Các giải pháp tăng cường đầu tư chíều sâu.

Một phần của tài liệu LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THEO CHIỀU RỘNG VÀ CHIỀU SÂU (Trang 37 - 43)

I. TẦM VĨ MÔ

2. Các giải pháp tăng cường đầu tư chíều sâu.

Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, công nghệ nghèo nàn lạc hậu. Trong khi đó, Khoa học công nghệ là nhân tố quan trọng và là nền tảng phát triển của nhiều ngành nhiều lĩnh vực. Công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay đòi hỏi Việt Nam phải có một hệ thống các giải pháp để nâng cao trình độ

khoa học công nghệ, nhằm tăng năng suất lao động, cảI tiến, thay đổi và phát triển nhiều loại hàng hoá dịch vụ mới có chất lượng cao đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Chính vì vậy đầu tư vào khoa học công nghệ và ứng dụng vào sản xuất trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Thứ nhất, để nâng cao trình độ công nghệ và vận dụng có hiệu quả vào sản xuất, Nhà Nước cần xây dựng chíến lược khoa học công nghệ một cách hợp lý khoa học phù hợp với chíến lược kinh tế xã hội và đIều kiện của nước ta. Chíến lược công nghệ quốc gia đóng vai trò quan trọng trong định hướng phát triển công nghệ cũng như đầu tư đổi mới công nghệ của từng doanh nghiệp; nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có được hướng đI đúng, tiết kiệm nguồn lực, tránh được những rủi ro không đáng có. Trước thực trạng công nghệ ở nước ta, Nhà Nước đã đặt ra mục tiêu đổi mới công nghệ từng bước bắt kịp trình độ công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới, tiến tới chủ động sáng tạo công nghệ theo mô hình Nghiên cứu_ triển khai. Trong giai đoạn đầu con đường duy nhất đúng là tiếp nhận công nghệ hiện đại thông qua chuyển giao_nhập công nghệ. Theo đó, các cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật cần có nghiên cứu quy hoạch ngành để lập chương trình đổi mới công nghệ cho các ngành và dự án. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng chíến lược khoa học công nghệ, Nhà Nước cần lựa chọn đúng các lĩnh vực, các nhóm ngành hàng cần ưu tiên phát triển, đặc biệt là các nhóm ngành hàng có năng lực cạnh tranh.

Thứ hai, Nhà Nước cần phát huy vai trò của mình trong việc đẩy nhanh ứng dụng khoa học kỹ thuật. Nhà Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong định hướng tiến bộ khoa học công nghệ cho các ngành, lĩnh vực như: năng lượng, xây dựng, giao thông, nông lâm ngư nghiệp và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Bên cạnh đó Nhà Nước chú trọng một số hướng công nghệ trọng đIểm, mũi nhọn như công nghệ thông tin và truyền thông, sinh học, công nghệ vật liệu mới, tự động hoá, chế tạo máy… Nhà Nước tăng vốn đầu tư cho khoa hoc công nghệ và xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý đối với khoa học công nghệ bằng các chính sách khuyến khích hoạt động đổi mới công nghệ như đIều chỉnh các chính sách thuế và triển khai luật

khoa học công nghệ, hỗ trợ thông tin và xúc tiến thương mại, hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp, tạo môi trường bình đẳng giữa các doanh nghiệp…

Thứ ba, Nhà Nước cần huy động và sử dụng tốt năng lực và nguồn lực cán bộ khoa học công nghệ của đất nướcvào nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ. Đối với mỗi cán bộ khoa học có trình độ cao(đặc biệt ở các trường đại học) cần được giao nhiêm vụ nghiên cứu khoa học nhiều hơn. Đồng thời phát triển hệ thống các viện trong trường đại học, thành lập các doanh nghiệp nghiên cứu khoa học và sản xuất trong các trừơng đại học. Bên cạnh đó, việc phân chía lợi nhuận sau thuế của các sản phẩm được làm ra từ việc ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ cần có sự bình đẳng giữa doanh nghiệp Nhà Nước và các doanh nghiệp khác.

Thứ tư là phát triển thị trường khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ cũng là một loại hàng hoá đo đó nó cũng được mua bán trên thị trường riêng_ thị trường khoa học công nghệ. Nhà Nước cần xây dựng và vận hành thị trường công nghệ theo hướng công khai qua các hội trợ, các thông tin trên các phương tiện truyền thông rõ ràng giữa các bên mua và bán, nội dung công nghệ và giá cả của nó. Đồng thời cần đổi mới công tác thông tin về các kết quả, thành tựu nghiên cứu khoa học công nghệ để các doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng ngay vào sản xuất. Ngoài ra công tác tư vấn về tiến bộ khoa học công nghệ cũng cần được khuyên khích phát triển. Nhờ đó có thể khắc phục được tâm lý và thói quen của các nhà khoa học và công nghệ vốn được sinh ra và sống quá lâu trong cơ chế kinh tế cũ, và do vậy tạo ra sự liên kết giữa nhà khoa học công nghệ vơI doanh nghiệp.

Trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay, yêu cầu đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết của cả nền kinh tế nói chung và các ngành các doanh nghiệp nói riêng. Quá trình đổi mới công nghệ mỗi ngành, mỗi lĩnh vực kinh tế đòi hỏi sự quản lý, chỉ đạo riêng của Nhà Nước để đảm bảo tính thống nhất và theo đúng định hướng phát triển của nền kinh tế.

Đối với ngành công nghiệp, trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế cũ sang cơ chế quản lý theo hướng thị trường có sự quản lý của Nhà Nước đã diễn ra quá trình

đổi mới sâu rộng về chế độ sở hữu, chế độ chính sách của Nhà Nước, đặc biệt là đầu tư đổi mới công nghệ. Để nâng cao chất lượng đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Nhà Nước cần thực hiện các giải pháp sau:

Đầu tư chíều sâu vào các sản phẩm, các nhóm nghành hàng có năng lực cạnh tranh cao như dịch vụ vật tư cho sản xuất, công nghệ chế biến, thuỷ sản, dệt may da giày. Bên cạnh đó cũng cần tập trung đầu tư để sản xuất các hàng tiêu dùng công nghiệp cấp cao đang phải nhập khẩu.

Lập quy hoạch ngành từ đó lập chương trình đổi mới công nghệ cho ngành và từng dự án.

Tăng cường hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu triển khai, hỗ trợ đổi mới công nghệ và triển khai áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế như: miễn thuế nhập khẩu công nghệ, tăng mức khấu hao, đưa vào giá thành các chí phí chuyển giao công nghệ, tài trợ tín dụng với lãi suất thấp…

Nhà Nước cần ban hành các chính sách không chỉ thực sự khuyến khích mà còn phải buộc các doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Xây dựng và triển khai luật khoa học công nghệ, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp mới, hình thành thị trường công nghệ công khai và rõ ràng.

Đổi mới công nghệ phải đồng bộ và hiện đại. Tránh tình trạng đầu tư theo phong trào hoặc theo lợi nhuận trước mắt, gây lãng phí vốn và các nguồn lực.

Trong ngành nông nghiệp, đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ nông nghiệp có tác động tích cực trong việc nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản trên thị trường. Chính vì vậy việc đầu tư cho đổi mới công nghệ được ưu tiên hàng đầu. Giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh đầu tư phát triển khoa học công nghệ nông nghiệp là:

Một là,xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích và tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển khoa học và công nghệ nông nghiệp. Bên cạnh đó cần xã hội hóa các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.

Hai là, tăng tỷ trọng vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, công tác giống, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

Ba là, cần tiến hành tổ chức lại và hiện đại hoá hệ thống các trung tâm, viện nghiên cứu, các trường đào tạo cán bộ khoa học và có các chính sách thoả đáng để phát triển nguồn nhân lực đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hoá quy mô lớn và thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Bốn là, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc hình thành và phát triển thị trường hàng hóa khoa học công nghệ

Năm là cần ưu tiên tập trung vào nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để có bước đột phá về giống cây, giống con cho năng suất và giá trị cao; nghiên cứu công nghệ bảo quản, chế biến nông sản, công nghệ bao bì đóng gói làm tăng giá trị và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.

Trong ngành giao thông vận tải, việc áp dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ đã và đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển giao thông vận tải trong thời gian qua. Nhưng để các công trình các sản phẩm dịch vụ giao thông vận tải đáp ứng hơn nữa nhu cầu của xã hội thì hoạt động khoa học công nghệ cần phải được thúc đẩy mạnh mẽ. Trong chíến lược phát triển khoa học công nghệ đến năm 2020 và lộ trình công nghệ đến năm 2010 của ngành giao thông vận tải đã đề cập đến một số giải pháp sau:

Thứ nhất, đó là cần xây dựng các chính sách khích lệ, hỗ trợ đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động khoa học công nghệ hướng tới các mục tiêu như tạo lập thị trường khoa học công nghệ sôI động; gắn kết chặt chẽ khoa học công nghệ với sản xuất; thúc đẩy đầu tư vào nghiên cứu – phát triển. Bên cạnh đó cần tiến hành đổi mới cơ chế quản lý khai thác nhằm phát huy các tiềm năng, yếu tố trí tuệ, tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài…

Thứ hai là huy động tối đa mọi nguồn lực, đa dạng hoá nguồn đầu tư, khuyến khích các nguồn đầu tư ngoài ngân sách Nhà Nước. Mở rộng hợp tác quốc tế, chuyển giao khoa học công nghệ,ưu tiên cho nhiệm vụ tiếp thu làm chủ công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại.

Thứ ba là tạo đIều kiện tiép cận và vận dụng khoa học công nghệ mới phục vụ xây dựng các công trình giao thông vận tải, chế tạo và sản xuất các sản phẩm công nghiệp giao thông( tàu thuỷ, xe buýt, toa xe, trạm trộn bê tông…)

Ngành Bưu chính viễn thông ngày càng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta hiện nay. Nhưng thực trạng khoa học công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành còn rất lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, để đáp ứng yêu câu hội nhập, đổi mới công nghệ ngày càng trở nên cấp thiết.

Thứ nhất, cần tiếp tục định hướng vào công nghệ đI tắt đón đầu làm động lực phát triển ngành. Vận dụng linh hoạt các hình thức đầu tư chíều sâu như: đổi mới quy trình công nghệ, chuyển giao công nghệ, hợp tác đầu tư, nghiên cứu sản xuất các sản phẩm đón đầu…

Thứ hai, cần mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm chủ yếu, đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông.

Thứ ba là tăng cường độc lập tự chủ và hợp tác quốc tế, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ nhập một cách sáng tạo. Xây dựng công nghiệp bưu chính viễn thông tin học theo hướng lựa chọn công nghệ cao.

Một trong những giải pháp quan trọng để tăng cường đầu tư theo chíều sâu là đầu tư và phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực được coi là nguồn lực quan trọng nhất của nền kinh tế. Phát triển nguồn nhân lực là tạo ra sự thay đổi về chất của nguồn nhân lực về các mặt thể lực, trí lực, chuyên môn kỹ thuật, phẩm chất và nhân cách để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế, văn hoá xã hôI… Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại thì phát triển nguồn nhân lực trở thành yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực gồm:

Trước hết, Nhà Nước cần quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề theo hướng Nhà Nước chỉ quản lý các cơ sở đào tạo lớn còn lại giao cho các đIạ phương, đoàn thể và tư nhân quản lý. Nhờ đó có thể tăng cường xã hội hoá, đa dạng hoá các hình thức sở hữu và thu hút vốn cho

giáo dục và đào tạo đồng thời đào tạo nghề sẽ bám sát hơn với nhu cầu lao động của từng địa phương.

Thứ hai, Nhà Nước cũng cần đIều chỉnh lại cơ cấu đào tạo một cách hợp lý theo tỷ lệ cao hoc, đại học – trung học chuyên nghiệp – công nhân kỹ thuật là 1 – 4 – 10 thông qua việc giao chỉ tiêu tuyển sinh, hỗ trợ tài chính…

Thứ ba, cần tuyên truyền và vận động người dân nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về đào tạo để họ có những định hướng đúng cho thế hệ tương lai.

Thứ tư là hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực như khuyến khích người lao động tham gia đào tạo chuyên môn kỹ thuật, phát triển và đIều chỉnh thị trường lao động…

Thứ năm là nâng cao chỉ số HDI ( chỉ số phát triển con người) của nước ta thông qua các kế hoạch giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế, nâng cao mức sống, tăng số năm đI học, đảm bảo tỗt chăm sóc y tế, phúc lợi xã hội cho dân cư và người lao động.

Một phần của tài liệu LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THEO CHIỀU RỘNG VÀ CHIỀU SÂU (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w