Giải pháp phát triển thị trường tiêu dùng dịch vụ Logistics:

Một phần của tài liệu Tiểu luận đánh giá hoạt động dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức (Trang 27)

2. 3 Kết quả điều tra:

4.4. Giải pháp phát triển thị trường tiêu dùng dịch vụ Logistics:

Phát triển thị trường tiêu dùng dịch vụ Logistics cần nhằm vào 3 nhóm khách hàng chủ yếu của thị trường này: nhóm các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước, nhóm các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước và nhóm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như chương 3 đã chỉ ra, hiện có khoảng hơn 1000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics nói chung ở Việt Nam. Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics đa quốc gia chiếm thị phần rất lớn (khoảng 60 – 70% thị phần), mặc dù lộ trình cam kết WTO của Việt Nam về dịch vụ Logistics đến năm 2014 nhưng dưới nhiều hình thức khác nhau, các công ty nước ngoài đã hoạt động đa dạng, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ trọn gói 3PL với trình độ công nghệ hiện đại. Họ đã giành hợp đồng cung cấp dịch vụ Logistics cho hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước đa phần là doanh nghiệp nhỏ, đóng vai trò như những nhà cung cấp các dịch vụ vệ tinh, “ăn theo” cho các doanh nghiệp nước ngoài, chỉ đảm nhiệm một phần nhỏ trong toàn bộ chuỗi hoạt động dịch vụ Logistics như: khai báo hải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi (forwarding)… Tuy nhiên, các đánh giá của WB cho thấy Việt Nam có chỉ số LPI là trung bình khá, đứng đầu trong 10 nước có thu nhập thấp. Điều này cho thấy, ngành Logistics Việt Nam vẫn hứa hẹn nhiều tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao. Kim ngạch xuất nhập khẩu và ngành bán lẻ có mức tăng trưởng khá cao cũng sẽ là yếu tố thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ ngành dịch vụ này. Như vậy “phân khúc” thị trường tiêu thụ trọng điểm mà các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics cần hướng đến là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước. Để phát triển thị trường tiêu dùng dịch vụ Logistics (kích cầu thị trường), trước hết cần phát triển nhận thức của các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Logistics trong nước, vì chính thị trường nội địa là “miếng bánh” béo bở cho các doanh nghiệp Logistics Việt Nam khai thác. Thực trạng hiện nay cho thấy, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước chưa nhận thức được vai trò hết sức quan trọng của Logistics trong việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Logistics có liên hệ chặt chẽ giữa marketing, sản xuất, tồn kho, vận tải và phân phối. Tại Việt Nam, hàng hóa phải đi qua quá nhiều trung gian, từ khâu cung ứng nguyên liệu cho sản xuất, đến khâu phân phối hàng hóa tới tay người tiêu dùng, làm tăng chi phí giao dịch, tăng giá bán. Trong chuỗi này, các bên tham gia đều cố gắng trục lợi cho chính mình, và vì thiếu thông tin, nên các thành viên trong chuỗi chỉ biết có bên quan hệ trực tiếp với doanh nghiệp mình mà chẳng biết đến các thành viên khác và kết quả là thổi phồng chi phí Logistics. Phân tích nhu cầu thuê ngoài dịch vụ Logistics ở chương 3 cũng cho thấy, các doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ thuê ngoài như đại lý khai thuê hải quan, đại lý kế toán và các dịch vụ thuê ngoài 3PL - mà chủ yếu tự làm. Khi doanh nghiệp tự tiến hành các hoạt động Logistics sẽ cần rất nhiều vốn đầu tư và khó đạt đến trình độ chuyên nghiệp. Trong khi khả năng khai thác thấp, vì thế chậm thu hồi vốn, không hiệu quả và chi phí Logistics tăng cao. Vì vậy, cần tập trung vào các liên kết trong toàn bộ chuỗi cung ứng hàng hóa của từng mặt hàng, từng thị trường; cũng như thuyết phục khách hàng bằng chính chất lượng, sự hiệu quả và giá cả của dịch vụ để có thể chiếm lĩnh được thị trường nội địa.

Một phần của tài liệu Tiểu luận đánh giá hoạt động dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w