vấn đề xử phạt vi phạm hành chính.

12 840 4
vấn đề xử phạt vi phạm hành chính.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

vấn đề xử phạt vi phạm hành chính.

MỤC LỤC Trang A. LỜI MỞ ĐẦU 2 B. NỘI DUNG 2 I. Khái quát về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính 2 1. Khái niệm xử phạm vi phạm hành chính 2 2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả . 2 II. Đánh giá về tính hợp lý của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả 3 1. Tính hợp lý của các quy định hiện hành về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính 3 1.1. Các hình thức xử phạt chính . 3 1.2. Các hình thức xử phạt bổ sung . 7 2. Tính hợp lý của các quy định hiện hành về các biện pháp khắc phục hậu quả . 8 III. Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính 10 C. KẾT LUẬN 11 Danh mục tài liệu tham khảo 12 1 A. LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, khi Pháp lệnh xửvi phạm hành chính năm 2002 được đưa vào thực thi đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động đảm bảo trật tự quản lý nhà nước. Tuy nhiên, thực tế pháp luật vẫn còn bỏ ngỏ khá nhiều quy định dẫn đến tình trạng nhiều hành vi vi phạm hành chính chưa được hay không thể xử lý. Do đó, tính hợp lý của các quy định của pháp luật nói chung và của các hình thức xử phạt hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì trật tự quản lý nhà nước. B. NỘI DUNG I. Khái quát về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính. 1. Khái niệm xử phạm vi phạm hành chính Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. 2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả đã được quy định cụ thể trong Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002 và các Nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ. Đây là cơ sở pháp lí quan trọng nhất để các chủ thể tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Nó đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, củng cố và tăng cường trật tự quản lí trong các lĩnh vực quản lí nhà nước, đồng thời còn hướng tới mục đích giáo dục cho mọi người ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức tôn trọng các quy tắc của đời sống cộng đồng. 2 II. Đánh giá về tính hợp lý của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả. 1. Tính hợp lý của các quy định hiện hành về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính thể hiện sự răn đe, trừng phạt của pháp luật đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước thông qua việc buộc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất hoặc tinh thần, mang tính giáo dục đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt, góp phần nâng cao ý thức của công dân trong việc chấp hành pháp luật và các quy tắc quản lý nhà nước. Khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 12 Pháp lệnh xửvi phạm hành chính năm 2002 đã quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính: "1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền. 2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. 4. Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể." 1.1. Các hình thức xử phạt chính * Cảnh cáo Điều 13 Pháp lệnh xửvi phạm hành chính quy định: “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản”. 3 Khi áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo thì phải xác định điều kiện để áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Điều 7 của Pháp lệnh quy định rõ những tình tiết giảm nhẹ, là cơ sở để áp dụng hình thức cảnh cáo đối với các hành vi vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ. Thực tế cho thấy, biện pháp cảnh cáo rất ít được sử dụng mà chủ yếu là áp dụng biện pháp phạt tiền. Vậy lí do gì dẫn đến thực trạng này? Có thể điểm qua một số lí do sau: Thứ nhất, mọi người vẫn còn có nhận thức coi nhẹ hình thức xử phạt này, cho rằng phạt cảnh cáo thì tính răn đe không cao, những người đã có hành vi vi phạm hành chính thì tức là đối với họ, pháp luật đã không được tôn trọng, thế mà chỉ phạt cảnh cáo, người vi phạm cũng không bị ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của mình, thế chẳng khác nào “muối bỏ biển”. Thứ hai, tình trạng tiêu cực trong lực lượng cán bộ thi hành quyết định xử phạt vẫn đang là phổ biến. Hiện nay vẫn tồn tại xu hướng muốn phạt nặng người vi phạm, ngay cả khi vi phạm chỉ đáng phạt cảnh cáo. Bản thân những người thi hành pháp luật đã không coi trọng hình thức xử phạt cảnh cáo thì việc áp dụng hình thức này theo đúng cơ sở pháp luật cũng là việc không dễ. Tuy nhiên, hai lí do trên đây không thể là cơ sở để loại bỏ hình thức cảnh cáo. Không thể phủ nhận được vai trò của hình thức này trong việc xử lí các vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông. dụ: Theo Nghị định 146/2007/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, xử phạt 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi lưu thông. Như vậy, bắt buộc trẻ em cũng phải đội mũ bảo hiểm khi được người lớn chở trên xe tham gia lưu thông. Trường hợp trẻ em không đội mũ bảo hiểm, CSGT sẽ yêu cầu dừng xe và lập biên bản cảnh cáo (không phạt tiền). Mục đích của chế tài xử phạt hành chính là giáo dục, nhắc nhở mọi người tôn trọng pháp luật chứ không đặt nặng tính răn đe, trừng trị như các chế tài hình sự. Do đó, với các vi phạm nhỏ, lần đầu và đối tượng vi phạmvị thành niên thì hình phạt cảnh cáo là phù hợp, thể hiện sự khoan nhượng của pháp luật. 4 Tuy nhiên, không phải là hình phạt này không để lộ những bất cập, đó là điều kiện áp dụng phạt cảnh cáo chỉ được quy định chung chung trong Pháp lệnh, và các Nghị định sau đó cũng không đưa ra được các quy định hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết hơn. Điều này đã dẫn đến sự thiếu thống nhất trong việc áp dụng truy cứu trách nhiệm hành chính tại các văn bản xử phạt trong từng lĩnh vực. Như thế nào là vi phạm nhỏ, như thế nào là có tình tiết giảm nhẹ? Tất cả đều khá chung chung. Ngoài ra, Pháp lệnh cũng quy định đối tượng có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo là các tổ chức, việc quy định như vậy khiến người ta đặt ra câu hỏi, liệu hình phạt cảnh cáo có tác dụng hay không trong công tác đấu tranh phòng chống vi phạm? * Phạt tiền Phạt tiền là hình thức xử phạt chính được quy định tại Điều 14 Pháp lệnh xửvi phạm hành chính năm 2002. Nhìn chung, các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nếu không thuộc trường hợp bị xử phạt cảnh cáo thì bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền. Theo Pháp lệnh xửhành chính năm 2002 (đã sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008) thì mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 10.000 đồng đến 500.000.000 đồng. Mức phạt tiền này hợp lý hơn so với quy định trong Pháp lệnh xửhành chính năm 2002 chưa sửa đổi, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong thời kì hiện nay. Trong việc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, Điều 7 Pháp lệnh quy định người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì mức tiền phạt tối đa không được quá ½ mức phạt đối với người thành niên; trong trường hợp họ không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay. Cùng quy định về vấn đề này song Pháp lệnh xửvi phạm hành chính năm 1995 lại không quy định rõ mức phạt tối đa, gây khó khăn cho việc áp dụng. Như vậy, quy định này tại Pháp lệnh năm 2002 mang tính hợp lí hơn hẳn. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về hình thức phạt tiền cũng bộc lộ những hạn chế nhất định như: 5 - Pháp lệnh xửvi phạm hành chính năm 2002 đã tăng mức tiền phạt cao hơn rất nhiều so với các quy định trước đây. Sự thay đổi này mặc dù đã thể hiện sự phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, tính răn đe đã cao hơn trước, tuy nhiên một dấu chấm hỏi đặt ra hiện nay đó là liệu có phải ai cũng có khả năng thi hành quyết định xử phạt với số tiền nhiều như thế được không? Và như thế liệu có thể xảy ra hiện tượng cán bộ thi hành công vụ nhận hối lộ khi người vi phạm xin xỏ hay không? Thực tế đã trả lời rằng hiện tượng đó là không ít, đặc biệt là trong lĩnh vực an toàn giao thông. Có thể lấy dụ: Khoản 3 Điều 8 Nghị định 34/2010/NĐ- CP của Chính phủ quy định hình thức xử phạt đối với trường hợp người điều khiển xe không chấp hành tín hiệu đèn giao thông là phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng. Đối với học sinh, sinh viên, số tiền trên không phải là nhỏ, và thực tế là tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm giao thông rất nhiều. Hình thức mà được gọi một cách tế nhị là “phạt nóng” thế mà diễn ra thường xuyên khi người vi phạm “xin xỏ” người thi hành công vụ. - Khung tiền phạt cũng còn được quy định rất chung chung. Mức phạt từ tối thiểu đến tối đa vẫn có một khoảng cách khá xa dẫn đến sự tùy tiện trong việc áp dụng. - Điều kiện và đối tượng áp dụng phạt tiền cũng chưa được quy định cụ thể. Như thế nào là vi phạm nhỏ hay vi phạm lớn? thế nào là tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ để mà từ đó áp dụng hình thức cảnh cáo hay phạt tiền? Đó thật sự là một vấn đề lớn cần làm rõ khi mà các quy định vẫn chưa cụ thể. Đối với đối tượng là tổ chức thì hình thức phạt tiền cũng không phải đem lại hiệu quả thực sự. Một số cá nhân trong tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, khi bị xử phạt thì lại nhân danh tổ chức để nộp phạt, dùng tiền của tổ chức mình. Vậy thì liệu hình thức xử phạt này có thực sự mang lại hiệu quả răn đe hay không, bởi lẽ tài sản của công thì không ai tiếc. Bên cạnh đó, đối với những người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi vi phạm hành chính mà phải chịu hình thức xửphạt tiền thì họ có thể nhận được sự trợ giúp của gia đình. Có rất nhiều trường hợp người chưa thành niên sống trong một gia đình khá giả, được coi là “cậu ấm, cô chiêu” có hành vi vi phạm, cha mẹ của họ rất có sẵn khả năng để nộp tiền phạt thay, như vậy hình phạt 6 này không thực sự mang tính chất răn đe đối với các đối tượng đó, và như vậy pháp luật vẫn không được tôn trọng và vẫn bị vi phạm. * Trục xuất Theo Điều 15 Pháp lệnh xửvi phạm hành chính, “trục xuất là buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Chính phủ quy định thủ tục trục xuất. Trục xuất vừa là hình thức xử phạt chính, vừa là hình thức phạt bổ sung. Trên thực tế, quy định về hình thức xử phạt này là khá hợp lý. 1.2. Các hình thức xử phạt bổ sung Ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau: * Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề Điều 16 Pháp lệnh xửvi phạm hành chính năm 2002 (đã sửa đổi bổ sung 2007, 2008) quy định: “Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề”. Tước quyền sử dụng giấy phép là hình thức xử phạt nghiêm khắc và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính do đó khi thực hiện hình thức này cần phải quy định chặt chẽ về thủ tục tiến hành để tránh sự tuỳ tiện và lạm dụng dẫn đến tiêu cực. Pháp luật quy định rõ ai có thẩm quyền được tước quyền sử dụng những loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề nào. dụ: Điều 37 Pháp lệnh quy định Chi cục trưởng chi cục quản lý thị trường, Cục trưởng cục quản lý thị trường có quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền. Tuy nhiên, về khía cạnh mức độ vi phạm, pháp lệnh cũng như các nghị định hướng dẫn cũng không đưa ra được khái niệm cụ thể thế nào là “vi phạm nghiêm trọng” các quy định trong việc sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó, cũng 7 như không đưa ra quy định chi tiết rằng khi nào thì tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hay không có thời hạn? Điều này dễ dẫn đến việc xử phạt tùy tiện, không thống nhất. * Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính Điều 17 Pháp lệnh xửvi phạm hành chính quy định: “1. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là việc sung vào quỹ nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính; 2. Không tịch thu tang vật, phương tiện bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt, sử dụng trái phép mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp pháp”. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định rõ ràng trong điều 60 của Pháp lệnh, đồng thời việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cũng được quy định trong điều 61 của Pháp lệnh. Những quy định về việc tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính khá rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm một cách dễ dàng, chính xác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế, hình thức này vẫn bị áp dụng một cách méo mó, có trường hợp không đáng bị tịch thu thì lại tịch thu, trường hợp cần tịch thu để răn đe thì lại không áp dụng. Và có trường hợp, cán bộ thi hành quyết định xử phạt lại bám vào những kẽ hở của pháp luật để chuộc lợi. Như vậy, tính nghiêm minh của pháp luật đã không có ngay cả trong những người thực thi pháp luật. 2. Tính hợp lý của các quy định hiện hành về các biện pháp khắc phục hậu quả Biện pháp khắc phục hậu quả là những cách thức, hoạt động được thực hiện để khôi phục một phần hoặc toàn bộ những thiệt hại, thiếu sót đã xảy ra trên thực tế do vi phạm hành chính gây ra. Pháp lệnh Xửvi phạm hành chính năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định một cách đầy đủ và hệ thống những quy định về biện pháp khắc phục hậu quả. Tại Khoản 3 Điều 12 Chương II quy định về Các hình thức xử 8 phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả Pháp lệnh Xửvi phạm hành chính: “Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; b. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; c. Buộc đưa ta khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện; d. Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại; đ. Các biện pháp khác do Chính phủ quy định.” Mặc dù đã quy định chi tiết hơn nội dung của từng biện pháp tại các Điều 18, 19, 20, 21 của Pháp lệnh tuy nhiên như vậy vẫn là chưa đủ. Các quy định chưa thể hiện được tính điển hình trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước nên không bảo đảm tính khả thi và không dễ dàng cho người thực thi pháp luật vận dụng một cách chính xác trong từng tình huống thực tế cụ thể. Thế nào là “khôi phục lại tình trạng ban đầu” ? “Buộc chấp hành các quy định về đăng kí nghĩa vụ quân sự”? “Buộc chấp hành các quy định về kiểm tra hoặc khám sức khỏe…”? v.v . Những quy định mang tính chất ước lượng, chung chung thế này thật khó khi áp dụng đối với nhiều hành vi vi phạm hành chính cụ thể như trong lĩnh vực y tế, giáo dục . Một số Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính có xu hướng xây dựng các quy định “buộc cá nhân, tổ chức phải chấp hành các quy định pháp luật về quản lý nhà nước mà họ đã có hành vi vi phạm hành chính” là một biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng các biện pháp khắc phục hậu quả mang tính chất như trên không phù hợp với bản chất của các biện pháp khắc phục hậu quả nhằm hạn chế, khôi phục lại các thiệt hại mà hành vi vi phạm hành chính đã gây ra. 9 Các biện pháp khắc phục hậu quả nên được quy định rõ ràng sao cho các cơ quan thực thi có thể dễ dàng thực hiện đúng pháp luật, áp dụng chính xác vào việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính cụ thể. Một điểm hợp lý đáng nói của Pháp lệnh đó là Chính phủ có thẩm quyền quy định thêm một số biện pháp khắc phục hậu quả khác phù hợp với từng hoàn cảnh vi phạm, tại điểm đ Khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh xửvi phạm hành chính quy định “Các biện pháp khác do Chính phủ quy định”. Nhờ đó mà các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng một cách linh hoạt tùy theo các trường hợp cụ thể trong thực tiễn xã hội vốn hết sức phong phú và phức tạp như hiện nay. Chính phủ đã quy định thêm một số các biện pháp khắc phục hậu quả mới. dụ: biện pháp buộc cải chính công khai, xin lỗi công khai (Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh). Tuy nhiên, bên cạnh đó, quy định của pháp luật về các biện pháp khắc phục hậu quả còn bộc lộ một số hạn chế như trùng lặp biện pháp khắc phục hậu quả với hình thức xử phạt bổ sung (điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 169/2004/NĐ-CP), sự bó hẹp về thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định… III. Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Thời gian qua, cùng với quá trình đẩy mạnh hoạt động xử phạt hành chính, một hệ thống chế tài đã được hoàn thiện và xây dựng và ngày càng được hoàn thiện cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, một số biện pháp chế tài này cũng đã bộc lộ những khiếm khuyết nhất định như còn lẫn lộn giữa hình thức phạt chính, phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả; hệ thống chế tài trong nhiều trường hợp vẫn chưa đủ để áp dụng tường xứng với mức độ, tính chất của vi phạm; nhiều nghị định quy định một số hành vi vi phạm hành chính phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả mang tính răn đe, trừng phạt cao hơn so với hình thức xử phạt chính… Trên cơ sở thực 10 [...]... nghĩa Có thể nói xử phạt vi phạm hành chính là nội dung rất quan trọng của hoạt động quản lí nhà nước Một trong những điều kiện đảm bảo thực hiện có hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính là hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử phạt hành chính Để khắc phục những hạn chế, những khiếm khuyết, vấn đề đặt ra là phải sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện những quy định về xử phạt vi phạm hành chính 11 DANH... nhân có thẩm quyền trong xửvi phạm hành chính, hạn chế các hành vi tiêu cực diễn ra trong lĩnh vực này Đặc biệt là nâng cao nhận thức cho người dân về pháp luật nói chung, các chế tài hành chính nói riêng để qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân C KẾT LUẬN Xử phạt vi phạm hành chính được coi là biện pháp có hiệu quả trong vi c đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính, bảo vệ trật... Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính Vi t Nam, Nxb Công An nhân dân, Hà Nội, 2007, 2008 2 Pháp lệnh xửvi phạm hành chính năm 2002 bổ sung sửa đổi năm 2008 3 Hệ thống chế tài xử phạt vi phạm hành chính những bất cập, hạn chế và phương hướng hoàn thiện, PGS TS Bùi Xuân Đức, Tạp chí Luật học số 5/2009 4 Về vi phạm hành chính và hình thức xử phạt hành chính: những hạn chế và giải pháp... về xử phạt hành chính như sau: - Cần thiết phải mở rộng thêm các hình thức xử phạt Giải pháp này không chỉ mang tính chất là lấp “lỗ hổng” trong pháp luật về xử phạt hành chính mà còn là điều kiện, cơ sở để xem xét, loại bỏ đi những biện pháp không còn phù hợp - Cần phân định lại tính chất và cách áp dụng các hình thức xử phạt, tránh tình trạng cùng vi phạm mức độ tương đương nhau nhưng hai hành vi. .. chí Nhà nước và pháp luật, Vi n Nhà nước và pháp luật, Số 02/2006, tr 18 – 25 5 Các hình thức xử phạt hành chính: hiện trạng và phương hướng hoàn thiện , TS Bùi Xuân Đức, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật Số 1/1998, tr.30 – 35 6 Luận án Hoàn thiện pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính – Th.S Nguyễn Trọng Bình 7 Biện pháp khắc phục hậu quả trong xửvi phạm hành chính – Quách Tiên Phong,... nhưng hai hành vi bị xử phạt ở hai nơi khác nhau lại khác nhau - Cần quy định thống nhất các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả cũng như điều kiện, phạm vi áp dụng vào một văn bản luật, tránh tình trạng quy định dàn trải ở nhiều văn bản luật như hiện nay gây khó khăn cho vi c áp dụng - Một vi c không thể thiếu đó là cần bồi dưỡng năng lực công tác cũng như vấn đề về đạo đức cho các . B. NỘI DUNG I. Khái quát về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính. 1. Khái niệm xử phạm vi phạm hành chính Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ. cá nhân vi phạm hành chính. 2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và

Ngày đăng: 03/04/2013, 14:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan