1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

17 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 229,5 KB

Nội dung

Với mong muốn xây dựng Trường THCS Hòa Hiệp ngày một đẹp hơn, mạnh hơn, tạo cho học sinh ở nơi đây một môi trường học tập an toàn, thân thiện, kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ngà

Trang 1

Hòa Hiệp, tháng 12 năm 2014

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN XUYÊN MỘC

TRƯỜNG THCS HÒA HIỆP

Họ và tên: PHẠM BÁ LỊCH Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Sinh hoạt chuyên môn: Tổ TOÁN

Mục Lục

Trang 2

LỜI GIỚI THIỆU 02

A Phần mở đầu 03

I Lý do chọn đề tài 03

1 Cơ sở lý luận. 03

2 Cơ sở thực tiễn 05

II Mục đích và phương pháp nghiên cứu 05

III Giới hạn của đề tài 06

IV Kế hoạch thực hiện 06

B Nội dung 07

I Thực trạng và những vấn đề cần được giải quyết 07

II Các biện pháp giải quyết 08

III Kết quả 13

C Kết luận chung 14

Tài liệu tham khảo 15

Trang 3

Lời giới thiệu:

Năm học 2010 - 2011, cùng với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi

cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT

về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông, giai đoạn 2008 - 2013 Chỉ thị về cuộc vận động đã được nhanh chóng triển khai đến các trường trong huyện Xuyên Mộc nói chung và Trường THCS Hòa Hiệp nói riêng ngay từ đầu năm học

Trong hội nghị CBCC đầu năm học, khi triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm học

2010 - 2011, lãnh đạo nhà trường đã triển khai chỉ thị nói trên của Bộ Giáo dục Đào tạo đến từng thành viên trong trường và đã được cán bộ - giáo viên - công nhân viên trong nhà trường tích cực hưởng ứng

Với mong muốn xây dựng Trường THCS Hòa Hiệp ngày một đẹp hơn, mạnh hơn, tạo cho học sinh ở nơi đây một môi trường học tập an toàn, thân thiện, kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ngày một nâng cao, bằng sự nổ lực của bản thân và tập thể, bản

thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong việc thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại Trường THCS Hòa Hiệp

Xin được chia sẻ cùng quý đồng nghiệp gần xa

  

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU:

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1 Cơ sở lý luận:

Căn cứ chỉ thị số 40/2008/CTBGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008

- 2013 với mục tiêu, yêu cầu, nội dung cụ thể như sau:

a Mục tiêu:

a.1 Huy động sức mạnh tổng hợp của các lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội

a.2 Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả

b Yêu cầu:

b.1 Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ

b.2 Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo

b.3 Phát huy sự chủ động sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong điều kiện hội nhập quốc tế

b.4 Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hoá, truyền thống, lịch sử cách mạng cho học sinh

b.5 Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện ở cơ sở Nội dung cụ thể của phong trào là cơ

sở tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà trường, làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ

Trang 5

c Nội dung:

c.1.Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn

- Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học có đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh

- Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên

- Có đủ nhà vệ sinh đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

- Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân

c.2 Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập

- Thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh

- Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy học có hiệu quả ngày càng cao

c.3 Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh

- Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và

kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm

- Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác

- Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội

c.4 Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh

- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh

- Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh

Trang 6

c.5 Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương

- Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hoá hoặc di tích cách mạng

ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè

- Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục tuyên truyền văn hoá dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy các giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch

2 Cơ sở thực tiễn:

Trường THCS Hòa Hiệp nằm trên huyện lộ 329 thuộc ấp Phú Hoà xã Hòa Hiệp, là một ngôi trường được xây mới từ năm 2004, nhưng vẫn thiếu cây xanh, cây bóng mát, cây cảnh, điều kiện phương tiện dạy và học còn nhiều thiếu thốn, để khắc phục những hạn chế trên là trách nhiệm của tập thể cán bộ - giáo viên - công nhân viên trong toàn trường

II MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Tham mưu với lãnh đạo nhà trường thực hiện xây dựng cảnh quang trường học xanh, sạch đẹp, an toàn

Vận động phụ huynh học sinh, và các cấp lãnh đạo địa phương tham gia hỗ trợ Tham mưu với lãnh đạo nhà trường trang bị máy móc thiết bị phục vụ dạy và học Cải tiến các hình thức sinh hoạt chuyên môn nhằm thiết thực nâng cao chất lượng và hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn

Xây dựng tính thân thiện trong quan hệ giữa các thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường, giữa thầy cô giáo với học sinh và phụ huynh học sinh

Thực hiện chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT, toàn ngành Giáo dục Nước nhà đang sôi nỗi triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ năm học mà lãnh đạo nhà trường đã đề ra trong năm học 2010 - 2011, với vai trò và trách nhiệm được phân công - là một giáo viên chủ nhiệm

Trang 7

lớp Chín, tổ trưởng Tổ chuyên môn - là thành viên nòng cốt trong trường, bản thân tôi luôn ý thức rằng “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là việc làm thiết thực nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất, thân thiện và an toàn nhất để học sinh được học tập, lao động, sinh hoạt, vui chơi, nhằm phát triển toàn diện nhân cách của học sinh, thế hệ tương lai của đất nước Những thành tích mà học sinh, nhà trường đạt được là nỗ lực, là trí tuệ, là lương tâm trách nhiệm, là sự tận tuỵ yêu nghề, tất cả vì học sinh, vì mái trường thân yêu của đội ngũ cán bộ giáo viên công nhân viên trong toàn trường Xây dựng trường học thân thiện là thiết thực tạo cho học sinh niềm vui khi được đến trường, niềm say mê trong học tập, tạo cho các em “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” Xây dựng cho học sinh thói quen tích cực, là xây dựng cho học sinh tích cực trong ý thức, trong hành động, trong học tập, rèn luyện, ý thức về môi trường, tham gia xây dựng và bảo vệ môi trường, ý thức về bản thân, chăm lo rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, chăm lo giữ gìn truyền thống cách mạng, truyền thống văn hoá, bản sắc dân tộc

Việc tôi chọn đề tài này là thiết thực hưởng ứng cuộc vận động thi đua mà toàn ngành Giáo dục nước nhà đang phát động, nhằm góp phần nhỏ bé của mình trong việc xây dựng Trường THCS Hòa Hiệp là một trường học thân thiện, học sinh tích cực

III GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

Nguyên cứu về công tác “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại

Trường THCS Hòa Hiệp – Huyện Xuyên Mộc – Tỉnh BRVT, trong năm học 2009 – 2010

IV KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:

Từ tháng 08 năm 2009 đến nay

Trang 8

B PHẦN NỘI DUNG.

I THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC GIẢI QUYếT:

Hội đồng sư phạm nhà trường có 110 thành viên được chia thành chín tổ: 01 Tổ Văn phòng và 08 Tổ chuyên môn

Trong các năm học qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhà trường đã dần

ổn định về cơ sở vật chất, từng bước xây dựng được cảnh quan sư phạm nhà trường ngày càng xanh, sạch, đẹp, an toàn

- Mặc dù với số lượng giáo viên và học sinh đông, tuy vậy cũng có điều thuận lợi

là đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường đoàn kết, gắn bó thân thiết như trong một gia đình, quan tâm giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau trong mọi mặt công tác cũng như trong cuộc sống Giáo viên gắn bó với trường lớp, với học sinh, tận tình chăm lo cho học sinh, chăm lo cho phong trào của nhà trường

- Lãnh đạo nhà trường tận tình, thân thiện, gần gũi với giáo viên và học sinh, xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội, chỉ đạo sát và thiết thực các hoạt động dạy và học Đặc biệt là chăm lo xây dựng tình đoàn kết gắn bó, phát huy triệt

để ý thức tự giác tích cực, tinh thần trách nhiệm của cá nhân từng thành viên trong hội đồng sư phạm

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, nhà trường cũng gặp không ít khó khăn:

- Qui mô trường, cơ sở vật chất phục vụ dạy học còn nhiều thiếu thốn

- Số lượng học sinh đông, nhưng số lượng học sinh mũi nhọn ít, khó đuổi kịp các trường bạn

- Trường đóng trên địa bàn dân cư còn nhiều khó khăn nên sự quan tâm hỗ trợ từ phía Hội phụ huynh học sinh còn hạn chế

- Lực lượng giáo viên đông nhưng phần đa là mới ra trường, còn thiếu kinh nghiệm nên chưa mạnh

Trang 9

Xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tế nêu trên, trong các năm học qua, đặc biệt trong học kì một, năm học 2010 - 2011 này, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp Chín, trực tiếp tham gia giảng dạy môn Toán, là một tổ trưởng chuyên môn, với trách nhiệm của mình, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhằm thiết thực thực hiện cuộc vận động thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

II CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

- Tham mưu với lãnh đạo nhà trường thiết kế tổng quan các vị trí bố trí bồn hoa, trồng cây bóng mát, trồng cây cảnh, bồn hoa của lớp, tạo một cảnh quan hài hoà, phù hợp với vị trí của trường

- Tham mưu với lãnh đạo nhà trrường vận động mỗi tổ công tác trong nhà trường trồng 2 cây bóng mát Hội phụ huynh học sinh hỗ trợ trồng cây xanh và cây cảnh trong trường Tổ chức xây dựng trồng và chăm sóc một số cây thuốc Nam Phân công từng lớp trồng và chăm sóc bồn hoa của lớp mình Phân công vị trí làm vệ sinh, trực nhật cho từng lớp, tạo cho học sinh thói quen dọn vệ sinh hằng ngày

- Tạo cho các em nguồn nước uống an toàn, hợp vệ sinh

- Xây dựng khu nhà vệ sinh hợp lí và luôn chú ý dọn vệ sinh sạch sẽ hằng ngày

- Hiện nay nhà trường đã có cây xanh, cây bóng mát, làm bồn hoa trước văn phòng nhà trường, trước hiên phòng học các lớp đều có bồn hoa riêng của lớp

- Tham mưu với lãnh đạo nhà trường tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá, sinh hoạt kỉ niệm các ngày lễ trong năm, tạo không khí vui tươi, gần gũi, thân thiện, đoàn kết gắn bó trong nhà trường

- Tổ chức ngày hội tuổi thơ để các em được tham gia những trò chơi dân gian như thi đổ nước vào chai, kéo co, chuyền bong tiếp sức

- Tổ chức các em tham gia tập thể dục thể thao, tham gia thi đấu các môn bóng đá mini, báng bàn, cầu lông

- Cải tiến hình thức sinh hoạt chuyên môn: Theo qui định, hằng tháng tổ chuyên môn thực hiện sinh hoạt chuyên môn hai lần, thay vì phổ biến những công việc, sự vụ

Trang 10

nhàm chán, chúng tôi tập trung vào một số nội dung trao đổi, bàn bạc, thảo luận, chia sẻ các kinh nghiệm dạy học như kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém Đặc biệt trong công tác soạn giảng, tôi quán triệt từng thành viên trong tổ phải thể

hiện cho rõ được tính “thân thiện” trong giáo án, nghĩa là từng bài giảng phải gắn với

đối tượng học sinh của lớp mình, qua từng bài giảng phải biết được học sinh mình nắm bắt kiến thức đến đâu và có kế hoạch điều chỉnh kịp thời

* Kinh nghiệm trong công tác soạn giảng:

- Luôn thực hiện và nâng cao ý thức tự học, tự rèn

- Đọc kĩ sách giáo khoa, tham khảo sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng cho từng tiết dạy, bài dạy

- Căn cứ nội dung từng bài, xác định mục tiêu cụ thể về yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt được

- Căn cứ vào tình hình cụ thể của học sinh trong lớp Xây dựng sơ đồ cấu trúc bài giảng cho mỗi tiết dạy

- Xây dựng các hoạt động học tập cụ thể và dự kiến thời gian hoàn thành cho mỗi hoạt động, hình thức tổ chức học tập cho mỗi hoạt động

- Tổ chức cho học sinh thực hiện tốt việc chia sẻ thông tin học tập của các cá nhân, của các cặp, các nhóm với cả lớp

Ví dụ: Kinh nghiệm soạn giảng môn Toán để thể hiện tính thân thiện:

Tổ chức kiểm tra bài cũ:

Bên cạnh cách làm truyền thống là kiểm tra hai đến ba học sinh, giáo viên có thể tổ chức kiểm tra bài cũ theo các hình thức sau: tổ chức trò chơi, đố vui, kể chuyện sáng tạo theo chủ đề, làm phiếu học tập theo nhóm hoặc cá nhân, chia sẻ kinh nghiệm Việc thay đổi này giúp giảm tính đơn điệu, tính căng thẳng của cách kiểm tra truyền thống, tạo không khí thoả mái, hứng thú khi bắt đầu học bài mới

Tổ chức dạy bài mới:

+ Giới thiệu bài: Bên cạnh hướng dẫn của sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo viên

nên thay đổi linh hoạt cách giới thiệu bài, như:

Trang 11

 Chiếu một đoạn phim video clip về những vấn đề có liên quan đến bài học, tạo một cuộc hội thoại nhỏ giữa giáo viên và học sinh, tạo không khí học tập thân thiện, cởi mở

 Nêu một vấn đề có liên quan đến bài mới mà học sinh đã trải nghiệm để huy động vốn hiểu biết của các em vào việc tiếp nhận kiến thức mới

 Giới thiệu bài học bằng tranh ảnh, vật thật để kích thích hứng thú học tập của học sinh

+ Tổ chức hoạt động dạy học: Để thể hiện được tính thân thiện, thì trong giáo án

giáo viên phải thể hiện được sự huy động tối đa các đối tượng học sinh tham gia vào quá trình học tập Muốn vậy giáo viên phải xây dựng hệ thống câu hỏi, có hệ thống câu hỏi phụ, gợi mở, tạo điều kiện cho mọi đối tượng học sinh đều được tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, chọn và sử dụng đồ dùng dạy học có tính trực quan sinh động, đơn giản mà cụ thể, giúp học sinh dễ dàng chiếm lĩnh kiến thức Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” Đặc biệt giáo viên phải rèn luyện khả năng ứng xử linh hoạt để xử lí tốt các tình huống sư phạm trên lớp nhằm tạo sự thân thiện, phát huy tối đa tính cực tự lực, sáng tạo của học sinh

Tổ chức củng cố bài học, dặn dò:

Đây là một hoạt động chúng ta cần đặc biệt chú trọng, bởi vì thông qua hoạt động này giáo viên chốt lại, khắc sâu các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt được, giáo viên biết được học sinh nắm bắt đến đâu để có những hỗ trợ thích hợp Trong hoạt động này, ngoài việc học sinh nhắc lại, giáo viên chốt lại, đưa ra những câu hỏi về ý nghĩa của bài học để học sinh suy nghĩ, liên hệ thực tế, giáo viên cần tổ chức cho các em hoạt động trò chơi học tập để học sinh vận dụng, thực hành kiến thức, kĩ năng vừa học, tạo không khí vui tươi, thân thiện, cởi mở trong học tập

* Kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động nhóm và chia sẻ:

- Cách chia nhóm: Chia nhóm ngẫu nhiên hoặc theo chủ định:

+ Chia nhóm ngẫu nhiên bằng cách: Gọi số, theo biểu tượng, theo hẹn giờ

+ Chia nhóm theo chủ định: Cố định theo bàn, theo tổ,

Ngày đăng: 05/04/2015, 08:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w