1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1

27 1.8K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 1” PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Ngay từ tấm bé, ai cũng được nghe giai điệu bài hát: “Tập đếm” quen thuộc của tác giả Hoàng Công Sử: “ Nào các bạn cùng ra đây, ta hát chung một bài nào. Nào các bạn cùng giơ tay, ta đếm cho thật đều. Một với một là hai, hai thêm hai là bốn. Bốn với một là năm, năm ngón tay sạch đều.” Từ khi còn nhỏ, ông bà, bố mẹ và các cô giáo mầm non đã dạy cho trẻ nhỏ bài hát này để trẻ vừa biết hát vừa kết hợp giơ những ngón tay nhỏ xíu, đáng yêu lên để học toán ở mức độ đơn giản nhất. Trẻ thích và thuộc rất nhanh. Vậy còn giai đoạn trẻ vào lớp một, lớp đầu tiên trong bậc Tiểu học thì sao? Với rất nhiều môn học mới: Mĩ thuật, âm nhạc, thể dục, tự nhiên xã hội, thủ công Hầu hết các môn này học sinh đều chủ động tiếp thu một cách tích cực, rất yêu thích. Trẻ học sôi nổi vì trẻ đã được làm quem ngay từ mẫu giáo. Nhưng còn Toán học thì đó là cả một vấn đề lớn đối với cả thầy và trò. Làm sao để học sinh biết làm toán với những con số khô khốc, những phép tính cộng, trừ. Những kĩ năng cơ bản nhất không thể thiếu trong bậc Tiểu học cũng như trong cuộc sống. Trong khi xã hội chúng ta đang hoà cùng thế giới bắt nhịp vào cuộc sống hiện đại rất nhanh. Một xã hội hiện đại với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, khoa học kĩ thuật. Bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào trẻ cũng cần phải có kiến thức cho riêng mình không dựa nhờ vào ai. Để làm được điều đó, trẻ phải nắm chắc được kiến thức toán học, đọc thông viết thạo. Đặc biệt là môn Toán (môn học cơ bản). Môn toán ở lớp 1 mở đường cho trẻ đi vào thế giới diệu kì của Toán học, rồi mai đây các em lớn lên sẽ trở thành một bác sĩ giỏi, một nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ, trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực đời sống, sản xuất được sử dụng cộng nghệ hiện đại như máy tính xách tay. Nhưng các em không bao giờ quên được những ngày đầu tiên đến trường học đếm và tập viết 1, 2, 3 học các bài toán đầu tiên, các em không thể quên vì đó là những kỉ niệm đẹp nhất của đời người và hơn thế nữa là những con số, những phép tính đơn giản ấy cần thiết cho suốt cuộc đời của các em. Là một giáo viên dạy lớp 1, tự bản thân tôi nhận thấy môn Toán là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là học sinh lớp 1 lại càng quan trọng hơn. Môn Toán cung cấp những kiến thức cơ bản về số, những phép tính trong đại lượng và khái niệm cơ bản về hình học, bên cạnh đó nó còn góp phần vào phát triển tư duy, khả năng suy luận, phát triển ngôn ngữ, trau dồi trí nhớ, kích thích cho các em trí tưởng tượng, óc khám phá, hình thành nhân cách cho các em. Thấy được tầm quan trọng của môn Toán nên tôi đã đi sâu tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu ra những biện pháp mới để giảng dạy môn Toán thật tốt giúp học sinh chủ động tiếp thu môn Toán một cách nhẹ nhàng thông qua hoạt động học tập. Để “học mà chơi - chơi mà học”, đó cũng là nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học nói chung và dạy học môn Toán nói riêng. Mong các em trở thành những con người có ích giúp cho “non sông Việt Nam trở nên tươi sáng hơn, dân tộc Việt Nam có thể sánh vai với các cường quộc năm châu” như trích thư của Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã gửi lại. II. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 1 đặc biệt là học sinh lớp 1A3 - trường Tiểu học Ba Trại. III. Mục đích nghiên cứu: Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán để tìm ra phương pháp giúp giáo viên dạy môn Toán cho học sinh lớp 1 được tốt hơn. Cụ thể: + Dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của một bài toán có lời văn lớp 1. + Đọc hiểu - phân tích - tóm tắt bài toán. + Giải toán đơn về thêm (bớt) bằng một phép tính cộng (trừ). + Trình bày bài giải gồm câu lời giải + phép tính + đáp số. + Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau. IV. Phạm vi nghiên cứu: - Sách giáo khoa Toán 1. - Sách giáo viên Toán 1. - Chuẩn kiến thức kĩ năng Toán lớp 1. - Vở bài tập Toán của học sinh khối 1 và học sinh lớp 1A3. - Các phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học. - Tập thể giáo viên khối 1 trường Tiểu học Ba Trại. V. Thời gian nghiên cứu: - Từ tháng 10 - 2012 đến 4 - 2013. VI. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra. - Phương pháp trắc nghiệm. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp đàm thoại, gợi mở. - Phương pháp luyện tập. PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG. Chương I: Cơ sở lý luận. I. Vị trí và yêu cầu của môn Toán ở Tiểu học. 1. Vị trí của dạy học môn Toán. Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vai trò quyết định vì: - Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, rất cần thiết cho người lao động, để học tiếp các môn học khác ở Tiểu học và học tiếp môn Toán ở Trung học. - Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng, hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó học sinh co phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh, biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống. - Môn Toán góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ. Suy luận, giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Góp phần quan trọng vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết, quan trọng của người lao động. 2. Nhiệm vụ của dạy học môn Toán. a. Nhiệm vụ chung: Môn Toán ở Tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh: - Hình thành hệ thống các kiến thức cơ bản, đơn giản, có nhiều ứng dụng trong đời sống về số học các số tự nhiên, các số thập phân bao gồm cả cách đọc, cách viết, so sánh các số tự nhiên - Có những đóng góp ban đầu, thiết thực về các đại lượng cơ bản như độ dài, khối lượng thời gian, Biết sử dụng các dụng cụ để thực hành đo lường, biết ước lượng các số đo đơn giản. - Biết nhận dạng và bước đầu biết phân biệt một số hình học thường gặp. - Biết cách giải và trình bày giải với những bài toán có lời văn. Nắm chắc, thực hiện đúng quy trình bài toán. - Thông qua những hoạt động học tập toán để phát triển đúng mức một số khả năng trí tuệ và thao tác tư duy quan trọng nhất như: so sánh, phân tích, tổng hợp - Hình thành phong cách học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có kiểm tra, có tinh thần hợp tác, độc lập, sáng tạo, có ý chí vượt khó khăn, cẩn thận, kiên trì, tự tin. b. Nhiệm vụ cụ thể: - Kiến thức: Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm, về các số tự nhiên trong phạm vi 100, phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100, độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20cm, về tuần lễ và ngày trong tuần, đọc giờ đúng trên đồng hồ, một số hình học, bài toán có lời văn - Kĩ năng: Học sinh được rèn luyện các kĩ năng thực hành: đọc, đếm, so sánh, ghi lại càc đọc các số, giá trị vị trí các chữ số, cấu tạo thập phận của số cps hai chữ số trong phạm vi 100. Thực hành nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm, vẽ đoạn thẳng có độ dài đến 10cm, giải một số bài toán đơn về cộng, trừ, bước đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và thực hành. Tập dượt, so sánh, phân tích, tổng hợp, trìu tượng hoá, khát quát hoá trong phạm vi của nội dung chương trình toán lớp 1. 3. Những yêu cầu cơ bản của việc dạy học môn Toán ở lớp 1. a. Yêu cầu: * Kiến thức, kĩ năng: - Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên từ 0 đến 10. - Thuộc các bảng tính đã học. Biết thực hiên các phép tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100. Biết tên gọi, kí hiệu đơn vị đo độ dài và biết dùng dụng cụ đo độ dài, biết xem ngày tháng trong một số trường hợp đơn giản. Nhận dạng và gọi đúng tên, dùng thước để vẽ các hình đã học. Giải và trình bày bài toán có lời văn. b. Trình độ tối thiểu cần đạt: - Học sinh phải đọc , viết, so sánh được các số trong phạm vi 100. - Thực hiện phép tính: nhanh, chính xác, nắm chắc thứ tự khi thực hiện phép tính các nhiều dấu phép tính cộng, trừ. - Tìm thành phần chưa biết của phép tính ở mức độ đơn giản (dạng điền số thích hợp vào ô trống). - Đọc, biết vẽ, đo đoạn thẳng có độ dài cho trước (cm). Xem lịch, đồng hồ. - Yếu tố hình học: Nhận biết, gọi đúng tên điểm, đoạn thẳng các hình đã học. - Giải và trình bày bài giải các bài toán có lời văn không quá 3 bước với cấu trúc đơn giản. II. Nội dung chương trình dạy Toán lớp 1. Môn Toán và môn Học vần (kì II chuyển sang Tập đọc) chiếm 3 phần thời gian, số tiết so với thời gian môn học khác. Mỗi tiết 35-40 phút được chia làm 4 giai đoạn. - Giai đoạn 1: Từ tuần 1 đến tuần 6. Học sinh được học các số đến 10, hình vuông, hình tròn, hình tam giác. - Giai đoạn 2: Từ tuần 7 đến tuần 17. Học sinh học về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10. Giai đoạn này lần đầu tiên học sinh được làm quen với dạng toán: nhìn hình vẽ, nêu thành bài toán ở mức độ đơn giản rồi nêu phép tính. - Giai đoạn 3: Từ tuần 18 đến hết tuần 28. Giai đoạn này học sinh học về các số trong phạm vi 100, đo độ dài, giải bài toán. Đặc biệt là tiết 84 tuần 21 học sinh học về giải toán có lời văn. - Giai đoạn 4: Từ tuần 29 đến hết tuần 35. Học sinh học về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100, đo thời gian. Giai đoạn này học sinh thường xuyên được rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn. 1.Nguyên tắc dạy học Toán. -Kết hợp dạy toán với giáo dục: Thông qua quá trình hình thành kiến thức, rèn luyện kĩ năng môn Toán mà rèn luyện con người góp phần thực hiện mục tiêu môn Toán ở Tiểu học. - Phương pháp học tập chủ động, tích cực, phương pháp suy nghĩ có căn cứ, có kế hoạch, có ưu tiên. - Các đặc tính cần thiết của người lao động mới ( cần cù, kiên trì, vượt khó khăn, cẩn thận, yêu thích chân lí, cái hay, cái đẹp, trung thực, . . . . - Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức: Dạy học Toán phải chính xác, phải giúp học sinh thấy nguồn gốc thực tế của kiến thức, mối quan hệ giữa các kiến thức, tính thiết thực của kiến thức. - Đảm bảo tính trực quan, tính tích cực, tự giác: Kiến thức Toán trừu tượng, khái quát. Muốn học sinh hiểu, dễ học phải đảm bảo tính trực quan. Sử dụng trực quan đúng mức sẽ góp phần phát triển tư duy trừu tượng học sinh. - Đảm bảo tính hệ thống và tính vững chắc: Môn Toán là một trong những môn có tính hệ thống chặt chẽ, muốn vậy phải: Xác định rõ vị trí của từng bài học ở từng chương, từng lớp trong toàn bộ chương trình. Thường xuyên quan tâm đến hệ thống kiến thức từng bài học trong từng giai đoạn học. Sự vững chắc của kiến thức và kĩ năng môn Toán đòi hổi phải củng cố, ôn tập thực hành thường xuyên, tập trung vào những nội dung cơ bản nhất của chương trình. - Đảm bảo sự cân đối giữa học và hành, kết hợp dạy học với tính ứng dụng trong đời sống: cần coi trọng phương pháp thực hành, coi trọng rèn luyện các kĩ năng thực hành, hết sức hạn chế các phương pháp làm cho học sinh ít hoạt động. Vì vậy cần chọn các phương pháp để góp phần giúp học sinh nhận biết được nguồn gốc thực tế và khả năng vận dụng trong đời sống hàng ngày của các nội dung trừu tượng của môn Toán. 2. Phương pháp dạy học Toán. a. Phương pháp trực quan: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động trực tiếp trên các hiện tượng, sự vật cụ thể để dựa vào đó nắm bắt được kiến thức, kĩ năng của môn Toán. b. Phương pháp thực hành luyện tập: là phương pháp dạy học liên quan đến hoạt động thực hành luyện tập các kiến thức, kĩ năng của môn học, Chiếm 50% tổng thời gian dạy học Toán. Vì vậy phương pháp này được thường xuyên sử dụng trong dạy học Toán ở Tiểu học. Làm trên bảng đen. Làm trên bảng con của học sinh. Luyện tập Toán trong vở . Làm trong phiếu học tập. c. Phương pháp gợi mở vấn đáp: là phương pháp sử dụng một hệ thống các câu hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ, lần lượt trả lời từng câu hỏi, từng bước dần đến kết luận cần thiết, giúp học sinh tự mình tìm ra kiến thức mới. d. Phương pháp giảng giải minh hoạ: Phương pháp này dùng lời nói để giải thích, kết hợp với các phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC PHÂN MÔN TOÁN LỚP 1 I. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG TIÊU HỌC. - Trong những năm trở lại đây, việc dạy học Toán cho học sinh Tiểu học được Bộ Giáo Dục, Sở Giáo Dục, Phòng Giáo Dục, đặc biệt là Ban giám hiệu, các thầy cô và các [...]... lời giải, phép tính thì hiện giờ lớp tỉ lệ học sinh không biết giải toán có lời văn còn rất ít Kĩ năng giải toán có lời văn qua đó mà nâng lên rõ rệt Đây là bảng kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp “ rèn kĩ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 1 vào quá trình dạy- học phân môn Toán lớp 1 Lớp1 A3 HỌC SINH TS: 35 em Viết sai câu Viết sai phép Viết sai đáp Giải đúng cả 3 lời giải Trước khi 17 ... đối với học sinh lớp tôi Tiếp tục tôi giảng để học sinh nắm chắc một bài toán có lời văn ở lớp 1 gồm 2 phần: + Phần cho biết, phần hỏi.( Phần cho biết gồm 2 ý: Có cho thêm .Có và .Có bay đi, ) Bài toán có lời văn còn thiếu số và câu hỏi: ( cái đã cho, cái cần tìm) Gồm 4 bài toán có yêu cầu khác nhau VD: Bài 1 ( trang 11 5).Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán Bài toán 1: Có …bạn, có thêm…... học: “ giải toán có lời văn 4 Giai đoạn 3: Từ (tiết 84: bài toán có lời văn) trang 11 5 đến cuối năm học sinh chính thức học, rèn luyện giải bài toán có lời văn a.Nhận biết cấu tạo bài toán có lời văn Tiết 84: Bài toán có lời văn Học sinh được học với đề toán chưa hoàn thiện Tiếp tục sử dụng kĩ năng quan sát tranh, học sinh đã rất thành thạo ở giai đoạn 2 vậy nên hoàn thiện nốt đề bài toán là điều không... trong tiết dạy Toán đó? - Trong quá trình dạy giải Toán có lời văn đồng chí thường gặp những khó khăn gì? - Học sinh thường mắc những lỗi gì trong bài khi học giải Toán có lời văn? - Đồng chí có cách nào để đổi mới phương pháp dạy học Toán? - Đồng chí có kiến nghị gì với cấp trên? 2 Khảo sát kĩ năng học giải Toán có lời văn của học sinh lớp 1 Tôi đã tìm hiểu và quyết định yêu cầu học sinh làm 1 số yêu cầu... gặp gỡ, chia sẻ khảo sát toàn bộ học sinh lớp tôi giảng dạy, lớp 1A3 năm học 2 012 - 2 013 1 Khảo sát quá trình dạy học giải toán có lời văn của học sinh lớp 1 Trong quá trình nghiên cứu, tôi có dự giờ của các giáo viên trong khối và tham khảo ý kiến của ban giám hiệu cho thấy: Trong giờ dạy Toán : Bài toán có lời văn, giáo viên thường ngại cho học sinh lấy đồ dùng học môn Toán không tập trung ngay vào việc... số yêu cầu sau: Câu 1: Trả lời các câu hỏi sau: - Em có thích học giải Toán có lời văn không? - Sau khi thầy cô hướng dẫn giải toán có lời văn em thấy mình có thể làm được bài không? - Điểm bài Toán đó của em như thế nào? - Khi giải bài toán có lời văn em thường mắc những lỗi gì? Câu 2: Bài giải Học sinh giải bài toán sau: Lúc đầu tổ em có 5 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn?... bước 10 = 28,57% 5 = 14 ,28% 3 = 8,57% 6 = 17 ,14 % 23 = 65,73% thực hiện đề tài Sau khi 5 = 14 ,28% 1 = 2,85% thực hiện đề tài V BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua việc nghiên cứu, áp dụng phương pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1. Tôi nhận thấy nếu giáo viên ý thức được việc giải toán có lời văn mới lạ với học sinh ở phần câu lời giải thì ngay từ đầu năm khi học sinh được tiếp xúc với dạng toán: ... văn phải có đủ dữ kiện b.Quy trình giải toán có lời văn Gồm các bước: - Tìm hiểu bài toán - Tóm tắt bài toán - Giải bài toán. ( gồm 3 phần: câu lời giải, phép tính, đáp số) Ví dụ: Dạy bài: Giải bài toán có lời văn Bài 1 trang 12 2: An có 4 quả bóng xanh v có 5 quả bóng đỏ Hỏi An có tất cả mấy quả bóng ? Bước 1: Tìm hiểu bài: Tôi yêu cầu học sinh - Quan sát tranh minh hoạ trong SGK - Đọc bài toán - Đặt... kết quả sau: TS Lớp HỌC SINH Viết đúng câu Viết đúng phép Viết lời giải 35 1A3 3 = 8,57% đúng Giải đúng cả tính đáp số 3 bước 21= 60, 01% 5 =14 , 28% 6 = 17 , 14 % II GIẢI PHÁP CỤ THỂ Để chuẩn bị tốt cho phần học: Bài toán có lời văn. Học sinh đã phải trải qua 1 số giai đoạn cụ thể sau: 1 Giai đoạn 1: Quan sát tranh, nêu phép tính thích hợp.( Được bắt đầu từ tiết 27: luyện tập đến tiết 61: luyện tập) +... nữa bay đến Hỏi có tất cả mấy con chim? Học sinh có thể nêu: 1 Có 4 con chim đang đậu, 1 con nữa bay đến Hỏi có tất cả mấy con chim? Học sinh viết: 4 +1= 5 2 Có 1 con chim đang bay và 4 con chim đậu trên cành Hỏi có tất cả mấy con chim? Học sinh viết phép tính: 1 + 4 = 5 3 .Có 5 con chim, bay mất 1 con hỏi còn lại mấy con? Học sinh viết phép tính: 5 - 1 = 4 3 Có tất cả 5 con chim, trong đó có 4 con đậu trên . văn) trang 11 5 đến cuối năm học sinh chính thức học, rèn luyện giải bài toán có lời văn. a.Nhận biết cấu tạo bài toán có lời văn. Tiết 84: Bài toán có lời văn. Học sinh được học với đề toán chưa. khảo sát toàn bộ học sinh lớp tôi giảng dạy, lớp 1A3 năm học 2 012 - 2 013 . 1. Khảo sát quá trình dạy học giải toán có lời văn của học sinh lớp 1. Trong quá trình nghiên cứu, tôi có dự giờ của các. viên dạy môn Toán cho học sinh lớp 1 được tốt hơn. Cụ thể: + Dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của một bài toán có lời văn lớp 1. + Đọc hiểu - phân tích - tóm tắt bài toán. + Giải toán đơn về

Ngày đăng: 08/04/2015, 15:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w