1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chỉ dẫn thiết kế trồng rừng phòng hộ ven biển

13 441 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 299,31 KB

Nội dung

Phụ lục: E Chỉ dẫn thiết kế trồng rừng phòng hộ ven biển E.1 Xác định chiều rộng đai rừng theo yêu cầu giảm sóng với các trạng thái rừng khác nhau E.1.1 Xác định hệ số giảm sóng - Hệ số giảm chiều cao sóng khi qua rừng ngập mặn, xác định theo công thức: o đ t H H K = Trong đó: H đ chiều cao sóng ở chân đê. H 0 chiều cao sóng ở phía trước đai rừng ngập mặn. - Theo Quartel (Quartel et.al, 2007), hệ số giảm sóng (R) được tính như sau: 0 0 1 d t HH R K H − ==− (1) Cả K t và R đều phụ thuộc vào chiều rộng của đai rừng ngập mặn (x) và trạng thái của rừng ngập mặn. Mặt khác, mỗi trạng thái rừng ngập mặn lại được đặc trưng bởi 1 giá trị của tham số giảm chiều cao sóng r. Mối tương quan giữa K t và r thể hiện qua công thức: () rx t K xe − = (2) Mỗi kiểu rừng ngập mặn có mật độ, độ tàn che khác nhau (phụ thuộc vào chiều cao, đường kính tán, số cành/cây ) sẽ dẫn đến khả năng giảm sóng khác nhau. Dựa trên các chỉ tiêu trên, có thể phân chia rừng ngập mặn thành 3 trạng thái: dày, trung bình và thưa tại bảng 2: Bảng 1. Trạng thái rừng ngập mặn ứng với mật độ và độ tàn che Độ tàn che rừng (%) Mật độ (N) 100 95 90 85 80 75 20.000 dày dày 16.000 dày dày 12.000 dày dày t. bình t. bình 8.000 t. bình t. bình t. bình t. bình t. bình 4.000 t. bình t. bình t. bình t. bình t. bình thưa 3.000 t. bình t. bình t. bình t. bình thưa thưa 2.000 t. bình t. bình t. bình t. bình thưa thưa 1.500 t. bình t. bình t. bình thưa thưa thưa 1.000 t. bình t. bình t. bình thưa thưa thưa Ghi chú: Mật độ (N): số cây ngập mặn trên một hecta. Độ tàn che (TC): tỉ lệ (%) giữa tổng diện tích hình chiếu các tán cây trên bề mặt nằm ngang và diện tích mặt đất . - Từ kết quả khảo sát thực tế và phân tích, chúng tôi tính được giá trị tham số giảm sóng r ở các trạng thái rừng ngập mặn khác nhau như sau: Tham số giảm sóng (r) tại các trạng thái rừng khác nhau Trạng thái RNM Tham số giảm sóng r Dày Trung bình Thưa 0.010 0.007 0.004 E.1.2. Xác định chiều rộng của đai rừng ngập mặn với các giá trị hệ số giảm sóng K t nhất định - Có thể xác định chiều rộng của đai rừng ngập mặn với các giá trị hệ số giảm sóng K t nhất định theo cách tính toán của Quartel (2007). Hình 1. Tương quan giữa bề rộng đai rừng ngập mặn và hệ số giảm sóng Hình 1 thể hiện giá trị hệ số giảm sóng K t tính toán với nhiều giá trị về chiều rộng của đai rừng ngập mặn ở các trạng thái rừng khác nhau trong thực tế. Có thể thấy rằng đường biểu diễn tương quan của hệ số giảm sóng và chiều rộng đai rừng ngập mặn là để áp dụng cho từng 2 trạng thái rừng cụ thể: đối với rừng dày: sử dụng đường số 1, rừng trung bình: đường số 2, rừng thưa: đường số 3. Như vậy, với các trạng thái rừng ngập mặn sẵn có (rừng dày, trung bình hoặc thưa), ta có thể xác định được giá trị hệ số giảm sóng K t tương ứng chiều rộng của dải rừng ngập mặn nhất định, phục vụ cho việc thiết kế đê biển tại khu vực đó. - Ngoài việc sử dụng dạng đồ thị trên để thiết kế đai rừng ngập mặn (với các trạng thái rừng đã có), trong những trường hợp nhất định còn có thể sử dụng theo đồ thị ở các hình 2, 3 và 4. Các đồ thị này biểu diễn mối quan hệ giữa hệ số giảm sóng với bề rộng của đai rừng ngập mặn ở các điều kiện cây rừng có chiều cao vút ngọn (Hvn:m), mật độ (N: cây/ha) và độ tàn che (TC: %) khác nhau, trong khi cố định các điều kiện khác. Hình 2: Chiều rộng đai cây ngập mặn yêu cầu và hệ số giảm sóng tương ứng (mật độ N = 10.000 cây/ha và độ tàn che TC = 80%). Hình 3: Chiều rộng đai cây ngập mặn yêu cầu và hệ số giảm sóng tương ứng (chiều cao vút ngọn của cây Hvn = 4m và độ tàn che TC = 80%). 3 Hình 4: Chiều rộng đai cây ngập mặn yêu cầu và hệ số giảm sóng tương ứng (mật độ N = 10.000 cây/ha và chiều cao vút ngọn của cây Hvn = 4m). Ghi chú: Mật độ (N): số cây rừng trên một hecta. Hvn: Chiều cao vút ngọn là chiều cao đo được từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng cao nhất. Đơn vị tính: mét (m) Hdc: Chiều cao dưới cành cây rừng (Hdc) là chiều cao tính từ mặt đến cành đầu tiên từ phía dưới trở lên. Đơn vị tính: mét (m). Độ tàn che: (TC): tỷ lệ giữa tổng diện tích hình chiếu các tán cây trên bề mặt nằm ngang và diện tích mặt đất. Độ tàn che có đơn vị tính là phần trăm (%) . Phương pháp xác định độ tàn che: Dụng cụ để tính độ tàn che là thước dây. Người ta dùng thước dây theo những đường thẳng cách đều nhau 3m trong ô tiêu chuẩn, ở mỗi vị trí chẵn mét trên thước dây (được gọi là điểm điều tra độ tàn che), dùng sào để ngắm lên theo phương thẳng đứng không gặp tán cây, khi đó ghi dấu hiệu của độ tàn che là 0. Độ tàn che của rừng ngập mặn được xác định bằng tỉ lệ giữa tổng số điểm điều tra có dấu hiệu tàn che là 1 trên tổng số điểm điều tra. Khi số điểm điều tra trên 80 điểm thì sai số của độ tàn che nhỏ hơn 5%. E.2. Kỹ thuật trồng một số cây ngập mặn E.2.1. Cây bần chua (sonneratia caseolaris) Trong tự nhiên bần chua thường phân bố ở các bãi bồi cửa sông ven biển nước lợ. Bần chua là cây thân gỗ ưa sáng có chiều cao từ 15-20m và đường kính từ 40-60cm, có thể sinh sống tốt trên những vùng đất bùn mềm, chịu tác động thường xuyên bởi sóng gió to. E.2.1.1 Kỹ thuật trồng Bần chua thường được trồng trên những bãi bồi ngập triều nông (dưới 70cm), nên có thể dùng cây con ươm trong bầu bằng PE với chiều cao cây trên 100cm, cây phải được từ 18-24 tháng tuổi. a. Thời vụ trồng 4 Tháng 5-8 hàng năm, tùy điều kiện cụ thể từng khu vực. b. Chọn đất trồng. Đất trồng bần chua tốt nhất là trên những bãi bùn ven biển ổn định. Ở những nơi có tốc độ bồi lắng phù sa lớn hay đang xói lở có thể trồng bần chua nhưng phải kết hợp các biện pháp hỗ trợ khác). c. Mật độ trồng. Ở các bãi biển bồi có thể trồng với mật độ từ 1.600 cây/ha (2,5m x 2,5m) đến 5.000 cây/ha (2m x 1m) tùy theo mục đích và điều kiện tự nhiên. d. Kỹ thuật trồng Khi trồng cây phải đảm bảo ngọn cây vươn lên trên mặt nước ít nhất 25cm. E.2.1.2 Chăm sóc và bảo vệ a. Chăm sóc Sau khi trồng 20 ngày cần tiến hành trồng dặm lại những cây bị chết, tu sửa lại những cây bị nghiêng ngả. Nếu cây con bị sâu ăn lá hay hà bám xung quanh thân thì phải phun thuốc trừ vào lúc nước ròng. b. Bảo vệ Trong suốt quá trình trồng và những năm về sau cấm không cho đánh bắt cá loài thủy hải cũng như ghe xuồng đi vào khu vực trồng rừng. Ngoài ra cần chú ý bảo vệ tránh súc vật làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây. E.2.2. Cây mắm (Avicennia sp.) 3 loài mắm là Mắm đen, Mắm trắng, Mắm biển. Mắm đen thường mọc trên các vùng đất bùn nhiều hữu cơ dọc sông hay trên các khu đất ngập mặn phía trong. Mắm trắng, Mắm biển có thể sống được trên những bãi bùn có thủy triều ngập sâu, độ mặn cao (25-30‰) và thường xuyên bị tác động bởi sóng gió. Cây Mắm có hệ rễ hô hấp hình chông nhô lên cao khỏi mặt đất từ 20 - 30 cm, nhờ có hệ rễ này giúp cây có khả năng chống chịu sóng, gió, khả năng thích nghi với độ mặn cao, đất không quá chặt và nhiều sét. Mắm Trắng là loài cây ngập mặn rất quan trọng, được xem là loài cây tiên phong lấn biển ở những bãi bồi. 2.1. Kỹ thuật trồng a. Cải tạo thành phần cơ giới đất + Biện pháp cải tạo: Thay thế toàn bộ đất trong hố trồng bằng đất phù sa giàu dinh dưỡng . + Kích thước hố đào: Miệng hố 0,7m x 0,7m , đáy 0,6m x 0,6m, sâu 0,6m theo hàng song song với đê biển 5 + Khoảng cách giữa các hố: 2m x 2m. + Đất phù sa: Tận dụng khai thác phần phù sa bề mặt b. Tiêu chuẩn cây xuất vườn + Cao ≥ 0,7m + Đường kính gốc ≥1cm + Thời gian ươm trong bầu từ 10-12 tháng tuổi. +Cây sinh trưởng tốt, không dập gẫy thân cành chính, không vỡ bầu, không sâu bệnh. c. Mật độ và thời vụ trồng + Mật độ: 2500 cây/ha (cây cách cây 2m, hàng cách hàng 2m) + Thời vụ trồng: Từ tháng 8 đến tháng 9. d. Trồng cây Sau khi cải tạo cục bộ thể nền, tiến hành đào hố trồng cây với kích thước 30 x 30 x 30cm, đào đến đâu trồng cây đến đó (để tránh trôi dạt đất phù sa mới cải tạo). Xé vỏ bầu, đặt bầu cây vào giữa hố, giữ cây ở tư thế thẳng đứng và tiến hành lấp toàn bộ số đất màu kín miệng hố, lèn chặt xung quanh và phía trên thành một mô đất nổi quanh gốc cây để giữ cho cây chắc chắn. Cắm cọc buộc dây: Sau khi trồng xong cạnh mỗi cây cắm một cọc dài 1m; đường kính cọc 3cm, cắm sâu 0,5m xiên vào thành hố, sau đó dùng dây nilon buộc thân cây vào cọc giúp cho cây trụ vững khi sóng gió lay hoặc nước cuốn. E.2.3. Cây đước (Rhizophora apiculata Bl.) E.2.3.1. Kỹ thuật trồng a. Cải tạo thành phần cơ giới đất: + Biện pháp cải tạo: Thay thế toàn bộ đất trong hố trồng bằng đất phù sa giàu dinh dưỡng. + Kích thước hố đào: Miệng hố 0,7m x 0,7m , đáy 0,6x 0,6m, sâu 0,6m theo hàng song song với đê biển. + Khoảng cách giữa các hố: 2m x 2m. + Đất phù sa: Tận dụng khai thác phần phù sa bề mặt b. Tiêu chuẩn cây xuất vườn + Cao ≥ 0,8m + Đường kính gốc ≥1,2cm + Thời gian ươm trong bầu từ 7-9 tháng tuổi. + Cây sinh trưởng tốt, không dập gẫy thân cành chính, không vỡ bầu, không sâu bệnh. c. Mật độ và thời vụ trồng: 6 + Mật độ: 2500 cây/ha (cây cách cây 2m, hàng cách hàng 2m) + Thời vụ trồng: Từ tháng 7 đến hết tháng 10 d. Trồng cây Sau khi cải tạo cục bộ thể nền, tiến hành đào hố trồng cây với kích thước 30 x 30 x 30cm, đào đến đâu trồng cây đến đó (để tránh trôi dạt đất phù sa mới cải tạo). Xé vỏ bầu, đặt bầu cây vào giữa hố, giữ cây ở tư thế thẳng đứng và tiến hành lấp toàn bộ số đất màu kín miệng hố, lèn chặt xung quanh và phía trên thành một mô đất nổi quanh gốc cây để giữ cho cây chắc chắn. Cắm cọc buộc dây: Sau khi trồng xong cạnh mỗi cây cắm một cọc dài 1m; đường kính cọc 3cm, cắm sâu 0,5m xiên vào thành hố, sau đó dùng dây nilon buộc thân cây vào cọc giúp cho cây trụ vững khi sóng gió lay hoặc nước cuốn. E.2.4. Cây dừa nước (Nypa frutican) E.2.4.1 Chọn lập địa trồng. Độ mặn và ngập úng thủy triều đã được coi là yêu cầu quan trọng cho sự xuất hiện của dừa nước (Watson-1928, De Haan- 1931 tại Chapman-1975; Aksornkoae-1987, Untawale-1987). Ở nước ta, cây dừa nước phát triển tốt trong các khu vực ven biển và cửa sông có độ mặn thấp. Lập địa thích hợp để trồng cây dừa nước là nơi có nền đất tương đối vững chắc. Ngập nước khi thủy triều lên ở mức độ bình quân trong ngày. Độ mặn cao nhất trong mùa khô là khoảng 6 ‰. E.2.4.2 Trồng cây Có thể bảo quản quả giống 2 tháng trong nước lợ ở mương, rạch sau đó đem trồng trực tiếp. Tỷ lệ mọc mầm đạt tới 90%, tỷ lệ sống đạt trên 75%. Hoặc cây giống sau khi gieo ươm (trực tiếp trên luống đất hay trong túi bầu PE) được 2 tháng trở lên, cây giống có chiều cao từ 24cm đem đi trồng trong thời gian bắt đầu của gió mùa (tháng 6). Nếu trồng bằng cây gieo trực tiếp trên luống thì cần chờ khi nước triều lên cao hãy khỏa nhẹ bùn xung quanh bộ rễ rồi mới đào cây đi trồng để tránh làm đứt rễ vì cây con có nhiều rễ chùm cắm vào bùn đất. Trồng cây giống dừa nước với mật độ 2.500 - 4.400 cây/ha (khoảng cách 2m x 2m hoặc 1,5m x 1,5m). Đào hố trồng cây với kích thước 40cm x 40cm x 40cm (nếu là cây rễ trần, gieo ươm trên luống đất, thì đào hố bé hơn), cho cây giống vào hố, nếu ươm trong túi PE thì phải xé bỏ túi PE trước khi cho cây vào hố, lấp đất chặt xung quanh, tưới nhẹ để cây ổn định. Vùng cửa sông phía Tây Nam bộ nước ta, dừa nước thường được trồng trên bờ sông, rạch và nơi ngập lụt thường xuyên. Dừa nước phát triển tốt nhất trong vùng có độ mặn vừa phải (Choudhury 1968, Das & Siddiqi 1985). Ở Bến Tre, dừa nước chiếm cứ ở vùng có nước thủy triều xuống thấp và phát triển mạnh trong nước lợ và ngập lụt do thủy triều lên cao. E.2.5. Cây tra (Thespesia populnea) 7 E.2.5.1 Kỹ thuật trồng. a. Tiêu chuẩn cây con Cây cao từ 30-35cm, có từ 10-12 lá, thân thẳng tán đều không sâu bệnh. b. Chọn đất trồng Tra mọc tốt trên những khu đất cát pha sét có địa hình tương đối cao do đó chúng được bố trí trên các khu đất cao hay trên các liếp vuông tôm. c. Phát dọn thực bì Trước khi trồng phải phát quang và thu dọn sạch sẽ các loại thực bì. d. Thời vụ trồng Trồng tra vào tháng mùa mưa, tháng 6-7 hàng năm e. Mật độ trồng Tra có thể trồng với nhiều loại mật độ khác nhau từ 1600 đến 4000 cây/ha tùy theo điều kiện đất đai, nguồn giống, điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương. f. Kỹ thuật và bố trí không gian trồng Tra thường được trồng thuần loại. Tuy nhiên có thể trồng Tra hỗn giao theo đám với Đước. Trồng Tra trên líp cao còn trồng Đước dưới đầm/ruộng. 5.2 Chăm sóc và bảo vệ. Sau 7-10 ngày trồng thì tiến hành trồng dặm những cây bị chết. Nơi đất xấu, cây còi cọc kém phát triển thì tiến hành bón phân bổ sung. Thường xuyên phòng trừ sâu ăn lá hay sâu đục thân. E.2.6. Cây đầ vôi (Ceriops tagal Pers) E.2.6.1 Giới thiệu chung Dà vôi (Ceriop tagal) thích hợp cho các lập địa ở phía sau đai rừng Mắm và Bần. Nền đất có dạng bùn mềm, bùn chặt, đến rất chặt, đất thịt hoặc pha cát. Thủy triều ngập ít nhất là 4 giờ trong một ngày. Những nơi mặt đất cao, nền đất chặt hoặc rất chặt, thủy triều chỉ ngập khi lên cao trong ngày thì có thể hạ thấp mặt đất, tạo cho thủy triều ngập lên mặt đất, và bồi tụ phù sa. So với Đước, thì Dà vôi có sinh khối nhỏ hơn. Dà vôi được chú trọng gây trồng rừng nhiều trong những năm gần đây, nhất là trên các vùng đất cao, khả năng ngập triều hạn chế. E.2.6.2 Kỹ thuật trồng E.2.6.2.1 Cấy trực tiếp trụ mầm Cắm phần đuôi của quả Dà vôi xuống đất bùn sâu từ 5 - 8 cm (khoảng 1/3 chiều dài trái) 8 Trong năm đầu chăm sóc rừng chủ yếu là điều tiết nước, tra giặm cho đủ mật độ, hạn chế sự phá hoại của ba khía, chù ụ, còng, cáy … cắn phá cây mầm . E.2.6.2.2 Trồng bằng cây ươm trong túi bầu Cây con trong túi bầu, với thời gian nuôi dưỡng trong vườn ươm từ 8 - 12 tháng. Trước khi trồng dùng len đào đất tạo hố có kích thước 20x20x20 cm; Xé bỏ vỏ bầu; không được làm ruột bầu Đặt cây thẳng đứng vào hố, cổ rễ ngang mặt đất rồi phủ đất xung quanh, không đụng đến bầu đất. E.2.7. Cây giá E.2.7.1 Giới thiệu chung Cây gỗ nhỏ, cao 5 - 12m, ưa sáng, mọc nơi bùn sét pha cát khá rắn, thường ở những kênh rạch đã nâng cao. Nơi đất xấu, cây phân cành sát mặt đất. Phân bố cả 3miền Bắc, Trung và Nam. Lá mọc cách, hình bầu dục, đầu lá nhọn, dày, cứng. Tất cả các bộ phận của cây đều có nhựa mủ trắng gây độc, đặc biệt đối với mắt và da, nhưng nhựa mủ lại tan trong nước nên khi bị mủ bắn vào da thì dùng nước sạch rửa ngay. Cây có hoa đực, hoa cái riêng. Cây ra hoa vào đầu mùa hè và chín quả vào tháng 8 - 9. Mỗi quả có 3 hạt. Mỗi kg hạt có khoảng 2000 – 2500 hạt. Cây mọc trên đất chỉ ngập triều cao ở vùng ven sông, nếu không bị chặt có thể phát triển thành rừng thuần loài như ở Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh. Hệ rễ khỏe, rộng có tác dụng bảo vệ đất. E.2.7.2 Kỹ thuật trồng Ở Bangladesh người ta đào cây con 1 tuổi đem trồng tỷ lệ sống cao hơn. Tuy nhiên để trồng rừng dọc ven sông, làm vườn ươm vẫn tốt hơn. Vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9 đi hái quả chín sau đó chà nhẹ cho hạt tách khỏi quả hoặc nhặt hạt kể cả hạt đã nảy mầm rụng dưới gốc cây cho vào túi bầu. Gieo hạt trong túi bầu. Gieo hạt trong túi bầu chứa đất pha cát và phân bò hoai, tưới nước đủ ẩm. Sau 10 tháng, khi cây con cao 40 - 70cm, đem trồng. Với phương pháp này, tỷ lệ sống hơn 95%. E.2.8. Cây cóc trắng, cóc nghệ (Lumnitzera racemosa Willd) Cóc trắng thích hợp ở vùng có đất bùn chặt, có thuỷ triều lên xuống, có thể chịu đựng được ở những vùng bị ngập úng trong một khoảng thời gian nhất định bởi nước ngọt, nhưng cũng sống được trong môi trường có độ mặn cao. Biên độ thích ứng rộng từ vùng ngập triều thấp tới vùng đất ngập khi triều cường. Tuy nhiên, độ ngập triều thích hợp cho sự sinh trưởng của Cóc trắng là vùng bị ngập bởi triều trung bình và trung bình cao. E.2.8.1 Kỹ thuật thu hái, bảo quản hạt giống 9 Quả Cóc trắng chín vào tháng 8 - 10, thời gian thu hạt giống tốt nhất vào tháng 9 khi quả còn đang nằm trên cây, Quả giống sau khi thu hái được phơi để lấy hạt, sau đó phơi khô và cất trữ ở nơi thoáng mát. E.2.8.2 Tạo cây con Cách 1: Tạo cây con trong vườn ươm theo phương pháp ngâm hạt bằng nước lã trong vòng 24 giờ, vớt hạt ủ và gieo trong trong khay nảy mầm, khi nứt nanh thì cấy trực tiếp vào bầu. Cách 2: Gieo vãi hạt trực tiếp trên các luống. E.2.8.3 Chăm sóc sau khi trồng Chăm sóc cây con cần chú trọng đến chế độ nước tưới thường xuyên, nơi vườn ươm thiết kế chìm có thể đưa nước thuỷ triều lên xuống hàng ngày. Sau thời gian chăm sóc khoảng 8 đến 10 tháng, chiều cao cây đạt từ 30-40 cm là lúc xuất vườn. E.2.9. Cây cóc đỏ (Lumnitzerra littorea (Jack) Voigt E.2.9.1 Giới thiệu chung Cóc là loài cây gỗ nhỏ của rừng ngập mặn, có chiều cao từ 5-15cm và đường kính 20-30cm. Cây thường phân nhánh thấp có tán lá phát triển, tăng trưởng nhanh trong giai đoạn đầu và sau đó chậm dần lại. Trong tự nhiên thường gặp Cóc mọc trên các giồng cát pha thịt hay cát pha sét, xen lẫn trong các khu đất ngập mặn. E.2.9.2 Kỹ thuật trồng a. Tiêu chuẩn cây con Cây Cóc giống khi đem trồng phải sinh trưởng bình thương, không bị sâu bệnh, có từ 10-12 tháng tuổi, chiều cao 30-35cm. b. Chọn đất trồng Trồng Cóc trên các bờ liếp mương nuôi tôm, đất có kết cấu cát pha thịt hay cát pha sét, thịt trung bình là tốt nhất. c. Thời vụ trồng Vào đầu mùa mưa, tháng 6-7 hàng năm. d. Mật độ trồng Tùy điều kiện đất đai, địa hình, nguồn giống và mục đích trồng mà chọn mật độ thích hợp. Có thể trồng thuần loại với mật độ từ 2500 cây/ha tới 5000 cây/ha. e. Kỹ thuật trồng Tương tự như cây mắm. Khi trồng có thể trồng thuần loại hay hỗn giao 10 [...]... thuật trồng a Thời vụ trồng Quả sú chín từ 12 đến tháng 7 Có thể thu hái quả trồng trong thời gian này b Chọn đất trồng Sú thường được trồng trên những bùn gần cửa sông nước lợ hay mặn nên có thể dùng cây con ươm trong bầu bằng PE với chiều cao cây trên 100cm c Mật độ trồng Ở các bãi biển bồi có thể trồng với mật độ từ 1.600 cây/ha đến 5.000 cây/ha tùy theo mục đích và điều kiện tự nhiên d Cách thức trồng. .. triều cao Khi trồng cần loại bỏ các cây gẫy ngọn vì chúng sinh trưởng rất chậm và một số chết sau khi trồng khoảng 15 ngày đến 1 tháng Trang là một loại cây dễ trồng, tỷ lệ sống khá cao, khoảng 90% nếu chăm sóc, bảo vệ tốt 11 Sau khi trồng khoảng hai năm thì cây đã ra hoa Vài năm đầu không nên dùng quả làm giống, cây càng nhiều tuổi, giống càng tốt Tuy nhiên trong thời gian đầu, sau khi trồng bằng trụ... E.2.11.2 Kỹ thuật trồng Khi trồng nếu trụ mầm đã tách khỏi quả thì phải chú ý cắm phần gốc (cứng, nhọn và cùng màu với toàn thân trụ mầm) xuống bùn Phần nhọn tù hơn, màu nhạt hơn, nhỏ) Nếu không chú ý thì có thể cắm nhầm phần nhọn xuống bùn và cây sẽ chết a Mật độ và thời vụ trồng + Mật độ: 2500 cây/ha (cây cách cây 2m, hàng cách hàng 2m) + Thời vụ trồng: Từ tháng 7 đến hết tháng 10 b Kỹ thuật trồng Sau khi...E.2.9.3 Chăm sóc và quản lý a Trồng dặm Tiến hành trồng dặm những cây bị chết sau lần kiểm tra đầu tiên b Bón phân Nếu cây sinh trưởng kém thì tiến hành bón phân NPK cho cây c Phòng trừ bệnh Cóc thường bị sâu ăn lá, đục thân, còng phá hoại Trong 3 năm đầu sau khi trồng cấm bắt cua, ba khía trong khu vực trồng Trong thời gian này phải chăm sóc bằng cách dọn thực bì và... bộ thể nền, tiến hành đào hố trồng cây với kích thước 30 x 30 x 30cm, đào đến đâu trồng cây đến đó (để tránh trôi dạt đất phù sa mới cải tạo) Xé vỏ bầu, đặt bầu cây vào giữa hố, giữ cây ở tư thế thẳng đứng và tiến hành lấp toàn bộ số đất màu kín miệng hố, lèn chặt xung quanh và phía trên thành một mô đất nổi quanh gốc cây để giữ cho cây chắc chắn Cắm cọc buộc dây: Sau khi trồng xong cạnh mỗi cây cắm... bình, đất pha cát vẫn sống nhưng sinh trưởng chậm Mùa quả chín vào cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 Thường 1kg có 70 – 90 quả E.2.10.2 Kỹ thuật trồng Cây trang nên trồng với mật độ 20.400 cây/ha (khoảng 0,7x0,7cm) Có thể dùng dây thừng nhỏ, thắt nút theo khoảng cách trên và trồng theo dây thừng kéo thẳng Nhưng biện pháp dễ làm nhất là dùng một đoạn tre bương hoặc luồng dài 3m Lắp ràng dài 10cm với khoảng cách... túi bầu PE, trong khoảng thời gian từ 18-24 tháng, khi đó cây có thể cao 70-100cm, đưa ra trồng với mật độ từ 2.500 – 10.000 cây/ha, đảm bảo tỷ lệ sống cao và cây sinh trưởng, phát triển tốt E.2.11 Cây vẹt dù E.2.11.1 Giới thiệu chung Ở Việt Nam có 4 loài vẹt, cây cao 25 – 35m, nhưng ở miền Bắc có cây vẹt dù chỉ cao 6 – 8m Trên thân có một số rễ chống không phân nhánh Gốc thân thường có bạnh, quanh... dọc Người trồng dùng một giỏ xách để đựng cây giống hoặc dùng chậu nhôm, chậu nhựa lớn, thúng sơn đựng cây giống và kéo lết chậu, thúng trên mặt bùn Vừa đi, vừa cắm cây giống xuống bùn theo các vệt đã kéo trên mặt bùn khi nước triều ròng Cắm đầu nhọn của trụ mầm xuống bùn với độ sâu 4 – 5cm (khoảng 1/3 quả) Không cắm quá sâu cây dễ bị chết, nhưng không quá nông dễ bị sóng cuốn trôi Nếu đất trồng hơi... thể trồng với mật độ từ 1.600 cây/ha đến 5.000 cây/ha tùy theo mục đích và điều kiện tự nhiên d Cách thức trồng Khi trồng có thể cắm trực tiếp quả sú xuống bùn, nhưng dễ bị sóng cuốn trôi, tốt nhất nên làm bầu ươm, sau 3 tuần hạt nảy mầm Sau 10 tháng cây cao 30 – 40cm có thể bứng đi trồng, tỷ lệ sống cao 13 . Phụ lục: E Chỉ dẫn thiết kế trồng rừng phòng hộ ven biển E.1 Xác định chiều rộng đai rừng theo yêu cầu giảm sóng với các trạng thái rừng khác nhau E.1.1 Xác định hệ. đai rừng ngập mặn là để áp dụng cho từng 2 trạng thái rừng cụ thể: đối với rừng dày: sử dụng đường số 1, rừng trung bình: đường số 2, rừng thưa: đường số 3. Như vậy, với các trạng thái rừng. tế xã hội của từng địa phương. f. Kỹ thuật và bố trí không gian trồng Tra thường được trồng thuần loại. Tuy nhiên có thể trồng Tra hỗn giao theo đám với Đước. Trồng Tra trên líp cao còn trồng

Ngày đăng: 05/04/2015, 17:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w