0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Đặc điểm địa lý, tự nhiên

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TẦN SUẤT – NHẬN DẠNG TRONG GIẢI ĐOÁN ĐỊA CHẤT SỐ LIỆU ĐỊA VẬT LÝ HÀNG KHÔNG (Trang 25 -25 )

Vị trí địa lý, địa hình

Khu vực nghiên cứu thuộc Trung Trung bộ gồm phần lớn thuộc địa phận tỉnh Phú Yên, được giới hạn từ 12o53’ – 13o21’ vĩ độ bắc và 108o53’ – 109o28’ kinh độ đông với tổng diện tích gần

3500km2 bao gồm các huyện: Sơn Hoà, Tuy Hoà, Sông Hinh (tỉnh Phú Yên),

Địa hình của khu vực chủ yếu là đồng bằng và một phần nhỏ phía tây là đồi núi thấp. Phần lớn khu vực ven biển Tuy Hoà đều khá phẳng và nông với các bãi, doi cát trừ đoạn đèo Cả có nhiều ngành đá, vũng vịnh nhỏ, nước sâu. Vùng cửa sông Đà Rằng thường bị cát bồi không thuận lợi cho lưu thông dòng chảy. Phía trong bờ biển có các đồng bằng hẹp phân bố không liên tục dọc sông Ba.

Khí hậu, Thuỷ văn

Khu vực nghiên cứu đặc trưng bởi điều kiện nhiệt phong phú. Ở đây có đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu ảnh hưởng của đại dương. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8. nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27oC, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1600mm – 1700mm.

Mạng lưới sông suối của khu vực tương đối dày nhưng do đặc điểm địa hình nên các sông thường ngắn và dốc. các sông lớn thường bắt nguồn từ dãy trường sơn (sông Ba, sông Đà Nông, sông Krông H’Năng, sông Hinh…). Lớn nhất trong vùng là sông Đà Rằng (sông Ba) đổ ra biển đông ở thị xã Tuy Hoà. Chế độ thuỷ văn ở đây cũng hoàn toàn phụ thuộc theo mùa. Vào mùa mưa lượng dòng chảy chiếm hơn 80% tổng lượng dòng chảy năm. Hơn nữa, do đặc trưng địa hình dốc nên vào mùa

mưa khả năng tập trung dòng chảy nhanh dẫn tới hiện tượng lũ ống, lũ quét thất thường. trong những năm gần đây các tai biến lũ và xói lở bờ sông gây thiệt hại nhiều về người và tài sản trong khu vực.

Dân cư, kinh tế, xã hội

Hầu hết dân số trong khu vực là người Kinh, có một phần nhỏ là người dân tộc Êđê, Gia Lai, Chăm, Ba Na, Hrê, Hoa, Mnông sống tập trung ở vùng cao phía tây. Dân cư tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, thị trấn ven biển, dọc theo quốc lộ 1A và các vùng ven sông.

Kinh tế của khu vực đanh phát triển mạnh nhưng không đều chủ yếu tại các thành phố và thị xã, người dân số chủ yếu bằng nông nghiệp, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Do cấu tạo đường bờ của khu vực tạo ra nhiều vũng, vịnh, bãi triều, cửa sông ven biển nên hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của vùng rất được chú trọng phất triển, hình thức chủ yếu là nuôi tôm bãi triều và lồng hình thành nên các vùng chuyên canh như khu vực xã Hoà Tân, vùng Cửa Bé – Vĩnh Trường, ven biển huyện Vạn Ninh.

Khu vực nghiên cứu rất giàu có và đa dạng về tài nguyên khoáng sản như vàng, volfram, ilmenit, zircon, cát thuỷ tinh, nước khoáng, vật liệu xây dựng…trong đó các loại khoáng sản có giá trị công nghiệp lớn như nước khoáng, ilmenit, zircon, diatomit (Phú Yên), cát thuỷ tinh, vật liệu xây dựng. Hoạt động khai thác khoáng sản phổ biến nhất trong khu vực là khai thác vật liệu xây dựng bao gồm đá xây dựng, sét để sản xuất gạch ngói, đặc biệt là khai thác vàng sa khoáng (300 nghìn tấn) ở vùng Đá Bàn – Xuân Sơn.

Giao thông vận tải

Ở khu vực phía tây quan trọng nhất là quốc lộ 14 Từ Buôn Mê Thuột đi Pleiku rồi qua Củng Sơn về Tuy Hoà, quốc lộ Trên 50 từ Chư Sê đến Tuy Hoà. Ở phía đông có mạng lưới giao thông đường bộ tương đối phát triển bao gồm tuyến đường sắt bắc nam và quốc lộ 1A. Đây là mạng lưới giao thông chính trong vùng. Ở các bán đảo ven biển và vùng núi hệ thống giao thông kém phát triển.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TẦN SUẤT – NHẬN DẠNG TRONG GIẢI ĐOÁN ĐỊA CHẤT SỐ LIỆU ĐỊA VẬT LÝ HÀNG KHÔNG (Trang 25 -25 )

×