1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH Ở LỚP 1

11 846 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 76,5 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm Trường TP cấp 1-2 Trần Văn Ơn MỘT SỐ BIỆN PHÁP DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH Ở LỚP 1 I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Để đảm bảo mục tiêu giáo dục đạt kết quả. Đảm bảo số lượng, đảm bảo chất lượng học tập của học sinh trong công tác giảng dạy ở nhà trường. Hạn chế tỉ lệ học sinh bỏ học đến mức thấp nhất. Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường tiểu học. Đặc biệt nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nhiệm vụ học tập ở học sinh. Trong tình hình thực tế hiện nay, thì học sinh lớp 1 chính là nền móng mà ta cần xây dựng tạo cho học sinh có được nhận thức về sau này. Từ đó các em thấy được vai trò, nhiệm vụ, và quyền lợi của bản thân khi được đi học. Để thực hiện được điều này thì người giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cần làm tốt được công tác duy trì só số học sinh ở khối lớp 1 của mình. Sau khi đi sâu vào nghiên cứu về việc duy trì só số học sinh lớp 1 ở những trường vùng sâu, vùng có điều kiện khó khăn. Tôi nhận thấy đây là vấn đề cần quan tâm đối với ngành giáo dục, nhà trường tiểu học nói chung, và đối với từng giáo viên làm công tác giảng dạy nói riêng. Mỗi người giáo viên cần xác đònh đây là vấn đề quan trọng mà người giáo viên là cái cán trong công tác duy trì só số học sinh trong chính lớp mình chủ nhiệm. Qua kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp khắc phục học sinh bỏ học để duy trì só số học sinh ở lớp 1. II/ THỰC TRẠNG : 1 / Tình hình thực tế : - 1 – Sáng kiến kinh nghiệm Trường TP cấp 1-2 Trần Văn Ơn - Trường PT cấp 1-2 Trần Văn Ơn là một trường nằm ở đòa bàn vùng sâu, vùng xa của xã Bom Bo, thuộc 4 thôn ( 7 , 8 , 9 , 10 ), có 2 điểm trường lẻ. Đường sá đi lại khó khăn, đường trơn , lầy lội trong mùa mưa. Cho nên việc đến lớp của học sinh hầu hết tùy thuộc vào sự đưa rước của phụ huynh. - Đời sống kinh tế cuả người dân nơi đây còn thấp. Có 1 số gia đình không có đất sản xuất, phải mượn đất làm nhà và đi làm mướn để sinh sống. - Trong 5 năm công tác tại trường, các lớp tôi đã chủ nhiệm là : Lớp Năm học Điểm trường TSHS Dân tộc 1 A 2 2005 - 2006 Tổ 2 _ Thôn 10 13 0 1 A 1 2007 - 2008 Điểm trường chính 22 8 1 A 3 2008 - 2009 Tổ 2 _ Thôn 9 26 11 1 A 1 2009 - 2010 Điểm trường chính 30 14 - Nằm trong đòa bàn thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa nên rất khó khăn cho công tác giáo dục; khó khăn cho việc vận động, duy trì só số . Học sinh thường xuyên nghỉ học , hay bỏ học giữa chừng. - Có lớp có 2 học sinh bỏ học trong 1 năm học. - Số học sinh bỏ học được vận động đi học lại rất ít so với tổng số học sinh bỏ học. 2/ Nguyên nhân HS bỏ học : - Có những học sinh nhà xa trường, phải qua sông. Vào mùa mưa, học sinh không qua sông được nên đành phải bỏ học vài hôm hoặc có học sinh phải nghỉ học. VD: Lớp 1A2. Năm học 2005_2006. Điểm trường tổ 2 thôn 10: có 100% HS khi đến lớp phải đi xuồng qua sông mới đến được lớp. - 2 – Sáng kiến kinh nghiệm Trường TP cấp 1-2 Trần Văn Ơn - Phần lớn các hộ gia đình là dân di cư tự do, có mức thu nhập thấp, là dân nghèo làm theo mùa, chủ yếu sinh sống bằng nghề làm rẫy chỗ ở không ổn đònh nên rất khó khăn khi cho con em theo học ở trường. - Có một số gia đình cả ba mẹ đều mù chữ, nên không kèm cặp cho các em học được, học sinh tiếp thu chậm nên thường chán học, dẫn đến ham chơi và bỏ bê việc học tâp. VD: Em Trần Hoài n_ HS lớp 1A1. Năm học 2009_2010: Có cha là người mù chữ, không kèm cặp cho em học được, thêm phần không quan tâm đến việc học tập của em. Nên mức tiếp thu của em rất chậm. - Một nguyên nhân chủ quan nữa mà khiến cho học sinh phải bỏ học là do nhận thức của phụ huynh còn thấp. Do trình độ của dân còn thấp như vậy cho nên thường cho rằng : “học để làm gì”; “nhà nghèo có học cũng không làm được gì”, nên không muốn cho con đến trường. Hoặc thường có tư tưởng cho con học để biết đọc, biết viết là được. Và thiếu sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. VD: Em Mông Thò Ngoan lớp 1 A 3 thường nghỉ học, có khi cha có ý cho nghỉ học vì phải ở nhà trông em, khi tìm hiểu thì tôi biết cha không muốn cho con học nhiều vì :”có học nhiều cũng không làm gì cả, rồi cũng đi làm mướn làm thuê giống cha.” - Có những trường hợp bố mẹ thường đi làm xa nhà, phải gửi con cho ông bà, anh chò em nên thiếu sự quan tâm của phụ huynh trong việc học tập, học sinh ham chơi, theo bạn không chú tâm học hành. VD: Em Phan Thò Quỳnh Như_ lớp 1A2, đến ngày mùa gia đình phải đi làm xa không đưa con đi học tiếp được và nhiều lần có ý cho con thôi học. - 3 – Sáng kiến kinh nghiệm Trường TP cấp 1-2 Trần Văn Ơn - Có những gia đình do di chuyển nhiều nơi, làm thất lạc hoặc bò mất giấy khai sinh của học sinh. Một phần do gia đình không hiểûu biết, bên cạnh đó có những giáo viên thiếu sự quan tâm, hời hợt với những học sinh không có giấy khai sinh ( cho là học sinh ngoài danh sách ), nên học sinh đành phải bỏ học. - Đây là một vùng khó khăn nên có nhiều học sinh quá tuổi. Nên các em thường có tâm lý ngại khi ngồi học trong lớp, nhâtù là đối với học sinh lớp 1. Các em chỉ theo học một thời gian để biết đọc, biết viết là thôi không đi học nữa. VD: Lớp 1 A 2 : có 60% HS quá tuổi. - Còn có một số học sinh tuy gia đình có điều kiện, nhưng tư duy của các em còn chậm,học yếu, phần thì được gia đình nuông chiều. Các em có tâm lý ham chơi hơn ham học nên các em bỏ học cũng không bò ba mẹ la rầy. Trong điều kiện thực tế tương đối khó khăn như vậy chính là điều luôn làm tôi băn khoăn, trăn trở để làm thế nào duy trì được só số học sinh để đạt được mục tiêu giáo dục. III/ BIỆN PHÁP : Xác đònh được những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh, nên ngay từ những ngày đầu nhận lớp, tôi bắt đầu áp dụng các biện pháp để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ngay trong những lớp mà tôi chủ nhiệm. Cụ thể tôi đã áp dụng trên 4 lớp mà tôi đã chủ nhiệm qua các năm học vừa qua như sau : • BIỆN PHÁP CỤ THỂ : - Điều quan trọng nhất là phải phát hiện ra học sinh có nguy cơ bỏ học (dấu hiệu bỏ học là học sinh nghỉ học trên 2 ngày mà không được ba mẹ xin phép). Tôi đến gặp gỡ gia - 4 – Sáng kiến kinh nghiệm Trường TP cấp 1-2 Trần Văn Ơn đình ngay để tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh nghỉ học để đưa ra biện pháp khắc phục học sinh bỏ học kòp thời. - Khi nhận lớp, tôi phải xác đònh được đối tượng học sinh. Đối với học sinh có trình đôï tiếp thu chậm, tôi đã đặc biệt chú ý đến những em này. Thường xuyên phụ đạo, kèm cặp học sinh học tập để học sinh có sự tiến bộ trong học tập. Tránh trường hợp học sinh học yếu, chán học, dẫn đến bỏ học. - Tôi điều tra, nắm bắt được hoàn cảnh gia đình của học sinh. Tôi thực hiện công tác tham mưu : + Đối với học sinh thuộc diện khó khăn mà không có sổ nghèo. Tôi tham mưu báo cáo Ban giám hiệu xem xét để học sinh được miễn giảm tiền học ở trường. + Với những học sinh khó khăn không mua được sách vở, đồ dùng học tập. Tôi kết hợp với nhà trường để mượn sách và đồ dùng cho học sinh. Đưa học sinh vào danh sách của Dự án hỗ trợ Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, và vận động từ hội cha mẹ của lớp để giúp đở các em gia đình các em được an tâm khi các em đang theo học ở trường. - Trong trường hợp lớp học có số học sinh phải qua sông, rất khó khăn cho việc đến trường của các em trong mùa mưa. +Tôi đã chủ động tham mưu với nhà trường, xin phép nhà trường cho phép tôi được linh hoạt giờ ra vào lớp để tránh những nguy hiểm cho các em khi các em đến trường. VD: Đối với lớp 1A2, 100% HS phải qua sông. Đây là lớp học buổi sáng. Vào mùa mưa, sáng sớm trời thường âm u và mưa dầm. Tôi đã tạo điều kiện để học sinh đến trễ khoảng 10 phút đến 15 phút (giờ học bắt đầu từ 7h 10 phút đến 7 h 15 phút.) Tôi rút ngắn thời gian ra chơi. - 5 – Sáng kiến kinh nghiệm Trường TP cấp 1-2 Trần Văn Ơn Hoặc vào buổi chiều, nước sông có sóng rất mạnh. Các em đi xuồng hết sức nguy hiểm.Tôi tạo điều kiện để giờ học sớm hơn và ra về sớm hơn. + Tôi kết hợp với gia đình của các em liên hệ với người thân hoặc người dân gần trường để các em được ở nhờ trong thời gian mưa bão. - Đối với dân di cư tự do, hoặc những gia đình đi làm xa, phải gửi con cho người thân. Để tránh tình trạng học sinh bỏ học theo ba mẹ đi làm xa vào những ngày mùa.Tôi đến gặp gỡ gia đình phụ huynh nơi học sinh đang ở và liên lạc với ba mẹ của các em, khóe léo trao đổi nhẹ nhàng về tình hình học tập của học sinh, nhắc nhở phụ huynh quan tâm đến học sinh. Vận động phụ huynh cố gắng thu xếp thời gian đưa con em đi học. Trường hợp khó khăn hơn đó là em : Phan Thò Quỳnh Như_ lớp 1A2, đến ngày mùa gia đình phải đi làm xa không đưa con đi học tiếp được và nhiều lần có ý cho con thôi học. Tôi đã đến gặp gia đình vận động gửi em ở nhà người quen trong những ngày mùa, để em được tiếp tục theo học. - Đối với những học sinh không có giấy khai sinh. Tôi đồng thời phối hợp với phụ huynh, vận động phụ huynh làm cam kết tiếp tục cho con theo học trong thời gian chưa có giấy khai sinh. Bên cạnh đó tôi giúp đỡ phụ huynh kết hợp với xã để làm giấy khai sinh cho học sinh. - Với những học sinh quá tuổi, “ngại” đi học. Tôi phối hợp với ban chuyên trách chống mù chữ , gia đình học sinh để vận động các em đến lớp. Tạo một mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên với học sinh, giữa hocï sinh với học sinh bằng cách trò chuyện, chia sẽ với các em ngoài giờ trên lớp để các em có được cảm giác thân thiện khi đến lớp. Từ đó các em thấy được tầm quan trọng, lợi ích của việc đi học. - 6 – Sáng kiến kinh nghiệm Trường TP cấp 1-2 Trần Văn Ơn - Đối với những phụ huynh có suy nghó: “học để làm gì?”, hoặc “nhà nghèo có học cũng không làm được gì” và chỉ có ý muốn cho con học để biết đọc, biết viết. +Tôi gặp gỡ trao đổi với phụ huynh, đề cao trách nhiệm của phụ huynh trong việc học tập của học sinh. + Trong những buổi họp phụ huynh tôi phối hợp với nhà trường, chính quyền đòa phương đến để tuyên truyền về công tác giáo dục. Nêu lợi ích của việc đi học, nêu cao những tấm gương của phụ huynh, hoặc để phụ huynh tự nói về trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con em,đã tạo điều kiện cho con đi học mặc dù gia đình khó khăn. Hoặc mời những phụ huynh chưa biết chữ nói lên những tâm tư và những khó khăn khi không biết chữ, từ đó giúp phụ huynh thấy được tầm quan trọng trong việc học tập của con em mình. VD: Em Mông Thò Ngoan lớp 1 A 3 thường nghỉ học, có khi cha có ý cho nghỉ học vì phải ở nhà trông em, khi tìm hiểu thì tôi biết cha không muốn cho con học nhiều vì :”có học nhiều cũng không làm gì cả, rồi cũng đi làm mướn làm thuê giống cha.” Tôi đã nhiều lần đến gặp gỡ gia đình, có lúc phải nài nỉ phụ huynh hãy thương tương lai của em dù thế nào cũng đừng để con thôi học. Với sự nhiệt tình, phụ huynh đã cho con theo học đầy đủ và không còn có ý đònh cho con thôi học. - Bên cạnh đó, tôi đã làm công tác phối hợp tuyên truyền cùng các tổ chức Đoàn thể xã hội trên đòa bàn ( thôn, ấp, đoàn thanh niên, hội phụ nữ ) để tranh thủ sự quan tâm đến công tác giáo dục trong việc duy trì só học sinh. - Ngoài ra, để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp tôi luôn chú trọng đến các hoạt động trên lớp. Luôn tạo sự hứng thú học tập cho học sinh bằng các trò chơi tập thể, các bài - 7 – Sáng kiến kinh nghiệm Trường TP cấp 1-2 Trần Văn Ơn hát, bài múa tập thể. Luôn tạo nguồn hứng khởi, vui tươi cho học sinh khi đến trường, đến lớp. Để các em được tin tưởng và có cảm giác “ trường học là ngôi nhà thứ hai” của các em. IV/ KẾT QUẢ : Qua năm năm nghiên cứu và áp dụng ngay trong những lớp mình chủ nhiệm. Kết quả mà tôi đạt được cụ thể là: Lớp Năm học Điểm trường TSHS đầu năm TSHS cuối năm TSHS bỏ học 1 A 2 2005 - 2006 Tổ 2 _ Thôn 10 13 15 0 1 A 1 2007 - 2008 Điểm trường chính 22 22 0 1 A 3 2008 - 2009 Tổ 2 _ Thôn 9 26 26 0 1 A 1 2009 - 2010 Điểm trường chính 30 33 0 - 100% học sinh theo học, không có học sinh nào bỏ học. - Tôi luôn có sự kết hợp chặt chẽ từ phía gia đình, luôn được sự tin tưởng của phụ huynh khi cho con theo học. Góp phần vào việc giảm số học sinh bỏ học của khối. V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng bản thân tôi rút ra kinh nghiệm như sau: - Giáo viên cần phát hiện sớm dấu hiệu học sinh có nguy cơ bỏ học để kòp thời có những biện pháp phù hợp. Giáo viên cần năng nổ, nhiệt tình trong công tác giáo dục. - Khi đến gặp những phụ huynh có tư tưởng lệch lạc trong việc cho con đi học, khi giáo viên đến gặp gỡ trao đổi, phụ huynh thường lớn tiếng có khi còn nóng nảy đối với giáo viên. Người giáo viên phải thật sự khéo léo, linh hoạt nhẹ nhàng trong công tác vận động tuyên truyền khi gặp gỡ phụ huynh. - 8 – Sáng kiến kinh nghiệm Trường TP cấp 1-2 Trần Văn Ơn - Trong những buổi họp phụ huynh, nếu để phụ huynh tự nói về trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con em,đã tạo điều kiện cho con đi học mặc dù gia đình khó khăn, hoặc mời những phụ huynh chưa biết chữ nói lên những tâm tư và những khó khăn khi không biết chữ, giáo viên cần gặp gỡ những phụ huynh này để trao đổi trước, không tự ý mời đột ngột làm phụ huynh không kòp chuẩn bò sẽ không đạt được kết quả. - Để làm tốt công tác này giáo viên cần kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các ban ngành của đòa phương. Có như vậy công tác chủ nhiệm củagiáo viên mới đạt kết quả và khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học. - Cần xây dựng một môi trường lớp học thân thiện, tạo một mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh để các em có được cảm giác thân thiện khi đến lớp. - Một điều không kém phần quan trọng nữa đó là người giáo viên phải thật sự nhiệt tình, có tâm huyết trong công tác thì mới khắc phụ được những khó khăn trong việc duy trì só số học sinh. Trên đây là kinh nghiệm duy trì só số ở lớp 1 của tôi. Rất mong được sự đóng góp, bổ sung của đồng nghiệp và cấp lãnh đạo để việc duy trì só số học sinh được tốt hơn ./. Bom Bo, ngày 10 tháng 02 năm 2010. Người viết - 9 – Sáng kiến kinh nghiệm Trường TP cấp 1-2 Trần Văn Ơn Danh Kim Pha Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG XẾP LOẠI: Bom Bo, ngày tháng năm 2010 TM/ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG - 10 – [...]...Sáng kiến kinh nghiệm Trường TP cấp 1- 2 Trần Văn Ơn XẾP LOẠI: Bom Bo, ngày tháng năm 2 010 TM/ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG - 11 – . tác duy trì só số học sinh trong chính lớp mình chủ nhiệm. Qua kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp khắc phục học sinh bỏ học để duy trì só số học sinh ở lớp 1. II/. động, duy trì só số . Học sinh thường xuyên nghỉ học , hay bỏ học giữa chừng. - Có lớp có 2 học sinh bỏ học trong 1 năm học. - Số học sinh bỏ học được vận động đi học lại rất ít so với tổng số học. cấp 1- 2 Trần Văn Ơn MỘT SỐ BIỆN PHÁP DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH Ở LỚP 1 I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Để đảm bảo mục tiêu giáo dục đạt kết quả. Đảm bảo số lượng, đảm bảo chất lượng học tập của học sinh

Ngày đăng: 09/04/2015, 16:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w