1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận đánh giá hoạt động dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức

29 911 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 433,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC    !"#!!$!% $& '()*+*, & %/012,03454 361789/:'.;3/<=> ?@=71AB=C84 361789/:'.;3/<=2,D=3E> &0=/F./3/<=4 361789/:'.;3/<=3GH.3/E;1I1J &'()4-3=/K3LM3/,-33GN.;4 361789/:'.;3/<=2,D=3EJ & 361=N.381.OG3GN.;4 361789/:'.;3/<=J & 3617:P.;QR3GN.;4 361789/:'.;3/<=S && 3617:P.;(T33GN.;4 361789/:'.;3/<=S &U 361Q1A.3GN.;4 361789/:'.;3/<=V U;:P1L1./WN8./4 361789/:'.;3/<=V U?X./.;/Y8V U0=*NZ1V !/:'.;9/09715,3G8[ !/:'.;9/0970./;10[ &/1E3LEQ6.;=\,/]1[ ^@=71AB=C8B_,.;/1H.=<, `a!%bc%$ d.;/e9LE32,6715,3G8WN8./.;/1f9(gWh.;WX=/4hN;1(i=( DB_,715,3G8 R1W,.;715,3G8 &%E32,6715,3G8 &$$jkllm% $n !opqnr%bkst!q  > &/u=3GZ.;./,=v,iH,Ww.;x(gWh.;WX=/4hN;1(i=(> &/u=3GZ.;/f3/D.;=,.;<.;WX=/4hN;1(i=(J &&/u=3GZ.;/f3/D.;*,-39/09=/y./(0=/9/033G1A.N;1(i=(V &U/u=3GZ.;Bz13G:P.;=Z./3G8./[ U$!!$!{|}~c•! U1619/099/033G1A.='()*+3/,€E345.;/1H.=<,4•<.;Wh.;N;1(i=(3GN.;L1./3E4•L1./ WN8./)=0=N8./.;/1f9 U1619/099/033G1A..;,‚.=,.;/•.;/ƒ8=C8.5.L1./3EU U&1619/099/033G1A./f3/D.;=,.;<.;WX=/4hN;1(i=(^ UU1619/099/033G1A.3/X3G:P.;iH,Ww.;WX=/4hN;1(i=(J U^1619/09<.;Wh.;=z.;.;/f3/z.;i.S U>1619/09/N•.3/1f./f3/D.;*,-39/093/A=/E=/y./(0=/9/033G1A.N;1(i=(S LỜI MỞ ĐẦU Khái niệm Logistics bắt nguồn từ nhu cầu quân sự trong việc cung cấp cho chính họ trong quá trình di chuyển của các đoàn quân từ căn cứ ra tiền tuyến. Ngày nay, sự phát triển của Logistics không chỉ giới hạn ở lĩnh vực quân sự mà còn mở rộng ra nhiều ngành và lĩnh vực khác trong xã hội. Về bản chất Logistics được hiểu quá trình tối ưu hóa về dự trữ, chu chuyển các tài nguyên/yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ đến tay người dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế (Logistics and Supply Chain Management, 2001). Logistics thể hiện sự hợp nhất của thông tin liên lạc, vận tải, tồn kho, lưu kho, giao nhận nguyên vật liệu, bao bì đóng gói. Trách nhiệm vận hành của hoạt động Logistics là việc tái định vị (theo mục tiêu địa lý) của nguyên vật liệu thô, của công việc trong toàn quá trình và tồn kho theo yêu cầu chi phí tối thiểu có thể. Ở Việt Nam, hoạt động Logistics bắt đầu được quan tâm và phát triển trong những năm gần đây. Tuy nhiên thực tế đã chỉ ra rằng hoạt động Logistics ở Việt Nam còn rất manh mún, phân tán và kém hiệu quả. Mục tiêu của đề tài là nhận diện về dịch vụ logistic về cơ sở lý luận, làm nền tảng cho phân tích thực trạng, nhận diện và đánh giá tình hình hoạt động dịch vụ logistic trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TpHCM) , đề xuất hệ thống chính sách giải pháp toàn diện và tổng thể để phát triển dịch vụ logistic trong lộ trình hội nhập. Đề tài xem xét Logistics dưới góc độ là một ngành dịch vụ trong nền kinh tế, có xét đến xu hướng toàn cầu như bản chất phát triển của Logistics. Tập trung khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh logistic (trong và ngoài nước) hoạt động trên địa bàn thành phố để phát hiện vấn đề và đề xuất giải pháp thích hợp. Bên cạnh đó đề tài cũng tiến hành nhận diện và phân tích sâu những vấn đề tồn tại hoặc cản trở sự phát triển của dịch vụ logistic tại TpHCM. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS, VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC- PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 1.1. Cơ sở lý luận: 1.1.1. Dịch vụ Logistics: Trên thế giới các dịch vụ Logistics rất đa dạng và phong phú nhưng tại Việt Nam Logistics còn khá mới mẻ, nên mới chỉ có một số dịch vụ cơ bản như: - Quản trị dây chuyển cung ứng - Dịch vụ giao nhận vận tải gom hàng - Dịch vụ hàng không/đường biển - Dịch vụ kho bãi- phân phối - Các dịch vụ đặc thù tạo giá trị gia tăng Xin được giới thiệu vắn tắt các dịch vụ nêu trên như sau: • Quản trị dây chuyền cung ứng: đây là dịch vụ cốt lõi của một nhà cung cấp dịch vụ Logistics. Nhờ tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa người mua/khách hàng và người bán, dịch vụ này góp phần quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng, giao nhận, phân phối hàng hóa, Mối quan hệ giữa các bên trong quản trị dây chuyên cung ứng/Logistics Nhà cung cấp (người bán) Khách hàng ( người mua) Nhà cung cấp DV Logistics Quá trình thực hiện dịch vụ quản trị dây chuyên cung ứng bao gồm các hoạt động: lập kế hoạch, thực hiện và quản lý dòng chảy hàng hóa và thông tin từ nơi đặt đơn hàng, thông qua sản xuất, vận chuyển, kho bãi, phân phối đến tay khách hàng cuối cùng. Do các công nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua mới chỉ tập trung hoạt động Logistics đầu ra, nên dịch vụ này thường các bước sau: + Nhận booking từ các doanh nghiệp, nhà máy xuất khẩu hàng hóa + Lập kế hoạch đóng và vận chuyển hàng hóa + Tiến hành nhận và đóng hàng thực tế tại kho + Phát hành chứng từ vận tải cần thiết + Dịch vụ thu gửi chứng từ thương mại + Quản lý đơn hàng chặt chẽ • Dịch vụ giao nhận vận tải và gom hàng: + Dịch vụ giao nhận: là dịch vụ về giám sát vận tải đa phương thức nguyên container từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu. Có thể hiểu dịch vụ giao nhận bao gồm cả về quản lý cước phí đường biển, hàng không và cả cước vận tải nội địa. Đã có một số nhà cung cấp dịch vụ Logistics vận tải trọn gói hiện nay như: Maersk Logistics, APL Logistics… Dịch vụ trọn gói về giao nhận giúp cho khách hàng chỉ cần liên lạc ký hợp đồng với một đối tác duy nhất và hoàn toàn yên tâm chờ nhận hàng, thay vì phải cử nhân viên giám sát từng khâu từ mua hàng, vận chuyển, làm thủ tục hải quan, bốc dỡ hàng hóa… + Dịch vụ gom hàng: là dịch vụ vận chuyển hàng lẻ. Nhà cung cấp dịch vụ Logistics sẽ nhận hàng từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, sau đó sẽ gom lại đóng trong container, chuyển tải qua cảng trung chuyển, thường tại Singapore. Tại cảng trung chuyển, hàng hóa từ các nước khác nhau sẽ được dỡ ra và đóng lại theo nơi đến, Tại nước nhập khẩu, đại lý các nhà cung cấp dịch vụ Logistics sẽ nhận nguyên container, tiến hành dỡ hàng, làm thủ tục hải quan và giao hàng rời đến khách hàng. Dịch vụ này tiết kiệm được chi phí vận chuyển cho khách hàng khi có một lượng hàng nhở xuất khẩu • Dịch vụ hàng không: Đây là loại dịch vụ dành cho các loại hàng cao cấp, cần vận chuyển gấp. Các nhà cung cấp dịch vụ Logistics sẽ nhận hàng từ các nhà xuất khẩu và thực hiện các giao dịch cần thiết nhằm chuyển chở hàng hóa nhanh và tiết kiệm chi phí nhất. Ngoài dịch vụ hàng không đơn thuần, một số nhà cung cấp dịch vụ Logistics lớn còn có các giải pháp dịch vụ mới như: sea- air, air-sea. Những giải pháp này giúp cho nhà xuất khẩu có thể giao hàng đúng hạn hợp đồng dù sản xuất chậm hơn tiến độ vài ngày. Cước phí lại rẻ hơn nhiều so với việc phải đền hợp đồng đi air toàn bộ lô hàng. Đối với khối lượng hàng trễ càng lớn, giải pháp này càng đem lại hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, chỉ có những nhà cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp, quy mô lớn mới dám cung cấp loại hình dịch vụ này. Nó đòi hỏi khả năng chuyên môn cao để lập kế hoạch chi tiết về giao hàng, bốc dỡ hàng ở cảng chuyển tài. Vì là hàng gấp nên thường thời gian dỡ hàng, chuyển từ phương tiện sea sang air hay air sang sea chỉ có không đến 1 ngày và đòi hỏi không có bất cứ sai sót nào. • Dịch vụ kho bãi- phân phối: Dịch vụ kho bãi và phân phối nhằm hỗ trợ khách hàng quản lý tồn kho, giảm chi phí điều hàng và tăng được các chu kỳ đơn hàng. + Dịch vụ kho bãi : là những dịch vụ lưu kho và giám sát hàng hóa. Các hoạt động chính bao gồm: - Nhận hàng, kiểm đếm, xếp hàng vào kho: nhà cung cấp dịch vụ Logistics sẽ chịu trách nhiệm nhận hàng từ các nhà sản xuất, kiểm tra về số lượng, nhãn hàng, tình trạng bao bì có bị hư hỏng, ẩm ướt không? Hàng được giao phải xếp đúng quy cách như qui định của khách hàng. - Xử lý đối với hàng hư hỏng: Một số hàng hóa khi giao nhận do lỗi sản xuất hay vận chuyển bị ướt hay rách thùng, shipping mark viết sai, nhân viên kho phải kết hợp với các nhân viên nghiệp vụ để giúp khách hàng sửa chữa sai sót như: thay thùng, thay nhãn… đối với những trường hợp nghiêm trọng, có thể chụp hình để báo cáo cho khách hàng xem xét, quyết định. - Dán nhãn hàng hóa: Một số khách hàng yêu cầu nhà cung cấp in nhãn và tiến hành dán nhãn hàng hóa để bảo đảm nhãn hàng được in ấn và dán đúng qui định. Dịch vụ này giúp khách hàng chỉ cần đưa ra yêu cầu với một đối tác Logistics mà không cần phải mất công hướng dẫn, đào tạo riêng lẽ cho từng khách hàng về qui cách nhãn hàng hay gửi người mua tự in nhãn và giao cho người sản xuất. - Scanning: Để đáp ứng nhu cầu của những khách hàng lớn, một số nhà cung cấp dịch vụ Logistics hiện nay đã trang bị máy scan ngay tại kho để scan nhãn hàng hóa. Scan giúp kiểm tra nhiều lần về số lượng, chủng loại hàng, phát hiện sai sót kịp thời trước khi xuất khẩu. - Lập và lưu trữ hồ sơ hàng hóa: Dễ dàng truy cập, đối chiếu khi cần. + Dịch vụ phân phối: là dịch vụ lập kế hoạch và chuyên chở hàng từ kho đến tận nơi khách hàng chỉ định. Thường dịch vụ này diễn ra ở các nước phát triển. • Các dịch vụ đặc thù tạo giá trị gia tăng: Để tăng tính cạnh tranh, mỗi nhà cung cấp dịch vụ Logistics thường xây dựng thêm cho mình một số dịch vụ đặc thù theo yêu cầu của từng khách hàng. Các dịch vụ nổi bật là: + Trucking (vận chuyển bằng đường bộ bằng xe tải): Nhà cung cấp dịch vụ Logistics sẽ đem xe tải đến tận kho nhà sản xuất để thu gom hàng hóa chuyên chở đến kho của nhà cung cấp dịch vụ Logistics để thực hiện công tác gom hàng. Dịch vụ này hỗ trợ cho điều kiện xuất khẩu EXW. + Làm thủ tục hải quan: Nhà cung cấp dịch vụ Logistics có thể thực hiện thêm dịch vụ làm thủ tục hải quan cho hàng xuất nhập khẩu. Điều này giúp cho hàng hóa được lưu thông chủ động hơn cho nhà chuyên chỏ là người nắm rõ thông tin hàng đến để tiến hành làm thủ tục giấy tờ cần thiết nhanh chóng, kịp thời. + Làm thủ tục mua bảo hiểm hàng hóa: Nếu khách hàng muốn mua trọn gói cả dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng hóa, nhà cung cấp dịch vụ Logistics có thể đứng ra làm đại lý mua bảo hiểm hàng hóa giúp khách hàng, + Tư vấn hướng dẫn (làm chứng từ hải quan cần thiết): trong trường hợp nhà sản xuất mới xuất hàng lần đầu cho một khách hàng quen thuộc của nhà cung cấp dịch vụ Logistics, nhà sản xuất có thể chưa quen về một số chứng từ đặc thù đối với một số thị trường, ví dụ hàng may mặc xuất đi Mỹ thường đòi hỏi một số giấy tờ mà các nhà sản xuất Việt Nam thường cảm thấy xa lạ khi lần đầu tiên xuất hàn đi Mỹ, việc này có thể khắc phục bằng cách nhờ nhà cung cấp dịch vụ Logistics là người có chuyên môn và kiến thức về thị trường Mỹ lâu năm tư vấn 1.1.2. Khái quát về vận tải đa phương thức: 1.1.2.1. Khái niệm: Vận tải đa phương thức (Multimodal transport) quốc tế hay còn gọi là vận tải liên hợp (Conbined transport) là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng. 1.1.2.2. Ðặc điểm của vận tải đa phương thức quốc tế: - Vận tải đa phương thức quốc tế dựa trên một hợp đồng đơn nhất và được thể hiện trên một chứng từ đơn nhất (Multimodal transport document) hoặc một vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal transport Bill of Lading) hay vận dơn vận tải liên hợp (Combined transport Bill of Lading). - Người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator - MTO) hành động như người chủ ủy thác chứ không phải như đại lý của người gửi hàng hay đại lý của ngưòi chuyên chở tham gia vào vận tải đa phương thức. - Người kinh doanh vận tải đa phương thức là người phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong một quá trình vận chuyển từ khi nhận hàng để chuyên chở cho tới khi giao xong hàng cho người nhận kể cả việc chậm giao hàng ở nơi đến. Như vậy, MTO chịu trách nhiệm đối với hàng hóa theo một chế độ trách nhiệm (Rigime of Liability) nhất định. Chế độ trách nhiệm của MTO có thể là chế độ trách nhiệm thống nhất (Uniform Liabilitty System) hoặc chế độ trách nhiệm từng chặng (Network Liability System) tùy theo sự thoả thuận của hai bên. - Trong vận tải đa phương thức quốc tế, nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng thường ở những nước khác nhau và hàng hóa thường được vận chuyển bằng những dụng cụ vận tải như container, palet, trailer 1.1.2.3. Các hình thức vận tải đa phương thức trên thế giới: a. Mô hình vận tải đường biển - vận tải hàng không (Sea/air): Mô hình này là sự kết hợp giữa tính kinh tế của vận tải biển và sự ưu việt về tốc độ của vận tải hàng không, áp dụng trong việc chuyên chở những hàng hoá có giá trị cao như đồ điện, điện tử và những hàng hoá có tính thời vụ cao như quần áo, đồ chơi, giầy dép. Hàng hoá sau khi được vận chuyển bằng đường biển tới cảng chuyển tải để chuyển tới người nhận ở sâu trong đất liền một cách nhanh chóng nếu vận chuyển bằng phương tiện vận tải khác thì sẽ không đảm bảo được tính thời vụ hoặc làm giảm giá trị của hàng hoá, do đó vận tải hàng không là thích hợp nhất. b. Mô hình vận tải ôtô - vận tải hàng không (Road - Air): Mô hình này sử dụng để phối hợp cả ưu thế của vận tải ôtô và vận tải hàng không. Người ta sử dụng ôtô để tập trung hàng về các cảng hàng không hoặc từ các cảng hàng không chở đến nơi giao hàng ở các địa điểm khác. Hoạt động của vận tải ôtô thực hiện ở đoạn đầu và đoạn cuối của quá trình vận tải theo cách thức này có tính linh động cao, đáp ứng cho việc thu gom, tập trung hàng về đầu mối là sân bay phục vụ cho các tuyến bay đường dài xuyên qua Thái bình dương, Ðại tây dương hoặc liên lục địa như từ Châu Âu sang Châu Mỹ c. Mô hình vận tải đường sắt - vận tải ôtô (Rail - Road): Ðây là sự kết hợp giữa tính an toàn và tốc độ của vận tải đường sắt với tính cơ động của vận tải ôtô đang được sử dụng nhiều ở châu Mỹ và Châu Âu. Theo phương pháp này người ta đóng gói hàng trong các trailer được kéo đến nhà ga bằng các xe kéo goi là tractor. Tại ga các trailer được kéo lên các toa xe và chở đến ga đến. Khi đến đích người ta lại sử dụng các tractor để kéo các trailer xuống và chở đến các địa điểm để giao cho người nhận. d. Mô hình vận tải đường sắt-đường bộ-vận tải nội thuỷ - vận tải đường biển (Rail /Road/Inland waterway/sea): Ðây là mô hình vận tải phổ biến nhất để chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu. Hàng hoá được vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ hoặc đường nội thuỷ đến cảng biển của nước xuất khẩu sau đó được vận chuyển bằng đường biển tới cảng của nước nhập khẩu rồi từ đó vận chuyển đến người nhận ở sâu trong nội địa bằng đường bộ, đường sắt hoặc vận tải nội thuỷ. Mô hình này thích hợp với các loại hàng hoá chở bằng container trên các tuyến vận chuyển mà không yêu cầu gấp rút lắm về thời gian vận chuyển. e. Mô hình cầu lục địa (Land Bridge): Theo mô hình này hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển vượt qua các đại dương đến các cảng ở một lục địa nào đó cần phải chuyển qua chặng đường trên đất liền để đi tiếp bằng đường biển đến châu lục khác. Trong cách tổ chức vận tải này, chặng vận tải trên đất liền được ví như chiếc cầu nối liền hai vùng biển hay hai đại dương. 1.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong vận tải đa phương thức quốc tế: 1.1.3.1. Vận tải container trong vận tải đa phương thức: Có thể nói việc ra đời của vận tải container là một cuộc cách mạng trong vận tải quốc tế, là chiếc cầu nối để kết nối các phương thức vận tải thành một quần thể thống nhất phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá trong container. Quá trình vận chuyển hàng hoá từ kho người gửi hàng đến kho cảng xuất hàng sau đó vận chuyển đến ga cảng nhận và đến kho người nhận hàng thường có sự tham gia của vận tải ôtô, đường sắt, đường sông, đường biển, hàng không. Sự tham gia của các dạng vận tải trong quá trình vận chuyển hàng hoá bằng container tạo nên những mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa chúng, đặc biệt ở đầu mối vận tải (hàng hoá được chuyển từ dạng vận tải này sang dạng vận tải khác). Việc phối hợp chặt chẽ của các phương thức vận tải có một ý nghĩa quan trọng. Ðể đạt hiệu quả kinh tế cao cũng như đáp ứng được yêu cầu của người gửi hàng, người nhận hàng trong quá trình vận chuyển container với sự tham gia của nhiều phương thức phải phối hợp sử dụng hợp lý các phương tiện kỹ thuật ở các điểm xếp dỡ, tổ chức hợp lý các luồng ôtô, toa tàu, đảm bảo hệ thống thông tin thông suốt để quản lý toàn bộ quá trình vận chuyển một cách thống nhất. 1.1.3.2. Vận tải đường bộ trong vận tải đa phương thức: Ðể đảm bảo an toàn và chất lượng trong vận chuyển hàng của hệ thống vận tải đa phương thức trên đường bộ, các tuyến đường phải đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Tiêu chuẩn H.30 nghĩa là cầu đủ khả năng cho phép ôtô chở hàng có tải trọng 35 tấn. Tiêu chuẩn đường cấp 3 là mặt đường được trải nhựa hoặc bê tông nhựa có thể chịu được trọng tải của các loại xe từ 20 tấn trở xuống. Trên các tuyến đường bộ, để đảm bảo an toàn cho xe cộ đi lại khi chở hàng thì khoảng không từ mặt cầu, mặt đường tới vật cản thấp nhất (thanh ngang cầu chạy dưới đáy hầm cầu vượt đường bộ, cổng cầu hãm, các loại đường ống, máng dẫn nước) phải đủ tiêu chuẩn độ cao từ 4,5m trở lên. Những tiêu chuẩn của cơ sở hạ tầng đường bộ còn phải chú ý đến cả bán kính cong và độ dốc của đường. Ðối với các tuyến miền núi, bán kính cong tối thiểu phải đảm bảo là 25m, còn ở đồng bằng bán kính cong của đường phải đảm bảo tối thiểu là 130m, độ dốc khoảng 6-7%. Như vậy cơ sở hạ tầng của vận tải đường bộ phải đảm bảo những tiêu chuẩn quy định mới đem lại hiệu quả cho vận tải đa phương thức. 1.1.3.3. Vận tải đường sắt trong vận tải đa phương thức: Cơ sở hạ tầng của vận tải đường sắt liên quan đến yêu cầu của vận tải đa phương thức là các công trình đường sắt như: đường ray, nhà ga, thiết bị, bãi chứa hàng. - Các tuyến đường sắt: thường xây dựng theo các khổ khác nhau: loại khổ hẹp 1m và loại khổ rộng 1,435 m. Loại khổ đường nào cũng thích ứng được trong vận tải đa phương thức. - Thiết bị vận chuyển là các toa xe đường sắt cần phải đảm bảo tiêu chuẩn tải trọng trục tối đa. Sức chở của toa xe phụ thuộc vào trục của nó, mặt khác tác động tới nền đường cũng ảnh hưởng ở mức độ khác nhau tuỳ theo số lượng trục toa xe. - Trong các đối tượng thuộc cơ sở hạ tầng của vận tải đường sắt còn có các ga phân loại và chứa hàng, các bãi chứa container đường sắt nội địa. Các bãi chứa hàng cần phải trang bị đầy đủ phương tiện và bố trí khu vực chuyển tải thích hợp để khi xếp các container lên toa xe hoặc khi dỡ xuống nhanh chóng, thuận tiện với thời gian tối thiểu. Toàn bộ diện tích bãi phải được tính toán đủ về sức chịu tải, xác định số container có thể chất được, phân chia bãi chứa container. Như vậy, trong vận tải đa phương thức thì những yêu cầu tiêu chuẩn hoá quan trọng nhất là sử dụng các toa xe chuyên dụng, các thiết bị phục vụ thích hợp trên các ga và bãi chứa hàng. 1.1.3.4. Vận tải biển trong vận tải đa phương thức: Cảng biển là một cầu nối giao thông, nơi tập trung, nơi giao lưu của tất cả các phương tiện vận tải: đường sắt, đường sông, đường bộ, đường biển và cả đường không. Trong vận tải đa phương thức, các cảng biển, đặc biệt là các bến container giữ vai trò quan trọng. Từ các bến container, hàng được chuyển từ phương tiện vận tải biển sang các phương tiện khác hoặc lưu lại. Các bến cảng container khác hẳn các bến khác ở chỗ: hàng lưu kho lưu bãi tại cảng rất ít mà chủ yếu được chuyển đi khỏi bến càng nhanh càng tốt, tới những trạm chứa container hoặc tới các cảng nội địa 1.1.4. Người kinh doanh vận tải đa phương thức: Trong phương thức vận tải đa phương thức chỉ có một người duy nhất chịu trách nhiệm về hàng hoá trong suốt quá trình chuyên chở, đó là người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator - MTO) 1.1.4.1 Ðịnh nghĩa: Theo Công ước của Liên hợp quốc, MTO "là bất kỳ người nào tự mình hoặc thông qua một người khác thay mặt cho mình, ký một hợp đồng vận tải đa phương thức và hoạt động như là một người uỷ thác chứ không phải là một người đại lý hoặc người thay mặt người gửi hàng hay những người chuyên chở tham gia công việc vận tải đa phương thức và đảm nhận trách nhiệm thực hiện hợp đồng". Quy tắc về chứng từ vận tải đa phương thức của Hội nghị Liên hợp quốc về buôn bán và phát triển/Phòng thương mại quốc tế định nghĩa như sau: - "MTO là bất kỳ một hợp đồng vận tải đa phương thức và nhận trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó như là một người chuyên chở". - "Người chuyên chở là người thực sự thực hiện hoặc cam kết thực hiện việc chuyên chở hoặc một phần chuyên chở, dù người này với người kinh doanh vận tải đa phương thức có là một hay không". 1.1.4.2. Các loại MTO: *MTO có tàu (Vessel Operating MTOs) bao gồm các chủ tàu biển, kinh doanh khai thác tàu biển nhưng mở rộng kinh doanh cả dịch vụ vận tải đa phương thức. Các chủ tàu này thường không sở hữu và khai thác các phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt và đường hàng không mà phải ký hợp đồng để chuyên chở trên các chặng đó nhằm hoàn thành hợp đồng vận tải đa phương thức. * MTO không có tàu ( Non Vessel Operating MTOs) gồm có: + Chủ sở hữu một trong các phương tiện vận tải khác không phải là tàu biển như ôtô, máy bay, tàu hoả. Họ cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, do đó phải đi thuê các loại phương tiện vận tải nào họ không có. + Những người kinh doanh dịch vụ liên quan đến vận tải như bốc dỡ, kho hàng. + Những người chuyên chở công cộng không có tàu, những người này không kinh doanh tàu biển nhưng lại cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức thường xuyên, kể cả việc gom hàng trên những tuyến đường nhất định, phổ biến ở Mỹ. + Người giao nhận ( Freight Forwarder). Hiện nay người giao nhận có xu thế không chỉ làm đại lý mà còn cung cấp dịch vụ vận tải, đặc biệt là vận tải đa phương thức. Phương thức này thích hợp với các nước đang phát triển như Việt nam vì không đòi hỏi tập trung một lượng lớn vốn đầu tư, hơn nữa có thể tập trung khả năng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 1.2. Phương pháp điều tra: 1.2.1. Phương pháp đánh giá: Đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ và chất lượng dịch vụ là một quá trình có hệ thống, độc lập nhằm đánh giá, xem xét chúng một các khách quan để xác định mức độ thực hiện các chuẩn mực dịch vụ đã thỏa thuận. nghiên cức này sử dụng mô hình Servqual để đánh giá chất lượng dịch vụ Logistics của các Công ty cung cấp dịch vụ Logistics ở khu vực Miền Nam. Servqual là thang đo chất lượng hoàn chỉnh về chất lượng dịch vụ, đạt giá trị và độ tin cậy và có thể được ứng dụng cho mọi loại hình dịch vụ. Cho đến nay mô hình đo lương chất lượng dịch vụ Servqual được xem là mô hình nghiên cứu chất lượng cụ thể và chi tiết. 1.2.2. Xác định đối tượng điều tra: Trong khuôn khổ đề tài, liên quan đến giác độ tiếp cận vĩ mô đối với các nội dung của Logistics và phát triển Logistics, đối tượng điều tra được xác định bao gồm 2 nhóm đối tượng (i) các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics Việt Nam; (ii) các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Logistics trong nền kinh tế Việt Nam. Danh sách các nhóm đối tượng được tổng hợp từ các nguồn: Danh bạ doanh nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, danh sách thành viên của Hiệp hội Giao nhận và Kho vận Việt Nam, danh sách thành viên của Hiệp hội chủ tàu Việt Nam, danh sách thành viên của Hiệp hội bán lẻ Việt Nam… Việc tiếp cận các đối tượng điều tra dựa chủ yếu trên mối quan hệ cá nhân của các thành viên trong nhóm. 1.2.3. Thiết kế bảng câu hỏi: Nghiên cứu này sử dụng bảng câu hỏi thăm dò để thu thập các thông tin đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ và chất lượng dịch vụ Logistics, sự hài lòng và sự ủng hộ của khách hàng đối với dịch vụ của các Công ty kinh doanh dịch vụ Logistics ở Miền Nam. Bảng câu hỏi gồm 3 phần chính: Phần một: Là những thông tin cá nhân của khách hàng bao gồm các câu hỏi mang tính khái quát chung như loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, vị trí công việc của người trả lời bản khảo sát…Những câu hỏi này được đặt ra để phân loại nhóm nhu cầu sử dụng dịch vụ Logistics. Phần hai: Bao gồm các câu hỏi liên quan đến các loại hình dịch vụ Logistics và câu hỏi lấy ý kiến đánh giá chất lượng từ các người trả lời. Phần ba: Bao gồm một số câu hỏi mà yêu cầu người trả lời phải đưa ra góp ý, chính kiến của riêng mình. 1.2.4. Thu thập dữ liệu điều tra: Dữ liệu điều tra được thu thập bằng 2 hình thức: các thành viên gọi điện/gặp gỡ để phỏng vấn trực tiếp và gửi phiếu điều tra qua đường thư điện tử, trong đó phiếu điều tra được gửi theo đường bưu điện là chủ yếu (do yêu cầu của người nhận phiếu điều tra). Thời gian tiến hành thu thập dữ liệu điều tra khá ngắn từ tháng 26/4 đến đến tháng 15/5/2013. [...]... sử dụng dịch vụ Logistics, nhu cầu thuê ngoài các dịch vụ Logistics là vận tải (75,6%), giao nhận, xếp dỡ (69,7%), kho bãi (48,5%) và hải quan (21,2%) Tuy nhiên, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Logistics đều không đánh giá cao chất lượng cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics Việt Nam Điều khách hàng không hài lòng nhiều nhất là giá cả dịch vụ, chất lượng dịch vụ, sự đa dạng... ứng bao gồm: dịch vụ vận tải (65,3%), dịch vụ phân phối (33,1%), dịch vụ kho bãi (31,4%), dịch vụ hải quan (19,2%) Các dịch vụ khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (hình 3.4) Khảo sát của tác giả luận án cũng cho thấy kết quả tương đối tương đồng, với các loại hình dịch vụ được cung ứng phổ biến là dịch vụ vận tải (76,2%), dịch vụ giao nhận, xếp dỡ hàng hóa (38,1%), dịch vụ kho bãi (28,6%), dịch vụ hải quan... ASEAN về vận tải đa phương thức, Hiệp định Tiểu vùng Sông Mêkông về vận tải xuyên biên giới… Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Logistics còn chồng chéo, chưa thống nhất và còn nhiều bất cập Hiện nay ở Việt Nam không có một cơ quan quản lý nhà nước đối với lĩnh vực Logistics và hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics mà tồn tại nhiều cơ quan khác nhau quản lý các loại hình dịch vụ Logistics. .. về các dịch vụ thuê ngoài khá tập trung vào các các hoạt động có vai trò quan trọng đối với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như vận tải, giao nhận, kho bãi và khai quan, được thuê ngoài nhiều nhất là vận tải nội địa (100%), dịch vụ giao nhận (77%), kho bãi (73%), khai quan (68%) và vận tải quốc tế (59%) Các dịch vụ Logistics phức tạp hơn như quản lý đơn hàng, gom hàng, dịch vụ thanh toán và quản... đến một cảng trung chuyển, Dịch vụ kiểm soát chất lượng hàng hoá, Dịch vụ kiểm soát quá trình sản xuất kịp thời hạn, Quản lý dữ liệu và cung cấp dữ liệu đầu cuối cho khách hàng, Dịch vụ quét và in mã vạch, Dịch vụ thu kiểm và chuyển chứng từ, Dịch vu xây dựng bộ tiêu chuẩn cho hoạt động logisitics, Dịch vụ container treo (dành cho hàng may mặc), Dịch vụ phân phối hàng, Dịch vụ theo dõi kiểm tra hàng... vực dịch vụ này chưa rõ ràng, còn nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện hỗ trợ tốt cho ngành này phát triển Trước năm 2005, luật pháp Việt Nam chưa có quy định về các hình thức dịch vụ Logistics và hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics Đến khi Luật Thương mại (sửa đổi) được thông qua năm 2005, thuật ngữ dịch vụ Logistics mới được đưa vào Trong Luật Thương mại 2005, các vấn đề liên quan đến dịch vụ Logistics. .. loại hình cung cấp dịch vụ: Theo số liệu của VIFFAS, khoảng 80% các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics Việt Nam đều đang ở cấp độ 1 (đại lý giao nhận truyền thống) hoặc 2 (người giao nhận thực hiện chức năng gom hàng và cấp vận đơn nhà) Số còn lại cung cấp dịch vụ ở cấp độ 3 (điều hành vận tải đa phương thức) và chỉ có 1 số ít thực hiện cung cấp ở cấp độ 4 (cung cấp dịch vụ Logistics trọn gói)... ngành dịch vụ Logistics bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau; các doanh nghiệp trên thị trường có thể cung ứng các dịch vụ đơn lẻ (ví dụ, dịch vụ vận tải) , hoặc cung cấp trọn gói, tích hợp nhiều dịch vụ Do vậy, mức độ tập trung của ngành không quá lớn nếu xem xét toàn bộ thị trường Tuy nhiên, nếu xem xét từng loại hình dịch vụ cụ thể thì tình hình cạnh tranh lại có sự khác biệt Ví dụ: • Đối với dịch vụ vận tải. .. nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu của thị trường nội địa và khoảng 18% nhu cầu dịch vụ Logistics cho hoạt động xuất nhập khẩu Tiềm năng thị trường là rất lớn và chưa được khai thác hết Do đó, có thể đánh giá nhu cầu thị trường của dịch vụ Logistics là rất lớn, đây là thị trường hấp dẫn và nhiều hứa hẹn đối với các doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam... như dịch vụ vận tải đường hàng không, dịch vụ vận tải đường sắt… ở Việt Nam có tình trạng độc quyền hoặc độc quyền nhóm Ví dụ, đối với dịch vụ vận tải đường sắt hiện nay chỉ có một nhà cung cấp duy nhất là Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam; dịch vụ vận tải hành khách bằng đường hàng không chỉ có Vietnam Airlines, Pacific Airlines và mới đây có Mekong Airlines gia nhập thị trường Xem xét những tiêu thức . từ vận tải cần thiết + Dịch vụ thu gửi chứng từ thương mại + Quản lý đơn hàng chặt chẽ • Dịch vụ giao nhận vận tải và gom hàng: + Dịch vụ giao nhận: là dịch vụ về giám sát vận tải đa phương thức. của vận tải đường bộ phải đảm bảo những tiêu chuẩn quy định mới đem lại hiệu quả cho vận tải đa phương thức. 1.1.3.3. Vận tải đường sắt trong vận tải đa phương thức: Cơ sở hạ tầng của vận tải. doanh vận tải đa phương thức: Trong phương thức vận tải đa phương thức chỉ có một người duy nhất chịu trách nhiệm về hàng hoá trong suốt quá trình chuyên chở, đó là người kinh doanh vận tải đa phương

Ngày đăng: 08/04/2015, 13:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w