1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

B2 PHÂN TÍCH kỹ THUẬT áp DỤNG vào CHỨNG KHOÁN

8 578 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1. Tính toán RSI

  • 2. Ý nghĩa

  • 3. Sử dụng RSI

  • 2. Ý nghĩa

  • 3. Sử dụng

  • 1. Tính toán

  • 3. Sử dụng

Nội dung

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ÁP DỤNG VÀO CHỨNG KHOÁN. Gỉang viên : Trương Gia Quốc Bình ( nlcgiabinh ) http://forum.sanotc.com/t6151/CLB-Chung-khoan-Ha-Noi/HNSC-Phan-tich-INDEX- de-cu-CP-tot-nen-mua/p0.aspx BÀI 2 Focus: FPT, TAC, HAG, S96, KSH, SJM HUT 7/1: ILC, VSG 9/1: DTC 12/1: THT, TST (TST vuot may neu phien mai tang) TIC tang trong phien thi mua Nhom tich luy: NST, TIC, SGD, MKV, SAP, SDC, YBC, PPG CHỈ SỐ SỨC MUA/BÁN TƯƠNG ĐỐI RSI Năm 1978 J. Welles Wilder giới thiệu chỉ số RSI, từ đó đến nay RSI và trở thành một trong các chỉ số phổ biến và hiệu quả được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Đây là một chỉ số thuộc nhóm các phương pháp tương quan phản ánh tương quan sức mạnh sự tăng giá và giảm giá trong một thời kỳ. 1. Tính toán RSI RSI phản ánh mối quan hệ giữa sức tăng giá và sức giảm giá của một CP trong một thời kỳ xác định bằng cách lấy tỷ số giá trung bình của các phiên tăng và giá trung bình các phiên giảm trong thời kỳ đó. Gọi n là số các phiên trong thời kỳ xác định cần tính RSI. Gọi giá trung bình các phiên tăng trong n phiên là AIn = Tổng giá các phiên tăng / n Gọi giá trung bình các phiên giảm trong n phiên là ADn = Tổng giá các phiên giảm / n Chỉ số sức bền tương đối được tính bằng công thức RSI = 100 – 100 / (1 + RS) (1) Trong đó RS = AIn / ADn là tỷ số giá trung bình các phiên tăng và giá trung bình các phiên giảm Xét ví dụ về một phương pháp phân tích kỹ thuật sử dụng trung bình động. Giá CK trong 5 phiên đến ngày 18/05/2007 của Công ty cổ phần nhựa Đồng Nai – Mã CK DNP Ngày Giá Thay đổi %thay đổi Khối lượng 18/05 76.000 2.000 2,70% 56.350 17/05 74.000 2.000 2,78% 36.190 16/05 72.000 -3.500 -4,64% 43.350 15/05 75.500 3.500 4,86% 30.550 14/05 72.000 3.000 4,35% 52.750 (Nguồn SSI) Trung bình sự thay đổi giá các phiên tăng trong 5 phiên AG = (2.000 + 2.000 + 3.500 + 3.000) / 5 = 2.100 Trung bình sự thay đổi giá các phiên giảm trong 5 phiên AL = (3.500) / 5 = 700 Hệ số tương quan phản ánh giữa sức tăng và sức giảm giá là tỷ số AG/AL, quy chuẩn về thang 100 sẽ tính được RSI là: RSI = 100 – 100/ (1 + AG/AL) = 75 2. Ý nghĩa RSI xác định tương quan sức mạnh giữa phe mua và phe bán bằng cách phản ánh tỷ số tăng giá và tỷ số tăng giá vào giá trị của RSI. Giá trị này nằm trong khoảng 0 đến 100. Giá trị 50 của RSI gọi là giá tị trung bình tại đây sức mua và bán có tương quan ngang bằng nhau. RSI lớn hơn 50 và càng lớn thì phản ánh sức mua càng lớn hơn sức bán, giá cả đang tăng. RSI nhỏ hơn 50 và càng nhỏ thì phản hánh sức bán càng lớn hơn sức mua, giá cả đang xuống. RSI có hai ngưỡng siêu mua và siêu bán là 70 và 30, nếu giá trị của RSI lớn hơn 70 thị trường đang ở trạng thái siêu mua với sự áp đảo của phe mua, nếu RSI nhỏ hơn 30 thị trường đang ở ngưỡng siêu bán và phe bán đang áp đảo Số phiên (giá trị của n) sử dụng để tính trung bình giá các phiên tăng và giá các phiên giảm càng lớn thì RSI càng chính xác theo ý nghĩa của công thức là phản ánh tương quan sức tăng và sức giảm của giá. Tác giả J. Welles Wilder cho rằng nên lấy 14 phiên để tính RSI. 3. Sử dụng RSI Như mọi loại máy hiển thị dao động kác, phân tích RSI dựa vào 3 ngưỡng: • Siêu mua: mọi giá trị RSI ≥ 70 được gọi là siêu mua. • Siêu bán: mọi giá trị RSI ≤ 30 được gọi là siêu bán. • Trung bình: Ngưỡng 50 được gọi là trung bình, RSI > 50 báo hiệu về sự thắng thế của phe mua, RSI < 50 báo hiệu sự thắng thế của phe bán. Tín hiệu mua: Mua khi RSI cắt và nằm phía trên lằn có giá trị 30 (Vùng quá bán) Tín hiệu bán: Bán khi RSI cắt và nằm phía dưới lằn có giá trị 70 (Vùng quá mua) + Một cách khác để nhận diện tín hiệu mua bán của chỉ báo RSI: • Mua khi đường giá và đường RSI đều đang tăng, với điều kiện đường RSI cắt và nằm trên lằn có giá trị là 50. • Bán khi đường giá và đường RSI đều đang giảm, với điều kiện là RSI cắt và nằm phía dưới lằn có giá trị là 50. Lưu ý: Khi RSI tăng hoặc giảm không liên tục thì những tín hiệu mua bán không xuất hiện. Có thể thay đổi số phiên đang xét ít hơn; ví dụ như mặc định là 14 phiên và ta sẽ điều chỉnh thành 5 phiên . Cần nhớ rằng khi giảm số phiên chỉ mang tính chất nhất thời, không ổn định, khi tăng số phiên xem xét thì tín hiệu mau bán sẽ chắc chắn hơn. //////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////// ///////////////////////////////////// MACD - TRUNG BÌNH ĐỘNG HỘI TỤ / PHÂN KỲ. Kể từ khi được Gerald Appel giới thiệu, MACD đã trở thành một trong những công cụ phân tích kỹ thuật đơn giản và tin cậy nhất. MACD được tính toán dựa trên hiệu số của hai đường trung bình động dài hạn và ngắn hạn, giá trị trả về thuộc nhóm phân tích tương quan: tương quan giữa trung bình động dài hạn và trung bình động ngắn hạn. 1. Tính toán Về mặt tính toán MACD lấy một giá trị trung bình động của giá trong ngắn hạn trừ cho giá trị trung bình động trong dài hạn. Thông thường MACD sử dụng EMA – 12 làm trung bình động ngắn hạn và EMA – 26 làm trung bình động dài hạn và cho hiệu số trên. 1. Đường MACD: EMA (12): Đường trung bình giá trong 12 phiên gần nhất Trừ EMA (26): Đường trung bình giá trong 26 phiên gần nhất 2. Đường tín hiệu MACD: là đường EMA (9) của đường MACD 3. Đường biểu đồ MACD: là MACD trừ đi đường tín hiệu MACD Như vậy nếu MACD > 0 thì trung bình động ngắn hạn lớn hơn trung bình động dài hạn.Nếu MACD < 0 thì trung bình động dài hạn nhỏ hơn trung bình động ngắn hạn. Đồ thị các giá trị của MACD là một máy hiển thị dao động phản ánh tương quan giữa trung bình động ngắn hạn và trung bình động dài hạn. Thông thường đồ thị này được vẽ kèm với đồ thị trung bình động EMA – 9 của chính MACD và đồ thị MACD – Histogram là hiệu số của MACD và trung bình động EMA – 9 của chính MACD. Về MACD - Histogram sẽ được nêu trong một bài khác. 2. Ý nghĩa So với các phương pháp phân tích khác, MACD thuộc về cả hai nhóm phân tích xu thế và phân tích tương quan, MACD vừa chỉ ra xu thế của thị trường vừa xác định các tín hiệu mua và bán trên cùng một đồ thị. Như đã biết trong bài viết về trung bình động, khoảng cách giữa trung bình động ngắn hạn và trung bình động dài hạn thể hiện xu thế tăng hoặc giảm của thị trường. Nếu trung bình động ngắn hạn lớn hơn trung bình động dài hạn thì xu thế là tăng giá và MACD có giá trị dương. Nếu giá trị MACD dương và ngày càng lớn thì xu thế thị trường tăng ngày càng mạnh, phe bò tót ngày càng thắng áp đảo. Nếu trung bình động ngắn hạn nhỏ hơn trung bình động dài hạn thì xu thế là giảm giá và MACD có giá trị âm. Nếu giá trị MACD âm và ngày càng nhỏ thì xu thế thị trường giảm ngày càng mạnh, phe gấu ngày càng thắng áp đảo. Đường trung bình của MACD là 0 nơi mà trung bình động giá ngắn hạn gặp trung bình động giá dài hạn, tại đây bắt đầu có sự đổi chiều về xu thế của thị trường. 3. Sử dụng Khi sử dụng MACD cần chú ý các tín hiệu sau để phát lênh mua hoặc bán: • Sự giao cắt giữa MCAD và đường trung bình động EMA của chính MACD: Nếu đường MACD ở cắt đường trung bình động EMA của chính nó và đi xuống dưới đường này thì đó là tín hiệu bán ra để cắt lỗ. Nếu đường MACD cắt đường EMA của chính nó và đi lên trên đường này thì đó là tín hiệu mua vào. Sự giao cắt này được gọi là cò súng khai hỏa các tín hiệu mua và bán khác chính xác. Tuy nhiên cũng chú ý rằng khi các tín hiệu này xảy ra thì thường sự việc đã xảy ra rồi. Tuy không thể mua đáy bán đỉnh được nhưng việc bạn sớm mua vào hay bán ra ở đầu một xu thế lên giá hoặc giảm giá cũng là một món hời. • Sự giao cắt giữa MCAD và đường zero. Sự giao cắt này chỉ là sự khẳng định lại tăng phần chắc chắn về xu thế mà các phép phân tích khác chỉ ra. Thông thường sự giao cắt này xảy ra khá muộn với độ trễ lớn nhất là khi sử dụng MCAD với hai đường trung bình động trong 9 ngày và 26 ngày. Do đó không thể dùng sự giao cắt này làm tín hiệu để phát lệnh mua/bán. Các tín hiệu trên cần kết hợp với nhiều tín hiệu trên các phân tích khác để có kết quả chính xác hơn. • Xác định xu thế tăng hoặc giảm hoặc dập dềnh. • Các dấu hiện về phân kỳ âm, phân kỳ dương. • Ngưỡng siêu mua/siêu bán. Khi phối hợp các tín hiệu trên với nau cần nhớ đến nghịch lý của việc áp dụng phân tích kỹ thuật: Việc áp dụng và chờ đợi càng nhiều tín hiệu để tăng phần khẳng định chính xác hơn của một quyết định mua bán có thể làm tăng phần chậm trễ cho quyết định mua bán đó và ngược lại việc áp dụng quá ít tín hiệu để ra quyết định mua bán cho kịp thời cơ có thể lại kém phần chính xác. Quyết định chính xác nhất là không quyết định. //////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////// ////////////////////////////////// MACD- HISTOGRAM DỰ ĐOÁN MACD Thomas Aspray giới thiệu MACD – Histogram vào năm 1968 như một giải pháp làm giảm thiểu độ trễ của MACD. Như đã biết sự giao cắt giữa MACD và đường trung bình động EMA của chính nó là phát pháo lệnh cho các hành vi mua và bán của nhà đầu tư. Tuy nhiên nếu ngồi chờ phát pháo lệnh này thì sự việc có thể đã trễ. Vì vậy MACD – Histogram được ra nhằm mục đích dự đoán sự xuất hiện của phát pháo lệnh trước khi nó xảy ra, nhờ đó nhà đầu tư có thể ra quyết định mua/bán kịp thời hơn so với việc chờ đợi sự giao cắt giữa MACD và đường trung bình động của chính nó. 1. Tính toán Giá trị của MACD – Histogram được tính bằng hiệu của MACD và giá trị trung bình động EMA của chính MACD. Thông thường nếu chọn MACD được tính bằng hiệu hai đường trung bình động của giá là EMA – 12 và EMA – 26 thì giá trị trung bình động EMA của chính MACD được chọn là 9 phiên. Đồ thị MACD – Histogram được vẽ trên cùng đồ thị với MACD dưới dạng biểu đồ hình cột. Nếu MACD vượt đường trung bình động EMA của chính nó thì MACD – Histogram dương và biểu đồ cột quay lên trên. Nếu MACD nằm dưới đường trung bình động EMA của chính nó thì MACD – Histogram âm và biểu đồ cột quay xuống dưới. MACD phản ánh sự chênh lệch giữa giá trị của MACD và giá trị trung bình động EMA – 9 của chính MACD. Nếu giá trị của MACD – histogram dương và càng lớn thể hiện phe bò tót càng thắng thế trên thị trường. Nếu giá trị MACD – histogram âm và càng nhỏ thì phe gấu càng thắng thế trên thị trường. Việc giao cắt giữa MACD và đường trung bình động của chính nó là một hiệu lệnh cho hành vi mua vào hoặc bán ra. Tại điểm giao cắt này MACD – Histogram có giá trị 0. Bằng việc dựa vào sự tăng giảm của MACD – Histogram để dự đoán việc MACD – Histogram bằng 0 sẽ xảy ra, nhờ đó MACD – Histogram đưa ra khuyến cáo về một hành vi mua bán của nhà đầu tư nên đến sớm hơn. Kỹ thuật sử dụng để dự đoán như vậy chính là phân kỳ dương và phân kỳ âm. 3. Sử dụng Nếu đường MACD đang ở trên đường trung bình, giá cả đang lên nhưng MACD – Histogram có sự xuất hiện của phân kỳ âm thì dấu hiệu này cảnh báo về sự giao cắt của MACD với trung bình động của chính nó và sẽ thấp hơn trung bình động. Lúc này nhà đầu tư có thể ra quyết định bán ra sớm hơn việc chờ đợi sự giao cắt mới ra quyết định bán. Nếu đường MACD đang ở dưới đường trung bình, giá cả đang xuống nhưng MACD – Histogram có sự xuất hiện của phân kỳ dương thì dấu hiệu này cảnh báo sự giao cắt của MACD và đường trung bình động EMA của chính nó và cao hơn trung bình động. Lúc này nhà đầu tư có thể ra quyết định mua vào sớm hơn là việc chờ đợi sự giao cắt mới ra quyết định mua. Chú ý rằng việc sử dụng MACD – Histogram để phán đoán cũng như sử dụng MACD giao cắt trung bình động EMA của chính nó được sử dụng dựa trên sự phối hợp bổ trợ với các phép phân tích khác. Ngoài ra vì MACD – Histogram dự đoán sự giao cắt của MACD nên dù có độ trễ ít hơn so với MACD nhưng tính chính xác lại kém hơn. Sử dụng một biện pháp phỏng đoán gián tiếp qua một dấu hiện dự đoán khác thì sẽ kém an toàn hơn là sử dụng phép dự đoán trực tiếp. //////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////// // Fibonacci trong phân tích kỹ thuật Có một “tỷ lệ” rất đặc biệt được sử dụng để mô tả tính cân đối của vạn vật từ những khối cấu trúc nhỏ nhất của thiên nhiên như nguyên tử cho đến những thực thể có kích thước cực kỳ khổng lồ như thiên thạch. Không chỉ thiên nhiên phụ thuộc vào nó để duy trì sự cân bằng mà thị trường tài chính có vẻ như cũng vận động theo một quy luật tương tự. Trong phạm vi bài viết, chúng ta sẽ xem qua một vài công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển dựa trên các nghiên cứu trên cái mà người ta gọi là “tỷ lệ vàng” này. Các nhà toán học, khoa học, và tự nhiên học đã biết đến “tỷ lệ vàng” này trong nhiều năm. Nó được rút ra từ dãy Fibonacci, do nhà toán học người Ý, Leonardo Fibonacci (1175-1250) tìm ra. Trong dãy Fibonacci (1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 610, etc), mỗi số trong dãy là tổng của hai số trước đó. Điều đặc biệt nhất trong dãy này là bất kỳ một số nào cũng đạt giá trị xấp xỉ 1.618 lần số đứng trước và 0.618 lần số đứng sau nó (0.618 là nghịch đảo của 1.618). Tỷ lệ này được biết đến với rất nhiều tên gọi: tỷ lệ vàng, tỷ lệ thần thánh, PHI … Vậy thì, tại sao tỷ lệ này lại quan trọng đến vậy? Vạn vật dường như có thuộc tính gắn kết với tỷ lệ 1.618, có lẽ vì thế mà nó được coi là một trong những nhân tố cơ bản cấu thành nên các thực thể trong tự nhiên. Nếu chia tổng số ong cái cho tổng số ong đực trong một tổ ong bất kỳ, bạn sẽ có giá trị là 1.618. Nếu lấy khoảng cách từ vai đến móng tay chia cho khoảng cách giữa cùi chỏ và móng tay thì bạn cũng có được giá trị 1.618. Tính xác thực của các ví dụ trên bạn có thể từ từ kiểm chứng nhưng chúng ta hãy cùng xem “tỷ lệ vàng” có ứng dụng gì trong tài chính. Khi sử dụng phân tích kỹ thuật “tỷ lệ vàng” thường được diễn giải theo 3 giá trị phần trăm: 38.2%, 50%, và 61.8%. Nhiều tỷ lệ khác có thể được sử dụng khi cần thiết, như 23.6%, 161.8%, 423% Có 4 phương pháp chính trong việc áp dụng dãy Fibonacci trong tài chính: Retracements, arcs, fans, và time zones. Fibonacci Arcs (FA) được thiết lập đầu tiên bằng cách vẽ đường thẳng kết nối 2 điểm có mức giá cao nhất và thấp nhất của giai đoạn phân tích. 3 đường cong sau đó được vẽ với tâm nằm trên điểm có mức giá cao nhất và có khoảng cách bằng 38.2%, 50.0%, 61.8% độ dài đường thẳng thiết lập FA dùng để dự đoán mức hỗ trợ và kháng cự khi đồ thị giá tiếp cận với đường cong. Một kỹ thuật phổ biến là theo dõi cả hai đường FA, FF (Fibonacci Fan) và dự đoán mức hỗ trợ/kháng cự tại điểm giao giữa đồ thị giá và đường FA/FF. Lưu ý rằng đồ thị giá cắt đường FA tại điểm nào còn tùy thuộc vào kích cỡ của đồ thị, nói cách khác đường FA được vẽ lên đồ thị nên nó có mối tương quan với kích cỡ cân đối của đồ thị trên màn hình vi tính hoặc trên giấy. Đồ thị giá của Đồng Bảng Anh mô tả cách mà đường FA tìm ra các điểm hỗ trợ và kháng cự (điểm A, B, C) Fibonacci Fan (FF) được vẽ bằng cách kết nối hai điểm giá cao nhất và thấp nhất của giai đoạn phân tích. Sau đó một đường thẳng đứng “vô hình” sẽ được vẽ qua điểm giá cao nhất. Tiếp theo đó 3 đường chéo sẽ được vẽ từ điểm giá thấp nhất cắt đường thẳng đứng “vô hình” tại 3 mức 38.2%, 50.0%, 61.8%. Đồ thị sau của Taxaco cho thấy các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự trên đường FF Bạn có thể thấy khi đồ thị giá gặp đường FF cao nhất (điểm A), đồ thị giá không thể vượt qua đường FF trong nhiều ngày. Khi giá vừa vượt qua đường FF, nó liền rớt nhanh chóng đến điểm đáy trên đường FF thứ 3 (điểm B và C) trước khi tìm được ngưỡng hỗ trợ. Cũng lưu ý rằng khi giá di chuyển qua điểm đáy (điểm C), nó di chuyển một mạch tới điểm cao nhất (điểm D) trên đường FF thứ 1 và cũng là điểm kháng cự, sau đó rơi xuống điểm giữa trên đường FF thứ hai (điểm E) trước khi đổi chiều đi lên. Fibonacci Retracements (FR) được xác định trước tiên bằng cách vẽ đường thẳng nối kết giữa hai điểm giá cao nhất và thấp nhất của đồ thị giá trong giai đoạn phân tích. Một loạt 9 đường nằm ngang sau đó được vẽ lên tại các mức Fibonacci 0.0%, 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, 100%, 161.8%, 261.8%, và 423.6% tương ứng với chiều cao tính từ điểm giá cao nhất đến thấp nhất (một số đường có thể không được vẽ ra khi nằm ngoài quy mô phân tích của đồ thị) Sau mỗi giai đoạn biến động giá chính (có thể lên hoặc xuống), giá thường có xu hướng đảo ngược xu hướng (toàn bộ hoặc một phần). Khi giá đảo chiều, các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự mới thường nằm trên hoặc gần đường FR (xem đồ thị - ngưỡng hỗ trợ và kháng cự xuất hiện tại đường Fibonacci 23.6% và 38.2%) Fibonacci Time Zones bao gồm một loạt các đường thẳng đứng. Sắp xếp theo trật tự của dãy Fibonacci 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, … Cũng như các đường khác, diễn biến thay đổi của giá thường có mức hỗ trợ/kháng cự nằm gần hoặc trên các đường thẳng đứng này. Các kết quả nghiên cứu về Fibonacci này không có ý định làm kim chỉ nam cho việc xác định thời gian xâm nhập hoặc thoát ra khỏi thị trường. Tuy nhiên, nó có thể hữu ích trong việc xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Đa phần các nhà đầu tư sử dụng kết hợp cả 4 phương pháp Fibonacci này để có thể đưa ra các mức dự đoán chính xác hơn. Một nhà phân tích có thể chỉ sử dụng Fibonacci Arcs và các điểm giao tại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Nhiều người khác kết hợp các nghiên cứu về Fibonacci với các dạng thức phân tích kỹ thuật khác như “lý thuyết sóng Elliot” để dự đoán mức độ đảo ngược xu hướng sau mỗi bước sóng khác nhau. //////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////// ///////////////////// Hết bài 2 ///////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////// /////////////////////////// . PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ÁP DỤNG VÀO CHỨNG KHOÁN. Gỉang viên : Trương Gia Quốc Bình ( nlcgiabinh ) http://forum.sanotc.com/t6151/CLB-Chung-khoan-Ha-Noi/HNSC-Phan-tich-INDEX- de-cu-CP-tot-nen-mua/p0.aspx BÀI. của chính MACD. Về MACD - Histogram sẽ được nêu trong một bài khác. 2. Ý nghĩa So với các phương pháp phân tích khác, MACD thuộc về cả hai nhóm phân tích xu thế và phân tích tương quan, MACD. mua/siêu bán. Khi phối hợp các tín hiệu trên với nau cần nhớ đến nghịch lý của việc áp dụng phân tích kỹ thuật: Việc áp dụng và chờ đợi càng nhiều tín hiệu để tăng phần khẳng định chính xác hơn của

Ngày đăng: 08/04/2015, 13:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w