Đất nước ta đang trên đà tiến đến phát triền toàn diện về mọi mặt: Kinh tế Văn hóa – Giáo dục, song hành cùng với sự phát triển đó cũng là những mặt trái, những tiêu cực gặp phải trong quá trình mở rộng, giao lưu kinh tế văn hóa với các nước láng giềng và trên thế giới. Điều đó làm gia tăng về số lượng tội phạm, mức độ của hành vi vi phạm và độ tuổi vi phạm. Điều đáng báo động đó chính là hành vi vi phạm pháp luật của thế hệ trẻ, những người thanh niên năng động, những người sẽ là trụ cột – tương lai đất nước. Vì vậy, việc tìm hiểu về “Vi phạm pháp luật của thanh niên ở nước ta hiện nay: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống” sẽ là việc làm vô cùng cấp thiết, là nền tảng để tiến đến tìm ra hướng giải quyết khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật của thế hệ thanh niên nói riêng.
Bài tập lớn môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trên đà tiến đến phát triền toàn diện về mọi mặt: Kinh tế - Văn hóa – Giáo dục, song hành cùng với sự phát triển đó cũng là những mặt trái, những tiêu cực gặp phải trong quá trình mở rộng, giao lưu kinh tế - văn hóa với các nước láng giềng và trên thế giới. Điều đó làm gia tăng về số lượng tội phạm, mức độ của hành vi vi phạm và độ tuổi vi phạm. Điều đáng báo động đó chính là hành vi vi phạm pháp luật của thế hệ trẻ, những người thanh niên năng động, những người sẽ là trụ cột – tương lai đất nước. Vì vậy, việc tìm hiểu về “Vi phạm pháp luật của thanh niên ở nước ta hiện nay: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống” sẽ là việc làm vô cùng cấp thiết, là nền tảng để tiến đến tìm ra hướng giải quyết khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật của thế hệ thanh niên nói riêng. NỘI DUNG I. Một số vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật. Trước khi tìm hiểu những vấn đề liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của thanh tiên Việt nam hiện nay, em xin đưa ra cơ sở lý luận về vi phạm pháp luật và một số vấn đề liên quan đến vi phạm pháp luật. 1. Khái niệm Vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 2. Các dấu hiệu của Vi phạm pháp luật. a. Vi phạm pháp luật là hành vi của con người thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Ví dụ: - Dưới dạng hoạt động như : Vượt đèn đỏ, trộm cắp tài sản… - Không hành động như : Trốn thuế, trốn nghĩa vụ quân sự… b. Vi phạm pháp luật là hành vi của con người mà hành vi đó trái với pháp luật. Tính chất trái pháp luật của hành vi con người thể hiện ở chỗ : làm không đúng điểu pháp luật cho phép; không làm hoặc làm không đầy đủ điểu pháp luật bắt buộc phải làm; làm điểu pháp luật ngăn cấm;… c. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật có chưa đựng lỗi của chủ thể. Trịnh Đình Cương Nhóm B1 Lớp 3827 – Đại học Luật Hà Nội 1 Bài tập lớn môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là những hành vi trái pháp luật, nhưng không phải tất cả các hành vi trái pháp luật đều là những hành vi vi phạm pháp luật mà chỉ hành vi trái pháp luật nào được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý ( tức là có lỗi của chủ thể ) mới được coi là hành vi vi pham pháp luật. d. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý. Chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức (pháp nhân). Nếu là tổ chức thì luôn luôn có trách nhiệm pháp lý, còn nếu là cá nhân thì phải là người đã đến tuổi chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi trái pháp luật mà mình vừa thực hiện theo luật định và có sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần, có khả năng nhận thức trước được hậu quả trong hành vi của mình và điều khiển được hành vi ấy. e. Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Tức là làm biến đổi trạng thái bình thường của quan hệ xã hội hay làm biến dạng cách xử sự của nội dung của quan hệ pháp luật đó. 3. Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật. Cấu thành của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp luật cụ thể và được cấu thành bởi bốn yếu tố đó là: Mặt khách quan, Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật; Chủ thể vi phạm pháp luật, Khách thể vi phạm pháp luật. + Khách quan của vi phạm pháp luật gồm : hành vi trái pháp luật, sự thiệt hại cho xã hội và quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sựu thiệt hại cho xã hội. + Chủ quan của vi phạm pháp luật gồm: lỗi, động cơ và mục đích. Lỗi được chia thành lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý do quá tự tin và lỗi do cẩu thả. + Chủ thể vi phạm pháp luật: là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lí. + Khách thể vi phạm pháp luật: là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Ngoài những yếu tố trên, khi truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi phạm pháp luật, cần xác định những yếu tố khác như: điều kiện, hoàn cảnh, thời gian, phương tiện sử dụng để vi phạm pháp luật,… 4. Phân loại vi phạm pháp luật. Trịnh Đình Cương Nhóm B1 Lớp 3827 – Đại học Luật Hà Nội 2 Bài tập lớn môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của chủ thể, khách thể vi phạm pháp luật và sự thiệt hại của xã hội, vi phạm pháp luật được chia thành bốn nhóm cơ bản: - Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm): hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự ( chủ thể chỉ là cá nhân). - Vi phạm pháp luật hành chính : hành vi xâm hại các quy tắc quản lý hành chính nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính ( chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức). - Vi phạm pháp luật dân sự : hành vi xâm hại các quan hệ tài sản và quan hệ nhân than phi tài sản mà theo quy định của pháp luật phải xử lý dân sự ( chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức) . - Vi phạm kỷ luật nhà nước: hành vi xâm phạm kỷ luật công tác, kỷ luật lao động, kỷ luật học tập, rèn luyện mà theo quy định của pháp luật phải bị xử lý bằng kỷ luật nhà nước. II. Thực trạng vi phạm pháp luật của thanh niên nước ta hiện nay. 1. Tình hình vi phạm pháp luật hiện nay. a. Tình hình vi phạm pháp luật nói chung ở nước ta hiện nay. Thực trang vi phạm pháp luật đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ trong toàn xã hội. b. Tình hình vi phạm pháp luật riêng ở đối tượng thanh niên. Thực trạng tội phạm và vi phạm pháp luật đang gia tăng nhanh trong thanh thiếu niên. Theo số liệu của Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự an toàn xã hội – Bộ Công An, năm 2007 toàn quốc có 10.361 vụ án do người chưa thành niên gây ra, gồm 15.589 em, 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5.746 vụ mới với 9.000 em (tăng 2%). Số vụ án do thế hệ này gây ra chiếm 20% tổng số vụ vi phạm hình sự với những hành vi phạm tội hết sức dã man, tàn bạo. Lứa tuổi phạm tội từ 16 đến 25 tuổi chiếm khoảng 60% với mức độ tái phạm cao đến 35%. Ngoài ra, các hiện tượng vi phạm giao thông như đua xe, lạng lách, không đội mũ bảo hiểm … diễn ra “hàng ngày”. - Về đối tượng vi phạm pháp luật: đa số thanh niên vi phạm pháp luật là nam. Tuy nhiên cũng có một số đối tượng không nhỏ là nữ. - Về cơ cấu vi phạm pháp luật: thông qua quá trình theo dõi các phiên tòa xét xử và các phương tiện thông tin đại chúng thì hầu hết các vụ vi phạm pháp luật thường mắc phải thỳ đều mang tính chất bạo lực như: cố ý gây thương tích, cướp giật…Một số khác phạm tội giết người, buôn bán tàng trữ chất ma túy… Trịnh Đình Cương Nhóm B1 Lớp 3827 – Đại học Luật Hà Nội 3 Bài tập lớn môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật - Về địa bàn hoạt động: các vụ vi phạm pháp luật và phạm tội do đối tượng thanh thiếu niên gây ra xảy ra phổ biến từ thành phố đến nông thôn và cả vùng xâu vùng xa. Tuy nhiên theo đánh giá tổng thể trên phạm vi toàn quốc thì tại các thành phố lớn, nơi kinh tế phát triển mạnh, thu hút nhiều lực lượng lao động như: Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng… Tỉ lệ thanh niên vi phạm pháp luật và tội phạm chiếm tỉ lệ cao và có chiều hướng tăng rất nhanh. - Về hình thức tham gia: nếu như trước đây đối tượng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật mang tính chất đơn lẻ thì hiện nay xu hướng vi phạm pháp luật đã chuyển dịch sang vi phạm có tổ chức, thành băng nhóm. Thủ đoạn ngày càng tinh vi và nguy hiểm. - Về mức độ nguy hiểm: Tính chất, mức độ vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm hình sự do thanh niên gây ra, nó đã và đang phát triển ngày càng ngiêm trọng. Những hành vi này đã gây trở ngại cho sự phát triển và nguy hiểm cho xã hội, đất nước. 2. Hậu quả Hầu hết các vi phạm pháp luật ở đối tượng thanh thiếu niên là những hậu quả khó khắc phục, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, hậu quả lớn nhất đó là làm ảnh hưởng đến cả một thế hệ trẻ, những thanh thiếu niên là tương lai của đất nước, của dân tộc. Thứ nhất, vi phạm pháp luật nói chung và ở thế hệ thanh thiếu niên nói riêng gây mất ổn định đời sống của toàn xã hội, tạo ra tâm lý hoang mang, lo lắng cho mọi người. Thứ hai, nó gây ra những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác và còn thiệt hại rất lớn cho nhà nước. Thứ ba, gây nên sự tha hóa, suy đồi các giá trị đạo đức trong xã hội mang tính lâu dài, khó khắc phục. Đây là hậu quả phi vật chất nặng nề nhất mà xã hội phải gánh chịu. III. Nguyên nhân vi phạm pháp luật của thanh niên nước ta hiện nay Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật ở độ tuổi thanh niên hiện nay và được chia ra thành nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. 1. Nguyên nhân khách quan Nếu như đi theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - LêNin thì “tồn tại xã hội quyết định ý thức của xã hội” tức là những yếu tố khách quan như: điều kiện sống, hoàn cảnh sống, Trịnh Đình Cương Nhóm B1 Lớp 3827 – Đại học Luật Hà Nội 4 Bài tập lớn môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật điều kiện gia đình, kinh tế, xã hội…đã là những yếu tố có tác động không nhỏ đến những hành vi vi phạm pháp luật của con người nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên. Thứ nhất, những nguyên nhân xã hội. Các nguyên nhân xã hội rất đa dạng và rất khó để thống kê hết: Đầu tiên là sự phân hóa xã hội thành những tầng lớp khác nhau, sự phân hóa giàu nghèo rất rõ rệt dẫn đến tình trạng chênh lệch nhận thức, trình độ và điều kiện cuộc sống. Ví dụ: Những gia đình giàu có, cha mẹ lo kiếm tiền mà không để ý đến con cái, dùng tiền để chu cấp và cứ nghĩ đó là quan tâm, bù đắp tình cảm cho con. Hoặc do gia đình khó khăn nghèo đói, cha mẹ ly thân, không đáp ứng được nhu cầu học tập, sức khỏe, vật chất cũng như tinh thần để con cái có thể phát triển thật tốt. Đó cũng là những nguyên nhân về điều kiện sống ảnh hưởng tới quá trính nhận thức của con người và quan trọng là nó dẫn đến những hành vi vi pham pháp luật ở độ tuổi thanh thiếu niên . Thứ hai, Sự gia tăng dân số quá nhanh cũng là nguyên nhân gây ra vi phạm pháp luật ở thanh niên. Trong tình trạng dân số gia tăng, bùng nổ nhanh chóng, xã hội và nhà nước chưa thể có đầy đủ khả năng quan tâm cũng như cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ toàn diện việc học tập, đào tạo kĩ lưỡng cho lớp trẻ. Nhưng cho đến nay không thể phủ nhận những cố gắng của nhà nước trong vấn đề này. Dân số tăng nhanh cũng từ việc nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp dẫn đến giao thoa nền văn hóa, kinh tế, xã hội. Không thể không nhắc đến những tích cực mà nó đem lại nhưng nó cũng làm gia tăng đáng kể số tội phạm và vi phạm pháp luật ở độ tuổi thanh niên. Sự kết hợp thiếu nhận thức gây ra những lối sống sai lệch, không đúng đắn. Thứ 3, nguyên nhân từ bên ngoài mang đến cùng xu hướng hội nhập Quốc Tế. Trong quá trình hội nhập, ngoài những yếu tố tích cực mang lại thì những yếu tố tiêu cực cũng tạo điều kiện thuận lợi cho thế lực thù đich, phản động với mục đích xấu, động cơ thiếu trong sáng xâm nhập vào nước ta. Ngoài ra việc hội nhập cũng chứa đựng những nguồn vi phạm như những tội phạm bỏ trốn, loại hình vận chuyển buôn bán trái phép xuyên quốc gia, thế lực phản động gây lũng loạn lòng dân, mất niềm tin vào Đảng và Nhà Nước. 2. Nguyên nhân chủ quan Trịnh Đình Cương Nhóm B1 Lớp 3827 – Đại học Luật Hà Nội 5 Bài tập lớn môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật Những nguyên nhân khách quan là yếu tố tác động đến những nguyên chủ quan: Thứ nhất, do ý thức của chủ thể vi phạm pháp luật. Mặt bằng tri thức chung của người dân Việt Nam chưa đồng đều, và hầu hết chưa nhận thức được đúng và đầy đủ về pháp luật. Vì vậy, những vi phạm do kém hiểu biết xảy ra mà không lường trước được hậu. Đặc biệt là thế hệ thanh thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị kích động nên thường bị dụ dỗ lôi kéo vi phạm pháp luật. Mặt khác sự bao che, thiếu tính khách quan trung thực của phụ huynh cũng gây ra tâm lý ỷ lại, coi thường pháp luật cho con em họ. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tin tưởng của nhân dân vào bộ máy thực thi pháp luật. Thứ hai, phát triển không ngừng của nền kinh tế kéo theo sự tụt hậu của pháp luật. Hệ thống pháp luật của nhà nước vẫn thiếu đi tính toàn diện và tính khách quan phù hợp với cuộc sống của nhân dân. Mặt khác còn chưa có tính nhất quán vì lý do cứ hễ có thiếu sót mới sửa chữa, sửa đổi, bổ sung, điểu đó tao ra nhiều kẽ hở để cho đối tượng vi phạm pháp luật. Hạn chế ở tình trạng, luật còn chưa kịp sửa mà yêu cầu giải quyết gấp rút khiến cơ quan ban hành các văn bản hướng dẫn hoặc quy định trái luật, mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau. Thứ ba, do hoạt động phòng chống và kiểm soát tình hình vi phạm còn hạn chế. Lực lượng tuy đông nhưng chất lượng còn kém, thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý, mặt khác còn quan liêu và mang tính lỏng lẻo. Cuối cùng, cũng là nguyên nhân quan trọng không kém đó là công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa hề được đi sâu vào thực tế. Sự thiếu hụt các dịch vụ tư vấn hỗ trợ kỹ năng sống, các dịch vụ tư vấn công cộng hỗ trợ tất cả mọi người, đặc biệt là người vi phạm pháp luật và gia đình họ, giúp họ vượt qua khó khăn. Công tác giáo dục, phòng chống rất hạn chế về chất lượng và cả chiến lược. Chương trình giáo dục về pháp luật và lối sống còn nặng nề, chưa thực chất và thiếu tính mạnh mẽ với các tệ nạn xã hội. Đội ngũ giảng dạy trong các trường học, khu dân cư … còn chưa được đào tạo bài bản. Hệ quả là tuyên truyền chưa đạt chất lượng và thiếu tính chính xác. Trịnh Đình Cương Nhóm B1 Lớp 3827 – Đại học Luật Hà Nội 6 Bài tập lớn môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật IV. Những giải pháp khắc phục và phòng chống vi phạm pháp luật của thanh niên ở nước ta hiện nay. Từ những phân tích về thực trạng và nguyên nhân về tình hình vi phạm pháp luật ở đối tượng thanh niên, thì việc làm quan trọng hàng đầu của các cơ quan có thẩm quyền và xã hội là phải đưa ra giải pháp để khắc phục tình trạng này. Sau đây là một số giải pháp khắc phục và phòng chống: Thứ nhất, đào tạo một đội ngũ tuyên truyền, quản lý giáo dục pháp luật tốt. Vì đội ngũ này là lực lượng lòng cốt trong việc phổ biến pháp luật đến nhân dân, nhất là việc giảng dạ từ những độ tuổi nhỏ nhất. Nếu nhân dân nắm được pháp luật thì sẽ giảm được đáng kể tình trạng vi phạm. Thứ hai, nâng cao ý thức của thế hệ thanh thiếu niên. Đó là việc làm vô cùng khó khăn nhưng không phải không thể làm được. Trách nhiệm phụ thuộc một phần không nhỏ thừ phía cha mẹ về cách chăm sóc và giáo dục con cái. Vì thế cần đưa ra được những biện pháp tâm lý đúng đắn đánh trúng tâm lý những người làm cha mẹ qua các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ và từ phía các phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó nâng cao trách nhiệm của họ với con em mình. Thứ ba, nâng cao sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến nhân dân. Xây dựng hệ thống pháp luật chặt chẽ, nghiêm minh và có tính toàn diện, khách quan, chân thực. Cương quyết xử lý những vi phạm pháp luật dù là nhỏ nhất để răn đe cũng như củng cố tinh thần chấp hành pháp luật của nhân dân nói chung và của thế hệ thanh niên nói riêng. Thứ tư, áp dụng những kế hoạch đã được tuyên truyền, phổ biến, đi sâu bán sát và khắc phục tình trang mất cân đối giữa các vùng thành thị - nông thông; đông bằng – miền núi; vùng xâu xùng xa; những vùng đặc biệt khó khăn; … Trên đây là một số giải pháp cần được ưu tiên hàng đầu để khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật trong toàn dân và nói riêng ở thế hệ thanh niên. Vì vậy, để đạt được những hiệu quả và thành công luôn cần tới sự hợp tác và giúp đỡ từ nhiều phía: Đảng, Nhà nước, bộ máy thực thi pháp luật và từ các thế hệ, tầng lớp nhân dân trong xã hội. KẾT LUẬN Trịnh Đình Cương Nhóm B1 Lớp 3827 – Đại học Luật Hà Nội 7 Bài tập lớn môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật Vi phạm pháp luật trong thế hệ thanh niên đang ngày càng có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Hi vọng rằng, qua những phân tích về nguyên nhân, thực trạng cùng những giải pháp được đưa ra sẽ phần nào ngăn chặn và đẩy lùi được tình trạng vi phạm pháp luật và những hậu quả nặng nề mà nó đem lại. Trịnh Đình Cương Nhóm B1 Lớp 3827 – Đại học Luật Hà Nội 8