3.1. Kết quả nghiên cứu
Có thể thấy, qua quá trình nghiên cứu, giải pháp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Về mặt lý luận, giải pháp đã một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của việc tích hợp kiến thức văn học Nam Định nói riêng và văn học địa phương nói chung vào quá trình dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường. Không chỉ góp phần làm đổi mới chương trình, nội dung phương pháp dạy học mà còn góp phần giúp môn Ngữ văn đạt được những mục tiêu đã được đặt ra về kiến thức, về giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cho học sinh để góp phần đào tạo ra một thế hệ trẻ “ vừa hồng vừa chuyên”, phù hợp với yêu cầu của thời đại. Giải pháp cũng đã chỉ một vài những hạn chế trong chương trình Ngữ văn lớp 10 nói
riêng và chương trình Ngữ văn cấp trung học phổ thông nói riêng, đó là sự cứng nhắc, khép kín trong nội dung và phân phối thời lượng dạy học; đó là sự xa rời với văn học địa phương, với những vấn đề đang được đặt ra trong quá trình giữ gìn bản sắc văn hóa, văn học của địa phương nói riêng và của dân tộc nói trong trong nội dung, thời lượng dạy học.
Bên cạnh đó, giải pháp đã xây dựng thành công 03 chuyên đề dạy học về văn học tỉnh Nam Định: chuyên đề Vài nét khái quát về văn học dân gian Nam Định, chuyên đề Vài nét
về chèo Nam Định và trích đoạn chèo “ Thần đồng đất Việt”, và chuyên đề Vài nét về văn học Nam Định dưới thời Lý – Trần. Đồng thời, giải pháp cũng đã đưa ra một vài chuyên đề
khác về văn học Nam Định có thể tích hợp trong quá trình dạy học môn Ngữ văn lớp 10 để các thầy, cô và đồng nghiệp có thể tham khảo, thiết kế và triển khai trong quá trình dạy học.
Về mặt thực tiễn, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, giải pháp đã giúp chúng ta nhận ra thực trạng dạy học mảng văn học địa phương tại tỉnh Nam Định: với cấp trung học cơ sở, phần lớn là tập trung vào mảng Tiếng Việt chứ chưa chú ý tới mảng văn học, nếu có thì thực hiện với sự miễn cưỡng, chiếu lệ, làm cho xong; còn với cấp trung học phổ thông thì mảng văn học địa phương vẫn là một ô trống.
Cũng qua quá trình thực nghiệm dạy học, tác giả của giải pháp nhận thấy giải pháp đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn: đã tạo ra không khí học tập sôi nổi, hào hứng cho học sinh, học sinh được tự mình nghiên cứu, tự mình trình bày những quan điểm của mình; được trao đổi với bạn bè, được ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập, được tiếp cận thực tế nhiều hơn; đã phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh; rèn cho học sinh những kỹ năng cần thiết như nghe, nói, đọc, viết, những kỹ năng sống như kỹ năng thuyết phục, kỹ năng tổ chức công việc,… từ đó khiến cho học sinh say mê và yêu thích môn Ngữ văn hơn, cũng như yêu quý, tự hào và trân trọng những giá trị văn học của địa phương, quê hương.