SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 5-6 TUỔI HỌC TỐT MÔN LÀM QUEN CHỮ CÁI 1.Sự cần thiết, mục đích thực hiện sáng kiến: Như chúng ta đã biết: Trường Mầm non là trường học đầu tiên mà nơi đó là phôi thai đầu tiên nuôi trẻ lớn lên trên con đường học vấn. Vì thế muốn chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp 1, chúng ta là các cô giáo Mầm Non phải có nhiệm vụ giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái, nhận biết và phát âm chuẩn các âm của 29 chữ cái theo mẫu chữ viết in thường và viết thường, là bước khởi đầu cho trẻ có một nền tảng vững chắc trong quá trình học môn Tiếng Việt ở các lớp sau. Nhận thức được tầm quan trọng đó nhiều năm qua, Bản thân tôi đã cố gắng thực hiện tốt , nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ sao cho trẻ lĩnh hội một cách nhẹ nhàng thoải mái hơn tránh được sự gò bó trong giờ học. Và tôi đã chọn bộ môn làm quen chữ cái để viết sáng kiến cho bản thân để bạn bè, đồng nghiệp cùng tham khảo. Muốn đạt được mục đích trên ,chúng ta cần có những biện pháp sáng tạo ,phù hợp với thực tiễn ,cần phải đổi mới hình thức để hình thành tốt các biểu tượng định hướng trong không gian cho trẻ. Giúp trẻ phát triển tốt về trí tuệ. Chính vì vậy mà bản thân chọn đề tài này đễ nghiên cứu, thực hiện, giúp trẻ mẩu giáo 5-6 tuổi của mình phụ trách đạt kết quả tốt. Trong quá trình thực hiện đề tài này bản thân có những khó khăn sau: * về phía bản thân: Trang 1 Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động “Làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi”. Bản thân tôi đã được bồi dưỡng thêm kiến thức, nắm chắc được phương pháp giảng dạy . Được sự chỉ đạo của Phòng Giáo Dục Đào Tạo và Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch sát sao, đầu tư về cơ sở vật chất, bổ sung làm thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, lên kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi theo từng chủ điểm phù hợp với các chữ cái học trong chủ điểm; Hướng dẫn làm các tranh, các góc chữ cái để trẻ được làm quen ở mọi lúc mọi nơi . Phòng học tương đối rộng, thoáng và đầy đủ điều kiện để hoạt động. Nhà trường luôn coi trọng đến việc tạo môi trường chữ viết phong phú, hấp dẫn để lôi cuốn trẻ. Lớp được trang bị máy vi tính có chương trình kidmarts để trẻ được tiếp cận với việc học chữ cái qua các trò chơi trên máy. Bản thân là một giáo viên lâu năm có kinh nghiệm, có ý chí phấn đấu vươn lên, có lòng yêu nghề mến trẻ .Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của con cái. * Về phía trẻ: Các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng trình độ nhận thức không đồng đều. Có cháu phát âm chuẩn, mau nhớ mặt chữ, biết cầm viết đúng kỹ năng, có tư thế ngồi viết đúng. Có nhiều cháu phát âm còn ngọng, không chuẩn, nói câu chưa tròn. Một số trẻ không được học qua lớp Mầm, Chồi nên trẻ còn ngỡ ngàng khi cầm bút… Nhiều phụ huynh rất nóng lòng trong việc cho con mình học đọc, học viết. Bên cạnh đó một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình. Trước thực trạng này tôi đã trăn trở để tìm ra những biện pháp thiết thực làm sao để tổ chức cho trẻ học mà chúng cứ nghĩ mình đang chơi, và tuy chơi nhưng lại mang hiệu quả tích cực. Trang 2 2.Phạm vi triển khai thực hiện: Đề tài sáng kiến: "Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi học tốt môn Làm Quen Chữ Cái" được tôi thực nghiệm tại lớp lá 3 và lớp lá 1 mình dạy. Qua quá trình áp dụng sáng kiến tôi thấy hiệu quả mang lại rất khả quan và tôi luôn được bộ phận chuyên môn phân công dạy chuyên đề cho chị em toàn trường áp dụng và đạt hiệu quả cao. 3. Mô tả sáng kiến: 3.1. Nâng cao trình độ bản thân: Bản thân tôi luôn tự bồi dưỡng và rèn luyện mình: Rèn cách phát âm chuẩn, chữ viết phải đúng và đủ nét, rèn tính kiên nhẫn trong việc viết … để từ đó có cơ sở uốn nắn trẻ, rèn cho trẻ cách cầm bút, cách phát âm chuẩn để làm tiền đề chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Tham gia đầy đủ các buổi họp và bồi dưỡng chuyên môn do ngành , trường tổ chức; Dự giờ chéo trong khối, nghiên cứu và học tập các chương trình mới do Phòng giáo dục tổ chức. Tham khảo thêm sách báo, tư liệu qua mạng; Đầu tư và làm nhiều đồ dùng đồ chơi, tạo các góc học chữ cái trong lớp để trẻ được tiếp cận và học hỏi mọi nơi mọi lúc. 3.2. Tạo môi trường chữ viết trong lớp học: Tạo môi trường chữ viết trong và ngoài lớp dưới dạng các băng từ, câu đối, thơ, các bảng chữ cái, thẻ chữ cái, góc chữ cái … ở các vị trí thuận lợi nhất. Qua đó trẻ làm quen dần với 29 chữ cái, nên trong các hoạt động có chủ định trẻ không bị bỡ ngỡVấn đề tạo ra môi trường không khó nhưng để môi trường mang tính thẩm mỹ thu hút sự quan sát, tìm tòi của trẻ là vấn đề khó hơn. Do đó tôi không ngừng nghiên cứu để tạo ra môi trường phong phú đa dạng, thẩm mỹ và thay đổi thường xuyên ở các góc tranh chuyện, góc chữ cái. Bên cạnh đó tôi còn sưu tầm Trang 3 những bộ tranh chuyện, thơ, tạp chí, họa báo với nhiều hình ảnh đẹp, có chữ cái to kèm theo, có chủ đề phù hợp các hoạt động theo từng chủ điểm. Về chuyện, tôi sưu tầm các chuyện cổ tích, chuyện dân gian, để trẻ kể chuyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo, Ngoài ra còn có các bộ chữ cái, tranh lô tô chữ cái, bàn cờ chữ cái, tranh kèm nội dung theo chủ đề. Ở góc chơi như góc phân vai, trẻ chơi trò chơi bán hàng, bác sĩ… cho trẻ dùng viết ghi tên mặt hàng, hay tên bệnh nhân, tên thuốc . nét chữ của trẻ còn nguyệch ngoạc nhưng qua đó giúp trẻ ghi nhớ, tưởng tượng lại kí hiệu của chữ. Từ đó giúp trẻ nhận dạng được 1 cách chính xác chữ cái, nhận được chữ cái trong tập hợp các chữ cái tạo ra trong từ, câu. Cho trẻ phát âm chữ cái đó, hoặc điền chữ cái còn thiếu trong tên của mình hoặc cho trẻ tìm tên bạn trong lớp có chữ cái đầu là chữ : a, d, t… 3.3. Tổ chức trên tiết học: Hoạt động làm quen chữ cái là hoạt động tương đối khô khan so với các hoạt động khác, vì thế để giúp trẻ hứng thú tham gia với cô cách tích cực và để khắc sâu những kiến thức vừa học, tôi đã lồng ghép phương pháp “Học bằng chơi, chơi mà học” vào bài dạy. VD: Ở chủ điểm Thế giới động vật, tiết làm quen với chữ: I,T,C thay vì chỉ đơn giản gắn tranh có chứa từ: con khỉ, con tôm, cá chép … thì tôi tìm những hình ảnh động trong máy vi tính như: khỉ con đang trèo cây hái quả; đàn tôm bơi lội, đàn cá chép bơi trong ao … Sau đó cho trẻ gọi tên các con vật và trẻ trả lời chúng đang làm gì? Rồi mới cho các con chữ chạy lên, trẻ được quan sát trên máy sẽ làm trẻ thích thú và dẫn đến việc trẻ tập trung cao hơn, tiếp theo cô khéo léo đặt những câu hỏi và dẫn đưa trẻ vào bài cách say mê, nhẹ nhàng. Trang 4 Song song với việc làm quen với mặt chữ còn phải hướng dẫn trẻ cách cầm sách, cách mở sách, lật trang sao cho đúng để trẻ xem tranh nhận biết phần mở đầu, phần kết thúc của cuốn sách. Hướng dẫn trẻ nhận biết cách đọc và viết trên một trang giấy, cách cầm bút … Khi trẻ thực hiện xong phần làm quen thì trẻ sẽ tập tô, Khi sử dụng vở tập tô, tôi cho trẻ tô trùng khích các nét in mờ, tìm và nối chữ cái theo yêu cầu của cô là phải tìm được chữ trong từ nối với chữ cái to ở ngoài. 3.4. Thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi để tổ chức cho trẻ LQCC: Để khắc sâu những chữ cái đã học, tôi tổ chức cho trẻ nặn đất sét những chữ cái đả học qua những đường nét cơ bản, viết bằng phấn trên sân xi măng của trường, hoặc dùng hột hạt băng keo 2 mặt để tạo hình một số chữ cái đả học. Để tạo môi trường ngôn ngữ nói phong phú, tôi xây dựng những nhóm bạn nhỏ trong lớp có cháu yếu, cháu giỏi để các cháu cùng chơi, nói chuyện với nhau, vì cháu hay bắt chước nên các cháu yếu sẽ bắt chước các cháu giỏi. Từ đó ngôn ngữ mạch lạc sẽ được phát triển nhanh ở trẻ. Chương trình Kidmarts có nhiều nội dung hấp dẫn, giúp các cháu đọc, viết các chữ cái theo cách rất mới lạ trên những trò chơi trên máy. VD: Các cháu tự tìm ghép các từ sao cho đúng với các hình ảnh trên màn hình Tôi còn có một thư viện sách nho nhỏ trong góc lớp, có rất nhiều chuyện tranh hấp dẫn, cháu lựa chọn theo ký tự cô đã làm sẵn. Cô hướng dẫn các cháu kỹ năng lật, giở sách, cách xem tranh, cách đọc chữ cái theo thứ tự từ trên xuống và từ trái qua phải … Mỗi chủ điểm, tôi viết các bài thơ treo ở góc lớp và cho trẻ tô màu vào các chữ cái đã học… 3.5. Giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi phối kết hợp với phụ huynh. Trang 5 Ngoài giờ học trên lớp, trong những lúc đón trả cháu tôi trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của bộ môn làm quen chữ cái đặc biệt là dạy trẻ theo hướng đổi mới.Và trao đổi với một số phụ huynh còn xem nhẹ vấn đề này, thường cho con nghỉ học tuỳ tiện không có lý do và tôi đã trao đổi với phụ huynh nếu nghỉ học nhiều cháu sẽ bị hổng kiến thức, tiếp thu bài sẽ bị chậm và khi vào lớp 1 rất khó khăn cho cháu và cô giáo. 3.6. Thông qua hoạt động ngoài trời để tổ chức cho trẻ LQCC: Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian có đọc đồng dao như trò chơi “Rồng rắn lên mây” trong lúc đọc các từ ”Rồng, rắn, lúc lắc …” các cháu phải cong lưỡi vì có chữ: l và r qua đó trẻ sẽ phát âm chuẩn hơn. Hoặc chơi trò chơi “Bật qua rãnh”, nhảy lò cò … bật vào ô nào thì đọc to chữ cái trong ô đó. Trong sân trường nơi mỗi cây đều có bảng chữ tên của cây đó, khi đi dạo giới thiệu cho trẻ tên và công dụng từng loại cây, cho trẻ đọc theo và tập đánh vần các chữ cái đã học, cho trẻ tập nhận ra các chữ cái viết thường, chữ in, chữ hoa trên các biểu bảng trong sân trường như bảng nội quy, bảng thông tin … 3.7. Công tác phối hợp và trao đổi với phụ huynh về vấn đề cho trẻ LQCC: Để làm tốt công việc này, sự cộng tác của phụ huynh là việc rất cần thiết, vì thế tôi đã gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh vấn đề học và viết chữ của các cháu trong chương trình Mẫu giáo, nhất là những phụ huynh nóng lòng cho con học chữ sớm, những phụ huynh còn có quan niệm chưa đúng là trẻ phải biết đọc và viết được ngay độ tuổi Mẫu giáo. Thêm vào đó, tôi vận động phụ huynh ủng hộ những nguyên vật liệu phế mở để làm đồ dùng đồ chơi cho các cháu, chủ ý của tôi là cho phụ huynh biết từ những vật liệu đơn giản vẫn có thể trở thành đồ dùng đồ chơi Trang 6 cho trẻ. Phụ huynh rất vui và ngạc nhiên khi bắt gặp những tờ lịch cũ, trở thành những tấm tranh có chủ đề, có chữ cái cho trẻ học, hoặc thấy những chiếc xe được kèm với từ (ô tô, xe buýt … ) trên những chiếc xe bằng vỏ hộp sữa, hộp bánh mà phụ huynh góp nhặt. 4.Kết quả hiệu quả mang lại: * Về phía bản thân: Sau thời gian thực hiện những biện pháp như đã nêu trên. Bản thân tôi tự tin và nhiều sáng tạo hơn khi dạy trẻ, biết kết hợp đan xen các hình thức cũng như lồng ghép trong phương pháp giảng dạy, biết tận dụng những cái mới lạ vào các hoạt động để các cháu hứng thú hơn. * Về phía trẻ: Khoảng 90% cháu trong lớp mạnh dạn, năng động, sáng tạo và tự tin trong các hoạt động, vui thích đến lớp; ngôn ngữ của trẻ phát triển đáng kể và cháu tiến bộ rõ rệt trong việc đọc và viết, không những biết đọc, viết mà còn đọc đúng, chuẩn và đúng tư thế. Phụ huynh dần hiểu ra được phương pháp học tập của chương trình Mẫu giáo tuy đơn giản như trò chơi nhưng lại mang nhiều kết quả tích cực. Quá trình thực hiện kinh nghiệm này bản thân tôi thấy mình được nâng cao hơn về chuyên môn, phương pháp, đặc biệt là hình thức dạy trẻ linh hoạt, sáng tạo, tự tin, kết quả cho thấy rõ rệt “Trẻ học hứng thú hơn, tích cực hoạt động hơn, trẻ tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, thoải mái hơn và kết quả trên trẻ ngày càng tốt hơn, trẻ có vốn kinh nghiệm nhiều hơn, nhận biết chữ viết tương đối chính xác kết quả đạt được cụ thể như sau”: Bảng so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện các biên pháp trên: tổng số trẻ trong lớp lá 1 là: 40 trẻ. Trang 7 100% trẻ được học đầy đủ 29 chữ cái trong chương trình đổi mới của Bộ giáo dục mầm non. 100% trẻ được cầm viết và tô trùng khích các nét in mờ trên dòng kẻ. Kết quả của trẻ: Theo đánh giá của lớp NỘI DUNG KHI CHƯA ÁP DỤNG BIỆN PHÁP SAU KHI ÁP DỤNG BIỆN PHÁP Trẻ nhận biết cách phát âm 29 chữ cái rõ ràng 60% 90% Nhận biết đúng mặt 29 mặt chữ cái 76% 100% Tô viết trùng khít lên chấm mờ hoàn thành vở tập tô sạch sẽ 55% 99% Được ban lãnh đạo nhà trường xếp loại tốt ở tất cả các tiết dạy trẻ làm quen "chữ cái và chữ viết" Được Phòng Giáo Dục Đào Tạo chọn dạy tiết mẩu ở chuyên đề cho trẻ LQVCC Đạt giáo viên giỏi cấp huyện nhiều năm liền. Năm học 2010-2011 đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: Qua môn học Làm Quen Chữ Cái giúp trẻ hình thành kỹ năng sống cần thiết trong thời đại đổi mới sự nghiệp giáo dục, sáng kiến này không chỉ ứng dụng cho lớp mẩu giáo 5-6 tuổi cho trường Mầm non thị trấn Năm Căn mà có thể áp dụng cho tất cả trẻ ở cùng độ tuổi lớp lá trong bậc học Mầm Non. 6.Kiến nghị, đề xuất: Trang 8 Đối với Ban giám hiệu trường tiếp tục cung cấp đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho việc giảng dạy. Đối với giáo viên cần tranh thủ thời gian học hỏi sách báo và làm nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo, tìm kiếm các nguyên vật liệu mở cho trẻ hoạt động. Năm căn, ngày 27 tháng 03 năm 2013 Người viết Ý kiến xác nhận của thủ trưởng đơn vị Huỳnh Thị Thu Dân Trang 9 . SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 5-6 TUỔI HỌC TỐT MÔN LÀM QUEN CHỮ CÁI 1.Sự cần thiết, mục đích thực hiện sáng kiến: Như chúng ta đã biết: Trường Mầm non là trường học đầu tiên mà nơi. thực hiện: Đề tài sáng kiến: " ;Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi học tốt môn Làm Quen Chữ Cái& quot; được tôi thực nghiệm tại lớp lá 3 và lớp lá 1 mình dạy. Qua quá trình áp dụng sáng kiến. từ, câu đối, thơ, các bảng chữ cái, thẻ chữ cái, góc chữ cái … ở các vị trí thuận lợi nhất. Qua đó trẻ làm quen dần với 29 chữ cái, nên trong các hoạt động có chủ định trẻ không bị bỡ ngỡVấn đề