năm 2010, góp phần đạt được mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Theo tổng kết của Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP), trong điều kiện kinh tế - xã hội của mình, so với các nước có cùng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Việt Nam đã sử dụng những nguồn lực có được một cách hiệu quả vào công tác nâng cao mức sống người dân, trình độ dân trí, tuổi thọ,…Tuy vậy, bên cạnh đó, công tác xóa đói, giảm nghèo vẫn còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu công bằng xã hội trong tiến trình phát triển bền vững của Việt Nam. Sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc cao. Môi trường sớm bị hủy hoại trong khi đa số người nghèo lại sống nhờ vào nông nghiệp. UNDP cho rằng mặc dù Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và kết quả rất ấn tượng trong việc giảm tỷ lệ nghèo, song vẫn còn tồn tại tình trạng nghèo cùng cực ở một số vùng. Để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), Việt Nam cần phải giải quyết tình trạng nghèo cùng cực. UNDP khẳng định quan điểm: Theo đuổi tăng trưởng phải đi kèm với nỗ lực tăng trưởng vì người nghèo thông qua việc tái phân bổ tài sản và thu nhập trong nền kinh tế. UNDP cũng cảnh báo, sự gia tăng bất bình đẳng ở Việt Nam là trở ngại lớn nhất cho tiến trình xóa đói giảm nghèo và có lẽ cũng kìm hãm sự ổn định chính trị và xã hội. II.TỔNG QUAN 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu rõ về thực trạng nghèo đói ở Việt Nam Tình hình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo trong thời gian qua Xác định nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện chính sách một cách có hiệu quả hơn. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Người nghèo nông thôn Chính sách tác động đến người nghèo nông thôn III. NỘI DUNG 3.1. Các định nghĩa 3.1.1. Nghèo tuyệt đối Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát triển, Robert McNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối. Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: "Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta." Theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2001, trong đó phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005", thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. 3.1.2. Nghèo tương đối Nghèo tương đối được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó. Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn. 3.2. Tình trạng nghèo ở Việt Nam Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, vào năm 2004 chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp hạng 112 trên 177 nước, chỉ số phát triển giới (tiếng Anh:Gender Development Index-GDI) xếp 87 trên 144 nước và chỉ số nghèo tổng hợp (tiếng Anh:Human Poverty Index-HPI) xếp hạng 41 trên 95 nước. Cũng theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, vào năm 2002 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là 12.9%, theo chuẩn thế giới là 29% và tỷ lệ nghèo lương thực (%số hộ nghèo ước lượng năm 2002) là 10.87%. Theo chuẩn nghèo quốc gia thì tỷ lệ số hộ nghèo toàn quốc đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 14,8% năm 2007, theo chuẩn quốc tế thì cũng là từ 58% năm 1993 xuống còn 24% vào năm 2004 và do vậy, đã sớm đạt Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo". 3.3. Một số thành tựu, tồn tại và bất cập trong việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo 3.3.1. Một số thành tựu trong công tác xóa đói, giảm nghèo Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam là đi đôi với tăng trưởng kinh tế phải đẩy mạnh giảm nghèo, bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội trong quá trình phát triển giữa các vùng, miền trong cả nước, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách giàu, nghèo. Thực hiện chủ trương đó, trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Theo Báo cáo Phát triển Việt Nam 2008, số liệu điều tra hộ gia đình năm 2006 khẳng định xu hướng giảm nghèo ở Việt Nam đang tiếp tục diễn ra, với tỷ lệ hộ gia đình sống dưới ngưỡng nghèo chỉ còn 16%, so với 28,9% năm 2002, và 58,1% năm 1993. Dựa vào thước đo theo chi phí cho một rổ hàng hóa như đã đề cập ở trên, theo ước tính, trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã giảm nghèo cho hơn 42% dân số, tương đương với 35 triệu người. Tuy nhiên, tiến bộ đạt được trong xóa đói, giảm nghèo là không đồng đều. Tỷ lệ nghèo ở các nhóm dân tộc ít người vẫn cao hơn nhiều so với mức nghèo của các nhóm người Kinh và Hoa. Số liệu cho thấy, hầu hết những người nghèo đều sống ở các vùng nông thôn, với tỷ lệ nghèo đang tiếp tục giảm. Điều này trái ngược với mức nghèo hầu như vẫn giữ nguyên ở thành thị. Về tỷ lệ người nghèo thành thị không giảm, có nhiều nguyên nhân có thể giải thích hiện tượng này. Đó là do giá cả ngày càng tăng cao ở khu vực thành thị. Sự bùng nổ giá bất động sản làm tăng chi phí bán lẻ và các dịch vụ khác trong thành phố. Giá cả leo thang ở khu vực thành thị có thể dẫn đến mức sống thấp hơn cho những người mà thu nhập của họ không tăng theo một cách tương ứng. Ngoài ra, giá cả tăng có thể khiến cho những người cận nghèo bị tái nghèo. Sự kết hợp giữa tốc độ giảm nghèo nhanh ở những vùng nghèo hơn của Việt Nam và giảm nghèo chậm hơn ở các tỉnh giàu hơn đã giúp thu hẹp khoảng cách giữa các vùng. Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh chóng ở những vùng mà tỷ lệ ban đầu là cao nhất. Bức tranh nghèo giữa các tỉnh cũng tương tự như giữa các vùng. Vẫn còn những khoảng cách lớn những tỉnh giàu nhất và tỉnh nghèo nhất. Tuy nhiên, ngay cả ở những vùng cao nguyên nghèo nhất, một số tỉnh cũng đang giảm nghèo tốt hơn và bắt đầu theo kịp các tỉnh giàu hơn ở vùng đồng bằng. Điều đó là do đối với các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Chính phủ đã có những chính sách ưu tiên như Chương trình 135, ổn định dân di cư tự do, chính sách trợ giá, trợ cước, Chương trình 173, Chương trình 186 Những chính sách đó đã giúp người nghèo, người dân tộc xóa đói, giảm nghèo, lĩnh hội được các thành quả của quá trình phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. Tuy chưa theo kịp tốc độ của vùng đồng bằng, vùng đô thị, song đời sống của người dân nơi đây đã có những thay đổi tích cực, kết cấu hạ tầng phát triển, thị trường hàng hóa đã bắt đầu hình thành, dần dần thay thế nền kinh tế tự cung, tự cấp trước đây. 3.3.2. Một số bất cập trong việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo Thành tựu về xóa đói giảm nghèo trong những năm qua là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, những hạn chế và bất cập trong tiến trình này là không nhỏ, thể hiện ở sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn giữa các vùng, các tầng lớp xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng sâu, vùng xa vẫn cao gấp 4-5 lần so với mức bình quân của cả nước. Đa số người nghèo ít có điều kiện tiếp cận với dịch vụ xã hội cơ bản. Bên cạnh đó, những thành tựu xóa đói giảm nghèo đã đạt được còn thiếu tính bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao. Nguy cơ dễ bị tổn thương của người nghèo trước những rủi ro của cuộc sống (ốm đau, thiên tai, mất mùa, biến động thị trường, môi trường ô nhiễm, mất đi người trụ cột của gia đình, thất nghiệp ) cũng vẫn rất lớn. Hệ thống an sinh xã hội chưa phát huy tác dụng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt nước ta nằm trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lụt và 80% người nghèo làm việc trong nông nghiệp có thể dẫn đến nguy cơ tái nghèo đói cao. Mặt khác, có không ít hộ tuy không thuộc diện nghèo đói nhưng mức thu nhập không ổn định nằm giáp ranh chuẩn nghèo đói cũng có nguy cơ tái đói nghèo. Ngoài ra, nghèo đói có mối liên quan mật thiết với tình trạng suy thoái môi trường. Nghèo đói có thể khiến cho nông dân khai thác quá mức nguồn tài nguyên vốn đã hạn hẹp và càng làm cho nghèo đói trở nên trầm trọng hơn. [...]... hình và kinh nghiệm xóa đói, giảm nghèo Đây thực sự là những đóng góp rất quý báu góp phần thực hiện thành công và hiệu quả chương trình xóa đói, giảm nghèo 3.4.2 Một số biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh có hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo Giải pháp cơ bản và tổng thể về xoá đói, giảm nghèo là sớm hình thành đồng bộ và thực hiện tốt hệ thống thể chế kinh tế, xã hội để thúc đẩy sự phát triển nhanh và. .. bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo chưa tốt nghiệp phổ thông trung học Hơn nữa công tác xóa đói, giảm nghèo đòi hỏi cán bộ ngoài chuyên môn nghiệp vụ còn phải nhiệt tình, nhạy bén, sáng tạo để nắm chắc tình hình đói nghèo trên địa bàn 3.4 Quan điểm tiếp cận và một số giải pháp đẩy mạnh hiệu quả của công tác xoá đói, giảm nghèo 3.4.1 Quan điểm tiếp cận vấn đề nghèo đói và xoá đói, giảm nghèo Trong cách... xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam sẽ còn gặp nhiều khó khăn do nguồn lực xóa đói, giảm nghèo hạn chế; số lượng cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo còn thiếu, yếu về năng lực Bên cạnh đó, cơ chế xác định hộ nghèo chưa được thực hiện thống nhất ở các địa phương và chất lượng giám sát theo dõi báo cáo về xóa đói, giảm nghèo chưa cao Một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến những bất cập trong công tác xóa đói, ... nghèo, xã nghèo lựa chọn được giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao phù hợp với điều kiện thực tế của hộ dân và địa phương để phát triển sản xuất, đồng thời tận dụng được những lợi thế phát triển ngành nghề, mở rộng việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững Định hướng chính sách xóa nghèo đói Để xóa đói giảm nghèo cho bộ phận dân nghèo, các chương trình phát triển cần nhắm vào mục tiêu... trình giảm nghèo V TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tạp chí Chính sách phát triển, 2001, tập 19 (số 4) trang: 553-562 - Chuẩn nghèo và thước đo nghèo ở một số quốc gia Nguyễn Văn Phẩm (vụ hợp tác quốc tế) - Bài giảng “Phân tích chính sách nông nghiệp” Ts Phan Văn Hoà - Thực trạng chính sách phát triển nông nghiệp hiện nay Đăng bởi bear on tháng tám 23, 2008 Vũ trọng khải - Việt Nam ưu tiên chính sách xóa đói giảm nghèo. .. đề nghèo đói và xóa đói giảm nghèo, phải có sự nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xoá đói, giảm nghèo Như chúng ta đã biết, đói nghèo là một hiện tượng mang tính toàn cầu; nó không chỉ tồn tại ở những nước nghèo có thu nhập thấp, mà vẫn có ở ngay trong những nước phát triển Do vậy, xoá đói, giảm nghèo đã được đưa vào chương trình nghị sự của Liên Hiệp quốc Có thể nói, xoá đói, giảm. .. tính chủ quan đối với đói nghèo; đó chính là sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của chính quyền các cấp Một điều quan trọng là, xóa đói, giảm nghèo cần phải thu hút được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp dân cư bởi vì xóa đói, giảm nghèo không phải là vấn đề riêng của người nghèo, hay của Chính phủ, mà là vấn đề chung của cả nước, của toàn xã hội Các phong trào "Ngày vì người nghèo" , các chương trình... những người tổ chức lại thích phô trương, gây lãng phí về công sức và tiền của IV KẾT LUẬN Để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, các Chương trình giảm nghèo quốc gia đều được thiết kế cùng với một hệ thống cơ chế chính sách xóa đói giảm nghèo khá đồng bộ với nhiều chương trình, dự án thành phần trong đó có dự án xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo Mục tiêu chung của nhóm mô hình là nhằm giúp hộ nghèo, ... phương Tăng cường năng lực và thẩm quyền trong quản lý và điều hành thực hiện chương trình cho tỉnh; làm rõ quyền và trách nhiệm của người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, khắc phục tư tưởng ỷ lại Xây dựng cơ chế khuyến khích hộ, xã tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động, sử dụng vốn có hiệu quả Để xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả, cần khuyến khích làm giàu, tạo điều kiện cho mọi người có khả năng đều hăng... vững và hội nhập Bên cạnh đó, cần phân tích một cách khách quan và khoa học nguyên nhân của nghèo đói để từ đó có những giải pháp hữu hiệu xoá đói, giảm nghèo Thực tế cho thấy, nghèo đói xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các nguyên nhân khách quan từ điều kiện và môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội… nhưng bên cạnh đó cần chú ý tới các nguyên nhân chủ quan của bản thân người nghèo . tác xoá đói, giảm nghèo 3.4.1. Quan điểm tiếp cận vấn đề nghèo đói và xoá đói, giảm nghèo Trong cách tiếp cận vấn đề nghèo đói và xóa đói giảm nghèo, phải có sự nhận thức đúng ý nghĩa và tầm. việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững. Định hướng chính sách xóa nghèo đói. Để xóa đói giảm nghèo cho bộ phận dân nghèo, các chương trình phát triển cần nhắm vào mục tiêu là chúng. công tác xóa đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân. Chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo và việc làm là hoàn thành việc phát triển kết cấu hạ tầng cho các xã nghèo vào năm 2010;