Khóa luận Tốt nghệp Nghiên cứu áp dụng phương pháp Tần suất – Nhận dạng trong giải đoán địa chất số liệu địa vật lý hàng không

53 352 0
Khóa luận Tốt nghệp Nghiên cứu áp dụng phương pháp Tần suất – Nhận dạng trong giải đoán địa chất số liệu địa vật lý hàng không

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT NHẬN DẠNG 4 1.1 Lý thuyết xử lý tổ hợp số liệu 4 1.1.1 Các yêu cầu khi sử dụng tổ hợp số liệu trong xử lý 4 1.1.2 Lựa chọn tổ hợp số liệu 5 1.2.1 Số liệu đo và mẫu ngẫu nhiên 7 1.2.2 Hàm mật độ xác suất 7 1.2.3 Một số hàm phân phối lý thuyết 8 1.3 Các thuật toán nhận dạng 10 1.3.1 Mẫu chuẩn các đặc điểm đặc trưng và sử dụng mẫu chuẩn trong nhận dạng 10 1.3.2 Các thuật toán nhận dạng có mẫu chuẩn 12 1.3.3. Các thuật toán nhận dạng không có mẫu chuẩn 15 1.3.4 Quyết định sự tồn tại của đối tượng và đánh giá chất lượng xử lý 16 2.1 Phương pháp phân tích tần suất 18 2.2 Phương pháp Tần suất - Nhận dạng 20 2.2.1. Phương pháp xây dựng ma trận thông tin đối tượng mẫu 20 2.2.2. Phương pháp đánh giá lựa chọn tổ hợp thông tin 20 2.2.3. Phương pháp phân tích đối sánh xác định các đối tượng đồng dạng. .21 21 2.3. Xây dựng phần mềm ứng dụng phương pháp Tần suất – Nhận dạng 22 CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÙNG ĐÔNG TUY HOÀ 25 3.1 Đặc điểm địa chất và địa vật lý vùng Đông Tuy Hoà 25 3.1.1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên 25 3.1.2. Đặc điểm địa chất và địa vật lý 26 3.2. Ứng dụng chương trình phân tích tần suất trong số liệu thực tế 29 3.2.1. Xử lý số liệu cho trường hợp biết trước đối tượng đối sánh 29 3.2.2. Xử lý số liệu không dùng đối tượng đối sánh 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 PHỤ LỤC 1: CHƯƠNG TRÌNH PHÂN TÍCH TẦN XUẤT – NHẬN DẠNG 37 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, trong công tác điều tra nghiên cứu địa chất và tìm kiếm khoáng sản thì số lượng thông tin trên mỗi một đối tượng thu thập ngày càng lớn. Mỗi một tài liệu chứa đựng một loại thông tin về đối tượng và nếu chỉ sử dụng một loại tài liệu riêng biệt thì rất khó có thể giải quyết thoả đáng nhiệm vụ đặt ra. Do đó phân tích đồng thời nhiều loại thông tin về đối tượng (tổ hợp số liệu) là một xu hướng tất yếu, được phát triển mạnh và được áp dụng rộng rãi ở nước ta và trên thế giới. Có nhiều phương pháp khác nhau đang được sử dụng trong xử lý phân tích tổ hợp số liệu địa vật lý, trong đó nhóm các phương pháp thống kê – nhận dạng được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả hơn cả. Tuy nhiên khi tiến hành phân tích xử lý tổ hợp số liệu địa vật lý vẫn còn những hạn chế đó là: số lượng chủng loại thông tin rất lớn trong khi số lượng các tham số đầu vào của các chương trình phân tích nhận dạng thường bị giới hạn. Việc sử dụng các tổ hợp thông tin khác nhau để tiến hành phân tích nhận dạng nhiều khi cho những kế quả rất khác biệt. Trong trường hợp số lượng các tham số đầu vào được mở rộng nhưng do việc sử dụng các thông tin kém tin cậy sẽ dẫn tới các kết quả kém hơn so với sử dụng một tổ hợp thông tin ít hơn nhưng có chất lượng cao. Việc sử dụng những thông tin kém tin cậy không những không có hiệu quả mà còn làm nhoà đi những thông tin quan trọng khác dẫn tới những nhận thức sai lệch về đối tượng. Với số lượng các chủng loại thông tin ngày càng tăng hiện nay, việc lựa chọn được một tổ hợp thông tin có chất lượng cao là một nhiệm vụ quan trọng và rất khó khăn. Đây chính là nội dung của các bài toán đánh giá lựa chọn thông tin. Từ yêu cầu thực tế trên khoá luận với đề tài “Nghiên cứu áp dụng phương pháp Tần suất – Nhận dạng trong giải đoán địa chất số liệu địa vật lý hàng không” đưa ra một hướng đánh giá lựa chọn các thông tin góp phần nâng cao chất lượng xử lý số liệu địa vật lý. Khoá luận được thực hiện với các mục tiêu nhiệm vụ chính sau: - Nghiên cứu lựa chọn một thuật toán đánh giá lựa chọn thông tin để lựa chọn các tổ hợp thông tin có chất lượng nhằm nâng cao độ tin cậy của kết quả nhận dạng. - Trên cơ sở thuật toán lựa chọn thông tin đã nghiên cứu đề xuất một giải pháp phân tích đối sánh từ đó xây dựng thành một phương pháp phân tích, nhận dạng. - Tiến hành phân tích thử nghiệm trên một tài liệu thực tế nhằm làm rõ ý nghĩa thực tiễn và khả năng áp dụng thực tế của kết quả nghiên cứu. 2 Từ cơ sở những mục tiêu thực hiện, khoá luận được viết với cấu trúc như sau: - Mở đầu - Chương 1: Lý thuyết nhận dạng - Chương 2: Ứng dụng phương pháp Tần suất – Nhận dạng trong xử lý số liệu địa vật lý - Chương 3: Áp dụng kết quả nghiên cứu phân tích số liệu hàng không vùng Đông Tuy Hoà - Kết luận Khoá luận có sử dụng tài liệu từ - phổ gamma hàng không, các tài liệu kiểm tra mặt đất khu vực Đông Tuy Hoà của Đoàn Địa vậy lý máy bay, Đoàn Địa vật lý mặt đất, Liên đoàn Vậy lý – Địa chất, Các kết quả của các đề tài nghiên cứu do PGS.TS. Võ Thanh Quỳnh làm chủ biên. Trong quá trình thực hiện khoá luận này, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; sự giúp đỡ tạo điều kiện của ban lãnh đạo và các cán bộ kỹ thuật Đoàn Địa vậy lý máy bay, Đoàn Địa vật lý mặt đất, Liên đoàn Vậy lý – Địa chất trong việc tìm hiểu và thu thập tài liệu, đặc biệt là sự hướng đẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Võ Thanh Quỳnh. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những sự giúp đỡ nhiệt tình đó! Do những hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm còn ít nên khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự bổ xung, góp ý từ thầy cô và các bạn. Sinh viên thực hiện Nguyễn Viết Đạt 3 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT NHẬN DẠNG Khác với các lĩnh vực nghiên cứu trực tiếp đối tượng địa chất, địa vật lý nghiên cứu gián tiếp các đối tượng đó dựa vào các đặc điểm trường vật lý của chúng. Từ các số liệu khảo sát trường địa vật lý, mục tiêu cuối cùng của công tác thăm dò địa vật lý là đưa ra được các thông tin của đối tượng để phục vụ cho các mục tiêu khác nhau. Để thực hiện nhiệm vụ này có nhiều phương pháp, trong đó lý thuyết nhận dạng – lĩnh vực toán học giải quyết các bài toán phân loại đối tượng là một phương án được lựa chọn nhiều hiện nay trong địa vật lý. 1.1 Lý thuyết xử lý tổ hợp số liệu Mỗi loại số liệu cụ thể thường chỉ phản ánh một số đặc trưng nào đó của đối tượng vì vậy khi sử dụng số liệu đó để đưa ra kết luận về đối tượng sẽ cho kết quả kém tin cậy do nhiều nguyên nhân khác nhau chưa kể tới các sai số mắc phải khi thu thập và chỉnh lý số liệu. Để nâng cao chất lượng xử lý thông tin và đáp ứng được các yêu cầu thực tế, hiện nay, người ta áp dụng phổ biến là các phương pháp xử lý tổ hợp dữ liệu. Xử lý tổ hợp dữ liệu về cơ bản là dựa trên nhiều loại thông tin khác nhau để giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra phù hợp với điều kiện kinh tế và kỹ thuật cho phép. Không chỉ trong địa vật lý mà nhiều lĩnh vực khác cũng sử dụng xử lý tổ hợp số liệu để nâng cao chất lượng của kết quả xử lý. 1.1.1 Các yêu cầu khi sử dụng tổ hợp số liệu trong xử lý. Khảo sát, thu thập thông tin về đối tượng phải đáp ứng được các yêu cầu thực tế đặt ra như sau: - Thông tin phải đảm bảo về số lượng và chất lượng để đạt được mục tiêu và xử lý với độ chính xác chấp nhận được. - Thời gian thu thập thông tin phải phù hợp với tiến độ yêu cầu. - Khảo sát, thu thập thông tin phải đạt được hiệu quả kinh tế. Từ các yêu cầu này mà đôi khi các phương án khảo sát loại số liệu có độ tin cậy cao hơn không được lựa chọn mà thay vào đó người ta sử dụng một số loại thông tin khác mà khi sử dụng tổ hợp các thông tin này cũng có khả năng đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu đề ra. Ví dụ như thay vì dùng số liệu địa chấn có giá thành khảo sát cao thì có thể sử dụng tổ hợp số liệu khảo sát trọng lực và số liệu điện trở suất để tìm kiếm các hang động karst. Mặt khác hiện nay các tổ hợp phương pháp địa vật lý đang ngày càng được áp dụng rộng rãi do những đặc trưng về kỹ thuật như tổ hợp địa vật lý biển, tổ hợp 4 địa vật lý hàng không… Các tổ hợp phương pháp này với các phép ghi đo tự động sẽ cung cấp một khối lượng dữ liệu rất lớn bao gồm nhiều chủng loại thông tin. Ngoài dữ liệu khảo sát trực tiếp, hiện nay, với số lượng thông tin lưu trữ ngày càng tăng thì việc sử dụng kết hợp các dữ liệu có sẵn này với các thông tin khảo sát là một nhu cầu để nâng cao độ tin cậy cho kết quả xử lý. Mỗi loại thông tin chỉ mang những đặc trưng nhất định của đối tượng và để hoàn thành được nhiệm vụ đặt ra trong nhiều trường hợp người ta buộc phải xử dụng tổ hợp các thông tin khác nhau. Bản thân mỗi số liệu khảo sát đều mang những sai số, chúng đi kèm với số liệu và nhiều lúc gây ra những sai lầm khi xử lý. Những sai số này do nhiều nguyên nhân khác nhau như: sai số đo ghi của máy, sai số do kỹ thuật và phương pháp đo ghi, sai số do ảnh hưởng của các đối tượng khác… Trong số liệu địa vật lý những sai số mắc phải làm giảm độ tin cậy của thông tin được loại bỏ trong các bước xử lý số liệu nhưng rất khó để tách hoàn toàn được chúng ra khỏi số liệu. Đặc biệt là các nhiễu do nguồn gốc địa chất, chúng làm sai lệch mạnh các tín hiệu có ích và đôi khi không loại bỏ được do không đủ thông tin. Những sai số này làm giảm đáng kể độ tin cậy của thông tin, đặc biệt trong trường hợp loại thông tin đó được coi là loại tính chất quan trọng đặc trưng cho đối tượng đang cần nghiên cứu. Một nguyên nhân khác dẫn tới giảm độ tin cậy của một loại thông tin là tính đa trị của kết quả xử lý. Điều này gây nhiều khó khăn và sai lầm trong xử lý. Để xác định đơn trị đối tượng cần sử dụng kết hợp nhiều loại thông tin khác nhau một cách phù hợp. Từ các nguyên nhân trên các phương pháp xử lý tổ hợp số liệu đã và đang được áp dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực và mang lại kết quả cao. 1.1.2 Lựa chọn tổ hợp số liệu Trong bất kỳ bài toán nhận dạng nào thì số lượng và chất lượng các tính chất (loại thông tin) dùng để nhận dạng luôn được quan tâm hàng đầu. Mỗi tổ hợp thông tin khác nhau thường cho những kết luận khác nhau về đối tượng. Để đạt được kết quả đáng tin cậy nhất thì quá trình xử lý số liệu cần lựa chọn được tổ hợp thông tin có độ tin cậy cao và hợp lý. Chất lượng của thông tin tốt hay không phụ thuộc vào loại thông tin đó có đặc trưng cho đối tượng (khả năng phân biệt đối tượng với môi trường xung quanh) hay không. Tính đặc trưng cho đối tượng của một loại số liệu địa vật lý do nhiều nguyên nhân quyết định. Một tính chất là đặc trưng cho đối tượng khi độ chênh lệch giá trị của số liệu của tính chất đó giữa đối tượng nghiên cứu với môi trường xung 5 quanh đủ lớn. Trong trường hợp đối tượng nằm quá sâu, kích thước quá nhỏ, hoặc do ảnh hưởng của các yếu tố khác (phong hóa, biến chất, chất lưu…) dẫn tới độ chênh lệch của giá trị không đủ để phân biệt đối tượng với môi trường xung quanh khi đó thông tin là không có ích cho xử lý số liệu. Các sai số không tách được sẽ gây ra sai lệch về số liệu khi đó thông tin không còn mang tính đặc trưng cho đối tượng. Một tổ hợp thông tin không đầy đủ sẽ không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho quá trình xử lý. Việc chọn số lượng các loại thông tin phải đảm bảo được tính đơn trị của kết quả và đưa ra được đầy đủ các yêu cầu nghiên cứu về đối tượng. Việc sử dụng đồng thời nhiều loại thông tin trong đó có những thông tin có độ tin cậy thấp không những gây khó khăn cho quá trình xử lý, chất lượng xử lý không cao, do các thông tin thiếu tin cậy sẽ làm nhoè đi các thông tin quan trọng khác dẫn đến những nhận thức sai lệch về đối tượng. Việc lựa chọn được một tổ hợp thông tin có chất lượng cao là nội dung khó khăn và phụ thuộc nhiều vào hiểu biết, kinh nghiệm của người xử lý. 6 1.2 Mẫu và các đặc trưng thống kê của số liệu địa vật lý 1.2.1 Số liệu đo và mẫu ngẫu nhiên Vì các thiết bị quan sát trường trong địa vật lý đều là các thiết bị số nên các kết quả quan sát trường là những con số. Ở một điểm quan sát bất kỳ, kết quả quan sát trường địa vật lý vì chứa nhiễu và sai số đo nên có thể là đại lượng này hay đại lượng khác mà người đo không dự đoán trước được. Vì vậy để mô tả các giá trị (bằng số) các trường địa vật lý đo được người ta sử dụng khái niệm đại lượng ngẫu nhiên. Các giá trị trường địa vật lý đo được là các số cụ thể nên đại lượng ngẫu nhiên là mô hình nền tảng để mô tả các số liệu địa vật lý. Đại lượng X được gọi là ngẫu nhiên nếu trong mỗi phép đo sẽ xuất hiện một trong những giá trị cụ thể x 1 , x 2 , x 3 ,… của đại lượng này với xác suất tương ứng p 1 , p 2 , p 3 ,… Tất cả các giá trị có thể của X sẽ tạo thành nhóm đủ, vì bao giờ trong kết quả của một phép đo cũng sẽ xuất hiện một giá trị x i nào đó (biểu hiện nào đó của X); nghĩa là bao giờ cũng tồn tại đẳng thức: ∑ = = n i i P 1 1 (1.1) Để mô tả các đại lượng ngẫu nhiên, người ta sử dụng công cụ toán học xác suất, thông qua hàm phân bố xác suất và các đặc trưng thống kê. 1.2.2 Hàm mật độ xác suất Hàm mật độ xác suất f(x) là một hàm mô tả xác suất xuất hiện các giá trị cụ thể của đại lượng ngẫu nhiên x. Hàm mật độ xác suất có các tính chất sau: 0lim )( = ±∞→ xf x (1.2) ∫ +∞ ∞− =1)( dxxf (1.3) ∫ =<< 2 1 )()( 21 x x dxxfxXxP (1.4) với P(x 1 <X<x 2 ) là xác suất rơi vào khoảng (x 1 ;x 2 ) của đại lượng ngẫu nhiên x. 7 ∫ ∞− = 1 )()( 1 x dxxfxF (1.5) với F(x) là hàm phân bố của X; hàm mô tả xác suất để đại lượng ngẫu nhiên X nhận các giá trị nhỏ hơn giá trị x i nào đó. Đồ thị của hàm phân bố mật độ xác suất thực nghiệm được dựng lên từ số liệu khảo sát thực tế được gọi là đường cong biến phân. Ngoài hàm phân bố F(x) và hàm mật độ f(x) người ta còn dùng các đặc trưng thống kê để mô tả các đại lượng ngẫu nhiên bao gồm: - Kỳ vọng toán [ ] ∑ = == n i ii xpxxM 1 (1.6) - Mod (M 0 ) là giá trị x mà tại đó hàm mật độ phân bố đạt max - Median (M e ) là giá trị là giá trị của X có xác suất P(X) = 2 1 - Phương sai: [ ] [ ][ ] [ ] ii pxMxMxxMxD 2 2 )( −=−= ∑ (1.7) - Độ lệch trung bình phương D±= σ (1.8) 1.2.3 Một số hàm phân phối lý thuyết Để mô tả các đại lượng ngẫu nhiên, trong địa vật lý người ta sử dụng các hàm phân phối lý thuyết như hàm phân phối chuẩn (phân phối Gauxơ), phân phối chuẩn loga, phân phối Puasson… Phần lớn các đại lượng ngẫu nhiên trong địa vật lý cũng như nhiều hiện tượng địa chất khác chúng tuân theo luật phân phối chuẩn. Đại lượng ngẫu nhiên X tuân theo luật phân phối chuẩn nếu hàm mật độ của nó có dạng: 2 2 2 )( 2 1 )( σ µ σ −− Π = x exf (1.9) Trong đó: - kỳ vọng: dxe x x ∫ +∞ ∞− −− ∏ = 2 2 2 )( 2 σ µ σ µ (1.10) - Phương sai: 22 )( EXXE −= σ (1.11) Đồ thị của hàm phân phối chuẩn đối xứng qua đường thẳng µ =x và giảm dần xuống xung quanh kỳ vọng. Diện tích giới hạn bởi đường cong và trục hoành bằng 1, đó chính là xác suất để đại lượng ngẫu nhiên X nhận giá trị trong khoảng );( +∞−∞ (1.3). Xác suất để đại 8 lượng ngẫu nhiên X nhận giá trị trong khoảng từ x 1 tới x 2 chính là phần diện tích được bao bởi đường cong, trục hoành và hai đường thẳng 1 xx = ; 2 xx = . Xác suất đó được tính theo công thức (1.4). Nhiều giá trị trường địa vật lý như mật độ, tốc độ truyền sóng, phóng xạ… tuân theo luật phân phối chuẩn và dựa trên các thuật toán thống kê theo luật phân phối chuẩn người ta có thể xử lý số liệu để tìm ra các đặc trưng của đối tượng. Ngoài luật phân phối chuẩn còn có các luật phân phối khác đang được áp dụng phổ biến trong phân tích thống kê các số liệu địa vật lý. Ví dụ như luật phân phối chuẩn loga được dùng để mô tả các giá trị điện trở xuất, độ từ cảm của đất đá. 9 1.3 Các thuật toán nhận dạng Nhiệm vụ cơ bản nhất của công tác xử lý tổ hợp số liệu địa vật lý là phân loại được các điểm quan sát thành các diện tích nhất định hay các nhóm, lớp diện tích nhất định, ở đó các đặc trưng của trường địa vật lý giống với các đặc trưng của trường liên quan với loại (lớp) đối tượng địa chất nhất định. Để giải quyết được nhiệm vụ trên tương tự nhiều lĩnh vực khoa học khác người ta sử dụng lý thuyết nhận dạng - một lĩnh vực toán học đi sấu vào giải quết các bài toán phân loại đối tượng dựa vào mối quan hệ hữu cơ giữa các đối tượng cụ thể và các dấu hiệu đặc trưng cho đối tượng đó. Hiện nay, trong địa vật lý ngưồi ta sử dụng rất nhiều phương pháp nhận dạng hiện đại, được tự động hoá bằng các phần mềm mạnh. Tuy nhiên có thể chia chúng thành 2 nhóm: nhóm có phương pháp nhận dạng theo đối tượng chuẩn (có thông tin tiên nghiệm) và nhóm có phương pháp nhận dạng không có đối tượng chuẩn (không có thông tin tiên nghiệm). 1.3.1 Mẫu chuẩn các đặc điểm đặc trưng và sử dụng mẫu chuẩn trong nhận dạng Để xử lý tổ hợp các số liệu bằng phương pháp nhận dạng có mẫu chuẩn thì công việc quan trọng mang tính quyết định là lựa chọn các mẫu chuẩn và xác định các đặc trưng thống kê các trường địa vật lý của chúng. Các mẫu hay đối tượng chuẩn là phần diện tích ở đó bằng các số liệu khoan và các số liệu địa chất khác đã xác định được bản chất địa chất của từng đối tượng gây ra trường địa vật lý. Tuỳ thuộc vào các mục đích nghiên cứu khác nhau mà các đối tượng chuẩn được lựa chọn khác nhau. Ví dụ khi mục đích nghiên cứu là tìm kiếm khoáng sản thì đối tượng chuẩn có thể là một vùng quặng, một trường quặng, một mỏ quặng hay một vỉa quặng. Còn khi khảo sát địa vật lý phục vụ công tác đo vẽ bản đồ địa chất thì các đối tượng mẫu có thể là diện tích phát triển một loại đá nào đó. Tuỳ theo bản chất, đối tượng chuẩn có hai loại là đối tượng chuẩn mang các thông tin đại diện và đối tượng chuẩn mang thông tin phủ nhận. Đối tượng chuẩn đại diện mang các thông tin có khả năng phân loại một hay một lớp đối tượng. Trong nhiều trường hợp có những đối tượng khác nhau nhưng mang các đặc điểm trường địa vật lý tương đồng. Khi đó người ta sử dụng đối tượng chuẩn mang thông tin phủ nhận để loại bỏ những đối tượng không đúng ra khỏi tập kết quả nhận dạng. 10 [...]... quả và có tính định lượng Phương pháp Tần suất – Nhận dạng là một phương pháp nhận dạng trong xử lý số liệu địa vật lý do PGS TS Võ Thanh Quỳnh đề xuất trên cơ sở ứng dụng phương pháp phân tích tần suất trong tổ hợp số liệu thống kê cũng như xây dựng thuật toán phân tích, đối sánh, xác định đối tượng đồng dạng (kết quả đề tài QG06.16) Các nội dung của phương pháp tần suất nhận dạng gồm có 3 nội dung chính... mục đích nghiên cứu 19 2.2 Phương pháp Tần suất - Nhận dạng Lý thuyết của phương pháp phân tích tần suất ở trên là một cơ sở để lựa chọn các tính chất tốt một cách định lượng Như đã trình bày trong chương 1, tổ hợp số liệu địa vật lý là tập hợp của các tính chất có chất lượng khác nhau Và khi ứng dụng phương pháp phân tích tần suất trong việc tìm một tổ hợp tính chất tốt phục vụ mục tiêu nhận dạng đối... dụ P*m ≥ 65% 21 2.3 Xây dựng phần mềm ứng dụng phương pháp Tần suất – Nhận dạng Theo nội dung phương pháp phân tích tần suất nhận dạng được trình bày ở trên tôi đã thành lập một phần mềm tự động xử lý số liệu tương ứng trên máy tính (phụ lục 1) Về nguyên tắc chương trình này có thể xử lý mọi tổ hợp số liệu phức tạp tương ứng như số liệu địa chất, địa vật lý, địa hoá…Các nội dung thực hiện tính toán... lý phân tích các tổ hợp số liệu địa vật lý đặc biệt là đối với tài liệu từ - phổ gamma hàng không, một nguồn dữ liệu đồ sộ và phong phú ở nước ta hiện nay Về mặt nguyên tắc, phương pháp này có thể áp dụng cho các tổ hợp số liệu địa chất, địa hoá, địa vật lý Tuy nhiên khoá luận này mới chỉ bước đầu ứng dụng phương pháp trên tổ hợp số liệu từ - phổ gamma hàng không Trong thời gian tới cần những thử nghiện... nhận dạng Đối với các thuật toán nhận dạng kiểm chứng thống kê người ta sử dụng xác suất nhận dạng sai lầm để đánh giá chất lượng xử lý Xác suất này được xác định dựa vào việc tính tích phân hàm phân bố mật độ xác suất của hệ số tương thích λ Các hàm này được xác định riêng cho các đối tượng kiểm chứng của từng lớp một 17 CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TẦN SUẤT – NHẬN DẠNG TRONG XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐỊA VẬT... nhiều hơn số lần gặp các tổ hợp phức hợp của lớp khác thì đối tượng nghiên cứu 12 được xếp vào lớp đó Quá trình này được tiến hành cho tới khi đối tượng cuối cùng được nhận dạng b Phương pháp nhận dạng sử dụng phân tích hồi quy Trong xử lý số liệu địa vật lý, thuật toán hồi quy đầu tiên được sử dụng để sử lý các số liệu đo địa vật lý giếng khoan và phân tích định lượng các tài liệu trọng lực Thực chất của... mạnh phản ánh tính phức tạp và đa dạng của các thể địa chất có mặt trong vùng với các đặc trưng trường phóng xạ khác nhau 28 3.2 Ứng dụng chương trình phân tích tần suất trong số liệu thực tế Từ các số liệu thu thập được gồm có tài liệu địa chất, các tài liệu trường từ phổ gamma hàng không của khu vực nghiên cứu áp dụng chương trình xử lý thành lập được cho tổ hợp dữ liệu này với 2 trường hợp riêng biệt... phương pháp phân tích tần suất theo thuật toán Giffiths – Vinni Khoá luận đã đạt được những kết quả sau: Nghiên cứu và đưa vào ứng dụng một phương pháp đánh giá lựa chọn thông tin để từ một tổ hợp thông tin ban đầu chọn ra các thông tin có chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả của các thuật toán phân tích nhận dạng Từ thuật toán phân tích tần suất phát triển thành một phương pháp phân tích nhận dạng. .. những nghiên cứu trước đây về triển vọng khoáng sản của khu vực 32 Tên? HiHình 3.3: Đối tượng mẫu cụm 20 33 TÊN Hình 3.4: Đối tượng mẫu cụm 68 34 KẾT LUẬN Trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu lý thuyết và một số thuật toán nhận dạng đang được ứng dụng trong xử lý phân tích tài liệu địa vật lý ở nước ta hiện nay, khoá luận đã trình bày một cách tiếp cận giải quyết bài toán nhận dạng thông qua việc ứng dụng phương. .. hành xác định bản chất địa chất của các đối tượng dựa vào việc so sánh tập hợp các dấu hiệu địa vật lý đặc trưng cho đối tượng chuẩn với tập hợp các dấu hiệu địa vật lý của đối tượng nghiên cứu Việc lựa chọn thuật toán nhận dạng tuỳ thuộc vào các điều kiện sau: - Số liệu xuất phát - Tồn tại thông tin tiên nghiệm về đối tượng - Nhiệm vụ cụ thể của công tác địa vật lý Các thuật toán nhận dạng được xây dựng . một. 17 CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TẦN SUẤT – NHẬN DẠNG TRONG XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐỊA VẬT LÝ 2.1 Phương pháp phân tích tần suất Phương pháp phân tích tần suất với việc sử dụng tần suất trung bình của. thông tin. Từ yêu cầu thực tế trên khoá luận với đề tài Nghiên cứu áp dụng phương pháp Tần suất – Nhận dạng trong giải đoán địa chất số liệu địa vật lý hàng không đưa ra một hướng đánh giá lựa. hiện, khoá luận được viết với cấu trúc như sau: - Mở đầu - Chương 1: Lý thuyết nhận dạng - Chương 2: Ứng dụng phương pháp Tần suất – Nhận dạng trong xử lý số liệu địa vật lý - Chương 3: Áp dụng kết

Ngày đăng: 04/04/2015, 15:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan