tiểu luận lịch sử tìm hiểu ra nhóm VI A

20 351 0
tiểu luận lịch sử tìm hiểu ra nhóm VI A

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LƯU HUỲNH (S) Là nguyên tố phi kim thứ hai được biết từ thời rất xa xưa. Trong thiên nhiên, nhiều nơi đã có những mỏ lưu huỳnh. Đó cũng là lí do đề con người sớm biết lưu huỳnh. Lưu huỳnh tự sinh được thấy ở những nơi gần các núi lửa hoạt động. Các khí thoát ra từ miệng núi lửa thường là những hợp chất lưu huỳnh, nên có giả thuyết cho rằng lưu huỳnh tự sinh là kết quả của phản ứng giữa các chất khí đó. 2H 2 S + SO 2 → 3S + 2H 2 O Ngoài ra, sự hoạt động lâu bền của các vi sinh vật trong đất cũng là nguyên nhân tạo thành lưu huỳnh tự sinh. Những mỏ lưu huỳnh này thường ở xa núi lừa và không có chứa tạp chất selen. Lí do đáng tin cậy ở chỗ, trong quá trình hoạt động để chyển các hợp chất sunfua thành lưu huỳnh, các vi sinh vật đã tránh không đụng đến selen, môt chất độc đối với chúng . Váo thời Hôme (khoảng thế kỉ 12-9 trước CN), những người cổ Hi Lạp đã biết đớt lưu huỳnh để tẩy ố nhá cửa, dùng khí thoát ra (SO 2 ) để tẩy trắng vải sợi. Người xưa tin rằng, cái mùi và màu xanh của ngọn lửa lưu huỳnh có thể xua đuổi được ma quỷ. Thời Trung cổ đã biết dùng lưu huỳnh vá hợp chất của lưu huỳnh để điều chế sản phẩm vá chữa bệnh ngoài da. Thuốc súng có tên “lửa Hi Lạp” mà người Hi Lạp năm670 đã đốt cháy chiến thuyền của Ai Cập, có thành phần (lưu huỳnh, han diêm tiêu) và tỉ lệ gần như thuốc súng ngày nay. Tính chất cháy được và khả năng hóa hợp dễ dàng với nhiều kim loại làm cho lưu huỳnh có vị trí ưu đãi đối với các nhà giả km thuật thời Trung cổ OXI (O) (1774) Một ngà đáng ghi nhớ: 1 tháng 8 năm 1774. Đó là ngày mà nhà hóa học Anh Pritxli phát hiện ra oxi. Nhưng ai xứng đáng được ghi nhận tìm ra oxi? Câu hỏi này mỗi quốc gia trả lời một cách khác nhau với đầy đủ những chứng cớ, tự hào. Người Trung Quốc cho rằng ngay từ thế kỉ 8, nhà triết học Trung Quốc Mao Hoa đã biết rằng không khí có hai thứ khí, khí thứ nhất có tính chất cháyđược và thở đươc. Người Ý thì tự hào rằng chính nhà họa sĩ và bác học nổi tiếng của họ là Lêôna dơ Vinxi (1452-1519) đương thời đã nói đến không khílà một hỗn hợp hai khí trong đó chỉ có một khí dùng để thở và đốt cháy. Đến lượt người Pháp thì ủng hộ cho Lavoadiê, người Anh thì ủng hộ cho Pritxli và người Thủy Điển thì chỉ biết có Sile (C.Scheele) mới là người phát hiện ra oxi đầu tiên. Tóm lại, không nước nào chịu thua ước nào! Cuộc tranh luận về quyền tác giả khám phá ra oxi đã kéo dài 200 nămmới tạm yên. Nhưng có một điều mà mọi người đều nhất trí rắng sự ra đời của oxi là cài móc lịch sử lớn lao của hóa học, là một cuộc cách mạng trong hóa học. Hóa học có được một ngôn ngữ riêng, có giả thuyết và định luật riêng, từ chỉ sau khi oxi chính thức ra đời. Lịch sử ghi nhận năm tìm ra oxi là 1774 và tác giả gồm có hai người của hai nước khác nhau: Prixli, người Anh và Sile, người Thụy Điển – tên La Tinh chính thức của khí này là “oxygenium”, do nhà hóa học Pháp Lavoadiê đặt ra năm 1779, vay từ hai chữ Hi Lạp “oxus”có nghĩa là axit và “gennao” có nghĩa là sinh ra.Trước đó, khí này có rất nhiều tên gọi khác nhau: không khí tinh khiết, khôn khí dễ thở, không khí đã mất nhiên tố; không khí lửa; không khí sống… Trước tiên chúng ta chú ý đến công trình của Pritxli. Ngày 1/8/1774, ông lấy một ít hợp chất thủy tinh màu đỏ (chúng ta hiểu đó là HgO) cho vào ống nghiệm, rồi dùng thấu kính (do ông sáng chế ra) để đốt nóng. Ông nhận thấy có chất khí bốc ra và thủy ngân óng ánh xuất hiện. Tình cờ lúc ấy có một cây nến đang cháy. Pritxli đưa chất khí này gần cây nến cháy sáng rực chưa từng thấy, àm ông vô cùng ngạc nhiên nhưng không thể nào giải thích nổi. Ngày nay, chúng ta hiểu rằng thủy ngân oxi (HgO) có màu đỏ, dưới tác dụng của nhiệt, bị phân hủy ra khí oxi và thủy ngân kim loại. 2HgO 0 t → 2Hg + O 2 ↑ Các em học sinh cần lưu ý rằng đây là trường hợp đặc biêt; chỉ có vài oxi kim loại (như HgO, Ag 2 O) khi nung nóng bị phân hủy cho ra kim loại mà thôi (phản ứng tạo thành oxit kim loại bao giờ cũng dễ dàng hơn). Vào thời gian trên, tại Thủy Điển , nhà hoa học Sile cũng đã tìm ra oxi bằng nhiều cách: nung nóng sanpêt (chúng ta hiểu điều đó là phản ứng sau đây: (NaNO 3 → NaNO 3 + 1/2O 2 ↑), nung nóng muối magiê nitrat, và cả bằng cách chưng cất hỗn hợp sanpêt với axit sunfuric. Ông gọi khí mới là “không khí lửa”. Bản luận văn này mãi đến 1777 mới xuất bản. nếu căn cứ vào năm xuất bản thì rõ ràng rắng Slile không thể được chấp nhận là đồng tác giả với Pritxli. Tuy nhiên đã có một chứng cứ khác bảo đảm rằng nhà hóa học Thụy Điển đã tìm ra ít nhất ba tháng trước nhà hóa học Anh. Chứng cứ đó là: 1775 một nhà hóa học Thủy Điển khác tên là Becman (T. Bergman) đã công bố một bài báo nói về sự khám phá ra ‘không khí lửa” (oxi) bởi nhà hóa học Sile. Như vậy, vấn đề công bố trên tạp chí, nhất là tạp chí chuyên ngành, là cơ sở pháp lí để giữ bản qyền tác giả. Bây giờ nói đến nước Pháp. Năm 1774, trên một tờ báo, nha hóa họa Baiyăng (P.Bayen)cho rằng có một dòng khí, nặng hơn không khí thường , đã dính vào kim loại trong quá trình nung. Ông đã thu được dòng khí đó khi nhiệt phân hợp chất của thủy ngân. Ông còn nói thêm rằng khí này có thể biến kim loại thủy ngân thành hợp chất màu đỏ (chúng ta hiểu răng đó là HgO). Đáng tiếc, ông không tiếp tục đề tài của mình. Ở Pháp còn một nhà hóa học nữa, tên tuổi rất quen thuộc đối với chúng ta, đó là Lavoadiê; vào thời gian này cũng đang nghiên cứu nguyên nhân tăng khối lượng của kim loại khi nung. Nhà bác học Pháp này đã nghi ngờ về tính khoa học của thuyết nhiên tố. Ông đã nghiên cứu một số chất khí cháy trong không khí và nhận định rằng không khí không phải là một vât thể đơn giản. Trong không khí có phần duy trì sự cháy. Phần không khí duy trì sự cháy là chất khí thuận lợi nhất cho sự hô hấp. Đến tháng 4 năm 1775, Lavoadiê đã đọc một bản báo cáo trước Viện Hàn lâm khoa học Pari, trong đó ông tuyên bố đã khám phá ra oxi, ông viết rằng oxi được tìm ra đồng thời bởi Prtxli, Sile và ông. Tuy nhiên về phương diện pháp lí, người ta chỉ thừa nhận Pritxli và Sile mà thôi. Lí do là tháng 10 năm 1774, hai tháng sau khi làm thí nghiệm đốt thủy ngân oxi (và cả minium, Pb 3 O 4 ), Pritxli có sang Pari và có kể lại cho Lavoadiê nghe những thí nghiệm mà ông đã làm. Cho dù Lavoadiê không được công nhận là công đầu trong việc tìm ra nguyên tố oxi, nhưng toàn thế giới đều công nhận công lao vô cùng to lớn của Lavoadiê trong việc tìm ra nguyên tố có tầm quan trông hang đầu. Lavoadiê ý thức được hơn ai hết vai trò của nguyên tố này. Có được oxi trong tay, Lavoadiê đã giải thích đúng đắn sự tăng khối lượng của kim loại khi nung. Ông đã thức tỉnh các nhà hóa học thế giới cuối thế kỉ 18, làm cho họ tự nguyện từ bỏ thuyết nhiên tố và công nhận một thuyết mới về sự cháy tức là thuyết oxi. Cây cối là bguồn cung cấp oxi lớn lao nhất cho khí quyển. Con số tính được là vào khoảng 400 000 triệu tấn / năm. Cây xanh hấp thụ ánh nắng mặt trời, chuyển khí độc (CO 2 ) thành khí lành (O 2 ) theo phản ứng sau đây: 6CO 2 + 6H 2 O → C 6 H 12 O 6 + 6O 2 Chúng ta cần biết ơn cây xanh nhường nào, thế mà có những em thanh thiếu niên chặt phá cây không chút lòng thương! SELEN (Se) (1817) Bộ ba lưu huỳnh, selen, telu gọi là họ chancogen, thuộc phân nhóm chính nhóm VI. Lưu huỳnh vì có ở trạng thái tự sinh nên đã được loài người biết từ thời Thương cổ. Nhẽ ra nguyên tố phi kim selen được tìm ra sớm hơn nhiều, sớm hơn cả telu mới phải, bởi vì nó thường có lẫn trong khoáng vật của lưu huỳnh và trong mỏ lưu huỳnh. Sự thật thì ngược lại. Chỉ đến năm 1718 nhà hóa học Thủy Điển Becdeliut mới tìm ra được selen trong bã thải của nhà máy điều chế axit sunfuric. Tháng 9 năm 1817, Becdeliut cùng người trợ lí của mình là Gan (G.Gahn) đi kiểm tra nhà máy sản xuất axit sunfuric. Hai ông quan sát thấy trong axit vừa điều chế có một kết tủa hơi có màu. Đưa kết tủa đốt trên ngọn đèn hàn thì nó biến thành những hạt có ánh chì và có mùi củ cải tía. Quan niệm của một số nhà hóa học thời ấy cho rằng đó là dấu hiệu của nguyên tố telu, bởi vì telu là một nguyên tố tương tự với lưu huuỳnh đã được tìm ra từ cuối thế kỉ 18. Phân tích kĩ nhiều lần kết tủa, Becdeliut kết luận rằng trong kết tủa có chứa một kim loại chưa biết, tính chất của nó giống với tính chất của telu. Kết quả việc nghiên cứu kết tủa và môt số tính chất của nguyên tố đã được công bố trên tạp chí “Niên gím hóa học và vật lí”. Ông đề nghị đặt tên cho nguyên tố mới là selen, theo tiếng Hi Lạp có nghĩa là Mặt Trăng (vệ tinh của Trái Đất). Cùng nhóm với telu, nguyên tố này có những tính chất tương tự và được dùng làm tế bào quang điện và để nắn dòng điện xoay chiều. Những máy ảnh hiện đại có bộ phận đo ánh sáng làm bằng selen. TELU (Te) (1782) Nhóm VI của bảng HTTH có 2 phân nhóm. Phân nhóm phụ: Cr, Mo, W được tìm ra cuối thế kỉ 18. Phân nhóm chính gồm có O,S,Se,Te,Po. Trong nhiều sách giáo khoa, người ta quên gọi bộ ba nguyên tố: luu huỳnh, selen và telu là họ chancogen, để chỉ 3 nguyên tố này trong nhóm VI. Chữ “chalcos” theo tiếng Hi Lạp có nghĩa là vỏ Qủa Đất. Nói là họ hang cũng đúng, bởi vì chúng giống nhau về tính chất hóa học. Hơn nữa selen, telu là vệ tinh của lưu huỳnh. Cả ba điều là nguyên tố phi kim. Đáng tiếc, selen trốn quá kĩ sau lưu huỳnh và telu, (mãi đến đầu thế kỉ 19 mới xuất hiện), thành thử họ chancogen tuy rất gần về tính chất huyết thống, nhưng tuổi tác lại rất xa nhau! Telu coi như có ba lần được cấp giấy khai sinh. Lần thứ nhất là vào năm 1782, một lĩ sư mỏ nước Áo tên là Mulơ (F. Muller), về sau đổi tên Von Râysentêin (Baron von Reichenstein) đã phân tích hóa học một thứ quặng trắng được tìm thấy ở nước Áo và đã tách được những hạt kim loại, trông có vẻ giống như antimony. Sau một năm nghiên cứu tiếp tục, ông cho rằng đó là một kim loại chưa biết. Để vững lòng tin, ông đã gửi một mẫu quặng để tham khảo ý kiến nhà khoáng vật học nổi tiếng Thủy Điển Becman. Mẫu quặng quá bé, không đủ để kết luận. Thời gian trôi … Ngày sinh thứ hai là 25-1-1798. Tại viện Hàn lêm khoa học Beclin, nhà hóa học Đức Claprot đã thong báo về việc tìm ra từ quặng màu trắng ( đã nói ở trên) một nguyên tố mới mà ông gọi là telu. Tiếng La Tinh “tellus”có nghĩa là “ Quả Đất”. Thật tình mà nói, Claprot đã nhận mẫu quặng của Mule đưa, nhưng ông cho rằng ông mới xứng đáng là người tìm ra nguyên tố telu! Có lẽ cũng nên nói đến một người nữa có liên quan đến việc tìm ra nguyên tố telu. Đó là nhà hóa học và thực vật học Kitâyben (P.Kiteibel) người Hunggari. Năm 1789, ông nhận được một khoáng vật của một người đồng nghiệp. Lúc đầu người ta tưởng rằng đó là khoáng vật molipđenit có chứa bạc, nhưng Kitâyben đã tách ra được một nguyên tố mới. Đáng tiếc, ông đã không công bố sự phát hiện của ông mà chỉ mô tả những gì mình tìm thấy được qua thư từ trao đổi với một số bạn đồng nghiệp, trong đó có nhà khoáng vật Áo tên là Etxnơ (F.Estner). Trong một thời gian dài, telu được coi như một kim loại. Năm 1832, sau khi tìm ra được selen, Becdeliut cho thấy sự rất giống nhau giữa lưu huỳnh, selen và telu. Từ đó trở đi, telu được đưa vào danh sách những phi lim. Là một phi kim, telu cho những hợp chất trong đó nó thể hiện mức oxi hóa -2, +4 và +6. Nó có giá trị trong những ngành kĩ thuật hiện đại. Những hợp chất của nó với kim loại, những telurua, có tính chất bán dẫn và có độ nhậy cao đối với các loại bức xạ. Vì thế chúng được làm ống kính truyền hình, Kim loạn chì có pha them telu sẽ có được những tính chất mới như bền cơ học, bền hóa học. Trộn với thủy tinh nó làm tăng chiết xuất của thủy tinh. POLONI (Po) (1898) Nguyên tố này chiếm ô 84. Tính chất của nguyên tố này được Menđeleep tiên đoán 1870, căn cứ vào vị trí của nó trong cùng nhóm với lưu huỳnh, selen và tellu. Theo ông, khối lượng nguyên tử của nó khoảng 212 (con số thực tế 209). Những tính chất khác của nguyên tố và hợp chất của nó cũng gần giống với những tiên đoán của Menđeleep. Tuy nhiên phương pháp hóa học thong thường đã nói trước đây không áp dụng được để phát hiện ra nguyên tố này, bởi vì nó thuộc dòng dõi của những nguyên tố phóng xạ tự nhiên. Liền sau khi Beccơren khám phá ra hiện tượng phóng xạ, nhà nữ vật lý và hóa học Balan Mari Sklađôpska (1867-1934) (Marie Sklodowska), vợ của giáo sư Pie Quy – ri (Pierre Curie) (1859-1906), bắt tay nghiên cứu một cách có hệ thống hiện tượng này. Bởi vì tia phóng xạ có khả năng ion hóa không khí, nên bà đã dùng máy điện nghiệm (electroscop) để đo. Bà muốn biết, ngoài urani ra còn có những chất nào khác tương tự về tính chất như urani không. Đề tài luận án tiến sĩ của bà đã được thực hiện theo hướng này. Bà phát hiện quặng urani thiên nhiên có tính phóng xạ gấp nhiều lần so với oxit nguyên chất của nó. Bà bắt đầu tách quặng ra thành nhiều phân đoạn và xác định tính phóng tính phóng xạ của chúng. Lúc này Pie Quy – ri cùng cộng tác với bà. Phân đoạn tách với bitmut sunfua có tính phóng xạ gấp 400 lần so với urani. Vì rằng bitmut sunfua tinh khiết không có tính phóng xạ, nên bà đưa ra giả thuyết rằng trong phân đoạn này chắc phải có một nguyên tố phóng xạ mạnh tồn tại dưới dạng hợp chất. Tại cuộc hợp của viện Hàn lâm khoa học Pari ngày 18 tháng 7 năm 1898, ông bà Quy-ri đã đọc bảng báo nhan đề “ về một chất phóng xạ mới có chứa trong quặng urani”. Thuật ngữ “tính phóng xạ”lần đầu tiên được đưa ra trong bảng báo cáo này, để nhấn mạnh nguyên tố được tìm ra bằng một phương pháp mới. Họ đề nghị đặt tên nguyên tố là poloni, có nghĩa là nước Balan (Pologne, tiếng Pháp để chỉ nước Balan). Trước đây phương pháp quang phổ được dùng để nhận biết nguyên tố mới với lượng vô cùng bé , thì từ giờ trở đi có thêm một phương pháp mới, phương pháp đo độ phóng xạ, để nhận biết nguyên tố mới với lượng ít ỏi như vậy, Tất nhiên, lúc đầu hai nhà khoa học này đã nhầm khi cho bimut và poloni có tính chất hóa học giống nhau. Poloni là một nguyên tố phóng xạ, nên càng khó nghiên cứu tính chấtcủa nó. Vì vậy một số người bi quan cho rằng đó chẳng qua là bimut có lẫn dấu vết của những chất phóng xạ. Đến năm 1902, nhà hóa học Đức Macvan (W. Marckwald) đã dùng 2 tấn quặng urani để thu phân đoạn bitmut và bằng phương pháp hóa học đã tách được một chất có tính phóng xạ mạnh mà ông gọi là telu phóng xạ - Theo ông, nguyên tố mới này đặt trong nhóm VI, nó có khối lượng nguyên tử lớn hơn bitmut, vào khoảng 210. Cuộc tranh luận khoa học nổi lên về bản chất của poloni và telu phóng xạ. Nhiều nhà khoa học đứng về phe của ông bà Quy-ri. Cuối cùng, sự so sánh cho thấy telu phóng xạ chính là poloni. Quyền tác giả của ông bà Quy-ri đối với nguyên tố poloni được thế giới xác nhận. Đến năm 1912 thì nguyên tố này chính thức chiếm ô 84 trong bảng các nguyên tố hóa học. Cho mãi đến năm 1946 mới điều chế ra được kim loại poloni. Poloni có chu kì bán hủy 138 ngày. Nó phát ra tia α. [...]... Sile, cũng tìm ra được chất bột màu trắng khi nghiên cứu đá nặng Nhưng ông lại giả thiết sai rằng đó là một dẫn xuất c a Asen Ông đã không chịu kiểm chứng lại giả thiết c a mình Hai năm sau, năm 1783, hai anh em người Tây Ban Nha tên là D’Êglua (F và H D’ Egluar) cũng tách được vonfam oxit (WO3) từ khoáng vật vonfamit Lần đầu tiên họ đã điều chế ra kim loại bằng cách dùng than để khử oxit Tên vonfam, với... Người ta ví vonfam thích thiếc và ăn hết thiếc cũng như chó sói sùi bọt mép khi thấy cừu Ngày nay chúng ta hiểu rằng trong quặng thiếc (SnO 2) đôi khi có lẫn khoáng vật vonfamit: (Fe, Mn)WO4, gây thất thu cho vi c luyện thiếc Ở Anh và Thụy Điển còn có một loại khoáng vật khác c a vonfam, có tên là “đá nặng” hay tungsten (CaWO4) Tác giả tìm ra Molipđen cũng đồng thời là tác giả tìm ra vonfam Trong cuộc... trò nghiên h a học - Hỗn hợp cromic Trong phòng thí nghiệm h a học, cái phiền toái nhất là r a ống nghiệm, bởi vì đáy ống nghiệm bao giờ cũng bẩn mà chổi thì khó r a D a vào tính chất oxi h a mạnh c a hợp chất crom h a trị 6, chúnh ta hãy pha dung dịch r a sau đây: lấy 12 phần K2Cr2O7 (kali đicromat), khoảng 70 phần nước và 22 phần H2SO4 đậm đặc (tính theo khối lượng) O61ng nghiệm sau khi r a xong, chỉ... c a mình (1742 – 1786), nhà h a học Thụy Điển Cac Sile đã là tác giả và đồng tác giả c a 7 nguyên tố h a học Thật là hiếm có trong lịch sử h a học Mặc dù không phải là cuốn lịch sử, thiết tưởng cũng nên nói ở đây vài lời vềcon người Sile, một tấm gương c a sự tự học Ch a học xong trung học, 15 tuổi đầu, Sile xin vào làm học trò và học vi c ở c a hiệu dược phầm Ngày làm vi c, đêm tự học Thiết bị h a. .. clorua cho tác dụng với kiềm, sau đó nung nóng, thu được crom oxit (Cr2O3) Nung nóng với than, thu được kim loại crom tự do: 2Cr2O3 + 3C  → 4Cr + 3CO2 Chú ý: Vào thời Vôcơlanh, công thức c a khoáng vật crocoit ch a được biết, thế mà ông lần mò thí nghiệm, cuối cùng điều chế ra được kim loại crom, Thật là v a khéo tay, v a thiên tài Đó là năm 1797 Mấy tháng sau, ở Đức nhà h a h a tài năng Claprot,... mịn amoni đicromat, (NH4)2Cr2O7, là được Cho bột amoni đicromat vào lưng chén sứ, sau đó cho vài dải kim loại magie (để làm mồi), châm l a đốt Đây là phản ứng oxi h a- khử t a nhiệt: (NH4)2Cr2O7  → Cr2O3 + N2 + 4H2O Trăm nghe không bằng mắt thấy! Các bạn sẽ thấy có tia lử nổ lách tách, có ngọn l a, có “tro’ cuồn cuộn bay ra, mỗi lúc một mảnh liệt trông như miệng núi l a thật sự Chúng ta sẽ trở lại nguyên... hiện Molipđen đã được tìm ra, nhưng còn nhiều tạp chất cacbon Mãi đến 20 năm sau 91817), nhà h a học Thụy Điển khác Becdeliut (J.Berzelius) mới điều chế ra được kim loại nguyên chất bằng cách dùnh khí hidro khử oxit: MoO3 + 3H2  → Mo + 3H2O Cái gì đặc biệt giúp chúng ta nhớ đến molipđen? Thuộc nhóm VI c a bảnh HTTH, nó có cấu hình electron 4d55s1, ngh a là có 6 electron h a trị H a trị thường gặp là... không dễ tách kim loại này Ngay vi c tách nó dưới dạng oxit cũng ngoài khả năng c a các nhà h a học thời bấy giờ Quặng crom thường gặp là khoáng vật crocoit mà thời bấy giờ có tên gọi là quặng chì đỏ Có thể nói ngay ở đây rằng tác giả tìm ra crom là nhà h a học Pháp Vôcơlanh, trong 2 năm liền ông đã tìm ra 2 nguyên tố: crom(1797) và berili (1798) Trước đó cũng đã có một số nhà h a học phân tích quặng crocoit... vị ít có là những hợp chất c a crom có màu sắc rất khác nhau Có người sẽ tự hỏi, hợp chất thiên nhiên c a crom có màu sắc đẹp, tại sao mãi đến những năm cuối cùng c a thế kỉ 18 nguyên tố đó mới được tìm ra? Hay là trữ lượng c a nó quá ít trên Trái Đất? Theo đánh c a các nhà đ a chất, crom là mnguyên tố dồi dào c a vỏ Trái Đất Một số quặng crom đã được biết khá sớm Màu sắc bao giờ cũng là nguyên tố gây... đã pha them crom và nhôm vào thép và thế là tạo ra được một hợp kim cách âm rất lớn Mạ crom cũng là mặt hang rất được a chuộng Nhưng ăn nhau ở chỗ là lớp mạ phải mỏng và không bị tróc (trong giới hạn 0,0002 – 0,0005 mm) Không phải bất cứ chất điện phân nào c a crom cũng cho những chất lượng mạ như nhau Mà phải là crom có h a trị 6! Nói đến h a trị c a crom tôi liên tưởng đến hai ứng dụng nhỏ sau đây, . vô cùng to lớn c a Lavoadiê trong vi c tìm ra nguyên tố có tầm quan trông hang đầu. Lavoadiê ý thức được hơn ai hết vai trò c a nguyên tố này. Có được oxi trong tay, Lavoadiê đã giải thích đúng. La Tinh chính thức c a khí này là “oxygenium”, do nhà h a học Pháp Lavoadiê đặt ra năm 1779, vay từ hai chữ Hi Lạp “oxus”có ngh a là axit và “gennao” có ngh a là sinh ra. Trước đó, khí này có. từ chỉ sau khi oxi chính thức ra đời. Lịch sử ghi nhận năm tìm ra oxi là 1774 và tác giả gồm có hai người c a hai nước khác nhau: Prixli, người Anh và Sile, người Thụy Điển – tên La Tinh chính

Ngày đăng: 05/04/2015, 17:39

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan