1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của việc tăng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đối với Người thu nhập thấp tại Hà Nội

28 1,8K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 579 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ******* BÀI NGHIÊN CỨU Đề tài: Ảnh hưởng của việc tăng Chỉ số giá tiêu dùng CPI đối với Người thu nhập thấp tại Hà Nội Hà Nội, tháng 3 năm 2

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

*******

BÀI NGHIÊN CỨU

Đề tài: Ảnh hưởng của việc tăng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

đối với Người thu nhập thấp tại Hà Nội

Hà Nội, tháng 3 năm 2012

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA BÀI NGHIÊN CỨU 5

1 Lý thuyết về Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 5

2 Lý thuyết về “Người thu nhập thấp” 7

3 Ảnh hưởng của việc thay đối chỉ số CPI đối với NTD thu nhập thấp 8

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 10

1 Diễn biến của Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Việt Nam trong những năm qua 10

Phân tích đối tượng điều tra 12

2 Phân tích kết quả điều tra 14

CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 23

1 Với Chính Phủ: 23

2 Với NTD thu nhập thấp: 24

KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 28

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam là đại hội đầutiên đề ra đường lối đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phầnđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước xóa bỏ chế độ bao cấp, cơ chế “xin –cho” Có thể nói, đây là bước ngoặt quan trọng trong quá trình xây dựng nềnkinh tế nước ta

Kể từ đó tới nay, dưới ánh sáng của Đảng và Nhà nước, quá trình pháttriển kinh tế - xã hội ở nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng Tốc

độ tăng trưởng kinh tế bình quân các năm ở mức cao, Việt Nam trở thành mộttrong những nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới Thunhập bình quân đầu người (GDP) vượt qua mức 1,000 USD/người/năm, ViệtNam thoát khỏi nhóm nước nghèo trên thế giới Đời sống vật chất – tinh thầncủa nhân dân ngày càng được chú trọng hơn, chất lượng cuộc sống dần dầnđược đảm bảo

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế Việt Namvẫn phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức Mà trước hết phải kể đến đó

là tỷ lệ lạm phát cao, đặc biệt từ giai đoạn năm 2007 đến nay Tỷ lệ lạm phátcao kéo theo giá cả của hầu hết các mặt hàng thiết yếu cũng tăng theo Theonhững số liệu được công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam năm 2010tăng 11,75% và năm 2011 tăng 18,13% Đây là những con số hết sức đáng longại; đặc biệt trong bối cảnh người tiêu dùng Việt Nam hầu hết là những người

có thu nhập trung bình và thấp, những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất khigiá cả tăng Tỷ lệ lạm phát cao cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối vớiquá trình phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của nước ta

Trước tình hình đó, việc lựa chọn thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của việc

tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đối với người thu nhập thấp tại Hà Nội” của

Trang 4

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Người tiêu dùng thu nhập thấp tại Hà Nội

3 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập số liệu thông qua phương pháp điều tra bảng hỏi

- Áp dụng các phương pháp phân tích biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu

4 Bố cục nghiên cứu

Bài nghiên cứu gồm 3 chương:

Chương i: Cơ sở lý thuyết của bài nghiên cứu

Chương ii: Phân tích kết quả nghiên cứu

Chương iii: Kiến nghị, đề xuất

Trang 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA BÀI NGHIÊN CỨU

1 Lý thuyết về Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

a Khái niệm CPI:

Chỉ số giá tiêu dùng (được viết tắt là CPI - Consumer Price Index) là chỉ

số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêudùng theo thời gian Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vàomột giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng Đây là chỉ tiêu được sửdụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính làlạm phát hoặc giảm phát

b “Giỏ hàng hóa” để tính CPI tại Việt Nam

Ở Việt Nam, Chỉ số giá tiêu dùng CPI được Tổng cục Thống kê tính vàcông bố lần đầu vào năm 1998 (trước đó là Chỉ số giá bán lẻ hàng hóa và dịchvụ) với gốc so sánh được chọn là năm 1995

Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung 3 lần

- Năm 2001, Tổng cục Thống kê cập nhật danh mục hàng hóa và quyền

số của các nhóm hàng; năm gốc được chọn là năm 2000

- Năm 2006, Tổng cục Thống kê tiếp tục cập nhật danh mục hàng hóa

và quyền số tương ứng; lấy năm 2005 làm gốc so sánh

- Tháng 10/2009, Tổng cục Thống kê đã tiến hành cập nhật danh mụchàng và quyền số; lấy năm 2009 làm gốc so sánh

Sau đây là các nhóm mặt hàng để tính CPI thời kỳ 2009 – 2014

C Tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng 100,00

Trang 6

Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tính số bình quân gia quyền theocông thức Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở Để làmđược điều đó phải tiến hành như sau:

- Cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượnghàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua

- Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tạimỗi thời điểm

- Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượngnhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại

- Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùngbằng công thức sau:

Trong đó

- I: Chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ báo cáo

- Wi: Quyền số cố định năm 2009 của nhóm hàng i

- P0i: Giá mặt hàng i tại kỳ gốc

- Pti: Giá mặt hàng i tại kỳ báo cáo

Trang 7

d Một số ứng dụng của chỉ số CPI trong thực tế

CPI thường được sử dụng để điều chỉnh thu nhập của người dân và cáchoạt động kinh tế khác

Xem xét CPI để đưa ra mức thu nhập phù hợp cho người dân, cấu trúcthuế của Nhà nước cũng dựa trên CPI để điều chỉnh mức thuế cho phù hợp

Các chủ sử dụng lao động thì sử dụng CPI để điều chỉnh lương nhân viêncho phù hợp với chi phí sinh hoạt

Các thông tin về hoạt động bán lẻ, thu nhập theo giờ và theo tuần, tổngthu nhập và tổng sản phẩm quốc dân được gắn kết với CPI để lý giải các chỉ số

có liên quan trong thời kì không có ảnh hưởng của lạm phát

2 Lý thuyết về “Người thu nhập thấp”

- Căn cứ Khoản 4, Điều 14, Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 1

tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng ta có: “người có mức thu nhập bình quân

hàng tháng không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân” là người

có thu nhập thấp

- Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 19, Luật thuế Thu nhập cá nhân ta có:

“Điều 19 Giảm trừ gia cảnh

1 Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:

a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48

triệu đồng/năm);”

Như vậy, khái niệm “người thu nhập thấp” sử dụng trong bài nghiên

cứu được hiểu là người có thu nhập bình quân hàng tháng dưới 4 triệu đồng

Trang 8

3 Ảnh hưởng của việc thay đối chỉ số CPI đối với NTD thu nhập thấp

a CPI giảm:

Khi CPI giảm, tức là giá các hàng hóa trong giỏ hàng tính CPI giảm (xuhướng này trong bối cảnh hiện nay gần như không bao giờ xảy ra), lượng tiềndành cho tiêu dùng của người thu nhập thấp giảm, giả định thu nhập không đổithì mức thu nhập ròng của người tiêu dùng sẽ tăng lên và mức sống của họ tốthơn

Tuy nhiên, đấy chỉ là trong trường hợp giả định thu nhập người tiêu dùngkhông đổi, trên thực tế không phải lúc nào cũng vậy Chúng ta thường nhìnnhận giảm phát và giảm giá là những dấu hiệu tốt Và thực tế điều này có thể làtốt trong một chừng mực nào đó Ví dụ giá của dịch vụ điện thoại đã liên tụcgiảm xuống trong nhiều năm qua và chắc chắn sẽ còn tiếp tục giảm nữa vìinternet ngày càng chiếm ưu thế Và chắc chắn bạn chẳng bao giờ nghe thấyngười tiêu dùng nào phàn nàn về điều này Tuy nhiên giảm phát chắc chắn cũng

là một hiện tượng không tốt đối với nền kinh tế Bằng chứng là cuộc đại suythoái diễn ra vào những năm 30 khi mà có cả núi người thất nghiệp không cónổi một đồng để mua hàng hoá và dịch vụ cho dù chúng được chào bán với mứcgiá cực kì hấp dẫn

b CPI tăng

Tuy nhiên, xu hướng chung của CPI vẫn là tăng Việc tăng chỉ số giá tiêudùng CPI trong thời gian qua đồng nghĩa với việc giá cả của hầu hết các mặthàng thiết yếu của cuộc sống đều tăng Điều đó tác động sâu sắc tới đời sốngcủa người dân, đặc biệt là những người thu nhập thấp Cụ thể là: người có thunhập thấp chịu tác động trực tiếp và nhanh hơn người có thu nhập cao; ngườidân vùng nông thôn chịu tác động nặng hơn người dân thành thị; công nhânchịu tác động lớn hơn nông dân

Trang 9

Giá cả tăng cao trong khi thu nhập tuyệt đối của người dân không thay đổikéo theo thu nhập tương đối của người dân sụt giảm, chất lượng cuộc sống giảmtheo.

Ở thành thị, những người thu nhập chủ yếu từ tiền lương, tiền công, từ trợcấp xã hội cũng lao đao vì những nguồn thu nhập này không được tính trượt giámột cách đầy đủ hoặc chậm điều chỉnh theo trượt giá Bằng chứng là giai đoạn2006-2008, nhóm 20% hộ nghèo nhất có tốc độ tăng thu nhập bình quân nhânkhẩu một tháng khoảng 22,15%/năm Nhưng tốc độ tăng chi tiêu cho đời sốngbình quân một nhân khẩu trong một tháng khoảng 27,7%/năm, tức là mức tăngthu nhập thấp hơn mức tăng chi tiêu 5,55%

Một nghiên cứu về đói nghèo đô thị cách đây ba năm (của Oxfam vàAction Aid) cũng cho thấy sự tăng giá của hàng hóa, lương thực không tươngxứng với mức tăng thu nhập (30-50% so với 10-20%) làm cho hộ nghèo và cậnnghèo ở đô thị gặp khó khăn Do sức mua đồng tiền giảm, họ phải dùng hầu hếtthu nhập vào mua lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu nên gần nhưkhông còn gì để tiết kiệm

Hậu quả của những tác động dây chuyền nói trên là tình hình thiếu đói tăngcao Hai tháng đầu năm, số nhân khẩu nông nghiệp thiếu đói tăng gần gấp hailần so với cùng thời điểm năm 2010 (838.600 lượt nhân khẩu), một con số lớnnhất từ năm 2007 trở lại đây Nguyên nhân chính tác động mạnh đến vấn đề này

là do giá lương thực tăng cao Nay, lạm phát vẫn còn cao thì những ảnh hưởngtiêu cực đến đời sống của những người thu nhập thấp cũng đang xấu đi hơn nữa

Để thấy rõ hơn ảnh hưởng của biến động giá tiêu dùng ảnh hưởng thực tếnhư thế nào đến người tiêu dùng thu nhập thấp ở Hà Nội, nhóm nghiên cứu xinđược phân tích ở phần kết quả khảo sát

Trang 10

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

1. Di n bi n c a Ch s giá tiêu dùng (CPI) t i Vi t Nam trong ễn biến của Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Việt Nam trong ến của Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Việt Nam trong ủa Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Việt Nam trong ỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Việt Nam trong ố giá tiêu dùng (CPI) tại Việt Nam trong ại Việt Nam trong ệt Nam trong

nh ng năm qua ững năm qua

CPI các tháng năm 2011 CPI các năm gần đây Cuối

Trang 11

Trong vòng 5 năm trở lại đây, chỉ số giá tiêu dùng CPI có nhiều biếnđộng Năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng chủ yếu là do nhóm hàng ăn vàdịch vụ ăn uống tăng 31,86%, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng khámạnh.

Năm 2009, CPI năm 2009 giảm mạnh là do nền kinh tế nước ta có dấuhiệu phục hồi sau khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầunăm 2008 Tuy nhiên, ngay sau đó, CPI có xu hướng tăng mạnh trở lại

Đến năm 2011 và đầu năm 2012, mức tăng CPI cũng có rất nhiều biếnđộng, điều này được thể hiện rõ trong bảng số liệu thống kê và biểu đồ

Biểu đồ 2: Diễn biến chỉ số CPI từ tháng 1/2011 đến tháng 1/2012

Diễn biến tăng giá tiêu dùng CPI năm 2011 khá phức tạp, thể hiện ở việctăng cao những tháng đầu năm và giảm dần từ quý II Trong 4 tháng cuối năm,lạm phát có dấu hiệu giảm tốc, chỉ tăng dưới 1% mỗi tháng, nhưng lạm pháttháng 12 lại có dấu hiệu nhích lên so với 2 tháng trước đó Cụ thể, lạm pháttháng 10 và tháng 11 chỉ tăng 0,36% và 0,39%, nhưng lạm phát tháng 12 tăng

Trang 12

Mặc dù tháng 1/2012 là tháng trùng với Tết Nguyên đán Nhâm Thìn nhưng

chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2012 chỉ tăng 1% so với tháng trước CPI

tháng 1/2012 chỉ tăng nhẹ là nhờ nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống ngoài giađình (nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất trong rổ hàng chung và có ảnh hưởng mạnhnhất tới CPI) chỉ tăng 1,01%

CPI cả nước tháng 2/2012 tăng 1,37% so với tháng trước và tăng 2,38% sovới tháng 12/2011 So với cùng kỳ năm 2011, CPI tháng 2 tăng 16,44%

Đánh giá:

Chiều ngày 05/03/2012, xăng đã lên giá tới 22.900 đồng/1lit, hơn nữa giáđiện và giá ga đang có xu hướng tăng Cùng với chính sách giảm trần lãi xuấthuy động của chính phủ, nhóm đưa ra nhận định chỉ số CPI có khả năng sẽ tăngnhẹ trong ngắn hạn, CPI sẽ tăng khoảng 1,2% - 1.6% trong tháng 3 và 4 rồi sẽgiữ ở mức thấp Trong cả năm 2012, CPI sẽ tăng dưới 10%

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhận định, năm 2011 tất cả các quốc gia trênthế giới đều có lạm phát, riêng Việt Nam có điểm khác biệt là lạm phát rất cao,

có lúc xấp xỉ ở vị trí quán quân

Với CPI cả năm 2011 tăng 18,12%, Chính phủ đã không hoàn thành mộttrong các chỉ tiêu quan trọng mà Quốc hội giao Trong kỳ họp cuối năm 2010,Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu CPI năm 2011 không quá 7%

Tuy nhiên, trong phiên họp Quốc hội tháng 6/2011, Chính phủ đề nghị nớilỏng chỉ tiêu CPI cả năm lên không quá 17% Nhưng chỉ tiêu này cuối cùngcũng không đạt được khi CPI cả năm 2011 tăng 18,12%

Phân tích đối tượng điều tra

Để giúp bạn đọc có thể có những thông tin khái quát nhất về đối tượngcủa bài nghiên cứu; sau đây, Nhóm nghiên cứu xin khái quát một số nét chính

về đối tượng nghiên cứu của nhóm như sau:

Trang 13

a Số lượng đối tượng được nghiên cứu

Sau 5 ngày tiến hành điều tra, thu thập dữ liệu, Nhóm nghiên cứu đã thu

về 551 phiếu điều tra (tương đương với 551 cá nhân) thuộc nhiều ngành nghề,

Biểu đồ 3 : Cơ cấu nhóm tuổi và giới tính của đối tượng được nghiên cứu

Dựa theo biểu đồ về giới tính và độ tuổi của những đối tượng điều tra tathấy trong số mẫu được chọn, có sự phân bố tương đối đồng đều và ngẫu nhiêngiữa các nhóm tuổi cũng như về giới tính Cụ thể là

Về độ tuổi: 28% đối tượng khảo sát (tương đương 156 người) thuộcnhóm tuổi từ 18 đến 30 Nhóm từ 30 – 45 tuổi và từ 45 – 60 tuổi cũng có tỷ lệtương tự, lần lượt là 26 % và 28% Nhóm ngoài 60 tuổi thấp hơn một chút với

18 %

Về giới tính: 44% người được hỏi là giới tính nam và 56 % còn lại là nữ

c Nhóm ngành nghề

Trang 14

Biểu đồ 4: Cơ cấu ngành nghề của các đối tượng điều tra

Theo biểu đồ ta có, 551 người được điều tra thuộc 8 nhóm ngành nghềchính như sau:

- Tiểu thương: 75 người, chiếm 14%

- Công nhân: 73 người, chiếm 13%

- Giáo viên: 69 người, chiếm 13%

- Cán bộ y tế có 70 người, chiếm 13%

- Cán bộ công chức Nhà nước gồm 79 người, chiếm 14%

- Quân nhân, sỹ quan chiếm 10%, tương đương với 57 người

- Hưu trí gồm 62 người, chiếm 11%

- Ngành nghề khác gồm 66 người, chiếm 12%

2 Phân tích kết quả điều tra

a Xu thế tiêu dùng của NTD thu nhập thấp tại Hà Nội:

Chỉ số CPI tại Việt Nam được tính dựa trên 11 nhóm mặt hàng chính

(như đã trình bày trong Chương I) Tuy nhiên, trong quá trình điều tra khảo sát,

để việc khảo sát được diễn ra thuận lợi hơn, bảng câu hỏi dễ dàng cho ngườiđược khảo sát hơn; Nhóm nghiên cứu đã gộp một số nhóm mặt hàng với nhau

và đưa ra danh sách gồm 8 nhóm mặt hàng (như trong biểu đồ).

Trang 15

Biểu đồ 5 – Xu hướng tiêu dùng của người thu nhập thấp

Để thu thập thông tin nhằm rút ra được xu thế tiêu dùng của NTD thu nhậpthấp, Nhóm nghiên cứu đã đưa ra 8 phương án lựa chọn cho người được khảo

sát đánh số thứ tự từ 1 đến 8 (8 là mức tiêu dùng nhiều nhất, 1 là tiêu dùng ít nhất).

Biểu đồ trên được xây dựng dựa trên tổng số điểm của từng nhóm mặthàng

Qua số liệu thu thập được, có thể thấy rằng, nhìn chung, đối tượng ngườitiêu dùng có thu nhập thấp chi tiêu nhiều nhất cho thực phẩm Nhiều ngườiđược hỏi cho biết, với thu nhập trung bình dưới 4 triệu đồng/tháng, gần 50% thunhập của họ dùng để chi trả cho lương thực, thực phẩm Đây là một điều khá dễhiểu vì nhu cầu về thực phẩm là một nhu cầu thiết yếu hết sức quan trọng , vàvới mức thu nhập thấp, người tiêu dùng sẽ ưu tiên những khoản chi nhằm đápứng nhu cầu về ăn uống trước tiên

Đứng thứ hai sau thực phẩm là các khoản chi cho nhà ở, điện, nước, ga, vậtliệu xây dựng Đây cũng là những mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống Với mứcgiá nhà ở, điện, nước, ga… như hiện nay, người tiêu dùng thu nhập thấp cũngphải chi khá nhiều cho những mặt hàng này

Ngày đăng: 04/04/2015, 15:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w