1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích để thấy rõ tầm quan trọng của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước

11 2,1K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 71 KB

Nội dung

Phân tích để thấy rõ tầm quan trọng của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước

NO5_TL3 PHẦN MỞ ĐẦU Trong hoạt động quản hành chính nhà nước, chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các quyết định pháp luật trong đó có quyết định hành chính. Các quyết định hành chính củaquan hành chính nhà nước ban hành phản ánh đầy đủ, ràng những tính chất, đặc điểm yêu cầu của quản hành chính trong từng lĩnh vực, từng thời kì cụ thể. Vậy quyết định hành chính có những vai trò gì trong hoạt động quản hành chính nhà nước? Bài làm của em về đề tai: “Phân tích để thấy tầm quan trọng của quyết định hành chính trong quản hành chính nhà nước” sẽ làm vấn đề này. PHẦN NỘI DUNG I. Một số vấn đề chung về quyết định hành chính 1. Khái niệm quyết định hành chính ( QĐHC). Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học (Nhà xuất bản Công an nhân dân Hà Nội, 1999) thì “Quyết định hành chính” được hiểu là: Kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương củaquan nhà nước có thẩm quyền, những người có chức vụ, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền, thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản hành chính trong lĩnh vực hoặc vấn đề được phân công phụ trách”. Để thực hiện quyền lực nhà nước, trên phương diện luận cũng như thực tiễn người ta đều thể hiện vị trí vai trò quan trọng của hệ thống cơ quan nhà nước có chức năng quản hành chính nhà nước trên cơ sở của quyền hành pháp – lĩnh vực thể hiện quyền lực nhà nước một cách thiết thực bởi lẽ đó là những hoạt động với mục đích thực hiện luật nhằm cụ thể hóa các quy định của luật vào lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính vì vậy, hình thức hoạt động củaquan nhà nước trong lĩnh vực này chủ yếu và quan trọng đó là quyết định hành chính để đề 1 NO5_TL3 ra những chủ trương, chính sách lớn, xây dựng quy tắc xử sự hoặc áp dụng pháp luật cho một công việc cụ thể (quyết định hành chính cá biệt) nhằm mục đích thực hiện chức năng của nhà nước thông qua quyền hành pháp. Mặt khác, QĐHC do nhiều chủ thể khác nhau ban hành với những nội dung phong phú, đa dạng liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của quản hành chính nhà nước. Dự thảo Luật tố tụng hành chính cũng đưa ra khái niệm quyết định hành chính là: “Quyết định hành chính” là quyết định bằng văn bản củaquan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trongquan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quảnhành chính. Hay căn cứ vào Điều 4 và 12 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung ngày 05 tháng 4 năm 2006) thì quyết định hành chínhquyết định bằng văn bản củaquan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trongquan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản hành chính. Tóm lại khái niệm QĐHC có nội hàm rất rộng, chúng ta có thể đưa ra khái niệm chung về quyết định hành chính như sau: “Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước thông qua các hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng các quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản hành chính nhà nước”. 2. Đặc điểm của quyết định hành chính. 2.1. Quyết định hành chính được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền. 2 NO5_TL3 QĐHC được ban hành bởi nhiều chủ thể khác nhau, nhưng tất cả các chủ thể đó đều sử dụng quyền lực nhà nước khi ban hành quyết định. Đó là các chủ thể nằm trong bộ máy nhà nước, thường xuyên sử dụng quyền lực nhà nước như các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước. Ngoài ra, QĐHC còn được ban hành bởi các chủ thể nằm ngoài bộ máy nhà nước nhưng được nhà nước trao quyền trong những trường hợp nhất định, ví dụ: người chỉ huy máy bay, tàu biển được ban hành quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với người có hành vi vi phạm hành chính trên các phương tiện đó, khi máy bay, tàu biển đả rời khỏi sân bay, bến cảng. Điều này có ý nghĩa thực tiễn, vì QĐHC chứa đựng các tác động trực tiếp lên đối tượng chịu sự quản và các tác động này có mối liên hệ mật thiết với nhau. 2.2. QĐHC thể hiện tính quyền lực nhà nước. Bằng việc ban hành các quyết định bằng văn bản, chủ thể quảnhành chính nhà nước thể hiện ý chí của mình dưới dạng các chủ trương, chính sách pháp luật nhằm định hướng cho hoạt động xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật; QĐHC được thể hiện dưới dạng các mệnh lệnh cá biệt nhằm đưa pháp luật vào thực tiễn, trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên; dưới dạng những mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới trong hoạt động nhằm tổ chức thực hiện pháp luật trong cuộc sống; dưới dạng những thông tin hướng dẫn đối lập với cấp dưới nhằm đảm bảo sự thống nhất, có hệ thống củaquan hành chính. Bên cạnh đó, quyền lực nhà nước còn thể hiện trong việc các chủ thể có thẩm quyền ban hành những quyết định mang tính đơn phương bắt buộc, thuyết phục cưỡng chế…Chính những biện pháp này là sự thể hiện tập trung và nét của sức mạnh nhà nước, một bộ phận tạo nên quyền lực nhà nước , nhờ đó ý chí của chủ thể quảnhành chính nhà nước được bảo đảm thực hiện. Tính quyền lực nhà nước trước hết thể hiện ở ngay hình thức của những quyết định, bởi lẽ theo quy định của pháp luật thì chỉ có cơ quan nhà nước mới được đơn phương ra quyết định pháp luật xuất phát từ lợi ích chung (theo quy định của 3 NO5_TL3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì các tổ chức xã hội chỉ được phép kết hợp với cơ quan nhà nước để đưa ra một số quyết định cần thiết). Tính quyền lực đơn phương của quyết định hành chính còn thể hiện ở nội dung và mục đích của quyết định. Để thực thi quyền hành pháp trên cơ sở luật, quyết định hành chính luôn thể hiện tính mệnh lệnh rất cao, chính vì vậy tính quyền lực nhà nước còn thể hiện ở tính đảm bảo thi hành của quyết định. Về nguyên tắc mọi quyết định đều phải được thi hành, kể cả những quyết định có sự phản kháng của đối tượng quản lí, có nghĩa là quyết định sẽ được bảo đảm thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước khi cần thiết. Ví dụ: Các quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được tôn trọng. 2.3. QĐHC được ban hành theo hình thức, thủ tục do pháp luật quy định. Hình thức QĐHC bao gồm hình thức pháp và những biểu hiện ra bên ngoài của quyết định. QĐHC ban hành phaỉ tuân theo những thủ tục nhất định. Có nhiều thủ tục được quy định tương ứng với nhiều loại quyết định và từng nội dung công việc được giải quyết bởi QĐHC. Nói chung quyết định càng quan trọng thì thủ tục ban hành càng phức tạp. Ví dụ: khi ban hành nghị định quy phạm pháp luật, Chính phủ phải tuân theo thủ tục ban hành nghị định quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản cụ thể hóa luật này; khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm quyền ban hành quyết định phải tuân theo thủ tục ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định trong Pháp lệnh xử vi phạm hành chính. Việc không tuân thủ thủ tục ban hành quyết định có thể ảnh hưởng tới chất lượng quyết định, trong một số trường hợp có thể làm cho quyết định không có gía trị pháp lí. Như vậy, QĐHC nhà nước là tín hiệu điều khiển, là thông tin của các chủ thể quản hành chính nhà nước tác động vào khách thể của quan hệ pháp luật hành chính để thực hiện mục đích theo quỹ đạo và ý chí của mình. II. Vai trò của quyết định hành chính trong quản hành chính nhà nước 1. Quyết định hành chính ban hành để thực hiện quyền hành pháp. 4 NO5_TL3 QĐHC là phương tiện quảnquan trọng được các chủ thể quản lý sử dụng để tác động tới các tổ chức, cá nhân khi họ hoạt động hoặc tham gia vào các quan hệ trong các lĩnh vực xã hội khác nhau. QĐHC được ban hành đề thực hiện quyền hành pháp. Quyền hành pháp bao gồm quyền lập quy và quyền hành chính. Quyền lập quy là quyền ban hành các văn bản dưới luật( văn bản pháp quy) để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc phạm vi quyền hành pháp. Quyền hành chính là quyền tổ chức bộ máy quản sắp xếp nhân sự, điều hành công việc quốc gia, sử dụng nguồn tài chính và tài sản công để thực hiện những chính sách quốc gia. Do đó quyền hành pháp được thực hiện thông qua cả hoạt động ban hành quyết định hành chính quy phạm và quyết định hành chính cá biệt. a. QĐHC quy phạm được ban hành để thực hiện quyền hành pháp. Thứ nhất, QĐHC quy phạm được ban hành để thực hiện quyền hành pháp. Mỗi loại quyết định hành chính ban hành để thực hiện một mảng quản nhà nước, vì thế mà ban hành nhiều QĐHC mới có thể quản mọi mặt của đời sống xã hội và điều hành bộ máy hành chính nhà nước. Vai trò của QĐHC quy phạm được thể hiện ở một số điểm sau: Một là, QĐHC quy phạm có giá trị cụ thể hóa, chi tiết hóa các quyết định lập pháp. Các quyết định lập pháp thường ít nhiều mang tính chất khung, tức là thường điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng, các quyết định pháp luật trong đó không đủ điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội cần thiết hay có thể áp dụng một cách rang trên thực tế. Hai là, đặt ra các quy phạm mới nhằm điều chỉnh đồng bộ, đầy đủ hơn các quan hệ xã hội xuất hiện trong quảnhành chính nhà nước. Ba là, sửa đổi những quy phạm pháp luật hành chính hiện hành, bãi bỏ những quy phạm pháp luật hành chính không còn phù hợp. Thay đổi phạm vi hiệu lực của quy phạm hành chính về thời gian, không gian và đối tượng thi hành. Ví dụ: Nghị định của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính lãnh thổ cấp huyện. 5 NO5_TL3 QĐHC quy phạm do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành có vị trí quan trọng, chúng là nền tảng của sự hoạt động quảnhành chính nhà nước làm cơ sở cho việc ban hành các quyết định hành chính cá biệt. b. QĐHC cá biệt được ban hành để thực hiện quyền hành pháp. Ban hành QĐHC cá biệt là hoạt động áp dụng pháp luật trong quảnhành chính nhà nước. Áp dụng quy phạm pháp luật là việc cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật. Thông qua quyết định hành chính nhà nước, áp dụng quy phạm pháp luật thường được tiến hành trong các trường hợp: cần áp dụng các biện pháp khen thưởng, quyết định bổ nhiệm tăng lương, cưỡng chế hành chính nhà nước…Khi các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hay chấm dứt nếu không có sự can thiệp của nhà nước, trong một số trường hợp nhà nước thấy cần phải tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính. Các chủ thể quan hệ pháp luật hành chính có quyền ban hành quyết định hành chính cá biệt, nếu không có hoạt động ban hành quyết định hành chính cá biệt thì trong nhiều trường hợp pháp luật không được thực hiện. QĐHC cá biệt được ban hành nhằm giải quyết một vụ việc đã phát sinh trên thực tế, nội dung của quyết định bị chi phối bởi các thông tin, số liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc. Quyết định cá biệt có tính đơn phương và tính bắt buộc thi hành ngay. Hai tính chất này là những đặc tính cơ bản của quyết định hành chính cá biệt. Nhờ đó mà các QĐHC nhà nước được ban hành và có hiệu lực khác với các bản án của tòa án kháng cáo của Viện kiểm sát. 2. Vai trò của quyết định hành chính trong cụ thể hóa các văn bản pháp luật QĐHC có những mục đích và nội dung rất phong phú, xuất phát từ những đặc điểm của quản hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính thực hiện quyền lực nhà nước để quản tất cả các mặt của đời sống xã hội. Do đó, QĐHC có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động quản hành chính nhà nước. 6 NO5_TL3 QĐHC được thể hiện qua hai đạo luật cơ bản. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 và luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2004. Vai trò của QĐHC được thể hiện trên một số phương diện sau. Thứ nhất, Chính phủ ban hành Nghị định. Quyết định của thủ tướng chính phủ. Nghị định của Chính phủ: ban hành để quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân nhằm thực hiện Hiến pháp và các quy định của pháp luật nhà nước, các điều lệ quy định về chế độ quản hành chính nhà nước. Ví dụ: Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện luật Bảo vệ môi trường. Quyết định của Thủ tướng chính phủ: Theo điều 15 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, quy định thủ tướng Chính phủ được ban hành để quy định những vấn đề sau: Một là, Quyết định là biện pháp lãnh đạo điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, quy định chế độ làm việc với các thành viên của Chính phủ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ Hai là, Quyết định biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ, kiểm tra hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước. Ví dụ: Quyết định số 1794/2009/QT –TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 2/11/2009 về thực hiện chính sách đối với Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND phường nghỉ việc trước thời hạn do triển khai thí điểm không tổ chức HĐND phường. Thứ hai, Quyết định hành chính của các bộ và cơ quan ngang bộ. Theo quy định của pháp luật thì bộ là cơ quan quản nhà nước có thẩm quyền chuyên môn, được sử dụng quyền hành pháp trong lĩnh vực chuyên môn của mình quản 7 NO5_TL3 lí. Để thực hiện quyền lực đó, người đứng đầu mỗi bộ, cơ quan ngang bộ đều có quyền ra các quyết định hành chính dưới hình thức là những quyết định, chỉ thì, thông tư. Quyết định của Bộ trưởng được dùng để ban hành các chế độ, thể lệ thuộc lĩnh vực công tác của ngành, quy định thành lập, giải thể cơ quan, đơn vị thuộc quyền quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của cơ quan, đơn vị đó, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong ngành theo quyền hạn được giao, phê chuẩn kế hoạch, phương án kinh tế kỹ thuật. Chỉ thị của Bộ trưởng được dùng để ban hành các chủ trương, biện pháp quản của ngành, chấn chỉnh, chỉ đạo công tác tổ chức thuộc quyền quản của Bộ trưởng, giao nhiệm vụ cho cơ quan nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của ngành, … Thông tư của Bộ trưởng được dùng để hướng dẫn, giải thích các chủ trương, chính sách, các văn bản pháp quy của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; đề ra biện pháp thi hành các chính sách, chế độ theo quy định của Chính phủ hoặc của ngành có liên quan. Thứ ba, Quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp. Theo quy định tại Điều 3 Luật tổ chức HĐND và UBND, thì UBND được ban hành văn bản dưới luật, trên cơ sở luật và nhằm thực hiện quyền luật pháp trong đó có nhiều văn bản nhằm thực hiện quyền hành pháp ở địa phương. Các văn bản do chính quyền địa phương ban hành gồm. Nghị quyết của HĐND là hình thức vản bản thể hiện quyết định của kì họp của HĐND, nhằm đề ra chủ trương, biện pháp lớn của địa phương, đặt ra các quy định có tính chất chung cho địa phương để thực hiện pháp luật và văn bản củaquan nhà nước cấp trên thể hiện ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Quyết định của UBND tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) được dùng để công bố biện pháp, thể lệ thuộc thẩm quyền quảncủa UBND cấp tỉnh nhằm thực hiện chủ trương, chính sách củaquan quản cấp trên, thành lập, giải thể 8 NO5_TL3 cơ quan, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức những chức vụ trongquan nhà nước, phê chuẩn kế hoạch, quyết định củaquan cấp dưới, các chương trình kinh tế kĩ thuật, các dự án theo thẩm quyền được giao. Chỉ thị của UBND tỉnh dùng để truyền đạt chủ trương, chính sách chung, các biện pháp tổng quát theo Nghị quyết của HĐND và sự chỉ đạo củaquan cấp trên. UBND xã, phường, thị trấn cũng được ra hai loại là quyết định và chỉ thị đồng thời kiểm tra việc thi hành các văn bản đó, nhưng vì là cấp cơ sở của chính quyền nên chủ yếu ra quyết định hành chính, còn hình thức chỉ thị rất ít dùng. 3. Vai trò của QĐHC với tư cách là văn bản áp dụng pháp luật. a. Đối với cán bộ, công chức: QĐHC dùng để khen thưởng, kỉ luật đối với cán bộ , công chức nhà nước. Khen thưởng là hình thức đặc biệt của sự công nhận chính thức thành tích của cán bộ, công chức. Khen thưởng được nhà nước sử dụng như một phương tiện khuyến khích về vật chất hay tinh thần đối với cán bộ, công chức khi họ hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình, có thành tích cao trong phong trào thi đua, có sang kiến cải tiến công tác, nâng cao năng suất lao đông…Ví dụ: quyết định số 5356/QĐ – BGDDT ngày 20/8/2009 của Bộ trưởng bộ giáo dục đạo tạo về khen thưởng các tác phẩm đoạt giải trong cuộc vận động “học sinh tích cực, trường học thân thiện”. Quyết định được sử dụng để tuyển dụng, điều động, thuyên chuyển công tác đối với các bộ công chức. Quyết định này nhằm giúp chủ thể quản hành chính quản lí, sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát sinh trong cơ quan, đơn vị, tổ chức. Quyết định là hình thức văn bản áp dụng luật được sử dụng để chuyển ngạch lương, nâng bậc lương hoặc điều chỉnh mức lương của cán bộ công chức nhà nước cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế, xã hội. b. Trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính 9 NO5_TL3 Hiện nay, có khoảng 60 Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như lĩnh vực giao thông, đất đai, xây dựng, du lịch, văn hóa, thông tin, giáo dục… Ví dụ: Nghị định 146/07/NĐ – CP ngày 14/7/2007 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Để áp dụng các quy định trong các nghị định về xử vi phạm hành chính vào các trường hợp cụ thể phát sinh trên thực tiễn, các chủ thể có thẩm quyền sẽ ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đây là cơ sở pháp cho việc áp dụng và thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc các biện pháp xử vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường A, quận H, thành phố H ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông X với hình thức xử phạt chính là phạt tiền 400.000 đồng và hình thức xử phạt bổ sung là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. Tuy nhiên hiện nay, nhiều cơ quan nhà nước khi quyết định về một vấn đề nào đó thường không ra quyết định hành chính mà chỉ có công văn truyền đạt ý kiến, thông báo mang tính chỉ đạo, bắt buộc thi hành nên người dân lại không có cơ sở khởi kiện (vì hình thức thể hiện không phải là quyết định hành chính). Vì vậy, cần mở rộng hơn khái niệm quyết định hành chính. Các văn bản củaquan nhà nước có đóng dấu Quốc huy do người có thẩm quyền ký đều được coi là quyết định hành chính. PHẦN KẾT LUẬN Trên đây là bài viết của em đã nêu, trình bày và phân tích quyết định hành chính và vai trò của quyết định hành chính trong quản hành chính nhà nước. Qua đó ta thấy quyết định hành chính là một quyết định pháp luật mà đặc điểm quan trong nhất là thể hiện ý chí, tính quyền lực của nhà nước. 10 [...]... Luật hành chính Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb CAND, Hà Nội 2009 2 Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Khoa luật Trường đại học Quốc giao Hà nội 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND 2004 5 Bùi Thị Đào, Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2008 6 Phạm Thị Thảo, Quyết định, ... 2004 5 Bùi Thị Đào, Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2008 6 Phạm Thị Thảo, Quyết định, Chỉ thị - Hình thức văn bản pháp luật quan trọng trong quản hành chính nhà nước hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội, 2010 11 . viết của em đã nêu, trình bày và phân tích quyết định hành chính và vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước. Qua đó ta thấy quyết. Vậy quyết định hành chính có những vai trò gì trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước? Bài làm của em về đề tai: Phân tích để thấy rõ tầm quan trọng

Ngày đăng: 03/04/2013, 14:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w