1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tích hợp kiến thức văn học Nam Định vào dạy học chương trình Ngữ văn lớp 10, trung học phổ thông

37 1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 235 KB

Nội dung

Hơn nữa, với độ tuổi của học sinh ở cấp trung học phổ thông, các em đang trong quá trình hình thành phát triển nhân cách, đã có những nhìn nhận, đánh giásâu sắc về cuộc sống, văn học, ng

Trang 1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến

Tích hợp kiến thức văn học địa phương vào chương trình ở các cấp học không phải làmột vấn đề mới lạ trong quá trình dạy học môn Ngữ văn hiện nay Mục tiêu của việc tíchhợp này là nhằm giúp học sinh tiếp cận, tìm hiểu nền văn học của địa phương, cũng như biếtcách vận dụng những kiến thức trong nhà trường với những vấn đề đang được đặt ra chochính địa phương mình Đồng thời, việc khai thác, tìm hiểu kiến thức văn học địa phương sẽgóp phần làm phong phú, đa dạng thêm chương trình chính khóa, từ đó giúp học sinh hiểubiết và hòa nhập hơn với môi trường mình đang sống, có ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát huynhững giá trị văn hóa của quê hương, bồi dưỡng tình yêu, lòng tự hào với quê hương, xứ sởcủa mình Đó là những mục tiêu chính đáng và quan trọng trong quá trình giáo dục nhâncách cho học sinh trong giai đoạn xã hội có nhiều những biến động như hiện nay Tuy nhiên,việc tích hợp kiến thức văn học địa phương vào chương trình, mới chỉ được chú trọng ở cấptrung học cơ sở chứ chưa được chú trọng ở cấp trung học phổ thông, chính vì thế mà chưatạo ra được sự thống nhất trong chương trình Ngữ văn

Một trong những mục tiêu của môn Ngữ văn là nhằm cung cấp cho học sinh nhữngkiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ và văn học, phù hợp vớitrình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước Hơn nữa, với độ tuổi của học sinh ở cấp trung học phổ thông, các

em đang trong quá trình hình thành phát triển nhân cách, đã có những nhìn nhận, đánh giásâu sắc về cuộc sống, văn học, nghệ thuật…các em cần được tìm hiểu về chính quê hương,

xứ sở mình trên nhiều lĩnh vực để bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, để bảo tồn vàphát huy những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của quê hương Cho nên, sẽ là thiếu sótnếu như trong chương trình Ngữ văn cấp trung học phổ thông không đề cập đến mảng vănhọc địa phương

Nam Định là một trong những trung tâm của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, là mảnh đất

người xưa đã từng truyền tụng: “ Bắc Kỳ đa sĩ, Nam Định vi ưu” Bản sắc văn hóa Nam

Định không thể tách rời nền văn hóa Việt Nam Tuy nhiên, trên mảnh đất này, trải qua nhữngnăm tháng thử thách của lịch sử vẫn có những dấu ấn riêng, tạo nên cốt cách của người NamĐịnh, tạo nên một màu sắc văn hóa riêng, trong đó có nền văn học Chính những sắc màuriêng của nền văn học địa phương nói chung và của văn học Nam Định nói riêng đã mang tớicho nền văn học dân tộc sự độc đáo, phong phú và đa dạng Có thể kể ra rất nhiều những

Trang 2

thành tựu của văn học Nam Định trong suốt chiều dài lịch sử từ văn học dân gian tới văn họcviết, từ những bài ca dao:

“ Hỡi cô thắt dải lưng xanh

Có về Nam Định với anh thì về Nam Định có bến đò Chè

Có nghề dệt lụa, có nghề ươm tơ”

tới những truyền kỳ về Điền Quận Công, bà chúa Phùng Ngọc Đài, Cường Bạo Đại Vương,thần Tam Bành đã làm thành “ Thiên Bản lục kỳ” của Nam Định Đó còn là những tên tuổicủa các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của thời kỳ văn học trung đại như: nhà sư Dương Không

Lộ và Nguyễn Giác Hải là lớp người đã đặt nền móng cho nền văn học viết của đất Sơn Nam

hạ xưa và Nam Định ngày nay, là Trần Nhân Tông – ông vua thi sĩ, xứng đáng giữ một vị tríquan trọng trong lịch sử thơ ca dân tộc, đó còn là bậc “ thần thơ, thánh chữ” Trần Tế Xương– một trong những tác giả lớn nhất của văn học Việt Nam… Tất cả những thành tựu văn họcnổi bật của Nam Định nói riêng và của tất cả các địa phương trên cả nước nói chung đều đãđược đưa vào trong chương trình Ngữ văn các cấp, tuy nhiên nó mới chỉ là sự điểm xuyết,chưa trở thành một hệ thống

Từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu giải pháp: “ Tích hợp kiến thức văn học Nam Định vào dạy học chương trình Ngữ văn lớp 10 trung học phổ thông”

để giúp học sinh có cơ hội, điều kiện tìm hiểu về nền văn học của quê hương; phát huy tínhchủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học, bồi dưỡng tình yêu quê hương, ýthức tôn trọng và phát huy các giá trị truyền thống của quê hương; cũng như góp phần vàoviệc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn trongnhà trường

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của giải pháp này là tích hợp các kiến thức văn học của tỉnh Nam Định: kiếnthức văn học dân gian và văn học trung đại vào quá trình dạy học môn Ngữ văn lớp 10 giúphọc sinh được tiếp cận với nền văn học của quê hương

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Việc tích hợp kiến thức văn học địa phương vào chương trình Ngữ văn lớp 10 trung họcphổ thông đang diễn ra như thế nào?

- Giáo viên cần lựa chọn những mảng kiến thức nào trong quá trình tích hợp kiến thức vănhọc Nam Định vào chương trình Ngữ văn lớp 10?

Trang 3

- Hiệu quả của tích hợp kiến thức văn học Nam Định vào dạy học chương trình Ngữ văn lớp

10 trung học phổ thông như thế nào?

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Quá trình tích hợp kiến thức văn học Nam Định vào dạy học chương trình Ngữ văn lớp 10

- Học sinh lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Khuyến, Nam Định, năm học 2013-2014

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp so sánh, đối chiếu, khảo sát, thực nghiệm, thống kê, phân tích

- Phương pháp khái quát, hệ thống hóa; nghiên cứu tiếp thu chọn lọc các tài liệu liên quan

6 Ý nghĩa nghiên cứu

- Cung cấp những kiến thức cơ bản về nền văn học tỉnh Nam Định cho học sinh lớp 10 cấpTHPT Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống văn hóa, vănhọc của quê hương

- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo động cơ, hứng thú trong quá trình học tậpcho học sinh Góp phần vào việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Ngữ văntrong giai đoạn hiện nay

Trang 4

PHẦN 2: NỘI DUNG QUY TRÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP KINH NGHIỆM CỤ THỂ 2.1 Thực trạng ( trước khi tạo ra giải pháp )

2.1.1 Không nằm ngoài quá trình phát triển của nền văn học dân tộc, văn học Nam Địnhcũng phát triển mạnh mẽ ở hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết Văn học dân gianNam Định xuất hiện trước khi có chữ viết và song song tồn tại với dòng văn học thành văn.Văn học dân gian bao gồm hai bộ phận chính là thơ ca dân gian và văn xuôi dân gian

Dấu ấn của Nam Định thể hiện trong ca dao, tục ngữ không chỉ là những tên làng, tên

xã cùng với đặc điểm địa lý, tự nhiên của vùng miền đó, mà còn là những phương ngôn vềnhững đặc sản, sản vật, nghề nghiệp, tính cách con người qua cách nhìn, cách phác họa dângian của một làng quê Nam Định Đối với văn xuôi dân gian Nam Định thì khá nhiều vàphong phú, mang tính địa phương hơn tục ngữ, ca dao bởi gắn liền với những nhân vật, sựkiện, địa danh cụ thể Một bộ phận không nhỏ của văn xuôi dân gian Nam Định là sự tíchcủa nhiều dòng họ Trước khi được cố định, hay văn bản hóa trong các tộc phả, gia phả, bia

ký của các dòng họ, sự tích hay những mẩu chuyện, ký ức về cội nguồn dòng họ sẽ đượctruyền ngôn từ đời này, sang đời khác Có thể nhắc tới các sự tích như: Sự tích dòng họ NgôBách Tính ở Nam Trực, họ Ngô làng Thi ở xã Xuân Hy – Xuân Trường, rồi sự tích các ông

tổ lập làng Quần Anh ở Hải Hậu, dòng họ Vũ ở Hoành Nha – Giao Thủy, chuyện khai hoanglập làng của dòng họ Phạm ở Hoàng Nam – Nghĩa Hưng Một đặc điểm nổi bật nữa trongvăn xuôi dân gian Nam Định đó là giai thoại về các danh nhân Hầu như bất kỳ một nhận vậtnổi tiếng nào trong lịch sử của vùng đất Nam Định cũng đều có giai thoại Những giai thoại

về Nguyễn Hiền, Đào Sư Tích, Lương Thế Vinh, Phạm Văn Nghị, Trần Bích San, Vũ HữuLợi, Tú Xương, Nguyễn Bính… đã trở thành những giai thoại hay nhất của Việt Nam

Văn học viết Nam Định bắt đầu phát triển từ thế kỷ XI kéo dài cho đến tận ngày hômnay Có thể nhận thấy những giai đoạn phát triển rực rỡ của văn học Nam Định là: văn họcdưới thời nhà Lý ( từ thế kỷ XI đến thế kỷ XII ); văn học dưới thời nhà Trần ( từ thế kỷ XIIIđến thế kỷ XIV); và đặc biệt là giai đoạn văn học ở thế kỷ XIX – thời kỳ nở rộ của văn họcNam Định với trên 40 tác giả và hàng nghìn tác phẩm ở nhiều thể loại xuất hiện, đã khiếnNam Định trở thành một trong những trung tâm lớn của văn chương nước nhà

Có thể thấy, cũng giống như nền văn học dân tộc, nền văn học Nam Định cũng luôn

có sự tác động qua lại giữa hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết Kho tàng văn họcdân gian với dòng chảy mênh mang, vô tận, thấm đượm chất trữ tình của tục ngữ ca dao đã

Trang 5

góp phần bồi đắp cho tâm hồn và tài năng của nhiều thế hệ các nhà thơ, nhà văn Nam Định.Không phải ngẫu nhiên mà những bài thơ trữ tình, thấm đượm phong cách dân ca, ca dao,đượm hương đồng gió nội thuộc loại hay nhất trong Văn học Việt Nam lại được nảy sinh từmảnh đất Nam Định, từ những nhà thơ – những người con ưu tú của quê hương Nam Địnhnhư: Nguyễn Bính, Trần Tuấn Khải, Đoàn Văn Cừ…

2.1.2 Có thể thấy, tích hợp kiến thức văn học địa phương vào dạy học trong chương trìnhNgữ văn các cấp là rất cần thiết, thế nhưng việc làm đó đang gặp rất nhiều khó khăn Khókhăn đầu tiên là sự phân bố, sắp xếp chương trình chưa đồng đều Chúng ta mới chỉ thấy có

sự phân bố thời lượng cho chương trình văn học địa phương ở cấp trung học cơ sở mà chưa

có ở chương trình Ngữ văn cấp trung học phổ thông, cụ thể: lớp 6 có 4 tiết ( tiết 69, 70 ở HK

I, tiết 139, 140 ở HK II); lớp 7 có 6 tiết ( tiết 70 ở HK I, tiết 74, 133, 134, 137, 138 ở HK II);lớp 8 có 5 tiết ( tiết 31, 52 ở HK I, tiết 92, 121, 137 ở HK II); lớp 9 có 5 tiết ( tiết 42, 63 ở

HK I, tiết 101, 133, 143 ở HK II) Không chỉ thế, đối với chương trình văn học địa phương ởcấp trung học cơ sở cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình dạy học như về tư liệu hỗtrợ giảng dạy, các điều kiện để tổ chức các hoạt động ngoại khóa,… cho nên phần lớn thờilượng dạy học chương trình văn học địa phương vẫn chỉ tập trung vào phần Tiếng Việt ( sửalỗi chính tả, phát âm… cho học sinh) mà chưa chú ý đến phần Văn học của địa phương Tuy

rằng Bộ GD-ĐT cũng đã có hướng dẫn thực hiện “ Phần văn học địa phương, nếu chưa

hoặc không có văn bản đáp ứng, có thể sử dụng cho hoạt động ngoại khóa, tham quan quê

nhà văn hoặc gặp gỡ các văn nghệ sĩ ở địa phương, gặp gỡ Hội văn nghệ…” ( Theo Phân

phối chương trình THCS môn Ngữ văn – Phần Hướng dẫn thực hiện – T.34), song dường

như mảng văn học địa phương vẫn còn rất mơ hồ, như một “mảng trống chưa được lấp đầy”

đối với chương trình, với giáo viên và cả với học sinh.

Khó khăn đó không chỉ thấy ở cấp trung học cơ sở mà chúng ta còn thấy rõ hơn ở cảcấp trung học phổ thông Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, 11, 12 không có thời lượngdành cho văn học địa phương, càng không có một tài liệu hướng dẫn nào đối với mảng kiếnthức này Nếu muốn thực hiện, giáo viên phải tự mình tìm hiểu tài liệu, xây dựng thành cácchuyên đề, các buổi hoạt động ngoại khóa… cho học sinh Nhưng không phải giáo viên nào,nhà trường nào cũng có điều kiện thiết kế và tổ chức các buổi học theo chuyên đề hay cácbuổi hoạt động ngoại khóa và càng khó có thể đưa hoạt động tìm hiểu văn học địa phươngtrở thành một hoạt động thường niên trong quá trình dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường

Trang 6

Vấn đề dạy học văn học địa phương của tỉnh Nam Định cũng đang đối mặt với nhữngkhó khăn đó Chúng ta chưa có điều kiện để sưu tầm, biên soạn chương trình, nội dung cụthể, phù hợp để phục vụ công tác giảng dạy Ngay với mảng văn học dân gian, chúng ta cũngchưa thể đánh giá được hết trữ lượng của thơ ca dân gian Nam Định Trước đây, cũng đã cómột vài công trình sưu tầm, giới thiệu về tục ngữ, ca dao vùng Nam Định, song về cơ bảncho đến năm 2002 chưa có một đợt tổng điều tra, sưu tầm toàn diện, đầy đủ Cho nên sẽ là

vô cùng khó khăn cho giáo viên khi muốn đưa mảng văn học địa phương tỉnh nhà vào tíchhợp trong quá trình dạy học môn Ngữ văn Vì thế mà, với cấp trung học cơ sở có nhiều nơi,nhiều trường mảng văn học địa phương chỉ được thực hiện một cách miễn cưỡng, chiếu lệ,còn với cấp trung học phổ thông thì đó lại càng là một sự “ ảo tưởng”, dẫn tới sự hiểu biết vềcác thành tựu văn học của quê hương của học sinh rất bập bõm, ngay cả những bài ca dao vềchính nơi “ chôn rau cắt rốn” của mình hầu như học sinh cũng không hề biết, hay nhữngtruyền thuyết, sự tích, những danh nhân, những nhà thơ nhà văn nổi tiếng của quê hương họcsinh cũng chẳng hề hay Học sinh đang ngày càng xa lạ với chính những thể loại văn học đặcsắc của tỉnh nhà như: chèo, cải lương; ngày càng thờ ơ với chính những giá trị truyền thốngcủa quê hương mình Điều đó, đặt ra cho chúng ta – mỗi người giáo viên Ngữ văn, nhữngngười góp phần vào việc lưu giữ và truyền bá những giá trị văn học đặc sắc của tỉnh nhà,một thử thách lớn: làm thế nào để tích hợp kiến thức văn học địa phương vào quá trình dạyhọc môn Ngữ văn ở các cấp học từ tiểu học tới trung học cơ sở, trung học phổ thông ?

2.2 Các giải pháp

Từ việc tìm hiểu chương trình Ngữ văn lớp 10 trung học phổ thông và khái quát vềnền văn học Nam Định, chúng tôi nhận thấy bên cạnh những đặc điểm chung, văn học NamĐịnh vẫn mang những dấu ấn, những nét độc đáo riêng Trên cơ sở học sinh đã được tìmhiểu về nền văn học dân tộc, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu nền văn học NamĐịnh qua các chuyên đề để giúp học sinh tích cực, chủ động trong quá trình học tập, cũngnhư tạo cơ hội cho học sinh được tiếp cận, nắm rõ về quá trình phát triển, những thành tựuđặc sắc của nền văn học quê hương, bồi dưỡng tình yêu quê hương, niềm tự hào về nhữngtruyền thống văn học của quê hương

Chương trình Ngữ văn lớp 10, tập trung cả vào hai bộ phận văn học dân gian và vănhọc viết vì thế mỗi bộ phận văn học, chúng tôi xây dựng thành các chuyên đề và tổ chức chohọc sinh làm việc theo các nhóm Căn cứ vào chương trình chính khóa, ở bộ phận dân gian

chúng tôi thấy có thể đưa ra các chuyên đề sau: Tìm hiểu thơ ca dân gian Nam Định, Các

Trang 7

truyền thuyết và sự tích về các dòng họ ở Nam Định, Vài nét về chèo Nam Định và trích

đoạn chèo “ Thần đồng đất Việt”, Tìm hiểu giai thoại dân gian Nam Định… Đối với bộ

phận văn học viết, chương trình Ngữ văn lớp 10 mới chỉ dừng lại ở mảng văn học trung đại (

từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỉ XIX ) cho nên chúng tôi thấy có thể đưa ra các chuyên đề sau:

Vài nét về văn học Nam Định dưới thời Lý, Văn học Nam Định dưới triều đại nhà Trần, Trần Nhân Tông – ông Vua thi sĩ của triều Trần….Đó là những chuyên đề có thể đưa vào để

giúp học sinh tiếp cận với nền văn học của quê hương Tuy nhiên, để xây dựng được hệthống các chuyên đề đó, cũng như để có thể lồng ghép với chương trình chính khóa trongquá trình dạy học môn Ngữ văn lớp 10 tại các nhà trường một cách thường xuyên, thì đòi hỏiphải có thời gian Trong phạm vi nghiên cứu của giải pháp này, tôi xin đưa ra mô hình dạyhọc của một vài chuyên đề sau:

Chuyên đề 01: Vài nét khái quát về văn học dân gian Nam Định

Chuyên đề 02: Vài nét về chèo Nam Định và trích đoạn chèo “Thần đồng đất Việt”

Chuyên đề 03: Vài nét về văn học Nam Định dưới triều nhà Lý – Trần

Cả ba chuyên đề trên đã được đưa vào dạy thực nghiệm ở khối lớp 10 tại trường THPTNguyễn Khuyến thành phố Nam Định Để minh họa cho quá trình dạy thực nghiệm, chúng

tôi đã tiến hành quay video giờ học của chuyên đề thứ 02: Vài nét về chèo Nam Định và

trích đoạn chèo “Thần đồng đất Việt” và nộp kèm theo bản sáng kiến kinh nghiệm.

Sau đây là phần thiết kế giáo án thực nghiệm theo từng chuyên đề:

Chuyên đề 01:

Vài nét khái quát về văn học dân gian Nam Định A.Mục tiêu bài học

Giúp học sinh:

- Về kiến thức: Có thêm hiểu biết về văn học dân gian của quê hương

- Về kỹ năng: Biết cách tiếp cận và tìm hiểu các thể loại văn học dân gian của quê hương quađặc trưng từng thể loại

- Về thái độ: Hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian quê hương, tâm hồn củangười dân lao động quê mình từ đó có thái độ trân trọng đối với di sản văn học của quêhương, yêu quý người dân lao động cũng như những sáng tác của họ

B.Đối tượng và thời lượng dạy học

- Đối tượng: Học sinh lớp 10 Ban cơ bản

- Thời lượng: 135 phút

Trang 8

C.Nội dung dạy học Tập trung vào 02 mảng:

- Thơ ca dân gian Nam Định qua các bài ca dao, tục ngữ

- Văn xuôi dân gian Nam Định qua các truyền thuyết, sự tích

D.Phương pháp, phương tiện dạy học

- Phương pháp: Dự án, thuyết trình, vấn đáp, làm việc theo nhóm

- Phương tiện: Máy chiếu, mạng Internet, các tài liệu tham khảo

E.Chuẩn bị bài trước khi lên lớp

- Giáo viên:

Thiết kế bài học Chia lớp thành 10 nhóm, tương ứng với 09 huyện và 01 thành phố của NamĐịnh, mỗi nhóm từ 4 đến 5 học sinh; cử nhóm trưởng và giao nhiệm vụ:

+ Tìm hiểu khái quát văn học dân gian Nam Định

+ Sưu tầm các tác phẩm văn học dân gian nói về vùng, miền mà nhóm phụ trách

- Học sinh:

Tích cực, chủ động làm việc theo các nhóm, tìm hiểu về văn học dân gan Nam Định, sưu tầmcác tác phẩm văn học dân gian Nam Định theo từng thể loại: cao dao, truyền thuyết, sự tích

F.Tiến trình tổ chức dạy học

1.Giới thiệu vào bài mới:

Giáo viên chiếu một đoạn clip ngắn về Nam Định và dẫn vào bài

2.Bài mới

Hoạt động 1 Giới thiệu khái quát về văn học dân gian Nam Định

Học sinh:

Đại diện 1 nhóm trình bày Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

Giáo viên chốt lại kiến thức:

-Văn học dân gian Nam Định là một bộ phận trong dòng văn học dân gian Việt Nam, xuấthiện trước khi có chữ viết và song song tồn tại cùng với văn học thành văn

-Văn học dân gian Nam Định bao gồm ba bộ phận chính: thơ ca dân gian, văn xuôi dân gian

và sân khấu dân gian

*Thơ ca dân gian Nam Định:

Gồm 02 thể loại chính là tục ngữ và ca dao, có thể được chia thành các nhóm sau:

+ Về địa danh từng vùng

+ Về nghề nghiệp

+ Về đặc sản, sản vật

Trang 9

+ Về dòng họ

+ Về chợ búa, hội hè

+ Về trang phục

* Văn xuôi dân gian Nam Định:

Gồm 02 thể loại chính là truyền thuyết, sự tích; có thể được chia thành các nhóm sau:

+ Về các nhân vật, sự kiện, địa danh

+ Về các dòng họ

-Văn học dân gian Nam Định vẫn tiếp tục phát triển cho đến ngày hôm nay, và tác độngkhông nhỏ tới nền văn học viết của Nam Định Văn học dân gian Nam Định đã góp phần bồiđắp tâm hồn, tài năng cho nhiều các thế hệ các nhà thơ, nhà văn Nam Định như: Trần TếXương, Trần Tuấn Khải, Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ…

* Sân khấu dân gian Nam Định:

- Nam Định là một trong những chiếc nôi của chiếu chèo vùng Sơn Nam hạ Hoạt động theo

kiểu phường và gánh

+ Phường là bán chuyên, mỗi năm chỉ biểu diễn có 2 mùa xuân thu nhị kỳ Nam Định có cácphường nổi tiếng là phường chèo xã Yên Nhân, Yên Phong (Ý Yên), phường chèo xã HảiChâu (Hải Hậu), phường Mỹ Hà (Mỹ Lộc), Giao Hà (Xuân Thuỷ)

+ Gánh chèo: có tính chuyên nghiệp, hát ở các đình đám, hội hè hết mùa đình đám thì đihát ở các rạp trong tỉnh Nổi tiếng ở Nam Định là gánh hát chèo của cụ Trùm Khúc

+ Phường chèo và gánh chèo thường diễn những tích cổ có sẵn như: "Quan Âm thị Kính",

"Lưu Bình Dương Lễ", "Xuý Vân giả dại", "Đôi ngọc lưu ly" Mỗi phường, mỗi gánh tuỳ

từng nơi diễn trong các lớp hề họ có lối "cương" sáng tạo riêng để hợp với từng nơi diễn.-Bên cạnh đó sân khấu dân gian Nam Định còn có múa rối nước Nổi bật là rối nước NamChấn (huyện Nam Trực), múa rối cạn chùa Bi, chùa Cổ Lễ, chùa Keo ở Hành Thiện

Hoạt động 2 Tìm hiểu về thơ ca dân gian Nam Định

*Các câu tục ngữ, ca dao về các địa danh ở Nam Định

Giáo viên đưa ra các bài tập cho học sinh thực hiện

Học sinh làm việc theo nhóm Mỗi nhóm đưa ra phương án trả lời riêng

Giáo viên đưa ra đáp án

Bài 1 Tìm các địa danh ở Nam Định và điền vào chỗ trống trong các câu tục ngữ, ca dao sau cho phù hợp

Trang 10

Có nghề dệt lụa, có nghề ươm tơ

e Thuyền ngược hay là thuyền xuôi

Thuyền về…… cho tôi về nhờ

Con gái chỉ nói ỡm ờ Thuyền anh chật chội còn nhờ làm sao

Miệng anh nói, tay anh bẻ lái vào

Rửa chân cho sạch, bước vào trong

khoang Thuyền dọc anh trải chiếu ngang

Anh thì nằm giữa, hai nàng nằm bên

f.Chợ ……một tháng sáu phiên

Gặp cô hàng xén, kết duyên bán hàng Hàng cô cánh kiển vỏ vang Giây thau giây thép giây đàn lưỡi câu Gương soi với lược chải đầu Hòn son bánh mục gượng Tàu bày ra Đèn nhang sắp để trong nhà Giấy tiền vàng bạc đem ra bày hàng

Đáp án:

a Nam Chân, Giao Thủy

b Nam Chân, Hải Hậu

Nam Chân tức là Nam Trực ngày nay Thời Bắc thuộc, Nam Trực được gọi là TâyChân, thời Lê Trung Hưng được đổi thành Nam Chân

Cổ, Hoành, An là những chữ đầu tiên trong tên các xã của các huyện Nam Chân, GiaoThủy, Hải Hậu

c Cồn Quay, Cồn Bẹ, núi Nẹ, Thần Phù

Năm 1511, vua Lê Tương Dực (1509-1516) phê chuẩn Quần Cường ấp thành xã QuầnAnh: phía Đông là Cồn Quay, Cồn Bẹ (nay thuộc xã Hải Thanh và thôn Xuân Hà xã HảiĐông), phía Tây là Núi Nẹ, Thần Phù (nay nằm ngoài khơi huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình),phía Bắc giáp Đại Hà (sông lớn-sông Ninh Cơ), phía Nam vươn ra biển ở độ sâu 18 sải nước

Từ đây Quần Anh có tên trên bản đồ quốc gia Ngày 27/12/1888 (Nguyễn Đồng Khánh thứ

3, năm Quý Mùi) Kinh Lược Bắc Kỳ ra quyết định, được Tổng Trú sứ Trung-Bắc kỳ chuẩn ythành lập huyện Hải Hậu

d Nam Định, đò Chè ( thuộc thành phố Nam Định )

e Nam Định

f Vị Hoàng ( thành phố Nam Định )

g Bình Lãng ( Nghĩa Thắng, Nghĩa Hưng ), Quỹ Nhất ( Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng), Vò ( YênPhúc, Ý Yên )

Trang 11

h Quần Anh ( Hải Hậu ngày nay)

Bài 2: Hãy cho biết những tên gọi được in đậm trong những bài ca dao sau thuộc nơi nào của tỉnh Nam Định?

a Em là con gái Phù Long

Quê em Cồn Vịt, lấy chồng Vườn Dâu.

b Dù đi buôn đâu, bán đâu

Cũng về giữ đất trồng dâu chăn tằm

Anh đi anh nhớ non Côi Nhớ sông Vị Thủy, nhớ người tình xưa.

c Hương Cát mặc áo bồ nâu

Văn Lãng phong thanh áo dài.

Đáp án

a Phù Long : Làng xưa thuộc đất Vị Hoàng, phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định

Cồn Vịt, Vườn Dâu: là những xóm nhỏ của Phù Long

b Non Côi: Núi Gôi, huyện Vụ Bản, Nam Định

Vị Thủy là sông Vị Hoàng – một nhánh nhỏ của sông Hồng chảy qua thành phố Nam Địnhnhưng đã bị lấp đi

c Hương Cát: thuộc thị trấn Cát Thành, Văn Lãng thuộc xã Trực Tuấn – Trực Ninh

* Các bài ca dao nói về nghề nghiệp, đặc trưng của từng vùng

Giáo viên đưa ra bài tập cho học sinh

Học sinh làm việc theo nhóm ( theo 10 nhóm đã phân chia ở trên)

Nhóm 1: Thành phố Nam Định; Nhóm 2: Huyện Mỹ Lộc

Nhóm 5: Huyện Trực Ninh Nhóm 6: Huyện Nghĩa Hưng

Nhóm 7: Huyện Hải Hậu Nhóm 8: Huyện Giao Thủy

Nhóm 9: Huyện Xuân Trường Nhóm 10: Huyện Vụ Bản

Bài 3: Hãy tìm những bài ca dao, những câu phương ngôn về vùng miền mà nhóm anh ( chị ) phụ trách

Từng nhóm đưa ra câu trả lời của nhóm mình Các nhóm thảo luận với nhau.

Giáo viên có thể bổ sung cho học sinh một số bài ca dao sau:

Trang 12

1.Làng Vân lò rèn

Làng Sen go khổ

2.Trời mưa cho ướt lá dâu.

Lấy chồng Hành Thiện, chẳng giàu cũng sang

3.Hay đan trại Cối

6.Đậu phụ Thuỷ Nhai, Tú tài Hành Thiện…

7.Bỏ con bỏ cháu, không bỏ hai mươi sáu chợ

Ninh

Bỏ tổ bỏ tiên không ai bỏ chợ Viềng mồng tám

8.Tháng Giêng gà gáy cơm đèn

Chị em sớm sửa đồng tiền rong chơi

Tháng hai về đồng Yên Hoà

Tháng ba kiếm củi gánh ra chợ Dần

Tháng tư cắt lúa tám xuân

Tháng năm cắt rạ ngày ăn quan tiền

Tháng sáu lúa rải thấp tho

Kiếm dăm ba thúng ăn cho nở nồi

Tháng bảy xới lúa rong chơi

Tháng tam cắt là bán nơi chợ Gà

Tháng chín phủ Khoái, Thanh Hà

Nghe đồn có lúa em ra kiếm tiền

Từ rày đã sang tháng mười

Đi đập lang sớm trồng chơi vài sào

Tháng một mạ đã xanh xao

Trong bụng náo nức trở vào cấy chiêm

11.Ba năm vua mở khoa thi

Đệ nhất thì hát, Đệ nhì thì bơi

Đệ tam thì đánh cờ ngườiPhương Bông, Đệ Tứ mùng mười tháng ba

12.Cao Đài thì đóng cối xay

Dần, sàng, rổ, rá về ngay Vạn ĐồnLàng Vọc bánh đúc, bánh tròn,Làng Xá bắt ốc đi mòn đôi chânLàng Nguộn làm bút, làm cânLàng La dệt vải tinh quân mọi nghề

13.Hương Cát mặc áo bồ nâu

Hàng sào Cát Chử bụi đầu ai kêuVăn Lãng đội vạt áo dàiRuộng nương cũng lắm đi hai ba ngàyNam Lạng lắm chiếu lắm đây

An Quần xe vẹt, xe đay suốt ngàyLịch Đông thì lắm buôn thayXối Đông đống đất tày tày lắm nghêTrung Lao đan thúng ngồi lê

Hạ Đồng đan lưới, đan te cả ngàyMấy làng phong tục cũng hayXung quanh những nước non này từ xưa…

14.Ngày một, ngày bảy chợ Lương,

Hai, sáu Ninh Cường, năm, chín Đông Biên

Cồn Chàm mười bốn là phiên

Ba, tám chợ Đền thêm chợ Xã TrungChợ Đình buổi sớm họp đôngNửa buổi phe Sáu, bên sông chợ Dâu

Lẻ chợ Cồn Cốc, chẵn âu Đông Cường

15.Trình Xuyên, Cốc Gạo, Dương Lai

Áo nái mặc ngoài, áo vải mặc trongKhoe ra vẻ thúy sắc nồng

Trang 13

Tháng chạp cá mánh kiếm tiền…

9.Mồng một chơi cửa, chơi nhà

Mồng hai chơi xóm, mồng ba chơi đình

Mồng bốn chơi chợ Quả Linh

Mồng năm chợ Trình, mồng sáu non Côi

Qua ngày mùng bảy nghỉ ngơi

Bước sang mồng tám, đi chơi chợ Viềng

Chợ Viềng một năm mới có một phiên

Cái nón em đội cũng tiền anh mua

10 Chợ Vị Hoàng một tháng sáu phiên

Gặp cô hàng xén kết nhân duyên cho rồi

Gánh hàng cô những quế hồi

Có mẹt bồ kết, có nồi phèn chua

Hương thơm xếp để trong bồ

Trần bì cam thảo, sài hồ hoàng liên

Hàng cô đáng giá bao tiền

Để ta chung vốn, góp tiền buôn chung

Buôn chung ta lại bán chung

Được bao nhiêu lãi, ta cùng chia nhau

16.Xanh mắt là chị hàng na

Mặn mà hàng chuối, ngọt hoa hàng đường

17.Tiền thì trong túi rỗng không

Muốn ăn thuốc Ngữ ba đồng một hoa

18.Điếu này mua ở tỉnh Đông

Em nay là gái má hồng tỉnh NamĐồn vui em mới đi làmMay sao lại được gặp chàng ở đâyMời chàng xơi điếu thuốc này

Ăn rồi tỉnh tỉnh, say say mặc lòngHai tay bưng điếu chín rồngMời chàng xơi thuốc về phòng kẻo khuya

19 Miền Đông thì được hoa màu

Miền Chài tôm cá, miền Cầu cửu canh

Mở chợ buôn bán thông hànhMiền Cuối may vá, tập tành xưa nay

20 Chuối tiêu, chuối ngự ngồi vành bờ sông

Hàng gốm, hàng nón lều trong

21 Mộc tượng xã Trung

Tài phùng xã Thượng

Nề tượng Phương Đề

Hoạt động 3: Tìm hiểu về văn xuôi dân gian Nam Định

Giáo viên ra bài tập cho học sinh

Học sinh làm việc theo nhóm đã phân chia, đưa ra phương án trả lời.

Giáo viên nhận xét, chốt lại kiến thức

Bài tập 4 Kể tên những truyền thuyết, sự tích dân gian Nam Định mà em biết Chọn và

kể một truyền thuyết, sự tích dân gian Nam Định.

Đáp án:

1 Những truyền thuyết, sự tích dân gian Nam Định:

- Truyền thuyết: về Đức thánh Minh Không, về Kiến quốc phu nhân Lương Minh Nguyệt,

về Mẫu Liễu, về Điền Quận Công, Cường Bạo Đại Vương, bà chúa Phùng Ngọc Đài, thầnTam Bành…

Trang 14

- Sự tích: Sự tích dòng họ Ngô Bách Tính (Nam Trực), họ Ngô ở làng Thi (Xuân Hy - XuânTrường), sự tích các ông tổ lập làng Quần Anh (Hải Hậu), dòng họ Vũ (Hoành Nha- GiaoThuỷ), chuyện khai hoang lập làng của dòng họ Phạm ở Hoàng Nam (Nghĩa Hưng)

2 Chọn và kể: Truyền thuyết về Mẫu Liễu:

*Giáng trần lần thứ 1:

Vào đầu thời nhà Hậu Lê, tại ấp Quảng Nạp, xã Vỉ Nhuế, huyện Đại An, phủ NghĩaHưng, trấn Sơn Nam; có ông Phạm Huyền Viên, người xã La Ngạn kết duyên cùng bà ĐoànThị Hằng, người ấp Nhuế Duệ, cũng xã Vỉ Nhuế (nay là thôn Vỉ Nhuế, xã Yên Đồng, ÝYên, tỉnh Nam Định) Hai ông bà là những người hiền lành, tu nhân tích đức nhưng hiềmmột nỗi đã ngoài 40 mà chưa có con Một đêm rằm tháng hai, ông bà được thần báo mộng làNgọc Hoàng sẽ cho con gái thứ hai là Công chúa Hồng Liên đầu thai làm con, từ đó bà cóthai Trước khi sinh, vào đêm ngày 6 tháng 3 năm Quý Sửu, trời quang mây vàng như có ánhhào quang Ông Huyền Viên ngồi đợi tin mừng, bỗng như có một nàng tiên từ trong đámmây bước xuống thềm nhà, và bà sinh một bé gái Vì vậy ông đặt tên con là Phạm Tiên Nga.Phạm Tiên Nga càng lớn càng xinh đẹp, mọi việc nữ công gia chánh đều thành thạo, đảmđang Đến năm 15 tuổi đã có nhiều người đến dạm hỏi nhưng nàng đều khước từ vì nàng cònphải ở nhà chăm sóc cha mẹ già yếu, canh cửi quán xuyến công việc gia đình

Ngày 10 tháng 10 năm Nhâm Ngọ (1462), cha của nàng qua đời Hai năm sau mẫu thân củanàng cũng về nơi tiên cảnh Phạm Tiên Nga đã làm lễ an táng cha mẹ ở phía đông nam phủNghĩa Hưng ( nay là thôn La Ngạn, ở đây có đền thờ Phụ thân và Mẫu thân của Phạm TiênNga ) Sau ba năm để tang cha mẹ, lo mồ yên mả đẹp, Phạm Tiên Nga bắt đầu chu du khắpnơi làm việc thiện ( lúc này Tiên Nga vừa tròn 35 tuổi ) Bà đã ủng hộ tiền của và công sứcgiúp dân đắp đê ngăn nước Đại Hà từ bên kia phía núi Tiên Sơn (nay là núi Gôi) đến TịchNhi ( nay chính là đường đê Ba Sát, nối Quốc lộ 10 chạy dọc xã đến ngã ba Vọng Đây cũngchính là con đường nối di tích Phủ Dầy với Phủ Quảng Cung ) Cùng với việc đắp đê, bà còncho làm 15 cây cầu đá, khơi ngòi dẫn nước tưới tiêu, khai khẩn đất ven sông, giúp tiền bạccho người nghèo, chữa bệnh cho người ốm, sửa đền chùa, cấp lương bổng cho các vị hương

sư, khuyên họ cố sức dậy dỗ con em nhà nghèo được học hành Năm 36 tuổi, Bà đến bờSông Đồi dựng một ngôi chùa trên mảnh vườn nhỏ, đặt tên là Chùa Kim Thoa Bên trên thờđức Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát, bên dưới thờ cha và mẹ Sau đó hai năm, Bà tới tu sửachùa Sơn Trường - Ý Yên, Nam Định, chùa Long Sơn - Duy Tiên, Hà Nam, chùa ThiệnThành ở Đồn xá - Bình Lục, Hà Nam Tại chùa Đồn xá, Bà còn chiêu dân phiêu tán , lập ra

Trang 15

làng xã, dậy dân trồng dâu, nuôi tằm , dệt vải Tháng Giêng năm Nhâm Thìn (1472), Bà trởlại chùa Kim Thoa, và tháng 9 năm ấy, Bà trở về quê cũ cùng các anh chị con ông bác tu sửađền thờ Tổ họ Phạm khang trang bề thế ( nay còn đền thờ ở phía nam xóm Đình thôn LaNgạn) Sau đó Bà lại đi chu du ở trong hạt, khuyên răn bà con dân làng những điều phải trái.Rồi trong đêm ngày 2 tháng 3 năm Quý Tỵ, thời Hồng Đức (1473), trời nổi cơn giông, giócuốn, mây bay, Bà đã hoá thần về trời Năm đó Bà vừa tròn 40 tuổi Ngay sau khi Bà mất,nhân dân xã La Ngạn, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng đã lập đền thờ trên nền nhà cũ, gọi làPhủ Đại La Tiên Từ, Đồng thời quê mẹ của Người là xã Vỉ Nhuế cũng lập đền thờ để tưởngnhớ công lao của Thánh Mẫu gọi là Phủ Quảng Cung.

*Giáng sinh lần thứ hai, truyền thuyết kể rằng:

Vì thương nhớ cha mẹ và quê hương ở cõi trần mà đến thời Lê Thiên Hựu, năm Đinh

Tỵ (1557), Phạm Tiên Nga lại giáng sinh lần thứ 2 tại thôn Vân Cát xã An Thái, huyện ThiênBản (nay là Kim Thái, Vụ Bản , Nam Định, cách quê cũ Vị Nhuế chừng 7 km) Lần này, Bàkết duyên với ông Trần Đào, sinh được một người con trai, tên là Nhân, một con gái tên làHoà Bà mất ngày 3 tháng 3 năm Đinh Sửu, thời Lê Gia Thái thứ 5 (1577) Năm ấy, Bà mới

20 tuổi Lăng mộ và đền thờ ở Phủ Dầy, thôn Thiên Hương - Vân Cát, xã Kim Thái, huyện

Vụ Bản , Nam Định

Hoạt động 4 Củng cố, nâng cao bài học

Giáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh suy nghĩ, trao đổi, trả lời để củng cố, nâng cao bài học.

Câu hỏi: Theo em, những thành tựu và hạn chế của văn học dân gian Nam Định là gì?

Giáo viên chốt lại:

- Thành tựu: Đa dạng, phong phú về thể loại Thể hiện được những đặc trưng riêng của từngvùng, miền, quê hương Góp phần làm phong phú cho mảng văn học dân gian dân tộc, tácđộng sâu sắc đến văn học viết của Nam Định nói riêng và của dân tộc nói chung

- Hạn chế: Thiên về truyền tải những đặc trưng của từng vùng miền, chưa chú ý tới giá trịnghệ thuật

Chuyên đề 02:

Vài nét về chèo Nam Định và trích đoạn “Thần đồng đất Việt”

( Chuyên đề này có video minh họa kèm theo sáng kiến )

A.Mục tiêu bài học: Giúp HS

- Về kiến thức:

Trang 16

+ Củng cố các kiến thức cơ bản về văn học dân gian: thể loại chèo cổ Việt Nam; về hoạtđộng giao tiếp bằng ngôn ngữ,… Nắm được những kiến thức cơ bản về nghệ thuật chèo NamĐịnh: quá trình hình thành, phát triển; các làng chèo nổi tiếng; các đặc trưng cơ bản; thànhtựu đã đạt được; các vở diễn và diễn viên, nghệ sỹ tiêu biểu cho nghệ thuật chèo Nam Định.+ Nắm được các kiến thức cơ bản về tác giả Trần Đình Ngôn, vở chèo“ Thần đồng đất Việt”.Nắm được những nét chính về cuộc đời, con người Trạng nguyên Nguyễn Hiền – Trạngnguyên trẻ tuổi nhất trong lịch sử Việt Nam Nắm được những nét chính về nghệ thuật hátchèo, diễn chèo trên sân khấu.

- Về kĩ năng: Rèn cho học sinh các kỹ năng sau: Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Kỹ năng tíchhợp các kiến thức trong quá trình học tập Kỹ năng thuyết trình, giải quyết các vấn đề, làmviệc nhóm Kỹ năng đọc hiểu một trích đoạn chèo theo đặc trưng thể loại Kỹ năng biểu diễnkịch, chèo trên sân khấu

- Về thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh: Tình yêu với nghệ thuật chèo Việt Nam nói chung vànghệ thuật chèo Nam Định nói riêng Niềm tự hào với truyền thống văn hóa, lịch sử của đấtnước, quê hương Ý chí, nghị lực để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống hiếuhọc của quê hương Nam Định

B Nội dung dạy học

- Vài nét về nghệ thuật chèo Nam Định: Quá trình hình thành, phát triển, các vở chèo tiêubiểu, chân dung các nghệ sỹ tiêu biểu

- Vở chèo Thần đồng đất Việt: Giới thiệu tác giả Trần Đình Ngôn, giới thiệu sơ lược về vởchèo Thần đồng đất Việt: thể loại, hoàn cảnh sáng tác, bố cục, nội dung, giới thiệu về Trạngnguyên Nguyễn Hiền

- Trích đoạn Thần đồng đất Việt : Tìm hiểu ngôn ngữ kịch bản qua ngôn ngữ của nhân vật,tìm hiểu sự chuyển hóa từ ngôn ngữ kịch bản sang ngôn ngữ sân khấu

- Minh họa trích đoạn Thần đồng đất Việt do học sinh nhập vai biểu diễn

C Phương tiện, phương pháp dạy học

- Phương pháp dạy học: kết hợp linh hoạt các phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, làm việcnhóm, nêu vấn đề, nghiên cứu tài liệu

- Phương tiện dạy học: Kịch bản văn học, đĩa chèo “ Thần đồng đất Việt”, máy tính, máychiếu, loa vi tính, giấy Ao,…, các tranh ảnh minh họa, ứng dụng công nghệ thông tin trong

Trang 17

việc dạy và học của dự án: Sử dụng mạng Internet tìm các tư liệu liên quan đến bài học: nghệthuật chèo, quá trình phát triển của nghệ thuật chèo Nam Định, tác giả văn học Trần ĐìnhNgôn, Trạng nguyên Nguyễn Hiền

D Chuẩn bị bài trước khi lên lớp

- Giáo viên: Tìm tư liệu: kịch bản, đĩa chèo, sau đó chuyển kịch bản và giao vấn đề cho họcsinh theo nhóm, hướng dẫn cách tổ chức làm việc cho học sinh ( mỗi vấn đề có 02 nhómcùng tìm hiểu để đối chứng với nhau)

Cụ thể như sau: Chia lớp (44 học sinh) thành 08 nhóm, mỗi nhóm từ 5 đến 6 em:

+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển của nghệ thuật chèo Nam Định.+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu về tác giả Trần Đình Ngôn

+ Nhóm 5,6: Tìm hiểu về vở chèo Thần đồng đất Việt

+ Nhóm 7,8: Tìm hiểu về Trạng nguyên Nguyễn Hiền

Ngoài những kiến thức về các vấn đề đã tìm hiểu, yêu cầu có thêm tranh ảnh để minh họa.Khuyến khích các học sinh nhập vai nhân vật để diễn lại một trích đoạn ngắn trong vở chèo

- Học sinh tích cực, chủ động làm việc theo nhóm, theo các vấn đề mà nhóm mình phụ trách

E Tiến trình lên lớp

1 Kiểm tra khâu chuẩn bị bài của học sinh:

2 Lời dẫn vào bài:

GV: Có thể nói, xem chèo, nghe hát chèo và diễn chèo từ lâu đã trở thành món ăn tinh thầncủa cha ông ta tự ngàn đời xưa:

“ Ăn no rồi lại nằm khèo Nghe giục trống chèo, bế bụng đi xem Chẳng thèm ăn chả, ăn nem Thèm ăn cơm tẻ, thèm xem hát chèo”

Và ngay trong những vần thơ của mình, Nguyễn Bính cũng đã viết:

“ Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ

Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay”

Nhà thơ đã nhắc đến địa danh: Thôn Đoài, làng Đặng trong thơ mình Em nào có thể cho côbiết: làng Đặng mà tác giả nhắc đến trong bốn câu thơ trên là ở đâu? Và vì sao, Nguyễn Bínhlại nhắc đến địa danh đó?

Trang 18

HS: Làng Đặng là làng Đặng Xá ( Mỹ Hà, Mỹ Lộc), là một trong những làng chèo nổi tiếngcủa Nam Định chúng ta

GV: Em nào có thể kể tên những nhà hát chèo, những đoàn chèo nổi tiếng của Việt Nam? HS: trả lời ( có thể đúng hoặc sai )

GV: Chiếu slide 1 về các nhà hát chèo và các đoàn chèo Việt Nam

Khẳng định vị trí của nhà hát chèo Nam Định, và nghệ thuật chèo Nam Định

Trong giờ trước, chúng ta đã được tìm hiểu về đoạn trích “ Xúy Vân giả dại”, hôm nay

cô trò chúng ta sẽ trở về với mảnh đất - quê hương Nam Định để tìm hiểu nét đẹp văn hóađặc sắc – nghệ thuật chèo Nam Định và trích đoạn Thần đồng đất Việt

3.Bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về chèo Nam Định

GV: Gọi đại diện nhóm 2 trình bày Nhóm 1 nhận xét, bổ sung

GV chốt lại, nhấn mạnh các ý

I Sơ lược quá trình hình thành, phát triển

1 Những mốc sự kiện tiêu biểu

- 1959 Thành lập” Đội văn công nhân dân Nam Định” Ông Nguyễn Kinh Luân-đội trưởng

- 1998: Sở văn hóa thông tin quyết định thành lập thành hình thức Chiếu chèo Nam

- 2006: Nâng cấp thành Nhà hát chèo Nam Định

2 Các làng chèo nổi tiếng :

Làng chèo ở huyện Mỹ Lộc Làng chèo ở huyện Giao Thủy Làng chèo ở huyện Ý Yên.Làng chèo ở huyện Hải Hậu

3 Các vở chèo tiêu biểu

- Chèo cổ: Lưu Bình – Dương Lễ, Quan Âm thị kính, Tấm Cám, Tống Trân – Cúc Hoa

- Các vở chèo lịch sử: Trần Anh Tông, Trạng Lường Lương Thế Vinh, Thần đồng đất Việt

- Các vở chèo hiện đại: Trăng khuyết, Chiến trường không tiếng súng

4 Các nghệ sĩ tiêu biểu

Nghệ sĩ ưu tú Kim Liên, Đăng Khoa, Bích Thục, Thanh Vân, Thanh Nga

II Đặc trưng về nghệ thuật

- Nghệ thuật chèo Nam Định vẫn đảm bảo những đặc trưng cơ bản của chèo cổ Việt Nam,

đặc biệt là ở hình thức kể chuyện bằng hình thức sân khấu Có sự kết hợp của nhiều yếu tố:phần văn, phần nhạc, phần ca, phần diễn, phần vũ đạo, phần hội họa

- Đổi mới về đề tài, nội dung: Theo hướng hiện đại

Ngày đăng: 03/04/2015, 16:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w