Bảng 2.3: Trích bảng đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng ABC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm toán các khoản phải thu trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc (Trang 33)

ngăn ngừa, phát hiện, sửa chữa những sai sót phát sinh.

Rủi ro kiểm soát: Trung bình

c. Tìm hiểu về chu trình bán hàng – phải thu – thu tiền

1. Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình kinh doanh quan trọng;

2. Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các thủ tục kiểm soát chính của chu trình kinh doanh này;

3. Quyết định xem có thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB; 4. Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả

Các công việc thực hiện:

Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới bán hàng; phải thu và thu tiền: công ty ABC là đơn vị có tiềm lực kinh tế mạnh, số lượng khách hàng lớn có khả năng cạnh tranh cao trong ngành. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu là sản xuất gạch ốp lát.

Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng: công ty ghi nhận doanh thu dựa trên khối lượng Công ty ABC áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Về chu trình bán hàng - thu tiền: Với một số hợp đồng có giá trị lớn, sau khi ký kết hợp đồng, các chủ đầu tư thực hiện ứng trước 20% - 30% giá trị hợp đồng. Việc thu tiền được thực hiện khi hoàn thành hợp đồng hoặc theo các điều khoản quy định trong hợp đồng

d. Phân tích sơ bộ.

Sau khi đã thu thập được các thông tin cơ bản về khách hàng, KTV yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu về BCTC và tiến hành phân tích sơ bộ tính thích hợp, phân tích xu hướng biến động, đánh giá xem xét có những biến động bất thuờng xảy ra không. Thông qua các tài liệu mà khách hàng cung cấp, KTV sử dụng các kỹ thuật phân tích như so sánh số liệu năm nay và năm trước để tính số tương đối và tuyệt đối trên BCĐKT. Thủ tục phân tích đóng vai trò rất quan trọng, không thể thiếu được trong quá trình thực hiện kiểm toán NPTKH nhằm xác định được những biến động và sai lệch thông thường. Qua công việc này, KTV phát hiện ra được những biến động bất thường hoặc sai sót tập trung kiểm tra xem xét nguyên nhân.

Tại công ty ABC

Kiểm toán viên tiến hành phân tích sơ bộ BCTC của công ty ABC qua các năm để có những đánh giá sơ bộ về những thay đổi trong khoản mục Nợ phải thu khách hàng của công ty cả về số tuyệt đối và số tương đối. Kỹ thuật phân tích được sử dụng là phân tích theo chiều ngang và phân tích theo chiều dọc.

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Biến động

Phải thu bình

quân 3.226.985.192 1.326.898.346 (1.900.086.846) -58,88% Doanh thu

thuần 37.171.900.525 55.654.292.977 18.482.392.452 49,72% Vòng quay

khoản phải thu 12 42 30 250%

Bảng 2.4 : Phân tích sơ bộ BCTC

Từ bảng phân tích sơ bộ BCTC của công ty ABC các KTV nhận thấy, số dư các khoản phải thu bình quân năm 2012 đã giảm mạnh (58,88%) so với cùng kỳ năm 2011. Bên cạnh đó so với năm 2011, trong năm 2012 số vòng quay khoản phải thu tăng nhanh (250%). Điều này có thể cho thấy, trong năm 2012 công ty đã đẩy mạnh hoạt động kiểm soát, thu hồi nợ, chính sách tín dụng của công ty được thắt chặt, hầu hết các khách hàng của công ty đều phải thanh toán ngay.

e. Xác đinh mức trọng yếu

Xác định mức độ trọng yếu là nhân tố quan trọng của cuộc kiểm toán. Việc xác lập mức độ trọng yếu nhằm mục đích ước lượng mức sai sót có thể chấp nhận được cho toàn bộ BCTC, xác định phạm vi kiểm toán, xác định bản chất, quy mô, thời gian cuộc kiểm toán cũng như để đánh giá tác động của những sai sót phát hiện được và không phát hiện được đến báo BCTC. Thông thường, tại AULAC CPA mức độ trọng yếu được thiết lập sẽ phụ thuộc vào từng công ty khách hàng và tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng đó. Các KTV sẽ tiến hành xác định mức độ trọng yếu kế hoạch cho toàn bộ BCTC và không phân bổ ước lượng trọng yếu cho các khoản mục khác nhau. Cuối cùng, KTV sẽ tính toán mức độ trọng yếu kế hoạch dựa trên công thức sau:

PM (Pre – tax) = Số dư được chọn x % Yếu tố được chọn

PM (Post – tax) = PM (Pre – tax) / (1 - % Thuế suất thuế TNDN) MP = 80% PM

Trong đó:

 PM (Pre – tax) là mức trọng yếu trước thuế  PM (Post – tax) là mức trọng yếu sau thuế  MP là mức độ chính xác

Mức độ trọng yếu kế hoạch tính được sẽ sử dụng để xác định số lượng mẫu kiểm toán cần thiết phải lấy ở từng phần hành sao cho chi phí tiết kiệm nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng kiểm toán. Ngoài ra, nó còn dùng để so sánh với sai số tổng hợp ước tính, từ đó rút ra kết luận về các sai sót xem chúng có trọng yếu hay không.

Tại công ty ABC

Căn cứ được chọn để thiết lập mức trọng yếu là tổng doanh thu Mức độ trọng yếu kế hoạch được tính như sau:

PM (Pre – tax) = Doanh thu * 1% = 55.654.292.977 x 1% = 556.542.930 PM (Post – tax) = PM (Pre – tax) / (1 – 0.25) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

= 556.542.930/(1 – 0.25) = 742.057.240

MP = 80% PM (Post – tax) = 742.057.240 x 80% = 593.645.792

Công việc thực hiện:

A120

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC Tên khách hàng:Công ty cổ phần ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2012

Nội dung: Xác đinh giá tri trọng yếu

Tên Ngày Người thực hiện ĐHS 23/02/2013 Người soát xét 1 LQH 23/02/2013 Người soát xét 2 PMH 24/02/2013

Công việc thực hiện:

Báo cáo tài chính năm nay

2012

Dự kiến năm nay

Báo cáo tài chính năm trước

Ghi chú 2011 2010 Tổng tài sản 92.146.710.612 92.146.710.612 1% tổng tài sản 921.467.106 921.467.106 (1) 2% tổng tài sản 1.842.934.212 1.842.934.212 (2) Doanh thu 55.654.292.977 55.654.292.977 (*)

0,5% doanh thu 278.271.465 278.271.465 (3) 1% doanh thu 556.542.930 556.542.930 (4) Lợi nhuận trước thuế 6.877.687.342 6.877.687.342 5% lợi nhuận trước thuế 343.884.367 343.884.367 (5) 10% lợi nhuận trước thuế 687.768.734 687.768.734 (6) Mức trọng yếu Giai đoạn lập kế hoạch 742.057.240 742.057.240 (7) Mức trọng yếu cho từng khoản mục (80% của mức trọng yếu) 593.645.792 593.645.792 Giai đoạn kết thúc (8) Bảng 2.5: Xác đinh mức trọng yếu Giải thích:

1. Các mức trọng yếu (7) và (8) nên nằm trong khoảng giữa (1) và (6). Không sử dụng (5) và (6) trong trường hợp doanh nghiệp bị lỗ hoặc lợi nhuận bị bóp méo. Các nhân tố khác nên được sử dụng nếu xét thấy phù hợp hơn.

2. Mức trọng yếu thiết lập trong giai đoạn lập kế hoạch là mức trọng yếu sơ bộ được sử dụng để xác định cỡ mẫu và tại giai đoạn đưa ra ý kiến để quyết định sự cần thiết của các điều chỉnh. Mức trọng yếu không phù hợp cho việc xác định thù lao của ban giám đốc và các khoản mục nhạy cảm khác.

3. Nếu số liệu dự tính năm nay không có thì mức trọng yếu tại giai đoạn lập kế hoạch nên dựa trên số liệu của năm trước.

4. Các mức trọng yếu ở trên phù hợp/không phù hợp khi lập báo cáo tài chính.

f. Kết luận về rủi ro.

- Rủi ro tiềm tàng: dựa vào những hiểu biết về bản chất kinh doanh của công ty ABC, bản chất các khoản phải thu và khả năng chứa đựng sai sót của nó, dựa vào quá trình tìm hiểu các quy trình của công ty ABC với những xét đoán nghề nghiệp và kinh nghiệm cảu mình, KTV đánh giá rủi ro tiềm tang đối với các khoản phải thu là mức trung bình

- Rủi ro phát hiện: dựa trên những đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng ở trên và để đảm bảo rủi ro kiểm toán ở mức chấp nhận được KTV các định rủi ro phát hiện ở mức trung bình. Từ đó KTV xác định phạm vi, quy mô khối lượng công việc ở mức trung bình

2.2.1.3. Chương trình kiểm toán các khoản phải thu

Sau khi tìm hiểu các thông tin có liên quan về đơn vị được kiểm toán, đánh giá rủi ro và mức trọng yếu, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. Trên cơ sở dựa vào kế hoạch kiểm toán tổng thể, kiểm toán viên tiến hành lập chương trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại công ty cổ phần ABC.

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC Tên khách hàng:Công ty cổ phần ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2012

Nội dung: Chương trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng ngắn hạn và dài hạn. Tên Ngày Người thực hiện PDH 23/02/2013 Người soát xét 1 LQH 23/02/2013 Người soát xét 2 PMH 24/02/2013 A. Mục tiêu

Đảm bảo tất cả khoản phải thu KH ngắn hạn/dài hạn là có thực; thuộc quyền sở hữu của DN; được hạch toán đầy đủ, chính xác, đúng niên độ và đánh giá theo giá trị thuần; và trình bày trên BCTC phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

B. Thủ tục kiểm toán STT Thủ tục Người thực hiện Tham chiếu I. Thủ tục chung 1

Kiểm tra các nguyên tắc ghi nhận áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

2

Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DKT D340 2

3 Kiểm tra việc trình bày các khoản phải thu KH và dự phòng (nếu

có) trên BCTC. DKT D340 3

II. Kiểm tra phân tích

1

So sánh số dư phải thu KH bao gồm cả số dư dự phòng năm nay với năm trước kết hợp với phân tích biến động của doanh thu thuần, dự phòng phải thu khó đòi giữa hai năm.

DKT D340 4

2

So sánh hệ số quay vòng các khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân năm nay với năm trước để đánh giá tính hợp lý của số dư nợ cuối năm cũng như khả năng lập dự phòng (nếu có)

DKT D340 5

3

Phân tích tuổi nợ của một số khoản nợ có giá trị lớn, so sánh với tuổi nợ trung bình các KH của DN, thời hạn thanh toán và giải thích những biến động bất thường.

DKT D340 6

III. Kiểm tra chi tiết

III.1. CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG

1 Lập bảng đối ứng tài khoản và kiểm tra đối ứng bất thường DKT D341 1

2.1

Thu thập bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ các khoản phải thu theo từng khách hàng và đối chiếu tổng số phải thu với Bảng CĐKT và so sánh với năm trước

DKT D341 2

2.2

Xem lướt qua Bảng kê chi tiết để xem có các khoản mục bất thường không? (số dư lớn, các bên liên quan, nợ quá hạn, không có khả năng thu hồi, các khoản nợ phải thu không phải là phải thu từ KH,...)

DKT D341 3

3 Gửi thư xác nhận và thủ tục thay thế: DKT D341 4

3.1

Lập và gửi thư xác nhận số dư nợ phải thu cho các đối tượng cần xác nhận nợ. Lập bảng tổng hợp theo dõi thư xác nhận và đối chiếu số được xác nhận với số liệu trên sổ chi tiết, xác định nguyên nhân chênh lệch (nếu có).

DKT

3.2 Gửi thư xác nhận lần thứ 2 nếu không nhận được hồi đáp. DKT

3.3

Trường hợp không trả lời, thực hiện các thủ tục thay thế như: kiểm tra các khoản thanh toán phát sinh sau ngày kết thúc năm hoặc kiểm tra chứng từ chứng minh tính hiện hữu của nghiệp vụ bán hàng (hợp đồng, hóa đơn, phiếu giao hàng, ...) trong năm.

DKT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Kiểm tra việc hạch toán đúng kỳ của các khoản phải thu kết hợp với tính đúng kỳ của doanh thu hoặc kiểm tra các khoản thu tiền

sau ngày kết thúc năm tài chính.

5

Thu thập danh sách các khoản KH trả tiền trước, đối chiếu với Sổ Cái, kiểm tra chứng từ, đánh giá tính hợp lý của các số dư KH trả trước lớn qua việc xem xét lý do trả trước, mức độ hoàn thành giao dịch tại ngày khóa sổ kế toán.

DKT D341 6

6 Đảm bảo đã xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kếtoán, có liên hệ và có thể ảnh hưởng tới nợ phải thu khách hàng. DKT D341 7

7 Kiểm tra, xử lý chênh lệch tỷ giá của các khoản phải thu, KH trảtrước có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm. DKT D341 8

III.2. DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒI

1 Lập đối ứng tài khoản và giải thích các đối ứng bất thường DKT D342 1

2

Kiểm tra các chứng từ có liên quan tới các khoản phải thu đã lập dự phòng, đánh giá tính hợp lý của việc ước tính, tính toán và ghi nhận.

DKT D342 2

3 Xem xét Bảng phân tích tuổi nợ, thảo luận với khách hàng về

khả năng thu hồi nợ và dự phòng nợ khó đòi. DKT D342 3

4

Kiểm tra độ tin cậy của Bảng phân tích tuổi nợ bằng cách: Đối chiếu tổng của Bảng phân tích tuổi nợ với Bảng CĐKT; Đối chiếu các mẫu hóa đơn đã chọn về giá trị, ngày hết hạn, ngày hóa đơn được ghi trên bảng phân tích…

DKT D342 4

5 Xem xét các dự phòng bổ sung có thể phải lập, đối chiếu với câutrả lời của bên thứ ba (khách hàng, luật sư,...);. DKT D342 5

IV. Thủ tục kiểm toán khác:

C. Kết luận

Kết luận dựa trên các công việc đã thực hiện, các bằng chứng kiểm toán thu thập được và các điều chỉnh đề nghị đã được đơn vị đồng ý, KTV đưa ra ý kiến nhận xét của mình về khoản mục nợ phải thu khách hàng ngắn hạn và dài hạn.

Bảng 2.6: Chương trình kiểm toán các khoản phải thu 2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán.

Sau khi thiết lập chương trình kiểm toán cho khoản mục nợ phải thu khách hàng tại công ty cổ phần ABC, kiểm toán viên tiến hành thực hiện các công việc theo chương trình kiểm toán đã xây dựng. Các công việc được thực hiện bởi kiểm toán viên sẽ được thể hiện trên giấy tờ làm việc và được lưu trong file kiểm toán.

Kiểm tra nguyên tắc ghi nhận, trình bày các khoản phải thu, dự phòng (nếu có) trên BCTC.

Công việc đầu tiên của KTV khi thực hiện kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại công ty cổ phần ABC là kiểm tra, tìm hiểu nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu khách hàng. Việc tìm hiểu nguyên tắc ghi nhận giúp kiểm toán đánh giá doanh nghiệp có thực hiện nhất quán việc ghi nhận các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn và dài hạn, có phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không. Công việc nay được thực hiện và ghi chép cụ thể trong giấy tờ làm việc số D3401

D 3401 CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC

Tên khách hàng: Công ty cổ phần ABC

Ngày khóa sổ: 31/12/2012

Nội dung: Kiểm tra nguyên tắc ghi nhận, trình bày nợ phải thu khách hàng Tên Ngày Người thực hiện ĐKT 23/02/2013 Người soát xét 1 LQH 23/02/2013 Người soát xét 2 PMH 24/02/2013 A. Mục tiêu

Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B. Công việc thực hiện:

Xem xét báo cáo tài chính và phỏng vấn khách hàng.

Ngoài ra các KTV tiến hành kiểm tra các hợp đồng kinh tế của công ty ABC về điều kiện thanh toán để phân loại khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn:

- Các khoản phải thu có thời hạn < = 1 năm được trình bày vào chỉ tiêu: Các khoản phải thu ngắn hạn.

- Các khoản phải thu có thời hạn >1 năm được trình bày vào chỉ tiêu: Các khoản phải thu dài hạn

C. KẾT LUẬN

Sau quá trình kiểm tra, soát xét các KTV đưa ra kết luận như sau:

+ Việc ghi nhận các khoản phải phải thu khách hàng năm nay so với năm trước là nhất quán và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

+ Toàn bộ là phải thu ngắn hạn (trong 1 chu kỳ kinh doanh) => Trình bày phù hợp.

Bảng 2.7: Bảng phân tích biến động số dư NPTKH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm toán các khoản phải thu trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc (Trang 33)