Phải thu khác Nội dung và phạm vi phản ánh của tài khoản này gồm các nghiệp vụ chủ yếusau: Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân,phải chờ xử lý; cá
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, với tốc độ thông tin nhanh nhạy tạo điều kiện cho các mối quan hệmua bán giao dịch giữa các chủ thể trong nền kinh tế ngày càng mở rộng, nhu cầuvốn ngày càng lớn, các doanh nghiệp không ngừng tìm các nguồn vốn và tìm cáchgiảm chi phí huy động vốn Một trong những cách để giảm chi phí huy động vốn đó
là chiếm dụng vốn của đối tác Chính những điều đó các khoản phải thu của doanhnghiệp mở rộng hơn cả về số lượng khách hàng và quy mô của các khoản nợ, tỷtrọng các khoản nợ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng Tài Sản của doanhnghiệp, ảnh hưởng không nhỏ tới các thông tin trình bày trong BCTC Do đó việcquản lý và kiểm soát tốt các khoản phải thu là nhu một nhu cầu tất yếu của cácdoanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tránh được những rủi ro như: bị chiếm dụngvốn, bị tham ô, bị ghi khống hay trính lập dự phòng không hợp lý…
Huy động từ thị trường tự do là một trong những nguồn vốn tiềm năng ở ViệtNam nhưng chỉ cổ phần hóa các công ty mới có thể huy động được nguồn vốn này
Xu hướng cổ phần hóa, xu hướng niêm yết chứng khoán đã đang và ngày càng pháttriển ở nước ta Khi cổ phần hóa, khi niêm yết thì đòi hỏi các thông tin tài chính củadoanh nghiệp phải trung thực, minh bạch giúp các nhà đầu tư có cái nhìn trung thực
về công ty giúp tăng niềm tin và giảm thiểu các rủi ro cho các nhà đầu tư, đồng thờicũng giúp doanh nghiệp dễ dàng khi huy động vốn từ nguồn thị trường tự do này
Do đó kiểm toán các khoản phải thu cũng là một trong những nhu cầu tất yếu Việckiểm toán ở đây không những nhằm phát hiện ra những sai phạm, yếu kém trongcông tác kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ… mà còn đưa ra những kiếm nghị giúpBan lãnh đạo doanh nghiệp có những quyết định phù hợp, kịp thời trong công tácquản lý, tránh những rủi ro trong công tác quản lý đồng thời đem lại lòng tin chocác đối tác của doanh nghiệp, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường
Nhận thức được các vấn đề trên, trong quá trình thực tập em đã lựa chọn đề tài:
“ Hoàn thiện công tác kiểm toán các khoản phải thu trong quy trình kiểm toán
Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là muốn đạt được những hiểu biết sâu hơn vềthực tế quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong quy trình kiểm toán BCTC,dựa trên những lý luận chung về kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng để đưa
ra những ưu điểm, hạn chế và đề ra phương hướng hoàn thiện công tác kiểm toáncác khoản phải thu trong quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán
Âu Lạc
3 Phương pháp nghiên cứu
Trang 2Để thực hiện đề tài, em sử dụng phương pháp luận chứng, tư duy logic, phươngpháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp sosánh.
Dựa vào cơ sở khoa học, thực trạng và xu thế phát triển của các nước đi trước
để đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán các khoản phải thu trong thờigian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là công tác tổ chức thực hiện công việckiểm toán phải thu trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc
Phạm vi nghiên cứu: Tại công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc – 80 Nguyễn ChíThanh – Đống Đa – Hà Nội và tại công ty khách hàng Số liệu được thu thập tronghai năm 2012- 2013
Trang 3CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ KIỂM TOÁN
CÁC KHOẢN PHẢI THU TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU
1.1.1 Khái niệm và phân loại các khoản phải thu.
Các khoản phải thu là khoản nợ của cá nhân, các tổ chức đơn vị bên trong vàbên ngoài doanh nghiệp về số tiền mua sản phẩm, hàng hóa, vật tư và các sản phẩmhàng hóa khác chưa thanh toán cho doanh nghiệp
Các khoản phải thu là tài sản của doanh nghiệp, được trình bày ở phần Tài sảntrên BCĐKT (có thể là tài sản ngắn hạn hoặc tài sản dài hạn tùy thuộc vào thời gianthu hồi của các khoản phải thu)
Các khoản phải thu bao gồm: Phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ và cáckhoản phải thu khác
Phải thu khách hàng
Phải thu khách hàng thuộc nhóm các tài khoản phải thu dùng để phản ánh cáckhoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu phát sinh trong quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Phải thu khách hàng phát sinh trong quá trình mua hàng thu tiền của doanhnghiệp khi mà doanh nghiệp đồng ý cho khách mua hàng mua chịu trong mộtkhoảng thời gian nhất định, đã được hai bên thỏa thuận và quy định rõ trong hợpđồng thương mại Và sau thời gian quy định trong hợp đồng, khách nợ sẽ phải tiếnhành trả các khoản nợ cho doanh nghiệp
Phải thu nội bộ
Phải thu nội bộ là các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới,giữa các đơn vị cấp dưới với nhau trong đó đơn vị cấp trên là doanh nghiệp sản xuấtkinh doanh, đơn vị cấp dưới là các đơn vị thành viên phụ thuộc có tổ chức công tác
kế toán riêng
Phải thu khác
Là khoản phải thu không mang tính chất thương mại như: Các khoản phải thu
về bồi thường vật chất, các khoản cho mượn với tính chất tạm thời không lấy lãi,các khoản chi hộ, các khoản tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu
tư tài chính Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định đượcnguyên nhân, phải chờ xử lý
Trang 4Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoảnphải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa đến hạn nhưng không thể đòi được dokhách nợ không có khả năng thanh toán
Khoản dự phòng phải thu khó đòi được trích vào chi phí hoạt động kinh doanhnăm báo cáo của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có đủ nguồn tài chính để bù đắpkhoản tổn thất có thể sảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh,đảm bảo doanh nghiệp phản ánh giá trị các khoản phải thu không cao hơn giá trị cóthể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính
1.1.2 Đặc điểm và nguyên tắc kế toán các khoản phải thu
1.1.2.1 Đặc điểm
Trên BCĐKT, thông thường nợ phải thu được trình bày tại phần tài sản baogồm khoản mục Phải thu khách hàng ghi theo số phải thu gộp và khoản mục dựphòng phải thu khó đòi được ghi số âm Do đó hiệu số giữa phải thu khách hàng và
dự phỏng phải thu khó đòi sẽ phản ánh số nợ phải thu thuần tức là giá trị thuần cóthể thực hiện được Do tính chất lưỡng tính của tài khoản và nguyên tắc không được
bù trừ công nợ giữa những đối tác khác nhau tài khoản này có thể có số dư bên Nợ(Phải thu khách hàng) hoặc số dư bên Có (Người mua ứng tiền trước) hoặc số dư cảhai bên Đối với trường hợp có số dư bên Có thì nó được xếp bên phần Nguồn vốnvới nội dung “Người mua ứng trước”
Phải thu khách hàng thực chất chính là phần vốn lưu động của doanh nghiệpđang bị các cá nhân và tập thể khác chiếm dụng Đây là hình thức giao dịch thươngmại phổ biến nhất hiện nay
Trong BCTC khoản mục Phải thu khách hàng là một khoản mục trọng yếu cóquan hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu khác như: hàng tồn kho, tiền, thuế GTGT, doanhthu, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
Khoản mục phải thu nội bộ và phải thu khác thường có mức trọng yếu nhỏ hơnphải thu khách hàng, hoặc có những doanh nghiệp không có phải thu nội bộ, tuynhiên khi hạch toán vào các tài khoản này, cần chú ý hạch toán theo đúng nguyêntắc kế toán
Như vậy nếu không theo dõi, ghi chép cẩn thận sẽ dẫn đến việc các khoản phảithu lâu ngày không thu hồi được hoặc đã thanh toán nhưng vẫn còn treo trên sổ, dẫnđến Tài sản của doanh nghiệp không được phản ánh trung thực hợp lý
1.1.2.2 Nguyên tắc kế toán
a Phải thu khách hàng
Trang 5Mặc dù khoản phải thu khách hàng được phân tách thành phải thu ngắn hạn vàphải thu dài hạn nhưng các khoản phải thu này vẫn được theo dõi trên cũng một tàikhoản, chi tiết cho từng đối tượng phải thu, đến cuối kỳ kế toán, kế toán viên căn cứvào hợp đồng và các chứng từ có liên quan để phân thành phải thu khách hàng ngắnhạn và phải thu khách hàng dài hạn trên BCTC của đơn vị, do đó khi hạch toán phảithu khách hàng vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Phải thu khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu,theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn vàghi chép theo từng lần thanh toán
- Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp vềmua sản phẩm, hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư
- Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hóa,BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay (Tiền mặt, séc hoặc đã thanhtoán qua Ngân hàng)
- Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại cáckhoản nợ, loại nợ trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồiđược, để căn cứ trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối vớikhoản nợ phải thu không đòi được
- Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận giữadoanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư đã giao, dịch
vụ đã cung cấp không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua
có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao
Tài khoản sử dụng 131 – Phải thu khách hàng
Bên Nợ: Phản ánh phải thu của khách hàng về sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu
tư, TSCĐ đã giao, dịch vụ đã cung cấp và được xác định là bán trong kỳ
Bên Có: Phản ánh số tiền khách hàng đã trả nợ, số tiền đã nhận ứng trước của
khách hàng; khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng vàkhách hàng có khiếu nại; doanh thu của số hàng bán bị người mua trả lại (Có thuếGTGT hặc không có thuế GTGT); số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấuthương mại cho khách hàng
Số dư bên Nợ: Số tiền còn phải thu khách hàng
Tài khoản này có thể có số dư bên Có Số dư bên Có phản ánh số tiền nhậntrước, hoặc số thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng
cụ thể Khi lập BCĐKT, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tàikhoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”
b Phải thu nội bộ
Trang 6Tài khoản phải thu nội bộ có thể có ở cả đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới:
Ở doanh nghiệp cấp trên (doanh nghiệp độc lập, tổng công ty): Hạch toán
các nghiệp vụ về vốn, quỹ hoặc kinh phí đã giao, đã cấp cho cấp dưới; vốn kinhdoanh cung cấp cho cấp dưới mà không tính lãi; các khoản cấp dưới phải nộp lêncấp trên theo quy định; các khoản nhờ cấp dưới thu hộ; các khoản đã chi, đã trả hộcấp dưới; các khoản đã giao cho đơn vị trực thuộc để thực hiện khối lượng giaokhoán nội bộ và nhận lại giá trị giao khoán nội bộ; các khoản phải thu vãng laikhác
Ở doanh nghiệp cấp dưới (doanh nghiệp thành viên trực thuộc hoặc dơn vi hạch toán phụ thuộc): Hạch toán khoản được đơn vị cấp trên cấp nhưng chưa nhận
được (trừ vốn kinh doanh và kinh phí); khoản cho vay vốn kinh doanh các khoảnnhờ đơn vị cấp trên hoặc đơn vị nội bộ khác thu hộ; các khoản đã chi đã trả hộ đơn
vị cấp trên và đơn vị nội bộ khác; các khoản phải thu vãng lai khác
Tài khoản sử dụng 136 – Phải thu nội bộ
Bên Nợ: Phản ánh số vốn kinh doanh đã giao cho dơn vị cấp dưới (bao gồm
vốn cấp trực tiếp và bằng các phương thức khác); các khoản chi hộ, trả hộ đơn vịcấp dưới; số tiền đơn vị cấp trên phải thu về, các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp
Bên Có: Phản ánh các khoản thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị thành viên; quyết toán
với đơn vị thành viên về kinh phí sự nghiệp đã cấp, đã sử dụng; số tiền đã thu vềcác khoản phải thu nội bộ; bù trừ phải thu với phải trả trong nội bộ của cùng mộtđói tượng
Số dư bên Nợ: Số dư còn phải thu ở các đơn vị nội bộ
Tài khoản sử dụng 136 – Phải thu nội bộ, có 2 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 1361 – Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
Tài khoản 1362 – Phải thu nội bộ khác
c Phải thu khác
Nội dung và phạm vi phản ánh của tài khoản này gồm các nghiệp vụ chủ yếusau: Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân,phải chờ xử lý; các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể (trong
và ngoài đơn vị) gây ra như: mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hóa, tiền vốn,… đã được
xủ lý bắt bồi thường; các khoản cho vay, cho mượn vật tư,tiền vốn có tính chất tạmthời không lấy lãi; các khoản đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu chi hộ cho đơn vị ủythác xuất khẩu về phí ngân hàng, phí giám định hải quan, phí vận chuyển, bốcvác… Các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hóa công ty nhà nước, như: Chi phí
cổ phần hóa, trợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ đào tạo lại lao đọngtrong doanh nghiệp cổ phần hóa,… Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạtđộng đầu tư tài chính
Trang 7Tài khoản sử dụng 138 – Phải thu khác
Bên Nợ: Phản ánh giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết; phải thu của cá nhân tập
thể (trong và ngoài đơn vị) đối với tài sản thiếu đã biết rõ nguyên nhân và có biênbản xử lý ngay; số tiền phải thu về các khoản phải thu về các khoản phát sinh khi cổphần hóa công ty nhà nước; phải thu về tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia từ cáchoạt động đầu tư tài chính; các khoản nợ phải thu khác
Bên Có: Phản ánh các khoản kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào tài khoản liên
quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý; kết chuyển các khoản phải thu về cổphần hóa công ty nhà nước; số tiền đã thu được về các khoản nợ phải thu khác
Tài khoản 138 – Phải thu khác có 3 tài khoản cấp 2
Tài khoản 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý
Tài khoản 1385 – Phải thu về cổ phần hóa
Tài khoản 1388 – Phải thu khác
1.1.2.3 Kế toán dự phòng phải thu khó đòi
Theo Điều 6 TT 228/2009/TT-BTC hướng dẫn về việc trích lập dự phòng phảithu khó đòi:
a Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiềncòn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, camkết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác
- Các khoản không có đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải
xử lý như một loại tổn thất
- Có đủ căn cứ xác định là khoản phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay
nợ hoặc ca kết nợ khác
+ Nợ phải thu chưa tới hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các Công ty,doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng…) đã lâm vào tình trạng phá sảnhoặc làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luậttruy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết
b Phương pháp lập dự phòng:
Doanh nghiệp phải dự kiếm mức tổn thất có thể sảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn củacác khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèmtheo các chứng từ chứng minh các khoản nợ khó đòi trên Trong đó:
Trang 8- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 trở lên.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vàotình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ, mất tích, bỏ trốn, đang
bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết…thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứhạch toán vào quản lý doanh nghiệp
c Xử lý khoản dự phòng
- Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập
dự phòng theo quy định như trên; nếu số trích lập dự phòng bằng số dư dự phòng
nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp không phải trích lập
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khóđòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênhlệch
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thukhó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lýdoanh nghiệp
d Hạch toán
Tài khoản sử dụng: 139 – Dự phòng phải thu khó đòi
Đây là tài khoản điều chỉnh của tài khoản 131 – Phải thu khách hàng nên cócách ghi ngược lại, có số dư bên Có
Bên Nợ: Phản ánh bút toán hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi, và xóa sổ
các khoản nợ phải thu khó đòi
Bên Có: Số dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý
Trang 9Khoản phải thu khách hàng là một trong những khoản mục dễ sảy ra sai phạm.Các sai phạm có thể do vô tình, thiếu trình độ hoặc cũng có thể do cố tình gian lận
để chiếm dụng tham ô Hơn nữa, khoản phải thu khách hàng có liên quan mật thiếtđến kết quả kinh doanh và lợi nhuận của đơn vị Thêm vào đó lập dự phòng khoảnthu khó đòi thường dựa vào ước tính chủ quan của các nhà quản lý nên khả năng saisót và khó kiểm tra
Dưới đây là một số sai phạm thường sảy ra với khoản phải thu khách hàng:
- Không bù trừ cùng đối tượng hoặc bù trừ không cùng đối tượng
- Chưa có quy chế tài chính về thu hồi công nợ Chưa có sổ chi tiết theo dõi chitiết từng đối tượng phải thu
- Cùng một đối tượng theo dõi trên nhiều tài khoản khác nhau
- Quy chế duyệt bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ; chưa có quy định về một sốtiền nợ tối đa, thời gian thanh toán… Chưa tiến hành đối chiếu hoặc tiến hành đốichiếu công nợ không đầy đủ vào thời điểm lập BCTC
- Chênh lệch biên bản đối chiếu và sổ kế toán chưa được xử lý Chênh lệch sổchi tiết, sổ cái, BCĐKT
- Cơ sở hạch toán công nợ không nhất quán theo hóa đơn hay theo phiếu xuấtkho, do đó đối chiếu công nợ không khớp sổ
- Hạch toán giảm công nợ phải thu đối với hàng bán bị trả lại, giảm giá hàngbán nhưng không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ Hạch toán sai nội dung, số tiền, tínhchất tài khoản phải thu, hạch toán các khoản phải thu không mang tính chất phải thuthương mại vào TK 131
- Ghi nhận các khoản người mua trả trước không có chứng từ hợp lệ Các khoảnđặt trước tiền hàng của người mua nhưng không tiến hành ký kết hợp đồng kinh tếgiữa hai bên
- Ghi nhận tăng phải thu không phù hợp với ghi nhận tăng doanh thu Công tácluân chuyển chứng từ từ bộ phận kho tới phòng kế toán chậm nên hạch toán phảithu khi bán hàng không có chứng từ từ bộ phận kho như phiếu xuất kho…
- Có những khoản công nợ thu hồi bằng tiền mặt với số tiền mặt, với số tiền lớn,không quy định thời gian nộp lại nên bị nhân viên chiếm dụng vốn hoặc biển thủ
- Cuối kỳ chưa đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ Không phân loạituổi nợ, không có chính sách thu hồi, quản lý nợ hiệu quả
- Các khoản xóa nợ chưa tập hợp đầy đủ hồ sơ theo quy định Không theo dõi
nợ khó đòi đã xử lý
Trang 10- Không hạch toán lãi thanh toán nợ quá hạn Chưa tiến hàng phân loại cáckhoản phải thu theo quy định mới: phân loại dài hạn và ngắn hạn Hạch toán phảithu không đúng kỳ, khách hàng đã thanh toán nhưng chưa hạch toán.
- Theo dõi khoản thu đại lý về lãi trả chậm do vượt mức dư nợ nhưng chưa xácđịnh chi tiết từng đối tượng để có biện pháp thu hồi
- Chưa lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc lập dự phòng nhưng tríchlập thiếu hoặc trích thừa, vượt quá tỉ lệ cho phép
- Hồ sơ lập dự phòng chưa đầy đủ theo quy định
- Không thành lập hội đồng xử lý công nợ khó đòi và thu thập đầy đủ hồ sơ cáckhoản nợ đã xóa nợ cho người mua
- Tổng mức lập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi lớn hơn 20% tổng dư nợphải thu cuối kỳ
- Cuối kì chưa tiến hành đánh giá lại để hoàn nhập dự phòng hay trích thêm
1.1.3.2 Sai sót và gian lận thường gặp với khoản phải thu nội bộ.
Phải thu nội bộ có thể có sai phạm sau:
- Không có biên bản đối chiếu công nợ với dối tượng nợ tại thời điểm cuối năm
Số liệu trên biên bản đối chiếu với công nợ nội bộ không khớp
- Không theo dỗi hạch toán chi tiết từng đối tượng có quan hệ thanh toán vớiđơn vị
- Hạch toán phải thu nội bộ khi không có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lệ
- Hạch toán phải thu nội bộ không đúng kỳ
- Bù trừ công nợ phải thu, phải trả nội bộ không đúng đối tượng hoặc khôngcùng đối tượng
- Hạch toán phải thu nội bộ với những đơn vị hạch toán độc lập không mangtính chất thu chi hộ
- Bù trù công nợ với bên thứ ba không có biên bản
- Hạch toán phải thu nội bộ với những đơn vị hạch toán độc lập
1.1.3.3 Sai sót và gian lận thường gặp với khoản phải thu khác.
- Không theo dõi chi tiết các khoản phải thu khác.
- Chưa tiến hành đối chiếu các khoản phải thu bất thường, tài sản thiếu chờ xử
lý không có biên bản kiểm kê, không xác định được nghuyên nhân thiếu để quytrách nhiệm
Trang 11- Hạch toán vào TK 1388 một số khoản không đúng bản chất.
- Không phân loại các khoản phải thu khác ngắn hạn dài hạn theo quy định
1.1.4 Kiểm soát nội bộ với các khoản phải thu
1.1.4.1 Kiểm soát nội bộ với khoản phải thu khách hàng
Khoản phải thu khách hàng gắn liền với quá trình bán hàng Một hệ thống kiểmsoát nội bộ hữu hiệu về quá trình bán hàng chắc chắn sẽ giảm thiểu những rủi ro cóthể phát sinh trong việc thu hồi các khoản nợ phải thu của khách hàng Các rủi ronày có thể là: bán chịu cho các khách hàng không có khả năng thanh toán, thất thoátcông nợ, nhầm lẫn trong việc theo dõi chi tiết đối với từng khách hàng…
Để tìm hiểu và đánh giá rủi ro kiểm soát của Nợ phải thu khách hàng, kiểm toánviên cần khảo sát về hệ thống kiểm soát nội bộ với toàn bộ quá trình bán hàng
Để kiểm soát nội bộ hữu hiệu về chu trình bán hàng cần: Xây dựng một chínhsách bán hàng rõ rang, cụ thể (chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán); Táchbiệt các chức năng, phân nhiệm cho các cá nhân hay bộ phận khác nhau phụ trách;Theo dõi chặt chẽ quá trình thu hồi các khoản nợ
Ở mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau, quy mô khác nhau sẽ tổ chức chutrình bán hàng khác nhau Để có thể có nghiên cứu đầy đủ về các thủ tục kiểm soáttrong chu trình này, phần dưới đây sẽ trình bày một cách thức tổ chức chu trình bánhàng đối với một doanh nghiệp tương đối lớn và chủ yếu thực hiện bán chịu thườngtrong những đơn vị này, chu trình bán hàng được phân chia thành các chức năngsau:
- Lập lệnh bán hàng( phiếu xuất kho)
- Xét duyệt bán chiu
- Xuất kho
- Gửi hàng đi
- Lập và kiểm tra hóa đơn
- Theo dõi thanh toán
- Xét duyệt hàng bán bi trả lại, hay giảm giá hàng bán
- Cho phép xóa sổ các khoản nợ không thu hồi được
Mức độ phân chia trách nhiệm càng cao thì sai phạm càng dễ bị phát hiện nhờ
sự kiểm tra lẫn nhau giữa những phần hành hay việc đối chiếu tài liệu giữa các bộphận với nhau Do đó khả năng xảy ra gian lận và sai sót sẽ được giảm thiểu
Trang 12Quy trình nêu trên về các bước công việc trong kiểm soát nội bộ đối với chutrình bán hàng, đặc biệt trong bán chịu được mô tả khái quát như sau:
b Xuất kho hàng hóa
Trức khi bán hàng, căn cứ đơn đăth hàng và các nguồn thông tin khác từ trong
và ngoài doanh nghiệp, bộ phận phụ trách bán chịu cần đánh giá về khả năng thanhtoán của khách hàng để xét duyệt bán chịu Đây là thủ tục kiểm soát quan trọng đểđảm bảo đảm khả năng thu hồi nợ phải thu Một số cách thức có thể hỗ trợ cho việcnày là thiết lập chính sách bán chịu rõ rang, lập danh sách và luôn cập nhập thôngtin về tình hình tài chính, vấn đề chi trả của khách hàng Trong môi trường kinhdoanh rủi ro cao, một biện pháp hữu hiệu là yêu cầu khách hàng thế chấp tài sản hay
ký quỹ
c Xuât kho hàng hóa
Căn cứ lệnh bán hàng đã được phê duyệt bởi bộ phận phụ trách bán chịu, thủkho xuất hàng cho bộ phận gửi hàng
d Gửi hàng đi
Bộ phận gửi hàng lập chứng từ chuyển hàng và gửi hàng cho khách hàng.Chứng từ này là cơ sở để lập hóa đơn và thường bao gồm thông tin về quy cách vàchủng loại hàng hóa, số lượng và dữ liệu liên quan Ngoài ra đơn vị nên thành lập
bộ phận gửi hàng độc lập để hạn chế trong khâu xuất hàng và các gian lận có thểsảy ra do sự thông đồng giữ kho và người nhận hàng
e Lập và kiểm tra hóa đơn
Do hóa đơn cung cấp thông tin cho khách hàng về số tiền mà họ phải trả nên nócần được lập chính xác và đúng thời gian Hóa đơn cần được lập bởi một bộ phậnđộc lập với phòng kế toán và bộ phận bán hàng, bộ phận này có trách nhiệm:
- Kiểm tra số hiệu các chứng từ chuyển hàng
- So sánh lệnh bán hàng với chứng từ chuyển hàng, đơn đặt hàng và các thôngbáo điều chỉnh (nếu có)
- Ghi tất cả dữ liệu cần thiết vào hóa đơn
Trang 13- Tính số tiền cho từng loại và cho cả hóa đơn.
Trước khi gửi hóa đơn cho khách hàng, cần kiểm tra lại về những số liệu ghitrên hóa đơn Tổng cộng hóa đơn phát hành từng ngày phải được ghi vào tài khoảntổng hợp trên sổ cái Từng hóa đơn được sử dụng để ghi vào tài khoản chi tiết giúptheo dõi nợ phải thu của từng khách hàng Để tăng cường kiểm soát đối với chứcnăng này, có thể:
- Thiết lập và thường xuyên cập nhật bảng giá được duyệt
- Quy trình rõ ràng và chặt chẽ về chính sách chiết khấu
- Trước khi gửi đi, hóa đơn cần được kiểm tra bởi một người độc lập với ngườilập hóa đơn
f Theo dõi thanh toán
Sau khi đã lập hóa đơn và giao hàng hóa cho khách hàng, kế toán vẫn phải tiếptục theo dõi các khoản phải thu
Để theo dõi chặt chẽ việc thu tiền, cần phải liệt kê các khoản nợ phải thu theotừng nhóm tuổi để theo dõi và phân công đòi nợ, thông thường công việc này đượcgiao cho bộ phận bán chịu Ngoài ra để giảm thiểu sai phạm đơn vị có thể phâncông cho hau nhân viên khác nhau phụ trách kế toán chi tiết công nợ và kế toántổng hợp Tuy nhiên, cần lưu ý rằng gian lận vẫn có thể xảy ra nếu họ thông đồngvới nhau
Ngoài ra thường xuyên thực hiện thủ tục gửi thông báo nợ cho khách hàng.Điều này một mặt có thể giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu hồi các khoảnphải thu, mặt khác giúp đơn vị xác minh và điều chỉnh kịp thời những chênh lệch(nếu có) giữa số liệu của hai bên Thủ tục gửi thông báo nợ có thể thực hiện định kỳhàng tuần,hàng tháng hay hàng quý trong năm, và dưới nhiều hình thức như gửi e-mail, fax, gửi thư qua bưu điện hay nhân viên quản lý công nợ giữa hai bên trực tiếpđối chiếu lẫn nhau
g Xét duyệt hàng bán bi trả lại, hay giảm giá
Nếu khách hàng không hài lòng với số hàng nhận được do sai quy cách hay kémphẩm chất, họ có thể gửi trả lại cho đơn vị Vì thế doanh nghiệp cần có một bộphận độc lập, chịu trách nhiệm tiếp nhận, xét duyệt, cũng như khấu trừ nhữngkhoản liên quan đến các hàng hóa đó, và có đơn vị đã thiết kế một chứng từ riêng đểphản ánh sự xét duyệt đối với hàng bị trả lại hay giảm giá, chứng từ này cũng được
sử dụng làm căn cứ ghi sổ trên
h Cho phép xóa sổ các khoản nợ không thu hồi được.
Trang 14Khi không còn hy vọng thu hồi được khoản nợ phải thu khách hàng, nhà quản lý
có trách nhiệm xem xét để cho phép hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép xóa
sổ khoản nợ này Căn cứ vào đó bộ phận kế toán sẽ ghi chép vào sổ sách
Để tăng cường kiểm soát đối với việc xóa sổ nợ phải thu khó đòi, hạn chế cácgian lận có thể phát sinh (ví dụ nhân viên chiếm dụng các khoản tiền mà kháchhàng đã trả, sau đó che giấu bằng cách xóa sổ chúng như một khoản nợ khó đòi),dơn vị cần quy định chặt chẽ thủ tục xét duyệt vấn đề này
1.1.4.2 Kiểm soát nội bộ với khoản phải thu nội bộ
Quan hệ thanh toán phải thu, phải trả nội bộ là quan hệ thanh toán rất phức tạp,nhất là các đơn vị có nhiều đơn vị trực thuộc, các chi nhánh nằm ở các địa bàn khácnhau Vì vậy để tránh tình trạng công nợ dây dưa, việc doanh nghiệp xây dựngnguyên tắc và phương pháp kiểm tra, đối chiếu với các khoản công nợ nội bộ chitiết cho từng đơn vị trực thuộc, từng nội dung thanh toán là điều vô cùng cần thiết.Đồng thời doanh nghiệp phải lập quy định thời hạn thanh toán cho từng khoản công
nợ, có biện pháp đôn đốc giải quyết dứt điểm các khoản phải thu nội bộ
Ngoài ra kiểm soát nội bộ các khoản phải thu nội bộ còn phải được thực hiện ởviệc đơn vị cấp trên phải nắm và quản lý tốt tình hình kinh doanh ở các đơn vị trựcthuộc một cách hợp lý, tránh thất thoát hoặc sử dụng lãng phí tài sản, tiền vốn củadoanh nghiệp Để thực hiện điều này, cần phải:
- Đối với đơn vị cấp trên: Định kỳ tiến hành kiểm tra tình hình sản xuất, kinhdoanh của doanh nghiệp, kiểm tra đối chiếu với việc ghi chép và lập BCTC của cácđơn vị trực thuộc nói riêng và nền kinh tế nói chung
- Đối với đơn vị trực thuộc: Xây dựng kế hạch sản xuất, kinh doanh một cách rõràng, cụ thể (dài hạn, ngắn hạn) và tổ chức thực hiện tốt kế hạch Kế toán mở sổsách theo dõi và lập báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình kinh doanh tại đơn vị mìnhtheo đúng phạm vi, mức độ đã phân công
1.1.4.3 Kiểm soát đối với phải thu khác
Tài sản thiếu chờ sử lý được phát hiện thiếu khi kiểm kê, cần lưu giữ biên bảnkiểm kê để chứng minh cho nghiệp vụ Trường hợp tài sản thiếu được một bộ phậntrong doanh nghiệp thông báo cần xác định lại thông tin trước Khi biết lý do thiếu
kế toán cần chuyển ngay khoản đó ra khỏi tài khoản này
Đối với khoản phải thu hộ công nhân viên tiền điện, tiền nước… cho dơn vịkhác, cần có sự ủy nhiệm của đơn vị khác cho doanh nghiệp
Trường hợp, doanh nghiệp cho vay tạm thời, cần có sự xác nhận của bên vay và
sự phê duyệt của lãnh đạo doanh nghiệp về khoản vay
Các khoản về bồi thường vật chất do các cá nhân, tập thể trong hoặc ngoàidoanh nghiệp gây ra phải có lý do hoặc biên bản kèm theo
Trang 151.2 KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BCTC
Trong các khoản phải thu thì khoản phải thu khách hàng luôn chiếm một tỷtrọng lớn, và là một trong những khoản mục quan trọng trong báo cáo tài chính vì
nó là tài sản của doanh nghiệp lại liên quan đến nhiều khoản mục khác như tiềnmặt, tiền gửi ngân hàng, doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu… nên khả năngsảy ra sai phạm là khá cao Nhìn chung chu trình kiểm toán các khoản phải thukhông khác nhau Vì thế thông thường người ta nghiên cứu chu trình kiểm toán phảithu khách hàng làm cơ sở cho kiểm toán khoản phải thu khác
1.2.1 Vai trò, đặc điểm kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán BCTC
Các khoản phải thu là tài sản của doanh nghiệp, trong đó phải thu khách hàngluôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp và là một trongnhững tài sản nhạy cảm mà khả năng sảy ra gian lận rất lớn như chiếm dụng, tham
ô, ghi khống… Nó liên quan đến nhiều khoản mục quan trọng khác trong BCTCnhư tiền, doanh thu, thuế đầu ra… Do đó là đối tượng để thổi phồng doanh thu vàlợi nhuận của doanh nghiệp
Khoản phải thu khách hàng được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiệnđược Tuy nhiên việc lập dự phòng phải thu khó đòi thường dựa vào ước tính chủquan của các nhà quản trị nên có nhiều khả năng sảy ra sai sót
Đối với phải thu nội bộ, phải thu khác: Thường có ít sai phạm hơn phải thukhách hàng, và có doanh nghiệp có thể không có phải thu nội bộ Tuy nhiên cũngkhông thể xem thường vai trò của hai khoản mục này
1.2.2 Mục tiêu kiểm toán với các khoản phải thu
Mục tiêu kiểm toán chung
Mục tiêu kiểm toán chung đối với các khoản phải thu là KTV thu thập đầy đủbằng chứng thích hợp từ đó đưa ra ý kiến xác nhận về mức độ tin cậy của các khoảnphải thu
Mục tiêu cụ thể của kiểm toán các khoản phải thu
Kiểm tra CSDL về sự hiện hữu: Các khoản nợ phải thu đã ghi chép đều có thựctại thời điểm lập báo cáo tài chính
Kiểm tra CSDL về sự đầy đủ: Tất cả các khoản phải htu có thực và thuộc quyền
sở hữu của doanh nghiệp đều phải được ghi nhận đầy đủ
Kiểm tra CSDL về quyền: Các khoản phải thu vào ngày lập báo cáo là thuocjquyền sở hữu của đơn vị
Kiểm tra CSDL về tính chính xác: Các khoản nợ phải thu được tính toán, tổnghợp số liệu chính xác, phù hợp giữa sổ chi tiết và sổ cái
Trang 16Kiểm tra CSDL về tính đánh giá: Các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đượcđánh giá, tính toán hợp lý, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
Kiểm tra CSDL về tính trình bày và công bố: Nợ phải thu phải được trình bày
và khai báo đầy đủ và đúng đắn
1.2.3 Căn cứ và tài liệu sử dụng
Trong suốt quá trình kiểm toán các khoản phải thu ngoài việc trao đổi trực tiếpvới đơn vị được kiểm toán, để chứng minh cho các ý kiến của mình đưa ra về khoảnmục là có căn cứ thì KTV cần thu thập một số giấy tờ tài liệu sau:
Các quyết định, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến việc quản lý, và ghinhận các khoản phải thu cũng như quá trình thanh toán của khách hàng
Các tài khoản sử dụng: 511, 512, 531, 131, 136, 138, 139, 111, 112, 3387, 711,
…
Chứng từ liên quan trong chu trình bán hàng – thu tiền
Tài liệu ở bộ phận bán hàng: Biểu giá bán, biểu tỉ lệ triết khấu, các đơn đặthàng, các văn bản phê duyệt bán chịu, biên bản thanh lý hợp đồng, báo cáo bánhàng, phiếu xuất kho
Tài liệu ở bộ phận kế toán: Sổ kế toán tổng hợp, chi tiết, các hóa đơn bán hàng,các văn bản phê duyệt bán hàng chịu, bản kê đối chiếu, các chứng từ phê chuẩn xóa
bổ nợ phải thu không thu được Bản kê trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng.Báo cáo hàng tháng về nghiệp vụ bán hàng, phải thu và thu tiền
Tài liệu ở bộ phận liên quan: Thẻ kho, biên bản giao nhận, nhật ký bảo vệ, cácbiên bản giao nhận hàng
1.2.4 Quy trình kiểm toán các khoản phải thu
Quy trình kiểm toán các khoản phải thu được xây dựng căn cứ trên quy trìnhkiểm toán BCTC Bao gồm 3 giai đoạn:
Giai doạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán
Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán
1.2.4.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Thu thập thông tin về khách hàng
Mỗi doanh nghiệp có cách thức, quản lý, vận hành, sản xuât và kinh doanhriêng, nên việc thu thập thông tin về khách hàng có vai trò quan trọng trong việcgiúp KTV có đầy đủ thông tin cần thiết về khách hàng, từ đó đánh giá sơ bộ được
Trang 17những rủi ro ảnh hưởng đến BCTC của doanh nghiệp những thông tin về các khoảnphải thu mà KTV cần thu thập:
- Các thông tin chung về doanh nghiệp như: Ngành nghề kinh doanh, môitrường cạnh tranh, sản phẩm, hàng hóa, các yếu tố ảnh hưởng tới hàng hóa dịch vụ
do doanh nghiệp cung cấp nói riêng và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nóichung trong năm tài chính đó, quy mô, số lượng khách hàng…
- Các thông tin pháp lý về doanh nghiệp như: giấy phép thành lập, điều lệ doanhnghiệp, ban lãnh đạo, các biên bản về các cuộc họp hội đồng cổ đông, họp hội đồngquản trị, và ban giám đốc của doanh nghiệp Những biên bản này thường chứa đựngnhững thông tin quan trọng liên quan đến việc hình thành, các định hướng, pháttriển và điều hành của doanh nghiệp
Đây chỉ là những thông tin cơ sở không bắt buộc KTV phải hiểu sâu sắc về nónhư người quản lý doanh nghiệp nhưng các thông tin này ảnh hưởng đến việc đánhgiá tổng quát về BCTC nói chung và chương trình kiểm toán các khoản phải thucũng như việc ước lượng về mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán Do đó KTV cũngcần phải có những hiểu biết nhất định về đơn vị
Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ
Do các khoản phải thu liên quan trực tiếp đến chu trình bán hàng thu tiền nênKSNB đối với khoản mục này gồm có các thủ tục kiểm soát trong việc tổ chức bánhàng và theo dõi nợ phải thu khách hàng từ khi nhận đơn đặt hàng, xem xét phươngthức thanh toán, vận chuyển, lập hóa đơn, ghi chép doanh thu, theo dõi nợ phải thucho tới khi thu hồi được nợ và ghi tăng quỹ
Phương pháp thu thập thông tin về hệ thống KSNB là phương pháp phỏng vấn,quan sát, tường thuật bằng lời văn hoặc bằng lưu đồ Khi tiến hành phỏng vấn vàquan sát, KTV có thể thiết lập bảng câu hỏi như sau:
Câu hỏi
Trả lời
Ghi chú
Không áp
Yếu kém Quan trọng Thứ yếu
trước khi sử dụng hay không?
3 Có quyết định bắt buộc
kiểm tra để bảo đảm mọi hàng
hóa gửi đi đều được lập hóa
đơn hay không?
4 Có bảng giá thành được xét
duyệt để làm cơ sở tính tiền
Trang 18trên hóa đơn không?
5 Hóa đơn có được kiểm tra
độc lập trước khi gửi đi hay
không?
6 Doanh nghiệp có phân chia
trách nhiệm giữ thủ quỹ và kế
toán hay không?
9 Đơn vị có đối chiếu giữa tài
khoản chi tiết của các khách
hàng với tài khoản Nợ phải
thu khách hàng trên sổ Cái
hay không?
Bảng 1.1: Bảng câu hỏi thu thập thông tin về hệ thống KSNB
Đánh giá sơ bộ về rủi ro
Rủi ro kiểm toán bao gồm: Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện
Rủi ro tiềm tàng: Thông qua việc thu thập thông tin liên quan đến bản chất kinhdoanh của khách hàng và những hiểu biết về bản chất khoản mục nợ phải thu kháchhàng trong BCTC, KTV sẽ đưa ra mức rủi ro tiềm tang cho các mức nợ phải thu
Rủi ro kiểm soát: Trên cơ sở những hiểu biết về kiểm soát nội bộ hiện tại củađơn vị, với kiến thức, trình độ am hiểu của KTV một hệ thống KSNB lý tưởng,KTV so sánh và đưa ra đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát của đơn vị nói chung vàcác khoản phải thu nói riêng
Rủi ro phát hiện: Từ mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV xác địnhmức rủi ro phát hiện cho khoản mục các khoản phải thu
Nếu đánh giá thủ tục kiểm soát được thiết kế và hữu hiệu và so với khả năngthực hiện hiệu quả thì rủi ro kiểm soát được đánh giá sơ bộ là thấp KTV thực hiệncác thử nghiệm kiểm soát để hạn chế các thử nghiệm cơ bản
Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá là tối đa do không có các thủ tục kiểm soátđược thiết kế đối với các khoản phải thu, KTV không thực hiện các thử nghiệmkiểm soát mà mở rộng các thử nghiệm cơ bản
DR=
AR
IR x CR
AR: Rủi ro tổng thểBR: Rủi ro phát hiệnIR: Rủi ro tiềm tàngCR: Rủi ro kiểm soát
Trang 191.2.4.2 Thực hiện kiểm toán
a Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra nhằm thu thập những bằng chứng kiểmtoán về sự thiết kế về tính phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và
hệ thống KSNB Dưới đây là một số thử nghiệm kiểm soát thông dụng đối với cáckhoản mục phải thu khách hàng:
- KTV chọn mẫu các nghiệp vụ liên quan đén các khoản phải thu trong kỳ đối chiếu lên các chứng từ gốc Mỗi loại nghiệp vụ, mỗi doanh nghiệp có các
chứng từ gốc khác nhau và đặc trưng Như trường hợp các khoản phải thu kháchhàng thì phải đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng.KTV tiến hành đối chiếu về quy cách quản lý chủng loại, số lượng, ngày gửi hàng,chữ ký Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu, cơ sở xét duyệt bán chịu để xem cótuân thủ các thủ tục bán chịu hay không
Khi xem xét các khoản phải thu khác như bán thanh lý TSCĐ thì KTV phảikiểm tra xem có quyết định bán thanh lý của giám đốc không, có biên bản bàn giaothiết bị không, số lượng và chủng loại trên quyết định thanh lý có phù hợp với sốlượng và chủng loại của hàng hóa được giảm trong kỳ hay không, giá trị thanh lý cóphù hợp với giá trị còn lại của TSCĐ không…
Phải xem xét tổng giá trị của từng loại hàng hóa, tổng giá trị của từng loại hóađơn so với bảng giá được xét duyệt tại mỗi thời điểm
Các thử nghiệm này nhằm chứng minh các nghiệp vụ liên quan đến các khoảnphải thu thực sự phát sinh trong kỳ, quá trình thực hiện nghiệp vụ đã được thực sựxảy ra và tuân thủ đuáng các quy định của đơn vị Và các nghiệp vụ này có đượcphản ánh đúng và việc cộng dồn có chính xác hay không (tính hiện hữu và chínhxác)
- Chọn mẫu các hóa đơn đối chiếu lên sổ sách kế toán, KTV thường kiểm tra
xem kế toán có phản ánh đúng tài khoản và nội dung diễn giải không, giá trị trên sổsách kế toán với giá trị trên hóa đơn có phù hợp hay không Thủ tục này nhằm kiểmtra tính đầy đủ
- Chọn mẫu đối chiếu giữa các chứng từ liên quan: các chứng từ liên quan
đến nhau như chứng từ lưu chuyển hàng hóa với hóa đơn (phiếu xuất kho và hóađơn, biên bản thanh lý với hóa đơn, hóa đơn và phiếu thu…), đặc biệt lưu ý tới tínhliên tục của chứng từ nhằm đảm bảo tính hiện hữu và đầy đủ của các khoản phải thutránh không có sự hạch toán thừa, thiếu, khai khống các khoản phải thu
- Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản
Sau khi tiến hành thêm các thử nghiệm kiểm soát KTV cùng với những thôngtin về hệ thống KSNB ở giai đoạn lập kế hoạch chiến lược, KTV sẽ nhận diện được
Trang 20những điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống KSNB để đánh giá rủi ro kiểm soát,thông qua đó mở rộng những thử nghiệm cần thiết.
b Thử nghiệm cơ bản
- Thủ tục phân tích đối với khoản phải thu
Thủ tục phân tích là quá trình đánh giá các thông tin tài chính được thực hiệnthông qua việc nghiên cứu các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các số liệu tài chính
và phi tài chính, nó bao gồm việc so sánh số liệu trên sổ kế toán với số liệu ước tínhcủa KTV Thủ tục phân tích được áp dụng cho tất cả các giai đoạn của cuộc kiểmtoán Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích được áp dụng nhằmmục đích xem xét tính thích hợp về sự biến động về số dư các khoản phải thu giữanăm tài chính hiện hành với các năm trước, giữa số liệu của doanh nghiệp và sốlượng của toàn ngành Thủ tục phân tích gồm có:
Phân tích hàng ngang (phân tích xu hướng): là việc xem xét sự biến động
của các khoản phải thu giữa kỳ này và kỳ trước để thấy được sự biến động của cáckhoản phải thu giữa có phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại của đơn vị không
So sánh số dư nợ quá hạn năm nay so với nợ quá hạn năm trước để ghi nhậnnhững biến động trong thu hồi nợ và khả năng có sai lệch trong số liệu nợ phải thukhách hàng KTV có thể mở rộng thủ tục này bằng cách so sánh phân tích biếnđộng số dư theo tuổi nợ của cuối kỳ với đầu kỳ để ghi nhận những biến động củakhoản phải thu quá hạn theo mức thời gian khác nhau
Xem xét lại bảng kê nợ phải thu khách hàng để chọn ra một số khách hàng có số
dư vượt quá một số tiền nào đó hoặc vượt quá thời hạn thu hồi nợ
Phân tích dọc (phân tích tỷ suất):
Phân tích dọc là phân tích trên cơ sở so sánh sự thay đổi về tỷ trọng của từng bộphận trong tổng thể quy mô chung Một số tỷ suất được sử dụng trong phân tích cáckhoản phải thu:
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quânTrong đó:
Các KPT bình quân = Các KPT đầu kỳ + Các KPT cuối kỳ
2
Số ngày của một vòng thu hồi nợ = 365 ngày
Vòng quay các khoản phải thu
Trang 21KTV thường đem so sánh số liệu tỷ lệ này với số liệu của các ngành hoặc củanăm trước cho thấy sự biến động của các khoản phải thu Sự biến động này có thể là
do xuất phát từ hoạt động kinh doanh của đơn vị, sự thay đổi trong cơ cấu mặt hàng,thay đổi trong chính sách giá, chính sách bán chịu hay xuất phát từ các sai sót trong
số liệu kế toán
Tỷ số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán chịu
Nợ phải thu khách hàng bình quân
KTV đem tỷ số này so với số liệu của ngành hoặc số liệu của năm trước nhằmhiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng như dự đoán được các sai phạm
có khả năng sảy ra khi phân tích biến động tỷ lệ này như:
- Sự thay đổi chính sách bán chịu của doanh nghiệp: nới lỏng hay thu hẹp chínhsách bán chịu, thời gian bán chịu
- Khả năng tồn đọng nợ phải thu khách hàng từ đó đánh giá việc lập dự phòngphải thu khó đòi có hợp lý không
- Ghi chép trùng lặp hay bỏ sót các khoản nợ phải thu khách hàng
Khi tiến hành phân tích KTV phải tìm được nguyên nhân dẫn đến biến động: do
tử số hay mẫu số thay đổi, nguyên nhân của sự thay đổi tử số hay mẫu số đó Từ đóđánh giá sự biến đổi đó là có phù hợp hay không Trên cơ sở đó KTV khoanh vùngtrọng tâm kiểm toán và đi vào kiểm toán chi tiết
c Thử nghiệm chi tiết
- Kiểm tra số dư chi tiết theo tuổi nợ và đối chiếu với sổ chi tiết và sổ cái
Thử nghiệm này nhằm đáp ứng CSDL về sự ghi chép chính xác, tính đánh giácủa các khoản phải thu Bảng này liệt kê số dư của từng khách hàng và sắp xếp theothời gian trả nợ
Bảng này thường được doanh nghiệp lập ngay khi kết thúc niên độ, hoặc doKTV lập, thông thường KTV cộng dồn hàng dọc, hàng ngang; xem xét tính hợp lýcủa việc phân loại công nợ, so sánh số liệu với số tổng hợp trên sổ Cái và sổ chi tiết
để kiểm tra tính đúng đắn; chọn ra một số khách hàng so sánh với sổ chi tiết vàngược lại để kiểm tra tính đầy đủ và hiện hữu của các khoản phải thu; tính toán lạikhoản dự phòng phải trích lập tại doanh nghiệp so với số dự phòng phản ánh trênBCTC xem có chính xác và hợp lý hay không (tính đán giá)
- Gửi thư xác nhận đến khách hàng
Đây là một trong những thủ tục quan trọng trong kiểm toán BCTC nói chung vàkiểm toán các khoản phải thu nhằm cung cấp bằng chứng về tính hiện hữu của cáckhoản phải thu
Trang 22Theo chuẩn mực kiểm toán 505 về “Bằng chứng kiểm toán bổ sung đối với cáckhoản mục và sự kiện đặc biệt” quy định: “Trường hợp các khoản phải thu đượcxác định là trong yếu trong BCTC và có khả năng khách nợ sẽ phúc đáp như yêucầu xác nhận trực tiếp các khoản nợ thì KTV phải lập kế hoạch yêu cầu khách nợxác nhận trực tiếp các khoản phải thu hoặc số liệu tạo thành các khoản phải thu”.Khi xem xét việc có nên gửi thư xác nhận hay không, KTV và công ty kiểm toáncần xem xét sự cần thiết phải sử dụng thông tin xác nhận từ bên ngoài làm bằngchứng cho CSDL của BCTC như xem xét mức trọng yếu, các mức độ rủi ro, nộidung cần xác nhận, những bằng chứng có được từ thủ tục kiểm toán thông tin xácnhận từ bên ngoài đã và sẽ thực hiện có làm cho rủi ro kiểm toán giảm xuống mứcthấp có thể chấp nhận được hay không, khả năng nhận được thư phúc đáp Thư xácnhận từ bên ngoài thường phải được ban giám đốc đơn vị được kiểm toán đồng ý,
do giám đốc đơn vị lập và yêu cầu gửi trực tiếp về cho KTV Trong trường hợpkhông được sự đồng ý của ban giám đốc, KTV cần xem xét liệu điều đó có hợp lýhay không Nếu thấy hợp lý thì KTV cần thực hiện các thủ tục khác thay thế, nếukhông hợp ký thì KTV cho rằng bị cản trở trong việc gửi thư xác nhận dẫn đén việccần xem xét ảnh hưởng của sự giới hạn đến BCKT
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 505, KTV có thể lựa chọn thư xácnhận dạng đóng hoặc dạng mở hoặc kết hợp cả hai Thư xác nhận dạng mở là đềnghị được trả lời, ký nhận trong mọi trường hợp hoặc phúc đáp cho KTV là đồng ýhoặc không đồng ý với thông tin cần xác nhận bằng cách yêu cầu điền thông tinvào Ưu điểm của phương pháp này là cung cấp bằng chứng đáng tin cậy Nhưngnhược điểm của phương pháp này là người được đề nghị xác nhận có thể khôngkiểm tra thông tin mà đã xác nhận thì KTV khó có thể phát hiện được điều đó Cònthư xác nhận dạng đóng chỉ đòi hỏi phản hồi khi không đồng ý với thông tin yêucầu xác nhận, tức là khi đồng ý với thông tin yêu cầu xác nhận thì không nhất thiếtphải phản hồi Tuy nhiên đây cũng là một trong những nhược điểm của dạng này vìKTV không có bằng chứng rõ ràng rằng bên thứ 3 đã nhận được yêu cầu xác nhận
và xác minh thông tin thu thập được là đúng Do đó, thư xác nhận dạng đóngthường cung cấp bằng chứng ít tin cậy hơn thư xác nhận dạng mở tuy nhiên trongmột cuộc kiểm toán, KTV thường kết hợp cả hai dạng thư xác nhận để tiết kiệmthời gian và chi phí mà vẫn đảm bảo tính đầy đủ của bằng chứng thu thập được
Một thực tế là KTV không thể gửi thư xác nhận đến tất cả các khách hàng, màchỉ chọn mẫu để gửi Mẫu mà KTV chọn là những khách hàng có số dư lớn, số dưbằng không, còn lại KTV sẽ tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên tùy vào tỷ trọng cáckhoản phải thu trên tổng tài sản, đánh giá về rủi ro kiểm toán nội bộ mà KTV xácđịnh kích thước mẫu là lớn hay nhỏ Ví dụ: Một doanh nghiệp có tỷ trọng các khoảnphải thu trên tổng tài sản lớn, hệ thống KSNB yếu kém thì cỡ mẫu được chọn là lớn
và ngược lại
Sau khi gửi thư xác nhận, có thể sảy ra một trong các trường hợp sau:
KTV không nhận được thư hồi đáp của khách nợ, KTV phải tiến hành các thủtục thay thế như kiểm tra các nghiệp vụ sau ngày khóa sổ kế toán
Trang 23Nhận được thư hồi đáp nhưng có sự chênh lệch về số liệu của khách nợ với sốliệu của đơn vị, KTV phải tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất cách giải quyết như:
Lập bảng chỉnh hợp giữa số liệu trên các sổ chi tiết có liên quan với bảng kê chitiết khách hàng của đơn vị gửi đến để xác nhận só thực tế và giải quyết lại mọikhoản chênh lệch, đánh giá lại rủi ro với khoản mục nợ phải thu khách hàng để thayđổi phạm vi các thử nghiệm cơ bản liên quan nếu cần thiết
Trong trường hợp nhận được thư phúc đáp nhưng KTV nghi ngờ độ tin cậy củathông tin xác nhận đó, KTV có thể tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán bổ sungkhác
Kết thúc thủ tục gửi thư xác nhận, KTV phải đánh giá kết quả và lập một bảntóm tắt liệt kê các thư xác nhận đã nhận được và tổng hợp kết quả của chúng Sau
đó ghi vào hồ sơ kiểm toán các nội dung việc sau: Số lương, số tiền hồi âm, tỷ lệmẫu chọn trên tổng thể, mối quan hệ giữa số liệu kiểm toán và số liệu sổ sách
- Kiểm tra việc lập dự phòng các khoản cần thu khó đòi.
Việc trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi thường dựa vào ước tínhcủa các nhà quản lý nên có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra Để thực hiện tốtquá trình kiểm toán các khoản dự phòng, KTV cần có sự hiểu biết sâu sắc về chínhsách bán chịu không thay đổi thì sự thay đổi của chính sách này qua từng thời kỳ.Nếu chính sách này không đổi thì sự thay đổi số dư các khoản dự phòng chỉ là do sựthay đổi hoạt động kinh doanh và doanh số bán hàng Ngược lại nếu chính sách bánchịu đã thay đổi đáng kể thì KTV cần thận trọng khi đánh giá kết quả của nhữngthay đổi này
Để xem xét tính hợp lý của các mức dự phòng, KTV có thể thực hiện các bướccông việc sau:
Bước 1: Lập bảng phân loại các khoản phải thu khách hàng theo tuổi nợ, sosánh với bảng này năm trước Xem xét các khoản nợ tồn đọng vào cuối năm trướcnhưng vẫn chưa được thu hồi vào các tháng đầu năm sau
Bước 2: Xem xét các khoản bán chịu quá hạn và bất thường
Bước 3: Rà soát lại các thư xác nhận của khách hàng, đặc biệt là đối với cáckhoản công nợ còn đang tranh chấp Qua đó, KTV tìm hiểu dấu hiệu về các khoản
nợ có thể không thu hồi được
Bước 4: Tổng cộng tất cả những khoản nợ phải thu khách hàng có khả năngkhông thu hồi được ước tính dựa trên các thủ tục kiểm toán đã được thực hiện vàlập danh sách các khách hàng nghi ngờ sẽ không thu hồi được nợ, ghi rõ lý do lập
và dự tính mức dự phòng cần lập
Bước 5: Xem xét lại mọi khoản nợ ước tính không thu hồi được cùng với nhânviên phụ trách bán chịu Ghi rõ trong hồ sơ kiểm toán về ý kiến của nhân viên phụ
Trang 24trách bán chịu đối với số tiền ước tính không thu hồi được của từng khoản phải thukhách hàng trong danh sách, và giải thích mức dự phòng phải thu khó đòi đã lập.
Bước 6: Tính toán và xem xét về số ngày bán chịu, và mối liên hệ giữa khoản
dự phòng phải thu khó đòi với nợ phải thu khách hàng với doanh thu bán hàng.Đồng thời phải so sánh với tỷ số của năm trước và nếu có chênh lệch lớn thì cần xácminh nguyên nhân
- Kiểm tra việc khóa sổ nghiệp vụ bán hàng
Để tạo ra một hình ảnh tốt đẹp về tình hình kinh doanh cảu doanh nghiệp, cácdoanh nghiệp ghi nhận trước hoặc ghi nhận khống 1 khoản doanh thu nào đó choniên độ hiện hành, qua niên độ sau thì điều chỉnh lại Hay để trì hoãn một khoảnthuế phải nộp trong kỳ doanh nghiệp không ghi nhận một khoản doanh thu trong kỳnày mà ghi nhận vào kỳ kế toán sau Tất cả các trường hợp này đều ảnh hưởng đếncác khoản phải thu tại doanh nghiệp Vì vậy KTV cần tiến hành kiểm tra việc khóa
sổ các nghiệp vụ bán hàng để kiểm tra tính đúng kỳ của các khoản phải thu
Để ghi nhận tính đúng kỳ, KTV có thể lập bảng liệt kê các nghiệp vụ bán hàngdiễn ra trong 1số ngày trước và sau ngày khóa sổ để so sánh với hóa đơn bán hàng,
và các chứng từ liên quan, xem xét cẩn thận tất cả các khoản hàng trả lại sau ngàykết thúc niên độ có liên quan đến số hàng bán trong niên độ trước cũng như các tàiliệu về việc xác nhận công nợ có liên quan để xem xét tính hợp lý của việc điềuchỉnh giảm doanh thu Thêm vào đó, kiểm toán viên cần chọn mẫu để so sánh giữangày ghi trên chứng từ chuyển hàng với ngày ghi trên hóa đơn bán hàng và sổ kễtoán Nếu có chênh lệch, đó cũng là chỉ dẫn về khả năng sai sót trong số liệu củaniên độ
- Xem xét các khoản phải bi cầm cố thế chấp
Các khoản phải thu là tài sản của doanh nghiệp nhưng trong 1 số trường hợpdoanh nghiệp không còn đầy đủ quyền đối với khoản nợ vì khoản nợ đã bị mang đicầm cố thế chấp Trong trường hợp này, KTV cần phải phân tích chi phí lãi vaynhằm phát hiện ra chi phí phải trả cho việc cầm cố thế chấp, từ đó lần ra các nghiệp
vụ cầm cố thế chấp nợ phải thu khách hàng Sau đó, KTV cần tiến hành kiểm tracác hợp đồng vay tiền, gửi thư xác nhận để thu thập thông tin Ngoài ra KTV cầnđọc các biên bản họp và các tài liệu có liên quan hay phỏng vấn nhân viên để xemxét các khoản nợ phải thu có còn thực sự thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp haykhông
- Đánh giá chung về sự trình bày và công bố khoản phải thu khách hàng hàng trên BCTC
KTV tiến hành thủ tục này nhằm thu thập bằng chứng CSDL về sự trình bày vàcông bố KTV cần xem xét các khoản phải thu khách hàng có được phân loại đúnghay không, có tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không
Trang 25Trên đây là những nội dung có thể áp dụng cho kiểm toán các khoản phải thutrong kiểm toán BCTC Tùy đặc điểm ngành nghề kinh doanh, hình thức kế toán,thực tế thiết kế và áp dụng và các thủ tục kiểm soát nột bộ để KTV áp dụng các thủtục kiểm toán 1 cách linh hoạt nhằm đem lại các bằng chứng đủ để KTV đưa ra ýkiến nhận xét của mình về các khoản phải thu Những nội dụng trên chỉ là các nộidung cơ bản mang tính chất lý thuyết, trong thực tế KTV có thể thêm hoặc bớtnhững công việc không cần thiết hoặc không thiết thực đối với từng cuộc kiểm toán
cụ thể
1.2.4.3 Kết thúc kiểm toán
Sau khi hoàn thành giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu kháchhàng, kiểm toán viên thực hiện việc tổng hợp, đánh giá các bằng chứng thu thậpđược nhằm soát xét và đưa ra kết luận kiểm toán về khoản mục này Đánh giá sựđầy đủ cũng như phù hợp của bằng chứng kiểm toán thu được để đưa ra kết luận đốivới khoản phải thu của KTV KTV tiến hành tổng hợp và đánh giá các sai sót pháthiện được trong quá trình kiểm toán, đồng thời kiểm toán viên đưa ra bút toán điềuchỉnh (nếu có) cho khoản mục này
Với giai đoạn cuối này, KTV tiến hành đưa ra các kiến nghị trong đó nêu lênnhững hạn chế tồn tại đối với hệ thống KSNB và công tác hạch toán kế toán và cáckhoản phải thu cũng như những tư vấn hướng xử lý sao cho phù hợp với các quyđịnh hiện hành
Trang 26CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN ÂU LẠC 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC
2.1.1 Giới thiệu về công ty TNHH kiểm toán Âu Lạc.
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Kiểm toán ÂU LẠC
Tên viết tắt : AULAC CPA
Tên giao dịch quốc tế: Aulac Auditing Company Limited
Địa chỉ doanh nghiệp: Tầng 5 tòa nhà số 80 Nguyễn Chí Thanh, phường Lángthượng, Hà Nội, Việt Nam
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp:
- Dịch vụ kiểm toán
- Dịch vụ kế toán
- Dịch vụ tư vấn tài chính, thuế
- Dịch vụ tư vấn đầu tư và quản trị kinh doanh
- Dịch vụ định giá tài sản và định giá doanh nghiệp
- Dịch vụ đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế tài chính
- Dịch vụ tư vấn, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin
Quy mô hoạt động của doanh nghiệp:
- Vốn điều lệ của công ty : 2 tỷ đồng
- Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty : 30 người
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp:
Bộ máy quản lý doanh nghiệp bao gồm :
- Chủ tịch HĐTV: Ông Lê Thanh Nghị
- Giám đốc : Ông Vũ Anh Tuấn
- Phó giám đốc : Ông Phan Minh Hạnh
- Phó Giám đốc : Ông Nguyễn Văn Nam
Bộ máy quản lý của Âu Lạc được tổ chức theo mô hình chức năng Mỗi phòngban trong Công ty chịu trách nhiệm trong một lĩnh vực độc lập, do một trưởngphòng có chuyên môn phụ trách nhưng vẫn có sự hỗ trợ bổ sung cho nhau nhằmthực hiện mục tiêu chung của toàn công ty
Trang 27Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty TNHH kiểm toán Âu Lạc 2.1.2 Quy trình chung kiểm toán BCTC của công ty TNHH kiểm toán Âu Lạc.
Chương trình kiểm toán mà AULAC CPA đang áp dụng là chương trìnhkiểm toán mẫu do VACPA – Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam xây dựng vàphát triển (áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011) Chương trình baogồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán
- Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán
- Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán
* Lập kế hoạch kiểm toán
Trang 28+ Tìm hiểu, đánh giá sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán vàrủi ro gian lận.
+ Xác định mức trọng yếu
+ Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết và tổng hợp kế hoạch kiểm toán
+ Thiết kế các thủ tục kiểm soát, thử nghiệm cơ bản
* Thực hiện kiểm toán
Bao gồm các bước sau:
- Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ: kiểm toán viên xem xét việc thực hiện cácchính sách, các quy chế quản lý với các khoản mục ghi chép kế toán có tuân thủ cácchế độ kế toán và các quy định của nhà nước hay không
- Kiểm tra cơ bản bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Phân tích soát xét: kiểm toán viên thực hiện so sánh số dư các khoản mụctrong các năm tài chính khác nhau, bước đầu đưa ra đánh giá tổng quan về tình hìnhtài chính của khách hàng
+ Kiểm tra chi tiết: kiểm toán viên cần tiến hành kiểm tra chi tiết với từng khoảnmục cụ thể và soát xét phạm vi sai phạm Kiểm toán viên tiến hành đối chiếu số liệutrên các sổ sách kế toán của khách hàng với nhau để kiểm tra hoặc thực hiện chọnmẫu để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, hợp lý của việc ghi chép các nghiệp vụ phátsinh Khi thực hiện kiểm tra chi tiết kiểm toán viên yêu cầu khách hàng cung cấpđầy đủ các giấy tờ cần thiết cho công việc của mình Trong quá trình kiểm tra chitiết, mọi phát hiện của kiểm toán viên đều được ghi chép đầy đủ trên giấy tờ làmviệc
+ Kiểm tra các nội dung khác
+ Đánh giá lại mức trọng yếu và phạm vi kiểm toán
+ Kết luận: trên cơ sở các thủ tục đã tiến hành, kiểm toán viên đưa ra kết luậncủa mình về phần hành mà mình đã kiểm toán: trung thực, hợp lý, có còn sai sót vàhạch toán có tuân thủ chế độ của nhà nước và các chính sách của công ty haykhông
* Kết thúc kiểm toán
- Tổng hợp kết quả kiểm toán:
+ Tổng hợp kết quả kiểm toán: Trong phần này, KTV cần tổng hợp kết quảkiểm toán cho từng khoản mục trọng yếu và trình bày kết quả tổng hợp theo các nộidung gồm kết luận kiểm toán đối với khoản mục trọng yếu, các vấn đề còn tồn tạicần giải quyết, trao đổi với các chủ nhiệm kiểm toán, thành viên BGĐ và KH
Trang 29+ Phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối: ở bước này, kiểm toán viên thiếtlập các chỉ số tài chính như: hệ số khả năng sinh lời, các hệ số đo lường hiệu quảkinh doanh… nhằm đánh giá, nhận xét lại về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Báo cáo kiểm toán và thư quản lý: sau khi tổng hợp kết quả kiểm toán cáckhoản mục, chủ nhiệm kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính của kháchhàng thông qua báo cáo kiểm toán Ngoài ra kiểm toán viên có thể lập thư quản lýnhằm mục đích tư vấn cho khách hàng về hệ thống kiểm soát nội bộ hay về cácchính sách kế toán mà công ty đang áp dụng
- Soát xét, phê duyệt và phát hành báo cáo
- Kiểm soát chất lượng kiểm toán: là quá trình rà soát, xem xét lại kết quả kiểmtoán từng phần hành của trưởng nhóm kiểm toán, ban giám đốc công ty kiểm toánnhằm đảm bảo quá trình kiểm toán được tiến hành đúng đắn và hiệu quả
2.2 KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC.
Để minh họa quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán BCTC tạicông ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc, em xin trình bày quy trình kiểm toán các khoảnphải thu của khách hàng ABC – cho kỳ hoạt động 01/01/2012 – 31/12/2012 Công
ty Cổ phần ABC (Công ty ABC) là một khách hàng lớn, thường xuyên của AULACCPA Hồ sơ kiểm toán có giấy tờ đầy đủ
2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
2.2.1.1 Quá trình xem xét chấp nhận khách hàng, lựa chọn nhóm kiểm toán và lập hội đồng kiểm toán
a Chấp nhận thư mời kiểm toán.
Hàng năm, Công ty đều tìm hiểu về các khách hàng và gửi thư chào hàng đếnnhững khách hàng tiềm năng, đang có nhu cầu kiểm toán, trong đó có cả nhữngkhách hàng mới và những khách hàng cũ Điều này sẽ tạo điều kiện cho khách hàngbiết đến AULAC CPA với những dịch vụ có chất lượng tốt nhất và chi phí thấpnhất Nếu khách hàng chấp nhận thì họ sẽ gửi thư mời kiểm toán đến cho Công ty.Lúc này những kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm sẽ được phân công để thẩm định
về khả năng đảm nhận công việc, cũng như dự kiến về thời gian làm việc và phíkiểm toán
Công ty cổ phần ABC là một trong những khách hàng thường xuyên củaAUPAC CPA, vì vậy sau khi nhận được thư mời kiểm toán của công ty cổ phầnABC, kiểm toán viên tiến hành thiết lập và trả lời các câu hỏi liên quan đến việctiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho công ty ABC
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC
Tên khách hàng: Công ty cổ phần ABC Tên Ngày
Trang 30Ngày khóa sổ: 31/12/2012
Nội dung: CHẤP NHẬN, DUY TRÌ KHÁCH HÀNG
CŨ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO HỢP ĐỒNG
Người thực hiện PMH 23/02/2013 Người soát xét 1 VAT 23/02/2013 Người soát xét 2 LQH 24/02/2013
dụng
Các sự kiện của năm hiện tại
1 Công ty có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm và các nguồn lực cần thiết để tiếp tục phục vụ KH.
2 Có bất cứ nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm
việc liên quan đến tính chính trực của BGĐ.
3 Có các giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến việc ngoại
trừ trên BCKT năm nay.
4 Liệu có dấu hiệu nào về sự lặp lại về những giới hạn
tương tự như vậy trong tương lai không.
5 BCKT năm trước có bị ngoại trừ.
6 Có nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động của KH.
Mức phí
1 Tổng phí từ KH có chiếm một phần lớn trong tổng doanh
thu của Cty.
2 Phí của KH có chiếm phần lớn trong thu nhập của thành
viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán.
3 Có khoản phí nào quá hạn phải thu trong thời gian quá
dài.
Quan hệ với KH
1 Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán, trong phạm vi
chuyên môn có tham gia vào việc bất kỳ tranh chấp nào
liên quan đến KH.
2 Thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán và
trưởng nhóm kiểm toán có tham gia nhóm kiểm toán quá 3
năm liên tiếp.
3 Thành viên BGĐ của Cty hoặc thành viên của nhóm
kiểm toán có quan hệ gia đình hoặc quan hệ cá nhân, quan
Trang 31hệ kinh tế gần gũi với KH, nhân viên hoặc BGĐ của KH.
4 Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán là thành viên
của quỹ nắm giữ cổ phiếu của KH.
5 Có ai trong số những người dưới đây hiện là nhân viên
hoặc Giám đốc của KH:
- Thành viên của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên
BGĐ)
- Thành viên BGĐ của Cty
- Cựu thành viên BGĐ của Cty
- Các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia
đình với những người nêu trên
6 Có thành viên BGĐ hoặc thành viên nào của nhóm kiểm
toán sắp trở thành nhân viên của KH.
7 Liệu có các khoản vay hoặc bảo lãnh, không giống với
hoạt động kinh doanh thông thường, giữa KH và Cty hoặc
thành viên của nhóm kiểm toán.
Mẫu thuẫn lợi ích
1 Có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa KH này với các KH
hiện tại khác.
Cung cấp dich vụ ngoài kiểm toán
1 Cty có cung cấp các dịch vụ nào khác cho KH có thể ảnh
hưởng đến tính độc lập.
Khác
1 Có các yếu tố khác khiến chúng ta phải cân nhắc việc từ
chối bổ nhiệm làm kiểm toán.
Trang 3231/12/2012 cho công ty cổ phần ABC Nhóm kiểm toán được lựa chọn tham giacuộc kiểm toán cho công ty ABC từ năm trước, do đã có được sự hiểu biết ban đầu
về hoạt động kinh doanh, môi trường kiểm soát và hệ thống kế toán của công ty cổphần ABC
b Lựa chọn nhóm kiểm toán
Việc lựa chọn nhân sự cho cuộc kiểm toán được thực hiện nhằm đảm bảo tuântheo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và đảm bảo cuộc kiểm toán đượcthực hiện một cách hiệu quả nhất Trên cơ sở đó, công ty đã lựa chọn các nhân viên
để tiến hành cuộc kiểm toán Công ty ABC là khách hàng cũ nên AULAC CPA đãlựa chọn các thành viên trong nhóm kiểm toán chủ yếu là những thành viên đã kiểmtoán từ năm trước vì những thành viên này đã có những hiểu biết về công ty từtrước từ đó có những hướng kiểm toán thích hợp nhất lại tiết kiệm được chi phí vàđảm bảo chất lượng kiểm toán
Ngoài nhóm kiểm toán chính thức được chỉ định thực hiện kiểm toán,còn cóBan Giám đốc, các Chủ nhiệm kiểm toán luôn trực tiếp giám sát và chỉ đạo quátrình thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán, giải quyết những vấn đềphát sinh trong quá trình kiểm toán và trợ giúp nghiệp vụ cho nhóm kiểm toán
c Lập hợp đồng kiểm toán.
Sẽ có một cuộc họp mặt khách hàng để trao đổi và thảo luận sơ bộ về một sốđiều khoản chính trong hợp đồng kiểm toán như: mục đích và phạm vi kiểm toán,trách nhiệm hai bên, kế hoạch kiểm toán cụ thể, chi phí kiểm toán, hình thức thôngbáo kết quả kiểm toán Nếu hai bên đồng ý với các điều khoản hợp đồng thì sẽ cùng
ký kết vào hợp đồng kiểm toán Lúc này AULAC CPA chính thức trở thành chủ thểkiểm toán cho khách hàng
Để công việc kiểm toán được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, AULAC CPAgửi đến khách hàng “Danh mục tài liệu cần cung cấp” trước khi cuộc kiểm toán bắtđầu Nếu có thể cầu khách hàng gửi trước bản mềm (bản excel) sổ cáo các tàikhoản, fax báo cáo tài chính … nhằm thu thập thông tin đánh giá sơ bộ về kháchhàng phục vụ cho kế hoạch kiểm toán
2.2.1.2 Quá trình tìm hiểu khách hàng và phân tích BCTC.
a Tìm hiểu khách hàng.
Những thông tin cơ bản về Công ty ABC đã được thu thập từ lần kiểm toántrước và được lưu lại hồ sơ chung về khách hàng KTV se xem lại hồ sơ kiểm toánnăm trước, đồng thời cập nhập và đánh giá lại những thông tin đó, đưa ra đánh giá
xu hướng biến động và những rủi ro có thể sảy ra trong tương lai Qua quá trình tìmhiểu về Công ty ABC, KTV đã thu thập được một số thông tin sau:
Trang 33Công ty Cổ phần ABC là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh 0703000907 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh NamĐịnh cấp lần đầu ngày 12 tháng 11 năm 2007
Vốn điều lệ đăng ký kinh doanh: 25.000.000.000 VNĐ
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh: Sản xuất gạch ốp lát
Trụ sở công ty: KCN Hòa Xá – Thành phố Nam Định – Tỉnh Nam Định
b Tìm hiểu hệ thống KSNB
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, việc tìm hiểu, đánh giá hệ thống KSNB
về nợ phải thu khách hàng giúp KTV xác định sơ bộ nhân tố rủi ro, gian lận, lập kếhoạch kiểm toán, từ đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục
kiểm toán nợ phải thu khách hàng
Câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB Có Không Ghi chú
1 Có theo dõi riêng biệt từng tài khoản phải thu khách hàng
2 Các khoản công nợ đối chiếu 1 năm 1 lần X
3 Các bản đối chiếu công nợ được ban lãnh đạo xem xét
4 Ngoài bộ phận kế toán có bộ phận nào khác quản lý, theo
5 Người chịu trách nhiệm ghi sổ kế toán theo dõi các khoản
công nợ có tham gia bán hàng lập hóa đơn không? X
6 Số dư các khoản phải thu có gốc ngoại tệ cuối kỳ có được
7 Khách hàng có quy định cụ thể về tiêu thức xác định nợ
chậm trả, nợ khó đòi hoặc các khoản được phép xóa nợ
không?
X
8 Các khoản phải thu có được theo dõi chi tiết tuổi nợ để
9 Các khoản phải thu khó đòi có được lập dự phòng không? X
…
Bảng 2.3: Trích bảng đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng ABC
Hệ thống KSNB về nợ phải thu khách hàng đã được thiết kế hiệu quả cho phépngăn ngừa, phát hiện, sửa chữa những sai sót phát sinh
Rủi ro kiểm soát: Trung bình
c Tìm hiểu về chu trình bán hàng – phải thu – thu tiền
Mục tiêu:
Trang 341 Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình kinhdoanh quan trọng;
2 Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các thủ tục kiểm soát chính củachu trình kinh doanh này;
3 Quyết định xem có thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB;
4 Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả
Các công việc thực hiện:
Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới bán hàng; phải thu
và thu tiền: công ty ABC là đơn vị có tiềm lực kinh tế mạnh, số lượng khách hànglớn có khả năng cạnh tranh cao trong ngành Lĩnh vực hoạt động chủ yếu là sảnxuất gạch ốp lát
Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng: công ty ghi nhận doanh thu dựa trênkhối lượng Công ty ABC áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theoQuyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Về chu trình bán hàng - thu tiền: Với một số hợp đồng có giá trị lớn, sau khi kýkết hợp đồng, các chủ đầu tư thực hiện ứng trước 20% - 30% giá trị hợp đồng Việcthu tiền được thực hiện khi hoàn thành hợp đồng hoặc theo các điều khoản quy địnhtrong hợp đồng
d Phân tích sơ bộ.
Sau khi đã thu thập được các thông tin cơ bản về khách hàng, KTV yêu cầu kháchhàng cung cấp các tài liệu về BCTC và tiến hành phân tích sơ bộ tính thích hợp,phân tích xu hướng biến động, đánh giá xem xét có những biến động bất thuờng xảy
ra không Thông qua các tài liệu mà khách hàng cung cấp, KTV sử dụng các kỹthuật phân tích như so sánh số liệu năm nay và năm trước để tính số tương đối vàtuyệt đối trên BCĐKT Thủ tục phân tích đóng vai trò rất quan trọng, không thểthiếu được trong quá trình thực hiện kiểm toán NPTKH nhằm xác định được nhữngbiến động và sai lệch thông thường Qua công việc này, KTV phát hiện ra đượcnhững biến động bất thường hoặc sai sót tập trung kiểm tra xem xét nguyên nhân
Tại công ty ABC
Kiểm toán viên tiến hành phân tích sơ bộ BCTC của công ty ABC qua các năm
để có những đánh giá sơ bộ về những thay đổi trong khoản mục Nợ phải thu kháchhàng của công ty cả về số tuyệt đối và số tương đối Kỹ thuật phân tích được sửdụng là phân tích theo chiều ngang và phân tích theo chiều dọc
Trang 35Bảng 2.4 : Phân tích sơ bộ BCTC
Từ bảng phân tích sơ bộ BCTC của công ty ABC các KTV nhận thấy, số dư cáckhoản phải thu bình quân năm 2012 đã giảm mạnh (58,88%) so với cùng kỳ năm
2011 Bên cạnh đó so với năm 2011, trong năm 2012 số vòng quay khoản phải thutăng nhanh (250%) Điều này có thể cho thấy, trong năm 2012 công ty đã đẩy mạnhhoạt động kiểm soát, thu hồi nợ, chính sách tín dụng của công ty được thắt chặt, hầuhết các khách hàng của công ty đều phải thanh toán ngay
e Xác đinh mức trọng yếu
Xác định mức độ trọng yếu là nhân tố quan trọng của cuộc kiểm toán Việc xáclập mức độ trọng yếu nhằm mục đích ước lượng mức sai sót có thể chấp nhận đượccho toàn bộ BCTC, xác định phạm vi kiểm toán, xác định bản chất, quy mô, thờigian cuộc kiểm toán cũng như để đánh giá tác động của những sai sót phát hiệnđược và không phát hiện được đến báo BCTC Thông thường, tại AULAC CPAmức độ trọng yếu được thiết lập sẽ phụ thuộc vào từng công ty khách hàng và tùythuộc vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng đó Các KTV sẽ tiến hànhxác định mức độ trọng yếu kế hoạch cho toàn bộ BCTC và không phân bổ ướclượng trọng yếu cho các khoản mục khác nhau Cuối cùng, KTV sẽ tính toán mức
độ trọng yếu kế hoạch dựa trên công thức sau:
PM (Pre – tax) = Số dư được chọn x % Yếu tố được chọn
PM (Post – tax) = PM (Pre – tax) / (1 - % Thuế suất thuế TNDN)
MP = 80% PM
Trong đó:
PM (Pre – tax) là mức trọng yếu trước thuế
PM (Post – tax) là mức trọng yếu sau thuế
MP là mức độ chính xác
Mức độ trọng yếu kế hoạch tính được sẽ sử dụng để xác định số lượng mẫu kiểmtoán cần thiết phải lấy ở từng phần hành sao cho chi phí tiết kiệm nhất mà vẫn đảmbảo chất lượng kiểm toán Ngoài ra, nó còn dùng để so sánh với sai số tổng hợp ướctính, từ đó rút ra kết luận về các sai sót xem chúng có trọng yếu hay không
Trang 36Tại công ty ABC
Căn cứ được chọn để thiết lập mức trọng yếu là tổng doanh thu
Mức độ trọng yếu kế hoạch được tính như sau:
PM (Pre – tax) = Doanh thu * 1% = 55.654.292.977 x 1% = 556.542.930
PM (Post – tax) = PM (Pre – tax) / (1 – 0.25)
= 556.542.930/(1 – 0.25) = 742.057.240
MP = 80% PM (Post – tax) = 742.057.240 x 80% = 593.645.792
Công việc thực hiện:
A120
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC
Tên khách hàng: Công ty cổ phần ABC
Ngày khóa sổ: 31/12/2012
Nội dung: Xác đinh giá tri trọng yếu
Tên Ngày
Người thực hiện ĐHS 23/02/2013
Người soát xét 1 LQH 23/02/2013
Người soát xét 2 PMH 24/02/2013
Công việc thực hiện:
Báo cáo tài chính năm nay 2012
Dự kiến năm nay
Báo cáo tài chính năm trước
Trang 371 Các mức trọng yếu (7) và (8) nên nằm trong khoảng giữa (1) và (6) Không
sử dụng (5) và (6) trong trường hợp doanh nghiệp bị lỗ hoặc lợi nhuận bị bóp méo.Các nhân tố khác nên được sử dụng nếu xét thấy phù hợp hơn
2 Mức trọng yếu thiết lập trong giai đoạn lập kế hoạch là mức trọng yếu sơ bộđược sử dụng để xác định cỡ mẫu và tại giai đoạn đưa ra ý kiến để quyết định sựcần thiết của các điều chỉnh Mức trọng yếu không phù hợp cho việc xác định thùlao của ban giám đốc và các khoản mục nhạy cảm khác
3 Nếu số liệu dự tính năm nay không có thì mức trọng yếu tại giai đoạn lập kếhoạch nên dựa trên số liệu của năm trước
4 Các mức trọng yếu ở trên phù hợp/không phù hợp khi lập báo cáo tài chính
f Kết luận về rủi ro.
- Rủi ro kiểm soát: KTV đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức trung bình
Trang 38- Rủi ro tiềm tàng: dựa vào những hiểu biết về bản chất kinh doanh của công
ty ABC, bản chất các khoản phải thu và khả năng chứa đựng sai sót của nó, dựa vàoquá trình tìm hiểu các quy trình của công ty ABC với những xét đoán nghề nghiệp
và kinh nghiệm cảu mình, KTV đánh giá rủi ro tiềm tang đối với các khoản phải thu
là mức trung bình
- Rủi ro phát hiện: dựa trên những đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát và rủi
ro tiềm tàng ở trên và để đảm bảo rủi ro kiểm toán ở mức chấp nhận được KTV cácđịnh rủi ro phát hiện ở mức trung bình Từ đó KTV xác định phạm vi, quy mô khốilượng công việc ở mức trung bình
2.2.1.3 Chương trình kiểm toán các khoản phải thu
Sau khi tìm hiểu các thông tin có liên quan về đơn vị được kiểm toán, đánh giárủi ro và mức trọng yếu, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành lập kế hoạch kiểm toántổng thể Trên cơ sở dựa vào kế hoạch kiểm toán tổng thể, kiểm toán viên tiến hànhlập chương trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại công ty cổ phần ABC
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC
Tên khách hàng: Công ty cổ phần ABC
Ngày khóa sổ: 31/12/2012
Nội dung: Chương trình kiểm toán nợ phải thu
khách hàng ngắn hạn và dài hạn.
Tên Ngày
Người thực hiện PDH 23/02/2013 Người soát xét 1 LQH 23/02/2013 Người soát xét 2 PMH 24/02/2013
A Mục tiêu
Đảm bảo tất cả khoản phải thu KH ngắn hạn/dài hạn là có thực; thuộc quyền sở hữu của DN; được hạch toán đầy đủ, chính xác, đúng niên độ và đánh giá theo giá trị thuần; và trình bày trên BCTC phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
B Thủ tục kiểm toán
thực hiện
Tham chiếu
I Thủ tục chung
1
Kiểm tra các nguyên tắc ghi nhận áp dụng nhất quán với năm
trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán
hiện hành
Trang 39Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước
Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS
và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).
So sánh số dư phải thu KH bao gồm cả số dư dự phòng năm nay
với năm trước kết hợp với phân tích biến động của doanh thu
thuần, dự phòng phải thu khó đòi giữa hai năm.
2
So sánh hệ số quay vòng các khoản phải thu và số ngày thu tiền
bình quân năm nay với năm trước để đánh giá tính hợp lý của số
dư nợ cuối năm cũng như khả năng lập dự phòng (nếu có)
3
Phân tích tuổi nợ của một số khoản nợ có giá trị lớn, so sánh với
tuổi nợ trung bình các KH của DN, thời hạn thanh toán và giải
thích những biến động bất thường.
III Kiểm tra chi tiết
III.1 CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG
1 Lập bảng đối ứng tài khoản và kiểm tra đối ứng bất thường DKT D341 1
2.1
Thu thập bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ các khoản phải thu theo
từng khách hàng và đối chiếu tổng số phải thu với Bảng CĐKT
và so sánh với năm trước
2.2
Xem lướt qua Bảng kê chi tiết để xem có các khoản mục bất
thường không? (số dư lớn, các bên liên quan, nợ quá hạn, không
có khả năng thu hồi, các khoản nợ phải thu không phải là phải
thu từ KH, )
3.1
Lập và gửi thư xác nhận số dư nợ phải thu cho các đối tượng cần
xác nhận nợ Lập bảng tổng hợp theo dõi thư xác nhận và đối
chiếu số được xác nhận với số liệu trên sổ chi tiết, xác định
nguyên nhân chênh lệch (nếu có).
DKT
3.2 Gửi thư xác nhận lần thứ 2 nếu không nhận được hồi đáp DKT
3.3
Trường hợp không trả lời, thực hiện các thủ tục thay thế như:
kiểm tra các khoản thanh toán phát sinh sau ngày kết thúc năm
hoặc kiểm tra chứng từ chứng minh tính hiện hữu của nghiệp vụ
bán hàng (hợp đồng, hóa đơn, phiếu giao hàng, ) trong năm.
DKT
4 Kiểm tra việc hạch toán đúng kỳ của các khoản phải thu kết hợp
với tính đúng kỳ của doanh thu hoặc kiểm tra các khoản thu tiền
Trang 40sau ngày kết thúc năm tài chính.
5
Thu thập danh sách các khoản KH trả tiền trước, đối chiếu với
Sổ Cái, kiểm tra chứng từ, đánh giá tính hợp lý của các số dư
KH trả trước lớn qua việc xem xét lý do trả trước, mức độ hoàn
thành giao dịch tại ngày khóa sổ kế toán.
6 Đảm bảo đã xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kếtoán, có liên hệ và có thể ảnh hưởng tới nợ phải thu khách hàng. DKT D341 7
7 Kiểm tra, xử lý chênh lệch tỷ giá của các khoản phải thu, KH trảtrước có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm. DKT D341 8
III.2 DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒI
1 Lập đối ứng tài khoản và giải thích các đối ứng bất thường DKT D342 1
2
Kiểm tra các chứng từ có liên quan tới các khoản phải thu đã lập
dự phòng, đánh giá tính hợp lý của việc ước tính, tính toán và
ghi nhận.
3 Xem xét Bảng phân tích tuổi nợ, thảo luận với khách hàng về
khả năng thu hồi nợ và dự phòng nợ khó đòi. DKT D342 3
4
Kiểm tra độ tin cậy của Bảng phân tích tuổi nợ bằng cách: Đối
chiếu tổng của Bảng phân tích tuổi nợ với Bảng CĐKT; Đối
chiếu các mẫu hóa đơn đã chọn về giá trị, ngày hết hạn, ngày
hóa đơn được ghi trên bảng phân tích…
5 Xem xét các dự phòng bổ sung có thể phải lập, đối chiếu với câutrả lời của bên thứ ba (khách hàng, luật sư, );. DKT D342 5
IV Thủ tục kiểm toán khác:
C Kết luận
Kết luận dựa trên các công việc đã thực hiện, các bằng chứng kiểm toán thu thập được và các điều chỉnh đề nghị đã được đơn vị đồng ý, KTV đưa ra ý kiến nhận xét của mình về khoản mục nợ phải thu khách hàng ngắn hạn và dài hạn
Bảng 2.6: Chương trình kiểm toán các khoản phải thu
2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán.
Sau khi thiết lập chương trình kiểm toán cho khoản mục nợ phải thu khách hàngtại công ty cổ phần ABC, kiểm toán viên tiến hành thực hiện các công việc theo
chương trình kiểm toán đã xây dựng Các công việc được thực hiện bởi kiểm toán viên sẽ được thể hiện trên giấy tờ làm việc và được lưu trong file kiểm toán
2.2.2.1 Thử nghiệm kiểm soát