1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vị thế của văn học trên sân chơi văn hóa trong tiến trình lịch sử .Trên sân pot

6 426 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 211,36 KB

Nội dung

Vị thế của văn học trên sân chơi văn hóa trong tiến trình lịch sử Trên sân chơi văn hoá ở các nước Âu - Mĩ cũng diễn ra sự đảo ngược trong tương quan quyền lực giữa văn học và phê bình. Từ đầu thế kỉ XX đổ về trước, tiến trình văn hoá - lịch sử ở các nước Âu - Mĩ được ghi dấu chủ yếu bằng sự xuất hiện tuần tự của các trào lưu, trường phái nghệ thuật: Phục hưng - barroco - chủ nghĩa cổ điển - chủ nghĩa tình cảm - chủ nghĩa lãng mạn - chủ nghĩa tượng trưng - chủ nghĩa hiện thực - chủ nghĩa tự nhiên… Nhưng từ những năm 20 của thế kỉ XX đổ về sau, lịch sử tiếp nhận văn học ngày càng có xu hướng lấn lướt lịch sử sáng tác văn học. Cho nên, nổi trên bề mặt của tiến trình văn hoá - lịch sử là sự xuất hiện đông đúc, náo nhiệt của rất nhiều trào lưu, trường phái nghiên cứu văn học: Trường phái hình thức - Phê bình mới - Phân tâm học - Mĩ học phân tích - Hiện tượng luận - Kí hiệu học - Cấu trúc luận - Thông diễn luận - Mĩ học tiếp nhận - Trần thuật học, Xã hội học văn học - Giải cấu trúc thực hành… Dĩ nhiên, vẫn có khác biệt lớn giữa phương Đông và phương Tây. Phê bình phương Đông thường biến tác phẩm nghệ thuật thành đối tượng thẩm bình và định giá. Sự đảo ngược tương quan quyền lực ở đây phản ánh tương quan quyền lực kiểu mới giữa lời nghệ thuật và lời tư tưởng hệ. Phê bình phương Tây thường chỉ xem tác phẩm là cơ sở “khảo cổ tri thức”. Cho nên, ở phương Tây, sự đảo ngược quyền lực giữa văn học và phê bình chủ yếu phản ánh tương quan kiểu mới giữa khoa học và văn học. Cũng cần phải nói thêm. tuy đầy quyền uy, nhưng sức sống của lời nói xã hội, nhất là lời tư tưởng hệ tỏ ra không dẻo dai, mãnh liệt bằng sức sống của lời nghệ thuật. Cho nên suốt hai thế kỉ XIX và XX, văn học Âu - Mĩ vẫn phát triển rực rỡ. Chẳng những thế, ở một số vùng miền, quốc gia, ví như Việt Nam, Trung Quốc, nhiều nước trong phe xã hội chủ nghĩa trước kia, nhất là ở Nga, người ta còn chứng kiến sự hồi sinh của xu hướng văn hoá hoá văn học. Không phải ngẫu nhiên mà nền văn hoá Nga đã trở thành nơi khai sinh của khái niệm “văn học trung tâm luận” (9) . Khái niệm này được sử dụng để chỉ một hiện tượng đặc thù của nền văn hoá Nga, theo đó, trong suốt trường kì lịch sử dân tộc, từ thời xa xưa, cho đến những năm cuối cùng của thế kỉ XX, văn học Nga là diễn đàn tập hợp trí thức và là trung tâm của đời sống tinh thần toàn xã hội (10) . Trong một công trình nghiên cứu mới công bố, I. Kondakov cho rằng, hiện tượng này là con đẻ của những nền văn hoá có xu hướng dị ứng với cái hiện đại, thậm chí, khước từ hiện đại hoá (11) . Ở những nền văn hoá như thế, tư duy nguyên hợp được bảo tồn rất lâu dài. Nó hoá thành lớp vỏ bọc vững chắc khiến các bộ phận cấu thành của văn hoá không thể tách khỏi cây trí tuệ chung để thiết lập cho mình một vương quốc đặc thù (12) . Bởi vậy, kiểu tư duy hình tượng mang tính tổng hợp luôn luôn giữ vị thế ưu thắng trong mọi lĩnh vực hoạt động tinh thần. Do ý thức về sự gắn bó mật thiết giữa văn học và văn hoá dân tộc đã thấm sâu vào tư duy, hoá thành một thứ trực giác mang tính bản năng, nên cơ cấu quyền lực trên sân chơi của những nền văn hoá ấy bao giờ cũng xem văn học là vũ khí chính trị lợi hại, là công cụ sắc bén có khả năng tác động tổng hợp tới tình cảm và tư tưởng của con người. Cách lí giải của I. Kondakov giúp ta hiểu ra, việc đề cao vai trò của văn học trong đường lối văn nghệ của V. Lenin, của Stalin, của các lãnh tụ Đảng Cộng sản Liên Xô - như chúng ta đã biết và từng chịu ảnh hưởng sâu sắc - thực ra chỉ là một hiện tượng thuần tuý mang tính dân tộc, thể hiện đặc điểm văn hoá của một số quốc gia, vùng miền. Theo I. Kondakov, B. Grois và một số nhà nghiên cứu khác, hiện tượng “văn học trung tâm luận” và xu hướng “văn hoá hoá văn học” còn có nguồn cội từ đời sống của xã hội Xô Viết. B. Grois cho rằng, “lô gíc lời nói” là nền tảng kiến tạo của xã hội Xô Viết, đời sống nơi đây được biến thành một “cuộc lên đồng tập thể bằng lời nói” (13) : Cho nên, từ lãnh đạo đến quần chúng, từ trí thức đến công - nông - binh, từ nghệ sĩ đến các nhà khoa học, ai ai cũng viết văn, làm thơ, nên nghe đâu cũng thấy “Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát”, nhìn đâu cũng gặp cảnh “Đất nước hoá thành văn”. Cũng còn có một nguyên nhân khác dẫn tới xu hướng “văn hoá hoá văn học”. Nói tới nước Nga, người ta thường nghĩ tới một dân tộc vĩ đại nhưng không mấy khi được biết tới vị ngọt của tự do và dân chủ. Trong Thư gửi Gogol (1847), V. G.Belinski viết: “Chỉ độc trong văn học, dù bị kiểm duyệt vô cùng hà khắc, là còn thấy có cuộc sống, thấy có sự vận động tiến về phía trước <…> Công chúng hoàn toàn có lí: họ xem các nhà văn Nga là những lãnh tụ, là người bảo vệ, là những vị cứu tinh duy nhất của họ trước nền quân chủ chuyên chế Nga…” (14) . A.I.Ghersen (1812 - 1870) cũng nói: “Ở một dân tộc mà tự do xã hội bị tước đoạt, văn học sẽ là diễn đàn duy nhất để từ đó dân tộc ấy buộc người ta phải lắng nghe tiếng gào thét của sự phẫn nộ và của lương tri” (15) . Dĩ nhiên, khi “tự do xã hội bị tước đoạt”, muốn cất lên tiếng “gào thét của lương tri và sự phẫn nộ”, văn học phải tìm được hình thức biểu đạt phù hợp. Trong một công trình về kí hiệu học văn hoá viết ở giai đoạn cuối đời, Iu. Lotman đã trao cho độc giả chìa khoá giải mã để đọc văn học Nga. Ông viết: “Vai trò xã hội của văn học Nga được đặt trên hai cột móng. Cột móng thứ nhất thuộc bản thân văn học, nó đòi hỏi nhà văn phải có thiên tài nghệ thuật <…> Cột móng thứ hai chẳng cần phải xem là cái gì đó có nghĩa lí, không xứng được gọi là giá trị nghệ thuật, nhưng đặt vào giới hạn của văn hoá Nga, nó được đánh giá rất cao. Đó là cái mà Saltykov-Sedrin gọi là “ngôn ngữ nô lệ” - là khả năng vượt qua mọi rào cản để mang đến cho người đọc những tư tưởng và những chủ đề bị kiểm duyệt cấm đoán. Bên ngoài giới hạn của những cấm kị kiểm duyệt, giá trị của những lời bóng gió ám chỉ ấy hoàn toàn biến mất” (16) . Hoá ra hai cột móng của văn học Nga vẫn là hai loại ngôn ngữ: ngôn ngữ định hướng văn hoá, và ngôn ngữ định hướng xã hội. Hai cột móng ấy xác định mối quan hệ mật thiết giữa văn học và ngữ cảnh mà văn học hoạt động như một văn bản nghệ thuật, hoặc một văn bản xã hội. Qua diễn ngôn văn học, ngữ cảnh văn hoá xã hội có thể biến thành một loại “văn bản” có giá trị tự nó, còn “sự phán xét đời sống” mà người sáng tác mượn văn học để phát ngôn thì lại có thể hiện ra như một ngữ cảnh văn học hoặc lịch sử văn học. Thế là ở đây, giữa văn bản và ngữ cảnh có một sự nghịch đảo, hoán đổi hết sức đặc biệt. Sự hô ứng giữa hai loại ngôn ngữ “định hướng văn hoá” và “định hướng xã hội” sẽ tạo ra một phạm vi chủ đề có thể mở rộng tối đa khả năng giao tiếp và giá trị nhận thức của văn học Nga, khiến cho nó bao giờ cũng được đặt vào vị trí trung tâm của đời sống văn hoá và xã hội. Chìa khoá đọc văn học Nga mà Iu. Lotman trao cho độc giả, xem ra có thể sử dụng để đọc nhiều nền văn học khác, trong đó, chắc chắn có cả văn học Việt Nam. 4. Lời nghệ thuật và áp lực của những tiếng nói ngoài lời. Hơn hai thế kỉ đối thoại, lấn lướt, có lúc làm đảo ngược tương quan quyền lực, phê bình và tư tưởng hệ vẫn không thể đẩy văn học ra khu vực ngoại vi của sân chơi văn hoá các dân tộc. Nhưng hơn 50 năm trở lại đây, văn học có vẻ như không thể trụ vững ở vị trí trung tâm, ngày càng bị ép ra khu vực ngoại vi, nép vào cánh gà của sân chơi văn hoá. Ai cũng biết, văn học bác học ra đời cùng với sự xuất hiện của chữ viết. Cho nên, sự tồn tại và phát triển của văn học luôn luôn phụ thuộc vào trình độ phát triển của văn hoá đọc. Thế mà từ nửa sau thế kỉ XX, khi điện ảnh phát triển rực rỡ, màn hình tivi có mặt trong từng gia đình, Internet trở thành phương tiện được phổ biến rộng rãi, nhất là khi mạng lưới truyền thông toàn cầu hoạt động mạnh mẽ, nhân loại bước vào kỉ nguyên tin học, văn hoá đọc đang từng bước phải nhường chỗ cho văn hoá nghe - nhìn. Tờ Tuoitre online số ra ngày 20 tháng 5 năm 2006 đưa tin: theo kết quả nghiên cứu vừa công bố của các tập đoàn giải trí lớn nhất của Mỹ, thì dân Mỹ được xếp vào hạng nghiện game hàng đầu thế giới. Một hoạ sỹ tên là Valente 29 tuổi cho biết, rằng mỗi tuần chị bỏ ra trung bình 30 giờ để chơi game online và chỉ riêng năm 2005 chị tiêu tốn 1500$ cho trò chơi ấy. Chị Valente không phải là ngoại lệ. Một cuộc thăm dò do AP-AOL Games thực hiện cho biết có đến 40% dân Mỹ tham gia chơi game. 45% game thủ của Mỹ chơi game online thường xuyên và trong năm 2005, mỗi game thủ này chi khoảng 200$ cho thú vui ấy. 42% game thủ online cho biết họ đã bỏ ra tối thiểu 4 giờ/tuần để chơi game, 17% cho biết họ thường chơi ở mức 10 giờ/tuần (17) . Nhưng thời gian dành cho sách ở 10 quốc gia ham đọc nhất hiện nay trên thế giới, theo số liệu đưa ra vào năm 2005 của “NOP World” (một tập đoàn lớn chuyên nghiên cứu thị trường sách) cũng chỉ là như sau: 1. Ấn Độ: 10,7 giờ/tuần, 2. Thái Lan: 9,4 giờ/tuần, 3. Trung Quốc: 8,0 giờ/tuần, 4. Philippin: 7,6 giờ/tuần, 5. Ai Cập: 7,5 giờ/tuần, 6. Cộng hoà Séc: 7,4 giờ/tuần, 7. Liên bang Nga: 7,1 giờ/tuần, 8. Thuỵ Điển: 6,9 giờ/tuần, 9. Pháp: 6,9 giờ/tuần, 10. Hunggari: 6,8 giờ/tuần (18) . Sau khi số liệu trên được công bố, nhiều tờ báo của nước Nga cùng chạy hàng “titre”: “Nga không còn là đất nước đọc nhiều nhất thế giới”. Thậm chí, có tờ báo tuyên bố: Người Nga hầu như không đọc sách nữa! (19) . Trong hai ngày 22 và 23/3/2008, Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội toàn Nga đã tiến hành phỏng vấn 1600 người ở 46 tỉnh thành, tất cả những người tham gia đều trả lời rằng họ rất thích xem tivi, nhưng không có hứng thú đọc sách (20) . Theo nguồn tin của tờ “Rianovosti”, từ ngày 11 đến 15/6/2008, tại Moscow, người ta tổ chức cuộc Liên hoan sách quốc tế (MMOKF) với hai hoạt động nổi bật: 1. trưng bày sách của tất cả các loại hình nghệ thuật có quan hệ với văn học, 2. hội thảo tìm nguyên nhân và giải pháp trước tình trạng hứng thú đọc ngày càng suy giảm ở các quốc gia Nga, Anh, Mĩ và nhiều nước khác. Một vài số liệu điều tra công bố ở đây cho thấy: thời Liên Xô, người Nga đọc 20 phút/tuần, nay họ chỉ đọc 6 phút/tuần (21) . Vị thế của văn hoá đọc ở Việt Nam chắc chắn không nằm ngoài quy luật vận động của văn hoá thế giới. GS. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường cho rằng, thói quen đọc sách của người Việt Nam mới được hình thành chưa lâu, “từ năm 1975 đến nay, văn hoá đọc của nhiều thế hệ liên tiếp vẫn chưa được hoàn chỉnh” và “điều đáng buồn và lo ngại hơn nữa là ngày nay có hai đối tượng cần phải đọc nhất là học sinh - sinh viên và những người lãnh đạo (ở mọi cấp, mọi lĩnh vực) lại là những người ít đọc sách nhất” (22) . Chỉ cần vào “Google”, gõ từ chìa khoá “văn hoá đọc”, lập tức ta thấy hiện lên trên các trang mạng Dantri.com.vn, Laodong.com.vn, Toquoc.com.vn… những tiêu đề như thế này: Văn hoá đọc của chúng ta đang ở đâu?, Lo ngại về văn hoá đọc, Hẫng hụt văn hoá đọc, Văn hoá đọc của giới trẻ ngày càng xuống cấp, Văn hoá đọc trong trường phổ thông: Nỗi niềm ai tỏ… Đọc những bài báo ấy ta sẽ tìm thấy vô khối cứ liệu với những con số thống kê cụ thể đủ để ai cũng có thể tin rằng, nhận xét của Chu Hảo ở trên kia là chính xác, khách quan. . Vị thế của văn học trên sân chơi văn hóa trong tiến trình lịch sử Trên sân chơi văn hoá ở các nước Âu - Mĩ cũng diễn ra sự đảo ngược trong tương quan quyền lực giữa văn học và. những năm 20 của thế kỉ XX đổ về sau, lịch sử tiếp nhận văn học ngày càng có xu hướng lấn lướt lịch sử sáng tác văn học. Cho nên, nổi trên bề mặt của tiến trình văn hoá - lịch sử là sự xuất. biết, văn học bác học ra đời cùng với sự xuất hiện của chữ viết. Cho nên, sự tồn tại và phát triển của văn học luôn luôn phụ thuộc vào trình độ phát triển của văn hoá đọc. Thế mà từ nửa sau thế

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w