1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Một số giải đáp về BHXH

3 571 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Một số giải đáp về BHXH 2015, có câu hỏi thực tế, có giải đáp thực tế trong công việc kế toán. rất phù hợp cho những ai làm kế toán. có bảng tỉ lệ của người lao động và doanh nghiệp sử dụng lao động, chính sách cho phụ nữ mang thai, cho con bú. người lao động dễ hiểu nhất.

MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ LAO ĐỘNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 1. Hỏi : Doanh nghiệp có bao nhiêu người lao động trở lên thì phải đăng ký đóng bảo hiểm xã hội? Trả lời : Pháp luật BHXH hiện hành quy định: mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng lao động làm việc theo HĐLĐ từ 3 tháng trở lên đều thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, không phân biệt số lượng lao động sử dụng là bao nhiêu người. 2. Hỏi : Điều kiện được hưởng BHTN ? Trả lời : - Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi thất nghiệp; và - Đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở LĐTB&XH (trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi mất việc làm, nếu đăng ký chậm sau 7 ngày sẽ không được giải quyết quyền lợi về BHTN); và nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN (phải hoàn thành trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi đăng ký thất nghiệp). - Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp. Lưu ý: Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hàng tháng người thất nghiệp phải đến thông báo với trung tâm giới thiệu việc làm về việc tìm kiếm việc làm. NLĐ đủ điều kiện hưởng các chế độ BHTN tính từ ngày thứ 16 – kể từ ngày đăng ký thất nghiệp. 3. Hỏi : Mức hưởng BHTN là bao nhiêu? Trả lời : 60% mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. 4. Hỏi : Nếu người sử dụng lao động không đóng BHTN cho người lao động thì người lao động có được hưởng trợ cấp thôi việc hay không? Mức hưởng trợ cấp thôi việc được tính như thế nào ? Trả lời : - Có . Với điều kiện khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên. - Mức hưởng trợ cấp : cứ mỗi năm là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương (nếu có). 5. Hỏi : Thời gian thử việc có đóng BHXH, BHYT không? Trả lời : Thời gian thử việc (tối đa là 2 tháng) được thực hiện trên cơ sở “hợp đồng thử việc” chứ chưa phải là thời gian làm việc chính thức theo HĐLĐ, nên không thuộc diện đóng BHXH, BHYT. 6. Hỏi : Trong thời gian NLĐ nghỉ việc không lương, cty có phải đóng BHXH, BHYT không? có phải báo giảm lao động và thu lại thẻ BHYT không? Trả lời : Thời gian NLĐ nghỉ không lương không thuộc diện đóng BHXH, BHYT. Do đó, đơn vị phải báo giảm lao động tham gia BHXH và trả lại thẻ BHYT. Trường hợp không trả thẻ thì phải nộp bổ sung giá trị thẻ còn lại. 7. Hỏi : Trong công ty có một nhân viên làm việc cùng một lúc cho 2 nơi, xin hỏi nhân viên này sẽ đóng BHXH và BHYT như thế nào? Trả lời : Theo qui định hiện hành người lao động làm việc tại nhiều nơi thì chỉ chọn 1 nơi để tham gia BHXH. Các nơi còn lại trả vào lương cho người lao động phần nghĩa vụ BHXH, BHYT của đơn vị. 8. Hỏi : Đơn vị đã làm thủ tục cấp sổ BHXH cho người lao động, nay người lao động cung cấp sổ BHXH cũ. Như vậy người lao động có 2 sổ, đơn vị phải làm thủ tục gì? Trả lời : Theo quy định mỗi người lao động chỉ được cấp 1 quyển sổ BHXH. Đơn vị cần lập công văn giải trình (kèm theo 2 quyển sổ BHXH của NLĐ) để cơ quan BHXH lập thủ tục chuyển 2 sổ thành 1 theo quy định. Sổ BHXH được cấp đầu tiên sẽ được giữ lại để đóng và ghi nhận quá trình tham gia BHXH. 9. Hỏi : Mức lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT? Trả lời : Mức lương làm cơ sở đóng BHXH là tổng mức tiền lương, tiền công (bao gồm các loại phụ cấp có tính chất như lương) ghi trên hợp đồng lao động. Tiền lương và phụ cấp nói trên phải thực hiện theo đúng thang, bảng lương mà doanh nghiệp đã xây dựng và đăng ký với cơ quan lao động địa phương. 10. Hỏi : Người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu đã nghỉ việc nhưng đóng còn thiếu 2 năm mới được 20 năm thì phải làm sao? Trả lời : Người lao động có thể đóng BHXH tự nguyện thêm 2 năm nữa để được giải quyết chế độ hưu theo quy định. 11. Hỏi : Mức đóng BHXH, BHYT và BHTN của người sử dụng lao động và người lao động hiện nay ? Trả lời : Năm Người sử dụng lao động (%) Người lao động (%) Tổng cộng (%) BHXH BHYT BHTN BHXH BHYT BHT N Từ 01/2012 – 12/2013 17 3 1 7 1,5 1 30,5 Từ 01/2014 trở đi 18 3 1 8 1,5 1 32,5 12. Hỏi : Mức hưởng trợ cấp cho mỗi ngày đối với trường hợp ốm đau bình thường và chăm sóc con ốm được tính như thế nào? Trả lời : Mức trợ cấp bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc chia cho 26 ngày, sau đó nhân với số ngày thực tế nghỉ việc trong khỏang thời gian được nghỉ theo quy định. Nếu nghỉ ốm ở tháng đầu tham gia BHXH thì lấy mức lương của chính tháng đó để tính hưởng trợ cấp. 13. Hỏi : Khi sinh con thì NLĐ được nghỉ bao lâu ? Trả lời : Nghỉ 04 tháng nếu làm trong điều kiện bình thường. 14. Hỏi : Mức hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con được tính như thế nào ? Trả lời : Mức trợ cấp bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc x 04 tháng nghỉ + 02 tháng lương tối thiểu chung do nhà nước quy định. 15. Hỏi : Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp ? Trả lời : 3 tháng nếu đóng BHTN đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng 6 tháng nếu đóng BHTN đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng 9 tháng nếu đóng BHTN đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng 12 tháng nếu đóng BHTN đủ 144 tháng trở lên 16. Hỏi : Khi nào người lao động được lãnh trợ cấp BHXH 01 lần ? Trả lời : Lãnh trợ cấp ngay không chờ sau 12 tháng đối với các trường hợp:  Suy giảm khả năng lao động trên 61% ;  Hết tuổi lao động;  Định cư hợp pháp ở nước ngoài. Chờ lãnh trợ cấp sau 12 tháng: Sau 1 năm nghỉ việc mà không tiếp tục đóng BHXH. 17. Hỏi : Điều kiện và mức hưởng trợ cấp BHXH 01 lần ? Trả lời : - Điều kiện : Đóng BHXH từ 3 tháng đến dưới 20 năm. - Mức hưởng : Mỗi năm đóng BHXH được hưởng 1,5 tháng lương bình quân đóng BHXH. 18. Hỏi : Lao động thời vụ dưới 03 tháng có phải đăng ký lên phòng lao động ? Trả lời : Không đăng ký. Chỉ cần làm Hợp đồng thời vụ lưu tại công ty. 19. Hỏi : Công ty có bao nhiêu lao động trở lên mới tham gia công đoàn ? Trả lời : Từ 05 lao động trở lên thì phải thành lập công đoàn cơ sở. 20. Hỏi : Giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị doanh nghiệp tư nhân có bắt buộc phải đóng BHXH,BHYT hay không? Trả lời : Căn cứ Quyết định 902/QĐ-BHXH ngày 26/06/2007 của BHXH Việt Nam ”Tiền lương, tiền công để tính đóng BHXH, BHYT của người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và kiểm soát viên là mức tiền lương do Điều lệ của Công ty quy định nhưng phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố”. . chỉ được cấp 1 quyển sổ BHXH. Đơn vị cần lập công văn giải trình (kèm theo 2 quyển sổ BHXH của NLĐ) để cơ quan BHXH lập thủ tục chuyển 2 sổ thành 1 theo quy định. Sổ BHXH được cấp đầu tiên sẽ. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ LAO ĐỘNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 1. Hỏi : Doanh nghiệp có bao nhiêu người lao động trở lên thì phải đăng ký đóng bảo hiểm xã hội? Trả lời : Pháp luật BHXH hiện. không tiếp tục đóng BHXH. 17. Hỏi : Điều kiện và mức hưởng trợ cấp BHXH 01 lần ? Trả lời : - Điều kiện : Đóng BHXH từ 3 tháng đến dưới 20 năm. - Mức hưởng : Mỗi năm đóng BHXH được hưởng 1,5

Ngày đăng: 06/04/2015, 23:44

Xem thêm: Một số giải đáp về BHXH

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w