LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THEO CHIỀU RỘNG VÀ CHIỀU SÂU
LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu hướng phát triển chung của toàn xã hội, hoạt động đầu tư trở thành một nhân tố không thể thiếu cho sản xuất, cho việc gia tăng nguồn lực của nền kinh tế. Đó chính là một trong những công cụ quan trọng nhất đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển của một quốc gia. Kinh tế Việt Nam từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp cực kì trì trệ, luôn nằm trong vòng luẩn quẩn của sự thiếu vốn trầm trọng,hiệu quả sử dụng vốn cực thấp, tốc độ tăng trưởng không đáng kể.Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, nền kinh tế dưới sự tác động của cơ chế thị trường đã và đang tạo ra những biến động sâu sắc. Vấn đề vốn và sử dụng vốn mọi lúc mọi nơi đều là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của nhà nước mà còn là của tất cả các thành phần của nền kinh tế. Hoạt động đầu tư từ khi đổi mới đã từng bước đạt được những kết quả đáng mừng và một tương lai đầy hứa hẹn. Làm sao để hoạt động đầu tư của chúng ta đi đúng hướngvà đạt được hiệu quả tốt nhất có thể? Đó là mong muốn không của chỉ riêng ai. Để phân tích tác động của đàu tư, đứng dưới góc nhìn của từng doanh nghiệp, theo cơ cấu tái sản xuất ,đầu tư được chia thành đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. Nghiên cứu hai hình thức này mang một ý nghĩa chiến lược quan trọng, giúp các doanh nghiệp tìm được cho mình một đường đi đúng đắn. Một doanh nghiệp muốn đứng vữngvà phát triển trên thị trường phải nhận thức được vai trò quan trọng của mối quan hệ mật thiết giữa hai hình thức đó. Vậy bản chất của đầu tư theo chiều rộng, đầu tư theo chiều sâu là gì? mối quan hệ giữa hai hình thức này ra sao? Vai trò của nó trong sự phát triển của doanh nghiệp? thực trạng của vấn đề này trong các doanh nghiệp của chúng ta như thế nào? giải pháp gì để đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu có hiệu quả nhất? Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu những vấn đề đó để có được một cách nhìn sát thực và cụ thể hơn. 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHẦN I: LÍ LỤÂN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU RỘNG VÀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU SÂU 1.Đầu tư - Đầu tư phát triển Nhiều nhà kinh tế học đã đưa ra những quan niệm khác nhau khi nhìn nhận vấn đề đầu tư, nhưng trước hết đầu tư được hiểu là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền,tài nguyên thiên nhiên, sức lao động,trí tuệ…Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ… Hoạt động đầu tư trực tiếp tái sản xuất các cơ sở vật chất kĩ thuật gọi là đầu tư phát triển. Đó là một quá trình có thời gian kéo dài trong nhiều năm với số lượng các nguồn lực được huy động cho từng công cuộc đầu tư khá lớn. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, hoạt động đầu tư không ngừng được mở rộng và chiếm vị trí quan trọng .Đối với cá nhân, đơn vị, các doanh nghiệp, đầu tư là điều kiện tiên quyết quyết định sự ra đời, tồn tại và tiếp tục sự phát triển. Đối với nền kinh tế ,đầu tư là yếu tố quyết định sự phát triển nền sản xuất xã hội, là động lực và là phương tiện để tăng trưởng. 3 2.Đầu tư theo chiều rộng. 2.1. Khái niệm: “Đầu tư theo chiều rộng là đầu tư trên cơ sở cải tạo và mở rộng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có,xây dựng mới với những kĩ thuật công nghệ cơ bản như cũ.” 2.2. Nội dung: Thứ nhất, đó là đầu tư xây dựng mới nhà cửa,cấu trúc hạ tầng theo thiết kế được phê chuẩn lần đầu tiên. Các nhà cửa,cấu trúc hạ tầng này là các TSCĐ trước đây chưa có trong bảng cân đối TSCĐ của ngành, của doanh nghiệp.Như vậy ,lượng tài sản vật chất đã được tăng thêm, tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tuy vậy tính kĩ thụât của công trình, tài sản đó vẫn dựa trên những thiết kế có sẵn, chưa được cải tạo và hiện đại hoá. Thứ hai, đầu tư theo chiều rộng còn là hoạt động mua sắm máy móc thiết bị để đổi mới thay thế cho những máy móc thiết bị cũ theo một dây chuyền công nghệ đã có từ trước. Đây cũng có thể là mua sắm từ đầu, tức lúc bắt đầu sản xuất kinh doanh, hoặc cũng có thể là mua sắm sau một thời gian hoạt động để thay thế một phần hoặc cả dây chuyền những máy móc thiết bị đã cũ. 2.3.Đặc điểm: Đầu tư theo chiều rộng có những đặc điểm như sau: • Lượng vốn sử dụng lớn và khê đọng lâu: Vốn lớn vì đầu tư theo chiều rộng thường là để mở rộng qui mô, do đó lượng máy móc thiết bị ,nhà cửa…thường rất lơn,đòi hỏi một lương vốn lớn 4 tương ứng để chi trả. Bên cạnh đó , những tài sản này có thời gian khấu hao là rất dài, do vậy lượng vốn bỏ ra bị khê đọng lâu. • Thời gian thực hiện đầu tư và thời gian thu hồi vốn lâu:đầu tư theo chiều rộng là đầu tư mang tính chất lâu dài, có khi hàng chục năm mới thu lại được vốn. • Tính chất kĩ thuật phức tạp,độ mạo hiểm cao:một hoạt động đầu tư theo chiều rộng thường được thực hiện ở nhiều khâu, làm cho cơ sở vật chất cũng như qui trình công nghệ sản xuất, do vậy để cho nó được đồng bộ đòi hỏi những kĩ thuật phức tạp. Kĩ thuật phức tạp cộng với thời gian thực hiện lâu khiến cho hoạt động đầu tư này mang độ rủi ro cao, làm cho bất kì nhà đầu tư nào cũng phải e dè và cẩn thận. 2.4. Vai trò: Mặc dù có những đặc điểm mang tính khó thuyết phục như vậy đối với các nhà đầu tư nhưng đầu tư theo chiều rộng vẫn là một sự cần thiết khách quan và nắm một vai trò hết sức quan trọng. Đầu tư theo chiều rộng đi cùng với việc thêm nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh được xây dựng, quy mô sản xuất được mở rộng, đưa năng suất tăng lên, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng doanh thu thu lợi nhuận, góp phần vào sự tăng trưởng chung. Đó là bước khởi đầu không thể thiếu và cũng là bước bắt buộc nếu doanh nghiêp muốn tiếp tục sản xuất kinh doanh. 3.Đầu tư theo chiều sâu: 5 3.1.Khái niệm: “Đó là hoạt động đầu tư được thực hiện dựa trên cơ sở cải tạo,mở rộng,nâng cấp,đồng bộ hoá,hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có ,hoặc xây dựng lại ,hoặc đầu tư mới một dây chuyền công nghệ,xây dựng một nhà máy mới nhưng kĩ thuật công nghệ phải hiện đại hơn kĩ thuật công nghệ hiện có hoặc kĩ thuật trung bình của ngành ,vùng nhằm duy trì năng lực đã có.” Mở rộng là việc xây dựng thêm hoặc mua sắm thêm những đối tượng TSCĐ mới nằm trong thành phần của TSCĐ có sẵn nhằm tăng cường khối lượng sản xuất và sự hoạt động của doanh nghiệp. Xây dựng lại là việc đầu tư để bố trí lại toàn bọ hoặc một bộ phận các dây chuyền sản xuất ở cơ sở cho phù hợp với điều kiện sản xuất mới. Hiện đại hoá là thực hiện tổng thể các biện pháp kĩ thuật (đã được xem xét trong kế hoạch phát triển kĩ thuật) nhằm áp dụng kĩ thụât mới,cơ khí hoá và tự động hoá các bộ phận sản xuất đang hoạt động, thay thế những thiết bị cũ đã hao mòn hoặc lạc hậu bằng các thiết bị mới có năng suất và hiệu quả cao hơn. Duy trì năng lực đã có là việc thực hiện những biện pháp nhằm bù đắp những TSCĐ đã bị oại bỏ do hao mòn toàn bộ hoặc hư hại hoàn toàn. 3.2.Nội dung: Thứ nhất,đó là cải tạo,nâng cấp,đồng bộ hoá,hiện đại hoá dây chuyền hiện có,thay thế dây chuyền công nghệ cũ.Hoạt động này được thực hiện sau một quá trình sản xuất kinh doanh,khi mà thiết bị máy móc đã cũ,làm năng suất giảm sút.Nhờ vậy mà năng suất được nâng cao,có thể gấp rất nhiều lần qui trình sản xuất cũ,máy móc thiết bị mang hàm lượng công nghệ cao hơn,hiệu quả hơn . 6 Thứ hai,đó còn là hoạt động phát triển nguồn nhân lực và đầu tư để tổ chức lại bộ máy quản lí,phương pháp quản lí của doanh nghiệp.Đầu tư theo chiều sâu mang nặng mặt “chất”,làm sao để có sản xuát có hiệu quả hơn,năng suát cao hơn,do vậy mà đầu tư phát triển nguồn nhân lực,bộ máy quản lí cũng là tất yếu,bởi vì chất lượng nguồn nhân lực hiệu quả của bộ máy quản lí là một nhân tố hết sức quan trọng quyết định cho kết quả sản xuất kinh doanh. Thứ ba,đầu tư theo chiều sâu còn bao gồm nội dung đầu tư vào khâu thiết yếu nhất của dây chuyền công nghệ.Không cần thay thế cả dây chuyền mà chỉ cần hiện đại hoá những máy móc thiết yếu. 3.3.Đặc điểm: • Trong đâù tư theo chiều sâu khối lượng vốn sử dụng ít hơn,thời gian thực hiện ít hơn và độ mạo hiểm thấp hơn so với đàu tư theo chiều rộng.Vì không phải đầu tư mua sắm từ đầu mà chủ yếu là nâng cấp cải tạo,lương máy móc thiết bị nhà xưởng ít hơn do vậy lượng vốn bỏ ra thường ít hơn.Đồng thời vì được hiện đại hoá,đồng bộ hoá mà sản xuất mang xác suất thành công là cao,do vậy mà rủi ro ít hơn so với đầu tư theo chiều rộng. • Tốc độ tăng vốn lớn hơn tốc độ tăng về lao động.Do tính chất công nghệ hiện đại ,đồng bộ hoá,tự động hoá mà trong đầu tư theo chiều sâu không yêu cấu mức tăng lao động tăng cùng với mức tăng của máy móc,mức tăng của vốn. 3.4. Vai trò: 7 Đầu tư theo chiều sâu làm cho năng suất lao động tăng,nâng cao chất lượng sản phẩm ,từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước cũng như trên thị trường thế giới.Do vậy nó mang lại cho doanh nghiệp sự phát triển mang tính ổn định vững chắc và lâu dài. 4.Mối liên hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu. 4.1.Sự cần thiết phải kết hợp giữa đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu Hai hình thức đầu tư này thường được thực hiện ở những giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh. Đầu tư theo chiều rộng tiến hành khi bắt đầu sản xuất kinh doanh, hoặc trong quá trinh sản xuất kinh doanh muốn mở rộng quy mô.Còn đầu tư theo chiều sâu tiến hành khi dây chuyền sản xuất đã cũ, khó tiếp tục duy trì năng suất hiện có. Có lúc hai hình thức này đươc tiến hành cùng một lúc và rất có thể bị lẫn vào nhau. Để phân biệt chúng cần phải dựa vào điểm chính là trình độ của công nghệ được áp dụng so với công nghệ cũ. Giữa hai hình thức đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kì, dựa vào chu kì sống của sản phẩm :giai đoạn tung sản phẩm vào thị trường, phát triển chín muồi và suy thoái. Đầu tư theo chiều rộng là để mở rộng quy mô, duy trì năng lực , tăng thị phần, tăng chỗ đứng cho sản phẩm và vị thế của mình.Còn đầu tư theo 8 chiều sâu là để cải thiện hoặc duy trì năng lực, tăng sức canh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp, tạo đà cho một sự phát triển ổn định lâu dài. Chúng gắn kết bổ sung cho nhau để cùng đưa ra các giải pháp kỹ thuật tiên tiến phù hợp với trình độ của doanh nghiệp, với yêu cầu mà thực tế sản xuất đặt ra, đưa doanh nghiệp đạt công súât cao nhất có thể và đem laị lợi ích tối đa. Doanh nghiệp phải biết được lúc nào cần đầu tư theo chiều rộng, lúc nào cần đầu tư theo chiều sâu, lúc nào cần phải kết hợp cả hai hình thức? Phải biết kết hợp chúng một cách khoa học hợp lí, sao cho chúng hỗ trợ lẫn nhau cùng có hiệu quả, đem lại lợi ích vững chắc, lâu dài và cao nhất cho doanh nghiệp. 4.2.Đầu tư theo chiều rộng là cơ sở nền tảng để đầu tư theo chiều sâu có hiệu quả. Mọi doanh nghiệp hình thành và hoạt động đều phải bắt đầu từ đầu tư theo chiều rộng:xây dựng trụ sở ,nhà xưởng; mua sắm máy móc thiết bị … Đấy là những nền tảng ban đầu không thể thiếu và cũng hết sức quan trọng .Trong giai đoạn đầu này doanh nghiệp áp dụng đầu tư theo chiều rộng là chủ yếu.Thường thì họ sẽ cố gắng sử dụng những máy móc dây chuyền công nghệ mà ở thời điểm đó được xem là hiện đại, hoặc cũng có thể là hiện đại nhất.Nếu được như thế thì doanh nghiệp sẽ có không những lợi thế trong sản xuất kinh doanh mà còn tạo điều kiện cho sau này đầu tư theo chiều sâu được thuận lợi. Khi sản xuất kinh doanh có sự ổn định, cần phải đầu tư tiếp để hoàn thiện bộ máy sản xuất để đạt được năng suất cao nhất trong điều kiện có thể.Muốn vậy phải áp dụng khoa học tiên tiến,thay thế 9 dây chuyền công nghệ cũ, nhất là khi mà năng suất đang có chiều hướng giảm sút và thua kém nhiều so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Đến lúc này mới có thể thấy hết tầm quan trọng của việc đầu tư theo chiều rộng ban đầu, nếu như cơ sở hạ tầng ban đầu được đầu tư một cách đồng bộ và hiện đại thì việc thay thế , cải tạo ,nâng cấp sẽ phải sử dụng một chi phí ít hơn, ít tốn thời gian hơn ,dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.Nguợc lại, nếu như cơ sở hạ tầng lúc đầu không đồng bộ, giữa các khâu sản xuất không có sự thống nhất, chênh lệch về công nghệ áp dụng hoặc là quá lạc hậu thì khi đầu tư nâng cấp cải tạo sẽ rất khó khăn, kém hiệu quả, có thể sẽ phải thay toàn bộ, tốn kém rất nhiều chi phí. 4.3.Đầu tư theo chiều sâu là động lực thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng sản xuất,tiếp tục đầu tư theo chiều rộng. Khi doanh nghiệp tiến hành đầu tư theo chiều sâu tốt,đạt hiệu quả ,năng suất lao động sẽ được cải thiện ,chất lượng sản phẩm được nâng cao.Đặc biệt nếu như được áp dụng những công nghệ tiên tiến,có kĩ thuật hiện đại hơn kĩ thuật trung bình của ngành,vùng thì chi phí sản xuất giảm,giá thành giảm,do vậy sản phẩm sẽ có tính cạnh tranh cao hơn,có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường;lợi nhuận sẽ tăng,tiềm lực tài chính tăng và doanh nghiệp sẽ lớn mạnh. Lúc này khi sản xúât kinh doanh có hiệu quả cao do kết quả của đầu tư theo chiều sâu,doanh nghiệp sẽ tiếp tục đầu tư theo chiều rộng để mở rộng quy mô của mình.Đầu tư theo chiều rộng lúc này không phải giống như giai đoạn đầu,mà kĩ thuật công nghệ sẽ được áp dụng cùng một trình độ với kĩ thuật được áp dung lúc đầu tư theo 10 chiều sâu,tạo nên một cơ sở vật chất,qui trình công nghệ vừa đồng bộ vừa hiẹn đại. Tuy vậy nếu như đầu tư theo chiều sâu mà áp dụng công nghệ quá hiện đại thi chi phí sẽ rất tốn kém,không những không hạ được chi phí sản xuất mà còn làm cho nó quá cao,làm cho giá thành sản phẩm không thể chấp nhận được. Các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư theo chiều sâu đều phải rất cẩn thận vì chỉ cần một khâu thiếu đồng bộ thì cả dây chuyền sẽ có vấn đề,làm cho những máy móc thiết bị hiện đại cũng không phát huy hết năng suất.Đầu tư theo chiều sâu không hiệu quả thí hoạt động sản xuất kinh doanh có thể đi từ thua lỗ đến thất bại hoàn toàn,lúc đó không những không kiếm được lợi nhuận cao hơn,không mơ rộng được quy mô nữa mà có thể tất cả những gì đã đầu tư sẽ trở nên vô hiệu quả. PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CHIỀU RỘNG VÀ CHIỀU SÂU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Từ giữa thập kỷ 80 trở lại trước, nền kinh tế của nước ta mang tính bao cấp, kế hoach hóa tập trung. Nước ta chỉ chú trọng đến đầu tư phục vụ nhu cầu hàng hóa trong nước, hàng hóa chưa phong phú đa dạng và chất lượng cũng không được chú trọng. Vì vậy hoạt động xuất khẩu còn kém, chủ yếu chỉ hướng nội, chưa hướng ngoại. Hiện nay, do xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa, chúng ta đã có những thay đổi về chính sách và hoạt động đầu tư đã có nhiều biến đổi. Số lượng các doanh nghiệp ở Việt Nam tăng lên tăng lên cả về quy mô vốn và lao động. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng. Tổng doanh thu cả nước tăng. Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của ta còn kém, chủ yếu là do sự yếu kém về đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam. 11 [...]... triển sản xuất của mình, phải đảm bảo gắn kết nhuần nhuyễn giữa đầu tư theo chiều rộngvà đầu tư theo chiều sâu Bởi đầu tư theo chiều rộng là cơ sở , là nền tảng để đầu tư theo chiều sâu có hiệu quả và đầu tư theo chiều sâu là động lực thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tiếp tục đầu tư theo chiều rộng Thực tiễn Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động ra sao? Đã nhận thức vấn đề này như thế... phát triển theo chiều rộng, chưa chú trọng đầu tư phát triển chiều sâu Những doanh nghiệp có khả năng kết hợp đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu là rất ít I/ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU RỘNG: Trước thời kỳ đổi mới, do tư tưởng chủ quan duy ý chí, chỉ chú trọng vào các ngành công nghiệp nặng, ở nước ta đã diễn ra tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu đồng bộ vào những ngành này Thời kỳ này hiệu quả đầu tư rất kém,... là không có điều kiện để đầu tư PHẦN III: GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ THEO CHÍỀU RỘNG VÀ ĐẦU TƯ THEO CHÍỀU SÂU I TẦM VĨ MÔ Đầu tư đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Công cuộc đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường đã và đang tạo ra những biến động sâu sẳc trong hoạt động đầu tư Vai trò của đầu tư theo chíều rộng, chíều sâu và đặc biệt là mối quan... đại, cơ chế quản lý của Nhà nước và kỹ năng quản trị kinh doanh không theo kịp nhu cầu thị trường đang trong xu thế hội nhập, tự do hoá và cạnh tranh Việc đầu tư mở rộng quy mô, thị trường hết sức hợp lý với đầu tư đổi mới công nghệ đòi hỏi sự đồng bộ, nhất quán Cần có sự hiểu biết về công nghệ và vai trò quan trọng của việc kết hợp giữa đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu Để định hướng chiến lược một... hiện đại Sự kết hợp hợp lý giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu sẽ tạo nên hiệu quả tốt nhất trong sản xuất và kinh doanh Vai trò của đổi mới công nghệ và mở rộng quy mô được thể hiện rõ ràng Trước hết ở tầm vĩ mô, sự kết hợp này sẽ làm thay đổi cơ cấu ngành nghề trong nền kinh tế, ngành công nghệ cao sẽ phát triển thay thế các ngành truyền thống hao phí nhiều vật tư, lao động Quy mô... chiến lược phát triển một nền kinh tế vững mạnh, công nghiệp hoá hiện đại hoá Thực trạng liên kết hoạt động đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu tại các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến triển mạnh dạn, tuy nhiên vẫn còn nhiều những bất cập Tính đến năm 2001 số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta( theo quy mô ) chiếm 95,6% tổng số doanh nghiệp, điều đó cũng có nghĩa là tổng số doanh nghiệp... kém, nền kinh tế lâm vào trạng thái trì trệ Sau khi thực hiện đổi mới, với việc thay đổi cơ chế chính sách, hoạt động đầu tư ở Việt Nam đã có sự chuyển biến Đầu tư ở giai đoạn nay chủ yếu là đầu tư chiều rộng, tuy nhiên hiệu quả của loại hình này vẫn rất hạn chế Số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng cả về quy mô vốn và lao động Số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động trong các ngành... năng đầu tư nâng cao trình độ công nghệ, tiến hành đầu tư theo chiều sâu, thậm chí có doanh nghiệp còn không có chiến lược dài hạn, không phân tích thị trường, không biêt đối thủ cạnh tranh Nguyên nhân một phần cũng do các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ Những doanh nghiệp này ít có khả năng về tài chính để tiến hành đầu tư theo chiều sâu. Trong khi vai trò của các doanh nghiệp vừa và. .. thạo và làm chủ các máy móc thiết bị mới, nắm vững các công nghệ chuyển giao, làm chúng thích nghi với điều kiện của doanh nghiệp; chủ động phát triển một số sản phẩm mới, tự giải quyết được những khó khăn trong quá trình sản xuất … Các doanh nghiệp đã có sự quan tâm và đầu tư cho cán bộ kỹ thuật tiếp cận với các công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh III LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THEO CHIỀU... vực và trên thế giới thì việc đầu tư theo chiều sâu càng có ý nghĩa quyết định.Sau đây là một số thức trạng về việc đầu tư theo chiều sâu ở Việt Nam thời gian qua 1 CÔNG NGHỆ Trong những năm qua, chúng ta đã tiến hành các hoạt dộng chuyển giao công nghệ với nhiều hình thức khác nhau.Trình độ công nghệ tuy đã có sự chuyển biến nhất định nhưng vẫn còn trong tình trạng lạc hậu Thực trạng công nghệ và thiết . chắc và lâu dài. 4.Mối liên hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu. 4.1.Sự cần thiết phải kết hợp giữa đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu. 4.2 .Đầu tư theo chiều rộng là cơ sở nền tảng để đầu tư theo chiều sâu có hiệu quả. Mọi doanh nghiệp hình thành và hoạt động đều phải bắt đầu từ đầu tư theo