Từ vị thế trung tâm với tiếng nói quyên uy trên sân chơi văn hoá

26 259 2
Từ vị thế trung tâm với tiếng nói quyên uy trên sân chơi văn hoá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VỊ THẾ CỦA VĂN HỌC TRÊN SÂN CHƠI VĂN HOÁ TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ Lã Nguyên 1. Dẫn nhập Một trong những chức năng quan trọng bậc nhất của lí luận văn học là nghiên cứu, khám phá lô gíc nội tại của tiến trình văn học. Với ý nghĩa như thế, lí luận văn học chính là lịch sử văn học được trừu tượng hoá và bàn về lí luận văn học thật ra là bàn về sáng tác văn chương trong xu hướng vận động lịch sử của nó. Cái khó của người làm lí luận bây giờ là ở chỗ, hơn nửa thế kỉ qua, văn học đã trải qua nhiều thay đổi vô cùng lớn lao. Sự biến đổi của văn học khiến nhiều nhà chuyên môn lắm lúc không còn đủ tự tin để cắt nghĩa một cuốn tiểu thuyết hoặc một bài thơ đang làm xôn xao dư luận. Đúng là văn học ngày càng trở nên xa lạ với các quan niệm lí thuyết mà ta vẫn quen xem như những chân lí bất di bất dịch. Cho nên, nếu chưa phân tích thấu đáo bối cảnh văn học hiện nay mà vẫn cứ bạo gan bàn về con đường phát triển của lí luận văn học hoặc về những vấn đề trọng đại ví như bản chất hay chức năng của văn chương, tôi dám chắc, chúng ta chỉ có thể vòng vo với những câu chữ sáo rỗng hoặc nói những chuyện giời ơi đất hỡi ở tận đẩu đầu đâu. Có thể hình dung bối cảnh văn học của một thời đại được hình thành từ hai bình diện quan trọng sau đây. Thứ nhất: vị thế của văn học như một tiếng nói quyền lực trên sân chơi văn hoá. Thứ hai: văn học như một thực tế diễn ngôn. Tiểu luận này chỉ tập trung vào bình diện thứ nhất: vị thế của văn học trên sân chơi văn hoá. Thiết nghĩ, dẫu không đi sâu nghiên cứu, nhưng nếu nhìn thẳng vào sự thật, các nhà văn, nhà thơ, các nhà lí luận, phê bình đều có thể nhận ra trên sân chơi văn hoá, văn học đang bị đẩy ra khu vực ngoại vi. Dĩ nhiên, hiện trạng ấy là kết quả của cả một quá trình dài lâu, rất khó chấp nhận với những ai chỉ quen xem xét văn chương như một bản thể trừu tượng, hoặc chỉ quen khái quát lí thuyết trên nền tảng của văn học trung đại hay văn học hiện đại của một số dân tộc ở các nước phương Đông. Bởi vậy, tôi sẽ trình bày về vị thế của văn học trên sân chơi văn hoá dọc theo trục lịch sử, từ cổ - trung đại, qua hiện đại đến thời đương đại của chúng ta. Vì văn học là nghệ thuật ngôn từ, nên vị thế của văn học sẽ được xem xét trên các tương quan cơ bản sau đây: 1. Lời nghệ thuật và toàn bộ hoạt động tinh thần của xã hội; 2. Lời nghệ thuật và lời xã hội (như phê bình văn học, tiếng nói chính trị, tư tưởng hệ); 3. Lời nghệ thuật và các tiếng nói ngoài lời (điện ảnh, truyền hình, Internet, tiếng nói của “văn hoá tiêu dùng” như là sức mạnh của “vật”…). 2. Từ vị thế trung tâm với tiếng nói quyên uy trên sân chơi văn hoá Trên sân chơi văn hoá thời cổ đại và trung đại, văn học luôn chiếm giữ vị trí trung tâm. Nó là tiếng nói đầy quyền uy. Quyền uy của văn học có nguồn cội từ sức mạnh của lời nói nghệ thuật. Sở dĩ văn học được xem là nghệ thuật vì nó có đối tượng nhận thức riêng, có nội dung và phương thức biểu đạt nội dung mang tính đặc thù. Năm 1841, trong bài viết nổi tiếng Tư tưởng nghệ thuật, V.G.Belinski (1811 - 1848) đã đưa ra định nghĩa: “Nghệ thuật là sự chiêm ngưỡng chân lí một cách trực tiếp, hoặc là tư duy bằng các hình tượng”. Belinski cho rằng, chỉ cần “đem cái định nghĩa ấy mà mở rộng ra, ta sẽ có toàn bộ lí luận nghệ thuật: từ lí luận về bản chất của nghệ thuật, về sự phân chia nghệ thuật thành các thể loại cho đến lí luận về hoàn cảnh tồn tại và bản chất của từng thể loại” . Trong lịch sử khoa học, không phải ai cũng tán thành quan điểm ấy . Nhưng theo cách hiểu truyền thống, hầu như tất cả chúng ta đều đinh ninh, rằng tính hình tượng là đặc trưng quan trọng nhất của nghệ thuật. Trong nghệ thuật, không tồn tại một thứ hình tượng nói chung. Hình tượng bao giờ cũng là hình tượng của một loại chất liệu cụ thể. Cho nên, hơn hai nghìn ba trăm năm trước, Aristotle (384 - 322 tr. CN) đã biết dựa vào chất liệu “bắt chước” để phân chia các loại hình nghệ thuật và chỉ ra sức mạnh của “thi ca” (tức văn học). Văn học khai thác chất liệu xây dựng hình tượng từ lời nói tự nhiên trong giao tiếp của con người. Nhờ được tổ chức một cách nghệ thuật, hình tượng ngôn từ trong sáng tác văn học trở thành chỉnh thể thống nhất của hai mặt đối lập tưởng như loại trừ nhau. Một mặt, đó là loại hình tượng rất giàu giá trị tạo hình. Bởi vì, trong sáng tác văn học, nhà văn có thể sử dụng rộng rãi lớp từ hình tượng (như từ tượng thanh, tượng hình) và các phép chuyển nghĩa (như ẩn dụ, hoán dụ, phóng đại, ngoa dụ…) để miêu tả cuộc sống một cách hình tượng. Trong tác phẩm nổi tiếng Laokoon hay là về ranh giới của hội hoạ và thi ca (Laokoon oder Über die Grenzen der Malerei und Poesie - 1766), G.E. Lessing (1729 - 1781) đã chỉ ra đặc điểm độc đáo của phương thức tái hiện đời sống bằng lời nói trong sáng tác văn học. Theo Lessing, khác với hội hoạ, “thi ca” (tức văn học) bao giờ cũng miêu tả hành động, miêu tả “động tác của vật thể để qua đó miêu tả vật thể”, nó miêu tả “động tác và trạng thái bên ngoài để làm nổi bật động tác và trạng thái bên trong, động tác của tâm hồn, động tác của tình cảm” . Cho nên, tiếp xúc với văn học, ta vừa nhìn thấy một bức tranh hiện thực với đủ cả mầu sắc, đường nét, hình khối, lại vừa cảm nhận được ở phía sau bức tranh ấy có một sự sống đang run rẩy, phập phồng, biến hoá. Nhắc lại những tri thức sơ đẳng như thế để thấy, phương thức tái hiện đời sống bằng lời nói đã mang đến cho văn học những khả năng tạo hình mà các môn nghệ thuật khác khó bề sánh nổi. Mặt khác, từ trong bản chất sâu xa, thế giới nghệ thuật được mở ra từ hình tượng ngôn từ chỉ là thế giới của lời, của ý niệm. Người ta gọi đó là hình tượng phi vật thể, loại hình tượng không có khả năng tác động trực tiếp và mạnh mẽ vào giác quan của con người. Nó chỉ biểu đạt một thực tại gián tiếp, thực tại tiềm năng, một thực tại tinh thần đầy tính giả tưởng mà muốn chiếm lĩnh, người đọc hoặc người nghe phải có trí tưởng tượng mãnh liệt và khả năng liên tưởng phong phú. Bản chất hai mặt được tạo thành bởi sự thống nhất giữa các đối cực tưởng như loại trừ nhau (tạo hình - ý niệm) đã biến hình tượng ngôn từ thành hình thức biểu đạt và kiểu tư duy tổng hợp độc đáo, trác tuyệt mà ta chỉ có thể tìm thấy trong văn học nghệ thuật. Tư duy văn học vừa là kiểu tư duy của vô thức tập thể (giống như trong huyền thoại, tôn giáo, văn hoá dân gian, hoặc âm nhạc và nghệ thuật sân khấu trong hoạt động chuyên nghiệp), của tình cảm mãnh liệt và những xúc động trực tiếp trước hiện thực (giống như trong các hoạt động văn nghệ - thẩm mĩ), lại vừa là kiểu tư duy đầy thông tuệ của lí trí con người (giống như trong các công trình nghiên cứu khoa học). Chính kiểu tư duy trác tuyệt, độc đáo ấy đã mở đường cho văn học tiến vào chiếm giữ vị trí trung tâm của đời sống văn hoá - xã hội. Vị trí trung tâm của văn học trong cấu trúc của các nền văn hoá thể hiện ngay ở mối quan hệ giữa nó với tiếng nói của các nghệ thuật khác. Văn học là cầu nối liên kết các loại hình nghệ thuật không gian với nghệ thuật thời gian, nghệ thuật tạo hình với nghệ thuật biểu hiện (“Thi trung hữu nhạc”, “Thi trung hữu hoạ”). Truyện có thể đọc, cũng có thể kể. Thơ có thể đọc mà cũng có thể ngâm. Có kịch bản để diễn, nhưng cũng có kịch bản để đọc. Văn học là nơi gặp gỡ giữa nghệ thuật thị giác và nghệ thuật thính giác, giữa nghệ thuật viết - đọc trầm ngâm trong nội thất, với nghệ thuật công diễn náo nhiệt ngoài quảng trường. Văn học là nghệ thuật của các nghệ thuật, là nghệ thuật mang tính tổng hợp. Với ý nghĩa như thế, V.G.Belinski gọi “thi ca” (tức văn học) là “vòng nguyệt quế lấp lánh trên vầng trán nghệ thuật”. Vị trí của văn học trong đời sống văn hoá - xã hội còn thể hiện qua mối quan hệ giữa nó với các tiếng nói của lĩnh vực hoạt động nhận thức chân lí, khám phá bản chất, quy luật của thế giới khách quan. Có cơ sở để gọi văn học là “cuốn sách giáo khoa về đời sống” (N.G.Sernysevski). Suốt mấy nghìn năm tồn tại, trên thế giới đã có nhiều trào lưu văn học gần như hoá thành một kiểu hoạt động trí óc, hoặc một dạng đặc thù của nghiên cứu lí thuyết. Các trào lưu văn học ấy khi thì xích lại gần tôn giáo, triết học, lúc lại xích về phía lịch sử học, ngữ văn học, xã hội học, thậm chí có những khuynh hướng sáng tác tiến hẳn về phía khoa học tự nhiên. Ngay cả khi không không xích lại các lĩnh vực khoa học một cách có ý thức, văn học nghệ thuật vẫn là hoạt động nhận thức thế giới, khám phá chân lí. Ai cũng biết định nghĩa nổi tiếng của M.Gorki: “Văn học là khoa học về con người”. Còn F. Engels thì cho rằng, bộ Tấn trò đời của Balzac “đã cấp cho ta cái lịch sử hiện thực tuyệt diệu nhất của xã hội Pháp, bằng cách miêu tả dưới hình thức biên niên sử, gần như từng năm một, từ năm 1816 đến 1848”. Engels nói, qua Tấn trò đời, ông “đã biết được, ngay theo nghĩa kinh tế học, nhiều chi tiết (chẳng hạn sự phân phối lại động sản và bất động sản sau cuộc cách mạng) hơn ở các quyển sách của tất cả những nhà chuyên môn: các sử gia, các nhà kinh tế học, các nhà thống kê của thời này gộp lại” . Văn học không thể so với các khoa học về sự chính xác, nhưng vẫn có ưu thế riêng, vì nó nhận thức thế giới bằng hình tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật không chỉ là công cụ khám phá cái chưa biết, mà còn là tác nhân đánh thức vùng tri thức chìm sâu dưới lớp vô thức, tiềm thức thường bị con người bỏ quên. Nó giúp con người đi về trong miền kí ức để “Những ngày buồn nghĩ đến thấy vui vui. Những ngày vui nghĩ lại thấy bùi ngùi”. Thế giới hình tượng trong sáng tác văn học không chỉ là sách giáo khoa cung cấp sự hiểu biết về hiện thực khách quan, mà còn là ông thầy dạy khôn giúp con người mài sắc cái nhìn để phân biệt thật giả chân nguỵ và năng lực tự khám phá bản thân. Kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, hội hoạ dẫu tinh tế đến đâu thì vẫn chỉ là phần không lời của đời sống. Văn học miêu tả hoạt động lời nói và hoạt động tư duy. Trong sáng tác văn học, ngôn từ không còn là lời nói tự nhiên như một chất liệu thô mộc. Mỗi từ, mỗi câu được cất lên trong sáng tác văn học đều là một “phát ngôn”, một “ý kiến” luôn luôn lấp lánh ánh sáng ý thức của chủ thể lời nói. Lấy hình tượng ngôn từ làm chất liệu biểu đạt và phương thức tư duy, văn học có khả năng to lớn trong việc chuyển tải, truyền đạt tư tưởng và các hệ thống quan niệm mang tính lí thuyết (ví như quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, quan điểm chính trị, xã hội…). Văn học không chỉ miêu tả bức tranh về thế giới hiện thực, mà còn phân tích, giải thích, đánh giá bức tranh đời sống được nó miêu tả, tái hiện. Cho nên, văn học là nghệ thuật đầy ắp nội dung tư tưởng hệ. Đặt bên cạnh tôn giáo, triết học, đạo đức học, chính trị học, pháp quyền, luật học…, văn học là diễn ngôn tư tưởng hệ trong hình thức nghệ thuật. Nhưng đặt bên cạnh kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, hội hoạ…, văn học là diễn ngôn nghệ thuật mang nội dung tư tưởng hệ. Nhìn từ phía nào - đem nối kết nghệ thuật và tư tưởng hệ để khẳng định sự thống nhất, hoặc đem tư tưởng hệ đối lập với nghệ thuật nhằm làm nổi bật sự khác nhau giữa chúng - người ta đều có thể nhận ra chỗ đứng đặc thù của sáng tác văn học. Văn học vừa là nhân tố liên kết, hợp nhất, vừa là nhân tố phân hoá, chia tách các hiện tượng tư tưởng hệ với các hiện tượng thẩm mĩ - nghệ thuật. Đã có hàng nghìn năm, văn học chiếm giữ vị trí trung tâm của đời sống văn hoá - xã hội. Văn học có được vị trí như thế bởi vì nó bao giờ cũng nằm ở nơi giáp ranh giữa nghệ thuật và tư tưởng hệ. Văn học sở dĩ luôn chiếm giữ vị trí trung tâm của đời sống văn hoá - xã hội còn bởi vì nó là một dạng hoạt động tác động. Người cầm bút viết văn, làm thơ không phải chỉ là để giãi bày tình cảm, tư tưởng, mà còn là để đối thoại, tranh biện. Bằng sáng tác của mình, nhà văn trực tiếp phát biểu chính kiến, góp phần giải quyết những vấn đề thời sự nóng bỏng của thời đại. Thực tế chứng tỏ, khi xã hội có nhiều biến động, hoặc ở những giai đoạn bước ngoặt của lịch sử, sáng tác văn học thường mang nặng tính luận đề. Ví như tính luận đề không chỉ là đặc điểm nổi bật của văn xuôi, của kịch, mà còn là đặc điểm của thơ Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX. Đọc lại văn thơ thời ấy, ta sẽ thấy, nội dung luận đề trong văn học đa dạng biết chừng nào. Có hiện tượng như thế vì qua sáng tác, nhà văn tham gia trực tiếp vào các cuộc đấu tranh tư tưởng, hoặc những cuôc tranh luận về đủ các loại chủ đề, như triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị - xã hội, về cả những vấn đề về mĩ học và văn học nghệ thuật… Bằng cách ấy, văn học không chỉ phản ánh hiện thực đời sống, mà còn góp phần cải biến thế giới. Nó tác động tích cực tới thế giới quan của người đọc, góp phần hình thành ở họ những tín niệm đạo đức, thị hiếu thẩm mĩ, quan điểm tôn giáo, chính trị và cả những tri thức triết học, khoa học…Nó thường xuyên đấu tranh chống lại cái cũ, mở đường cho cái mới nẩy nở, phát triển. Có nhiều thời điểm, văn học trở thành diễn đàn tự do, trước hết là của tự do tư tưởng, của lẽ phải và sự công bằng, của khát vọng dân chủ và lí tưởng nhân bản bất diệt của con người. Văn học tác động tới tư tưởng người đọc thông qua con đường tình cảm. L. Tolstoi cho rằng làm “lây lan tình cảm” là bản chất của hoạt động sáng tạo nghệ thuật . Văn học nghệ thuật tác động tới tư tưởng và tình cảm người đọc không phải bằng logic lí trí, bằng ngôn ngữ chính luận, mà chủ yếu bằng thi pháp nghệ thuật và ngôn ngữ hình tượng. Ngôn ngữ hình tượng và thi pháp nghệ thuật cho phép người cầm bút tìm tới lối nói độc đáo chỉ có thể có trong sáng tác văn học. Đó là lối nói bóng gió, nói ngầm, nói bằng điển tích, điển cố, bằng những hình ảnh tượng trưng ước lệ….Trong sáng tác văn học, lớp nghĩa “hiển ngôn” thường không quan trọng bằng nghĩa “hàm ngôn”, văn bản nổi trên bề mặt không quan trọng bằng văn bản ngầm. Lớp nghĩa hàm ngôn ở văn bản ngầm giúp người sáng tác vượt qua mọi hàng rào kiểm duyệt của quốc gia, của các đảng phái chính trị, các tổ chức tôn giáo, các loại giáo lí, huý kị, của các thành kiến, định kiến, và cả những thứ hủ tục, mê tín, dị đoan… để nói với người đọc những điều không thể nói bên ngoài sáng tác văn học. Từ góc độ này, có thể thấy, văn học là hàn thử biểu ghi nhận chính xác cả truyền thống dân tộc, lẫn các chuẩn mực lịch sử mang tính cụ thể của một nền văn hoá ở từng giai đoạn hình thành và phát triển của nó. Cũng có nhiều nhà văn làm thơ, viết truyện bằng tiếng nước ngoài. Nhưng nền văn học của bất kì một dân tộc nào cũng sáng tạo bằng tiếng nói của dân tộc mình. “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy”. Nhà văn là con để của dân tộc. Cách cảm, lối nghĩ, kiểu nhìn thế giới bằng hình tượng và các hình tượng thế giới của một dân tộc bao giờ cũng để lại dấu ấn trong tiếng nói của dân tộc ấy, rồi qua tiếng nói, thấm sâu vào máu huyết của nhà văn, nhà thơ. Các hình tượng thế giới của dân tộc lại dạy cho nhà văn cách lí giải vũ trụ và thực tại xã hội, cách phân tích các bước đi của tiến trình lịch sử, đời sống tâm lí của con người, giúp họ tìm hiểu sự vận động của các ý niệm về tôn giáo - huyền thoại, về tư tưởng - chính trị cùng sự phát triển của phong tục, tập quán và văn hoá trong đời sống thường nhật. Có thể nói, việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc làm công cụ sáng tạo đã biến văn học thành tấm gương phản chiếu trung thành trình độ tự nhận thức của nhân dân, cách thức ứng xử văn hoá và tâm tính của dân tộc . Tóm lại, sức mạnh của lời nói đã làm nên sức mạnh của văn học. Văn học là một loại hình diễn ngôn đặc thù. Lấy hình tượng lời nói làm phương thức tư duy và công cụ biểu đạt, ngay từ thời xa xưa, nghệ thuật ngôn từ đã chiếm giữ vị trí trung tâm của đời sống văn hoá - xã hội. Từ vị trí trung tâm của đời sống văn hoá - xã hội, văn chương luôn luôn cất lên tiếng nói đầy quyền uy. Lời văn viết ra hoá thành “hịch”, “cáo”, “chiếu”, “chế”, “lệnh” Văn nhân có người được gọi là “thánh nhân”. Tác phẩm văn chương có thể được xem là kinh sách, điển phạm. Thi từ có sức mạnh “thị chúng” (“Cáo tật thị chúng”). Văn dùng để “tải đạo”, “quán đạo”, “minh đạo”… Ở nhiều thời điểm lịch sử, “trường quyền uy” của tiếng nói văn học gần như lấn lướt, làm lu mờ quyền uy của mọi lời nói khác, kể cả tôn giáo, khoa học, chính trị, pháp quyền… Cứ nhớ lại thái độ của các tầng lớp nhân dân đối với tờ báo Văn nghệ và không khí của văn học Việt Nam thời “đổi mới” (1986 - 1991), ta sẽ hiểu ngay, nghệ thuật ngôn từ có sức nặng như thế nào trong đời sống văn hoá - xã hội. Ở những thời điểm như thế, “văn học quyển” là linh hồn của “văn hoá quyển”. 3. Qua cuộc đối thoại giữa phê bình với văn học. Sự đảo ngược tương quan quyền lực giữa tiếng nói nghệ thuật và tiếng nói xã hội Nhưng nhìn chung, khi nhân loại chuyển qua kỉ nguyên hiện đại, văn học không thể giữ được vị trí trung tâm trên sân chơi văn hoá và “trường quyền lực” của nó không ngừng bị thách thức, thu hẹp. Ở châu Âu, nền văn hoá hiện đại được mở ra bằng hội hoạ Phục Hưng, chứ không phải là văn học. Đến cuối thế kỉ XIX, tinh thần duy lí cực đoan như là mặt trái của chủ nghĩa hiện đại phương Tây lại lộ ra ở kiến trúc để rồi, từ những năm 50 của thế kỉ trước, chủ nghĩa hậu hiện đại lại xuất hiện ở kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, sau đó mới thâm nhập vào văn học và âm nhạc. Cho nên, chỉ cần nhìn vào chương trình đào tạo trong nhà trường, từ các cấp phổ thông cho tới đại học, ta có thể nhận ra ngay, ở nhiều nước Âu - Mĩ, văn học có vị trí rất khiêm tốn trên sân chơi văn hoá và tiếng nói của nó hoàn toàn bình đẳng với các tiếng nói xã hội khác. Khác với Tây Âu, ở những quốc gia, ví như Nga, Trung Quốc, Việt Nam hay một số nước trong phe xã hội chủ nghĩa trước đây, xu hướng văn hoá hoá văn học tỏ ra có sức sống hết sức lâu bền. Không phải ngẫu nhiên mà nền văn hoá Nga đã trở thành nơi khai sinh của khái niệm “văn học trung tâm luận” (“Littérrarocentrisme” - Tiếng Nga: “Литературоцентризм”). Khái niệm được sử dụng để chỉ một hiện tượng đặc thù của nền văn hoá Nga, theo đó, trong suốt trường kì lịch sử dân tộc, từ thời xa xưa, cho đến những năm cuối cùng của thế kỉ XX, văn học Nga là diễn đàn tập hợp trí thức và là trung tâm của đời sống tinh thần toàn xã hội . Đã có nhiều công trình nghiên cứu tìm thấy lời giải đáp thuyết phục về sự tồn tại của hiện tượng này trong một số nền văn hoá hiện đại. Trong một công trình nghiên cứu mới công bố cách đây chưa lâu, I. Kondakov cho rằng, nó là con đẻ của những nền văn hoá có xu hướng dị ứng với cái hiện đại, thậm chí, khước từ hiện đại hoá . Ở những nền văn hoá như thế, tư duy nguyên hợp được bảo tồn rất lâu dài. Nó hoá thành lớp vỏ bọc vững chắc khiến các bộ phận cấu thành của văn hoá không thể tách khỏi cây trí tuệ chung để thiết lập cho mình một vương quốc đặc thù . Bởi vậy, kiểu tư duy hình tượng mang tính tổng hợp luôn luôn giữ vị thế ưu thắng trong mọi lĩnh vực hoạt động tinh thần. Do ý thức về sự gắn bó mật thiết giữa văn học và văn hoá dân tộc đã thấm sâu vào tư duy, hoá thành một thứ trực giác mang tính bản năng, nên cơ cấu quyền lực trên sân chơi của những nền văn hoá ấy bao giờ cũng xem văn học là vũ khí chính trị lợi hại, là công cụ sắc bén có khả năng tác động tổng hợp tới tình cảm và tư tưởng của con người. Cách lí giải của I.Kondakov giúp ta hiểu ra, việc đề cao vai trò của văn học trong đường lối văn nghệ của V.Lenin, của Stalin, của các lãnh tụ Đảng Cộng sản Liên Xô - như chúng ta đã biết và từng chịu ảnh hưởng sâu sắc - thực ra chỉ là một hiện tượng thuần tuý mang tính dân tộc, thể hiện đặc điểm văn hoá của một số quốc gia, vùng miền. Theo I. Kondakov, B. Grois và một số nhà nghiên cứu khác, hiện tượng “văn học trung tâm luận” và xu hướng “văn hoá hoá văn học” còn có nguồn cội từ đời sống của xã hội Xô Viết. B. Grois nhận thấy xã hội xô viết được kiến tạo trên nền tảng của “lô gíc lời nói” thể hiện tinh thần lạc quan của thời đại mới. Men say của tinh thần lạc quan đã biến đời sống thời ấy thành một “cuộc lên đồng tập thể bằng [...]... nguyên tắc tính đảng do Lenin khởi xướng, cả văn học lẫn phê bình đều trở thành công cụ tuyên truyền và vũ khí đấu tranh cách mạng Là “công cụ” đấu tranh và tuyên truyền, phê bình và văn học ngày càng trở nên xa lạ với các lĩnh vực tri thức, và vì thế, việc nó phải lùi xa vị trí trung tâm của nền văn hoá dân tộc là điều dễ hiểu Ở Việt Nam, trên sân chơi văn hoá, tương quan quyền lực giữa bộ ba văn. .. quan sát thấy khuynh hướng văn học hoá văn hoá , nên ở nhiều dân tộc, khu vực, văn học luôn chiếm giữ vị trí trung tâm của sân chơi văn hoá Tuy nhiên, kiểu sáng tác của văn học hiện đại, sự phát triển của công nghệ in ấn và báo chí đã mở đường cho sự xuất hiện của các thể văn học trung gian, văn chính luận và phê bình văn học Phê bình cất lên tiếng nói đối thoại với văn học Nó giành cho mình vai trò... của văn học Nga, khiến cho nó bao giờ cũng được đặt vào vị trí trung tâm của đời sống văn hoá và xã hội Chìa khoá đọc văn học Nga mà Iu.Lotman trao cho độc giả, xem ra có thể sử dụng để đọc nhiều nền văn học khác, trong đó, chắc chắn có cả văn học Việt Nam Nhưng ở ngay cả những nơi như Việt Nam, Trung Quốc hay Nga, khi đời sống xã hội chuyển qua giai đoạn hiện đại, vị thế của văn học trên sân chơi văn. .. đẩy văn học ra khu vực ngoại vi của sân chơi văn hoá các dân tộc Nhưng hơn 50 năm trở lại đây, khi điện ảnh phát triển rực rỡ, màn hình tivi có mặt trong từng gia đình, Internet trở thành phương tiện được phổ biến rộng rãi, nhất là khi mạng lưới truyền thông toàn cầu hoạt động mạnh mẽ, nhân loại bước vào kỉ nguyên tin học, những tiếng nói ngoài lời chiếm vị thế ưu thắng trên sân chơi văn hoá, văn học... V.Shklovski, thường xuyên sử dụng thuật ngữ văn hoá văn học” (“литературная культура”) và những khái niệm gắn liền với thuật ngữ ấy, như “đời sống văn học” (“литературный быт”), “Sự thật văn học” (“литературный фак”), “tiến hoá văn học” (“литературная эволюция”) Về cơ bản, Trường phái hình thức Nga đã đồng nhất văn học với văn hoá, xem văn hoá chính là văn học Nhưng đã có xu hướng thiêng hoá văn học, thì... “Google”, gõ từ chìa khoá văn hoá đọc”, lập tức ta thấy hiện lên trên các trang mạng Dantri.com.vn, Laodong.com.vn, Toquoc.com.vn… những tiêu đề như thế này: Văn hoá đọc của chúng ta đang ở đâu?, Lo ngại về văn hoá đọc, Hẫng hụt văn hoá đọc, Văn hoá đọc của giới trẻ ngày càng xuống cấp, Văn hoá đọc trong trường phổ thông: Nỗi niềm ai tỏ… Đọc những bài báo ấy ta sẽ tìm thấy vô khối cứ liệu với những con... cảnh văn học của từng thời đại Văn học là một thể loại lời nói Bây giờ thì đúng là lời nói đã mất thiêng Đâu đâu cũng thấy người ta bàn về tính “diễn trò” của lời nói và sự “bất khả tín của tri thức” Nhưng ở thời cổ - trung đại, “lời” là nơi tập trung sự thông tuệ và văn học là tiếng nói đầy quyền uy Ngay cả khi nhân loại đã chuyển qua kỉ nguyên hiện đại, người ta vẫn quan sát thấy khuynh hướng văn. .. Nga đọc 20 phút/tuần, nay họ chỉ đọc 6 phút/tuần Vị thế của văn học trên sân chơi văn hoá Việt Nam chắc chắn không nằm ngoài quy luật vận động của văn hoá thế giới GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường cho rằng, thói quen đọc sách của người Việt Nam mới được hình thành chưa lâu, từ năm 1975 đến nay, văn hoá đọc của nhiều thế hệ liên tiếp vẫn chưa được hoàn chỉnh” và “điều... nhận xét, đánh giá, nói lời cuối cùng về tác phẩm Nó đánh giá tác phẩm trong vai trò của nhân tố tổ chức, định hướng cho toàn bộ tiến trình văn học Nghĩa là phê bình có tham vọng đảo ngược tương quan quyền lực giữa lời xã hội và lời nghệ thuật Lịch sử chứng tỏ, từ nửa sau thế kỉ XX, vị thế của văn học trên sân chơi văn hoá phải đối mặt với những thách thức quyết liệt và nghiệt ngã Văn hoá nghe - nhìn ngày... các trường đại học xã hội - nhân văn rất ít có cơ hội tìm được việc làm, những người đang làm việc ở lĩnh vực này thường có thu nhập rất thấp Đây chính là những nguyên nhân đã tác động mạnh mẽ nhất tới vị thế của văn học trên sân chơi văn hoá Một khi động mở miệng là nói chuyện kinh tế, lấy ngôn ngữ kinh tế để nói mọi chuyện trên đời, thì liệu mấy ai còn chú ý tới văn học? Mới đây, một tờ báo Nga gióng . “vật”…). 2. Từ vị thế trung tâm với tiếng nói quyên uy trên sân chơi văn hoá Trên sân chơi văn hoá thời cổ đại và trung đại, văn học luôn chiếm giữ vị trí trung tâm. Nó là tiếng nói đầy quyền uy. Quyền. chiếm giữ vị trí trung tâm của đời sống văn hoá - xã hội. Từ vị trí trung tâm của đời sống văn hoá - xã hội, văn chương luôn luôn cất lên tiếng nói đầy quyền uy. Lời văn viết ra hoá thành. cho văn học tiến vào chiếm giữ vị trí trung tâm của đời sống văn hoá - xã hội. Vị trí trung tâm của văn học trong cấu trúc của các nền văn hoá thể hiện ngay ở mối quan hệ giữa nó với tiếng nói

Ngày đăng: 09/04/2015, 08:49

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan