Nhờ vận dụng chiến lược kinh doanh mà các DN sẽ gắn liền các quyết định đề ra với các điều kiện của môi trường, giúp cân đối giữa một bên là tài nguyên, nguồnlực và mục tiê
Trang 1TÓM LƯỢC
1 Tên đề tài “ Hoàn thiện công tác hoạch định của công ty CP tin học An Bình”
2 Sinh viên thực hiện: Đỗ Xuân Đức
Lớp K7- HQ1A1
3 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Bùi Hữu Đức
4 Thời gian nghiên cứu đề tài: năm 2013
5 Mục tiêu nghiên cứu:
Thứ nhất: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về công tác hoạch định tại doanh nghiệp.Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng công tác hoạch định của công ty CP tin học AnBình
Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định củacông ty CP tin học An Bình
6 Nội dung chính
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác hoạch định trong doanhnghiệp
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác hoạch định của công ty cổphần tin học An Bình
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định của công ty cổ phầntin học An Bình
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Với mong muốn được tiếp cận những vấn đề thực tế về chuyên ngành Quản trịdoanh nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhà trường, các thầy cô giáotrong Khoa Quản trị doanh nghiệp – Trường ĐH Thương mại, và đặc biệt là sự hướngdẫn tận tình, chu đáo của thầy giáo PGS.TS Bùi Hữu Đức Bên cạnh đó là sự giúp đỡcủa ban lãnh đạo cùng các anh chị em cán bộ công nhân viên trong công ty CP tin học
An Bình
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Hữu Đức– Trưởng khoaQuản trị doanh nghiệp, đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành tốt bài khóaluận này Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo và tập thể cán bộ côngnhân viên công ty CP tin học An Bình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thànhquá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Do còn hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên bài khoáluận của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo,đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài này
Em xin chân thành cảm ơn!!!
Sinh viên thực hiện
Đỗ Xuân Đức
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình hoạt động kinh doanh luôn vận động và biến động không ngừng theoqui luật Sự vận động đó là một yếu tố khách quan do sự biến động của môi trườngngoài Trong một mối quan hệ hữu cơ thì một tổ chức kinh doanh là một mắt xíchtrong cả hệ thống, do đó khi môi trường ngoài thay đổiđều dẫn tới những biến đổitrong hoạt động kinh doanh của tổ chức tuy nhiên sự vận động đó của quá trình kinhdoanh không phải là ngẫu nhiên, bất tuân quy luật mà nó là biểu hiện của sự vận độngcủa các qui luật khách quan trong điều kiện cụ thể Như vậy vận động của hoạt độngkinh doanh cũng có thể nhận thức được nếu chúng ta nhận thức được biểu hiện củaquy luật khách quan chi phối hoạt động kinh doanh của tổ chức
Hướng đi của DN trong tương lai được hiểu là chiến lược kinh doanh của nó.Để tồn tại và phát triển trong kinh doanh, DN cần phải thiết lập những hướng đi chomình, nghĩa là vạch ra xu thế vận động cho tổ chức và tuân theo những xu thế vậnđộng đó Quá trình trên thực chất là việc hạch định chiến lược kinh doanh, vạch ranhững hướng đi trong tương lai, không có những hướng đích cụ thể để nổ lực đạt đượcvà quá trình kinh doanh như vậy mang đậm tính tự phát, đối phó tình huống Các tổchức kinh doanh điều cần thiết lập chiến lược tổ chức kinh danh
Tuy nhiên không phải hiện nay tất cả các tổ chức kinh doanh đều nhận thứcđược vai trò của tổ chức kinh doanh, do đó những kế hoạch, phương án kinh doanhđược thiết lập thường thiếu tính thực tiễn Để xây dựng được một chiến lược kinhdoanh phù hợp đòi hỏi DN phải có nhận thức đầy đủ vai trò của chiến lược kinh doanhvà phương thức để hạch định nó Trong quá trình thực tập tại công ty CP tin học AnBình em đã cố gắng tìm hiểu về vấn đề này và cũng nhận thấy những tồn tại trongcông ty Trên thực tế công ty chỉ luôn thiết lập các chỉ tiêu kế hoạch không có tính khảthi cao, các phương án kinh doanh đó chưa thể coi là những chiến lược kinh doanhđược xây dựng trên những căn cứ khoa học Từ thực tiễn trên quá trình nghiên cứu vềvấn đề, em có mong muốn được đưa ra một số ý kiến để “ hoàn thiện công tác hoạchđịnh tại công ty CP tin học An Bình”
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Công tác hoạch định có vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của
DN Do vậy nó là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các nhà quản trị và cũng đượcnhiều người chọn làm đề tài nghiên cứu
Trong thời gian qua sau khi tìm hiểu và tham khảo tôi đã tìm được một số luậnvăn đó là:
Trang 6- “Luận văn hoàn thiện công tác hoạch định tại công ty TNHH sản xuất, thươngmại Trường Phú” - năm 2008 Giáo viên hướng dẫn: THS Nguyễn Thị Thanh Nhàn.Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hải Luận văn nêu rõ ưu nhược điểm và các giải pháphoàn thiện công tác hoạch định tại công ty TNHH sản xuất thương mại Trường Phú.
- “ Luận văn hoàn thiện công tác hoạch định tại công ty CP tập đoàn HIPT” –năm 2008 Giáo viên hướng dẫn: TS Bùi Hữu Đức Sinh viên thực hiện: Nguyễn ThịThu Thủy Luận văn nêu rõ thực trạng công tác hoạch định của công ty cổ phần tậpđoàn HIPT và đễ xuất những biện pháp hoàn thiện
- “Luận văn hoàn thiện công tác hoạch định tại công ty CP may Thăng Long” –năm 2008 Giáo viên hướng dẫn: TS Chu Thị Thủy Sinh viên thực hiện: Đỗ ThịUyên Luận văn nêu rõ thực trạng công tác hoạch định tại công ty CP may ThăngLong, ưu nhược điểm và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định
Trong các luận văn trên đề cập tới nhiều góc độ khác nhau của công tác hoạchđịnh trong doanh nghiệp thương mại không có đề tài nào trùng với đề tài khóa luậncủa tôi
Do công ty chưa có ai thực tập nên không có công trình nghiên cứu nào liênquan tới việc hoàn thiện công tác hoạch định tại công ty CP tin học An Bình Vì vậyđề tài “Hoàn thiện công tác hoạch định tại công ty CP tin học An Bình” của tôi sẽ giúpích trong việc hoàn thiện công tác hoạch định của công ty CP tin học An Bình
3 Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công táchoạch định tại công ty CP tin học An Bình Để triển khai được mục đích nêu trên cầntriển khai ba mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa lý luận về công tác hoạch định tại doanh nghiệp
- Nghiên cứu thực trạng công tác hoạch định ở công ty CP tin học An Bìnhnhững vấn đề cấp bách mà công ty đang gặp phải trong 3 năm gần đây 2010- 2012
- Trên cơ sở phân tích thực trạng đó rút ra những tồn tại và nguyên nhân, kiếnnghị giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định tại công ty CP tin học An Bình
4 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Khóa luận tốt nghiệp chủ yếu tập trung nghiên cứu công tác hoạch định ở công
ty CP tin học An Bình Đứng trên góc độ của doanh nghiệp để phân tích và đề xuất các
ý kiến nhằm hoàn thiện công tác này của công ty
Phạm vi không gian: Trong phạm vi công ty CP tin học An Bình
Phạm vi thời gian: Trong thời gian thực tập tại công ty, nghiên cứu số liệuthống kê trong 3 năm 2010 – 2012
Trang 7Phạm vi nội dung: Xác định mục tiêu, xác định chiến lược, xây dựng kế hoạchchiến thuật và tác nghiệp, xây dựng các chương trình, chính sách, thủ tục, ngân sách.
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp quan sát: Là phương pháp nghiên cứu dùng chi giác hay cáccông cụ chuyên môn như chụp ảnh, quay phim, ghi âm…để cảm nhận và ghi lại hoạtđộng của vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thông qua bản câu hỏi: Phương pháp này sử dụng cáccâu hỏi xoay quanh vấn đề hoạch định Các nội dung điều tra như mục tiêu của DN,chiến lược kinh doanh, các kế hoạch, chương trình, chính sách, thủ tục cũng như ngânsách để thực hiện các mục tiêu này của công ty để có những thông tin cần thiết phụcvụ cho vấn đề của đề tài Phương pháp này thực hiện bằng cách liệt kê các câu hỏiđóng, mở hoặc nửa đóng nhằm thu thập thông tin của các nhân viên, trưởng phòng,ban giám đốc DN về tình hình thực hiện công tác hoạch định tại DN
- Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp thu thập thông tin qua đối thoại trựctiếp theo một chủ đề, một trật tự nhất định giữa nhà nghiên cứu với khách thể nghiêncứu các nội dung phỏng vấn là các câu hỏi liên quan đến công tác hoạch định tại DNthông qua các đối tượng điều tra, có thể là nhân viên hoặc là các nhà quản trị trongDN
5.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê: Là phương pháp dựa trên những điền tra, khảo sátđược, tiến hành tổng hợp lại theo các nhóm với các tiêu chí khác nhau Bao gồm sốliệu thống kê và bản phân tích số liệu đó, là sản phẩm thu được của hoạt động thống kê
đã được chủ thể tiến hành trong không gian và thời gian cụ thể
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp tư duy bằng cách xem xét các thuộctính của hai đối tượng để tìm ra mối liên hệ giũa chúng, tức là tìm ra sự khác nhau vàtìm ra những cái chung giữa vật thể và hiện tượng cần nghiên cứu
Trang 8Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác hoạch định của công ty cổ
phần tin học An Bình
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định của công ty cổ phần
tin học An Bình
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH
TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Các khái niệm có liên quan
1.1.1 Chức năng quản trị là gì?
Chức năng quản trị là bao gồm 4 chức năng riêng biệt, song có mối liên hệ mậtthiết đó là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát 4 chức năng thực hiện sự phối hợpnguồn nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin để đạt được mục tiêu đã đề ra
Tóm lại, hoạch định là một quá trình liên quan đến tư duy và ý chí con ngườibắt nguồn từ đầu bằng việc xác định mục tiêu, định rõ chiến lược, chính sách, thủ tục,qui tắc, các kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu
Hoạch định là một quá trình lao động trí óc đặc biệt Đó là sự suy nghĩ về tươnglai của tổ chức, về những dự định mong muốn của nhà quản trị và cách thức mà họ dựđịnh thực hiện để đạt được mong muốn đó
Hoạch định và dự báo giống nhau ở chỗ đều đề cập tới tương lai của sự vật hiệntượng nhưng lại khác nhau ở chỗ trong khi dự báo là nhận định, đánh gía tình hình nhưmột sự việc sẽ xảy ra mà không có sự can thiệp của con người làm thay đổi xu hướngvận động hoặc kết quả Ngược lại hoạch định đòi hỏi nhà quản trị phải tích cực can
Trang 9thiệp làm thay đổi xu hướng vận động hoặc, thúc đẩy sự vận động cho phù hợp vớimục tiêu đã xác định của tổ chức, tìm mọi biện pháp để thực hiện mục tiêu nó.
Hoạch định là một quá trình liên tục gồm một loạt các hành động và việc tạolập mối quan hệ nhịp nhàng giữa các hành động và quyết định để đạt kết quả mongmuốn quá trình này liên tục được gọi là tiến trình hoạch định
1.1.3 Công tác hoạch định
Công tác hoạch định là việc phân công tổ chức bộ máy thực hiện các mục tiêu
đã đề ra của tổ chức Các nhà quản trị cấp cao là các tổng giám đốc, giám đốc, phógiám đốc…có nhiệm vụ hoạch định chiến lược cho công ty
Hoạch định chiến thuật do các nhà quản trị cấp trung gian thực hiện Họ là cáctrưởng, phó các phòng ban, bộ phận, nhằm xác định rõ sự đóng góp của bộ phận họphụ trách vào tiến trình thực hiện chiến lược trên cơ sở nguồn lực được phân bổ
Hoạch định tác nghiệp do các nhà quản trị cấp cơ sở thực hiện Họ là các trưởngnhóm, trưởng ca thực hiện nhằm thực hiện các chiến thuật đã đề ra
1.2 Các nội dung lý thuyết cơ bản về công tác hoạch định của doanh nghiệp
1.2.1 Vai trò của hoạch định
Trong kinh doanh của doanh nghiệp, sự thành công và tồn tại của hay sự thấtbại của DN phụ thuộc trước hết vào tính đúng đắn của công tác hoạch định Vì khi thểhiện chức năng hoạch định thì những bước đi chủ yếu của DN đã được vạch ra và thựcthi một cách nghiêm túc Vai trò của hoạch định bắt nguồn từ những ưu điểm củahoạch định tác động đến hoạt động kinh doanh của DN
Thứ nhất, hoạch định cho phép hình dung ra quá trình phát triển của doanhnghiệp, từ đó có thể phat hiện ra những nguy cỏ, rủi ro mà DN có thể gặp phải hoặcđương đầu trong từng giai đoạn, những cơ hội mà DN có cơ hội nắm bắt
Hoạch định như đã tạo ra bộ khung, một kim chỉ nam cho DN, sẽ làm cho DNkhông bị lạc đường nếu biết được tương lai thì những bước đi của DN sẽ vững chắchơn, sẽ hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra
Thứ hai, hoạch định tạo ra những hướng chung cho suy nghĩ và hành động,hướng dẫn các quyết định với mọi thành viên của DN Sự tập trung theo một hươngchung đó cho phép xác lập một ngôn ngữ chung, hạn chế những nguy cơ hiểu sai ýtưởng, tạo thuận lợi cho việc thực thi những quyết định
Xác định từng mục đích và hướng đi là yếu tố cơ bản, quan trọng trong việcđảm bảo thành công trong kinh doanh với chi phí, thời gian và nguồn lực nhỏ nhất
Trang 10Nếu xác định sai lầm sẽ dẫn tới việc DN đi chệch hướng, lãng phí thời gian và tiền củamà không đạt được mục đích trong kinh doanh Nhận thức đúng mục đích và hướng đi
sẽ giúp nhà quản trị và nhân viên nắm vững được việc phải làm, khuyến khích họ làmtốt công việc trong ngắn hạn, làm cơ sở cho thực hiện những mục tiêu dài hạn của DN
Thứ ba, hoạch định cho phép làm sáng tỏ những dữ kiện quan trọng nhất,những phương tiện hoặc những vấn đề mà DN quan tâm ở các mức độ khác nhau Từ
đó nhà quản trị có những kế hoạch ứng xử phù hợp nhất, hiệu quả nhất đây là một vaitrò quan trọng, không thể thiếu được của hoạch định Nhũng dữ liệu quan trọng nhất lànhững thông tin hay những chiến lược trong hoạch định làm cho thay đổi hay làm cho
DN thành công trên thị trường với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt
Nhờ vận dụng chiến lược kinh doanh mà các DN sẽ gắn liền các quyết định đề
ra với các điều kiện của môi trường, giúp cân đối giữa một bên là tài nguyên, nguồnlực và mục tiêu của DN với một bên là cơ hội của thị trường đảm bảo thực hiện tốt cácmục tiêu đề ra Các DN không vận dụng quản trị chiến lược thường đưa ra các quyếtđịnh thụ động sau những diễn biến của thị trường Hay nói cách khác, các DN vậndụng quản trị chiến lược sẽ chuẩn bị tốt hơn để chủ động đối phó với những thay đổicủa thị trường
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, việc phân tích toàn diện đầy đủ các yếu tốcủa môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp sẽ giúp DN xác định đối thủ cạnh tranh,trên cơ sở đó đưa ra giải pháp tổng thể để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trênthị trường tuy nhiên, hoạch định không phải là phương thuốc chữa bách bệnh, khôngchỉ tác động tích cực đến việc thực hiện mục tiêu, ý tưởng của nhà quản trị mà cũng cómột số hạn chế sau:
- Kết quả chẩn đoán có thể sai làm cho công tác hoạch định mất đi nhiều ýnghĩa Kết quả chẩn đoán có thể sai ở nhiều công đoạn nhưng đều làm cho hoạch địnhmất đi nhiều ý nghĩa và không còn chính xác nữa
- Chi phí cho quá trình hoạch định là không nhỏ, nếu kết quả đạt được thấp sẽgây lãng phí lớn Kết quả hoạch định sẽ không đủ bù đắp chi phí hoạch định
- Hoạch định gây ra những phương án ứng xử kịch bản cho từng loại tìnhhuống, nên tạo ra những lối mòn trong tư duy và hành động của con người Việcchương trình hóa quá chi tiết các hoạt động của DN trong nhiều trường hợp lại làmgiảm khả năng tư duy của nhà quản trị
1.2.2 Các loại hoạch định
Trên thực tế có nhiều loại hoạch định khác nhau được phân chia dựa theonhững tiêu thức khác nhau, cụ thể là:
Trang 11* Theo phạm vi: Với cách phân loại này, người ta chia ra: hoạch định vĩ mô vàhoạch định vi mô.
* Theo lĩnh vực kinh doanh: Dựa vào tiêu thức này, người ta chia thành nhiềuloại hoạch định khác nhau như: hoạch định tài chính, hoạch định nhân sự, hoạch địnhvật tư, hoạch định sản xuất, hoạch định tiêu thụ…
* Theo mức độ hoạt động: Với phân loại này người ta chia ra:
- Hoạch định chiến lược
Là hoạch định ở cấp độ toàn bộ DN, nó thiết lập nên những mục tiêu chung củadoanh nghiệp và vị trí của DN đối với môi trường Hoạch định chiến lược không vạch
ra một cách chính xác làm thế nào để đạt được mục tiêu, mà nó cho ta một đường lốihành động chung nhất để đạt được mục tiêu Hoạch định chiến lược xác định mục tiêucủa doanh nghiệp trong môi trường Hoạch định chiến lược thể hiện viễn cảnh của DNnhưng đồng thời cũng thể hiện sự nhận thức và đánh giá thế giới bên ngoài (môitrường) của DN Hoạch định chiến lược vạch ra bởi những nhà quản lý cấp cao của tổchức Khi DN hoạch định chiến lược cần căn cứ vào sứ mệnh của tổ chức, hoặc nhiệmvụ, chức năng, lĩnh vực, hoạt động chung của tổ chức, căn cứ vào cương lĩnh hoạtđộng đề ra khi thành lập tổ chức hoặc pháp luật cho phép Hoạch định dài hạn 15 năm,
10 năm, 5 năm… thuộc về hoạch định chiến lược
- Hoạch định chiến thuật (Tactical Planning)
Là xác định các kế hoạch ngắn hạn hơn( từ 1 – 2 năm), phạm vi hẹp hơn hoạchđịnh chiến lược do các nhà quản trị trung gian thực hiện (Middle managersfunctionnel) nhằm xác định rõ sự đóng góp của bộ phận do họ phụ trách và tiến trìnhthực hiện chiến lược trên cơ sở nguồn lực được phân bổ (sử dụng)
Kế hoạch chiến thuật được giao cho các nàh quản trị cấp cơ sở cụ thể hóa thành
Trang 12Bản hoạch định tác nghiệp đôi khi còn được gọi là những kế hoạch hành động(action plans) vì chúng đề ra những hành động cụ thể cho những con người cụ thể thựchiện, tương ứng với những ngân sách và khoảng thời gian xác định, cụ thể.
Phân loại hoạch định theo thời gian:
- Hoạch định dài hạn: Thời gian thực hiện kéo dài 5 năm trở lên
- Hoạch định trung gian: Thời gian thực hiện từ 1 – 5 năm
- Hoạch định ngắn hạn: Thời gian thực hiện dưới 1 năm
1.2.3 Các nguyên tắc của hoạch định
- Tập trung dân chủ: Kết hợp giữa vai trò chủ đạo, tính quyết đoán và tráchnhiệm của nhà quả trị với việc phát huy trí tuệ, sức mạnh tập thể trong tiến trình hoạchđịnh Các nhà quản trị phải lấy ý kiến của tất cả các thành viên, các bộ phận trongdoanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến công tác hoạch định như mục tiêu, chiếnlược kinh doanh, các kế hoạch cụ thể…Từ đó, các nhà quản trị đưa ra hoạch địnhchung cho toàn doanh nghiệp Tập trung dân chủ là phải lôi kéo được tất cả các thànhviên trong DN tham gia vào quá trình hoạch định, nhưng vẫn thể hiện được vai trònòng cốt của các nhà quản trị
- Tính hệ thống: Đảm bảo bao quát các hoạt động, các nguồn lực Đảm bảo tínhđầy đủ, tính logic, đồng bộ của các yếu tố liên quan trong quá trong quá trình hoạchđịnh Công tác hoạch định phải bao trùm lên tất cả các hoạt động của DN, các hoạtđộng này phải được hoạch định rõ ràng với nguồn lực cụ thể để thực hiện các hoạtđộng này
- Tính khoa học, thực tiễn:
+ Tính khoa học: Nhận thức và vận dụng đúng đắn các qui luật kinh tế, vậndụng các phương pháp khoa học và kiến thức các môn khoa học có kiên quan Hoạchđịnh là hoạt động tổng hợp Để công tác hoạch định được tốt cần vận dụng nhiều kiếnthức khác nhau như kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, tâm lý học…các kiếnthức này phải được tổng hợp logic, có hiệu quả
+ Tính thực tiễn: Công tác hoạch định phải xây dựng trên các yếu tố của môitrường bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp, phát huy được những điểm mạnhvà hạn chế được điểm yếu của DN Ngoài ra, nó còn giúp DN tận dụng được những cơhội của thị trường mang lại và hạn chế, né tránh những rủi ro có thể gây ra
- Tính hiệu quả: Doanh nghiệp có thể xây dựng nhiều phương án kế hoạch khácnhau, doanh nghiệp có thể lựa chọn một vài phương án theo tiêu chí hiệu quả, cácphương án này phải mang lại hiệu quả tối đa, có thể là doanh thu, lợi nhuận hay thịphần, đôi khi là các mục tiêu phi lợi nhuận như lòng tin khách hàng, vị thế cạnh tranhcủa doanh nghiệp…
Trang 13- Tính định hướng: Định hướng hoạt động của tổ chức bằng những mục tiêu cụthể xong không cố định, cứng nhắc mà mang tính chất dự báo, hướng dẫn Công táchoạch định phải bám sát vào thị trường các mục tiêu và nguồn lực thực hiện mục tiêunày phải linh hoạt, dễ dàng thay đổi trước sự thay đổi của môi trường Các mục tiêunày phải khả thi thúc đẩy sự cố gắng của các thành viên trong doanh nghiệp.
- Tính động, tấn công: Do môi trường luôn biến động do đó kế hoạch cũng cần
“động” để phù hợp với sự thay đổi của môi trường, phải chủ động tấn công ngoài thịtrường để chớp thời cơ, chủ động trong cạnh tranh
1.2.4 Nội dung của công tác hoạch định
1.2.4.1 Xác định sứ mạng và mục tiêu của tổ chức
- Xác định sứ mạng: Sứ mạng thể hiện thiên hướng hoạt động hoặc lý do tồn tạicủa tổ chức Sứ mạng định hướng xác định mục tiêu và chiến lược của tổ chức Nó cóthể thay đổi theo sự thay đổi của tổ chức, môi trường và các nhà lãnh đạo cấp caotrong tổ chức Các yếu tố ảnh hưởng đến sứ mạng của tổ chức như:
+ Lịch sử của tổ chức
+ Những năng lực đặc biệt
+ Môi trường hoạt động của tổ chức
- Xác định mục tiêu của tổ chức: mục tiêu là cái đích mà các nhà quản trị hướngđến Mục tiêu có thể là điểm kết thúc của một hành động hay nhiệm vụ của tổ chức.hơn nữa mục tiêu định hướng hoạt động của tổ chức, các chức năng quản trị đềuhướng đến thực hiện mục tiêu nên mục tiêu là nền tảng của hoạch định Mục tiêu gồmmục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu chung, mục tiêu bộ phận, mục tiêu địnhlượng, mục tiêu định tính…
1.2.4.2 Xác định chiến lược
Chiến lược được hình thành nhằm thực hiện các mục tiêu và sứ mạng của tổchức Chiến lược là kế hoạch đồng bộ, toàn diện, chi tiết được soạn thảo nhằm thựchiện mục tiêu và sứ mạng của tổ chức Chiến lược không chỉ không chỉ ra chính xáccách thức đạt được mục tiêu mà tạo bộ khung hướng dẫn tư duy va hoạt động vì chiếnlược định ra mục tiêu và giải pháp lớn cơ bản trong thời gian dài Ngoài ra chiến lượcđược cụ thể hóa thành các kế hoạch chiến thuật và kế hoạch tác nghiệp để thực hiện
nó Quá trình xác định chiến lược bao gồm các bước sau:
- Xác định mục tiêu
- Phân tích và đánh giá môi trường ( bên trong và bên ngoài )
- Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức
- Phân tích và đánh giá chiến lược
- Lựa chọn chiến lược
Trang 14Chiến lược của doanh nghiệp có thể là:
- Chiến lược xâm nhập thị trường: tập trung vào cải thiện sản phẩm hiện tại đốivới các khách hàng hiện có của doanh nghiệp
- Chiến lược phát triển thị trường: doanh nghiệp cố gắng tìm những khách hàngmới cho những sản phẩm hiện có
- Chiến lược đa dạng hóa: doanh nghiệp tìm những sản phẩm mới cho kháchhàng không phải để phục vụ hiện tại
1.2.4.3 Xây dựng các kế hoạch chiến thuật và kế hoạch tác nghiệp
Các kế hoạch chiến thuật và kế hoạch tác nghiệp là những biện pháp tổ chứcthực hiện chiến lược trong từng giai đoạn cụ thể, từng hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.Mục tiêu của các kế hoạch chiến thuật và kế hoạch tác nghiệp:
+ Mục tiêu của các kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp là nhằm tổ chứcthực hiện mục tiêu, chủ trương, phương châm chiến lược đã lựa chọn và phải chọn conđường ngắn nhất, có hiệu quả nhất để thực hiện chúng
+ Mục tiêu của kế hoạch chiến thuật phải được định lượng cụ thể
+ Mục tiêu của kế hoạch tác nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu kế hoạchchiến thuật, được xác định trên cơ sở mục tiêu của kế hoạch chiến thuật và nhằm thựchiện mục tiêu của kế hoạch chiến thuật, đồng thời phải cụ thể và chi tiết hơn
Nội dung của kế hoạch chiến thuật và tác nghiệp nêu rõ những công việc,nhiệm vụ phải thực hiện? bộ phận, cá nhân nào thực hiện? làm khi nào, ở đâu, bao lâu?Mục tiêu cần đạt được, những nguồn lực cần huy động, trách nhiệm và quyền hạn cụthể?…các nội dung này phải được cụ thể hóa bằng chỉ tiêu định lượng và đánh giáđược
1.2.4.4 Xây dựng các chính sách, thủ tục, quy tắc, chương trình, ngân sách
* Chính sách: Là quyết sách cơ bản chỉ dẫn hoạt động Chính sách là hướng dẫnchung đối với hành động để đạt mục tiêu đề ra của tổ chức và được hình thành bởi nhàquản trị cấp cao trong thời gian dài Sau khi các kế hoạch được lập ra các nhà quản trịcác chính sách để thực hiện chúng Chính sách phản ánh mục tiêu cơ bản và quy địnhphương hướng hành động nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức
- Các loại chính sách:
+ Chính sách cụ thể: Có thể thực hiện bằng văn bản hay lời nói, có tác dụngcung cấp cho người ra quyết định những thông tin cần thiết về các vấn đề cụ thể để họ
có cơ sở lựa chọn phương án phù hợp
+ Chính sách tổng quát: Nằm trong khuôn mẫu đã định sẵn của các quyêt địnhcủa tổ chức, có tính chất khái quát liên quan đến tất cả các hoạt động của tổ chức
Trang 15- Phạm vi của chính sách: Chính sách tồn tại trong tất cả các cấp của tổ chức,chính sách tồn tại trong tất cả các chức năng của tổ chức như bán hàng, tài chính, nhânlực, marketing…
Một chính sách hiệu quả cần đảm bảo các yêu cầu như: tính linh hoạt, tính toàndiện, tính phối hợp, tính đạo đức
* Thủ tục: Là những việc cụ thể phải làm theo một trật tự nhất định để tiến hànhcông việc mang tính chính thức Đó là các kế hoạch thiết lập một phương pháp cầnthiết cho việc điều hành công việc trong tương lai Thủ tục mô tả các chuỗi hành độngcần thiết được thực hiện theo một trật tự thời gian trong một tình huống cụ thể Thủ tụcgiúp nhà quản trị có phương pháp hành động đúng do có những chỉ dẫn chuẩn mực.Ngoài ra, thủ tục cung cấp hướng dẫn chi tiết để xử lý những việc thường xảy ra, giúpmọi người hành động nhất quán trong mọi tình huống Thủ tục tồn tại trong tất cả cáccấp quản trị, trong toàn bộ tổ chức Nó có thể liên quan đến một hoặc nhiều bộ phận.Như vậy, thủ tục là sự hướng dẫn về hành động hơn là tư duy, chúng chỉ ra một cáchchi tiết một biện pháp chính xác mà theo đó một hành động nào đó cần thiết phải thựchiện
* Quy tắc: Là những quy định chung buộc mọi người tuân theo, nó hướng dẫnmọi người hoạt động nhưng không ấn định thời gian Quy tắc hướng dẫn hoạt độngnhưng khác với thủ tục là không ấn định thời gian Có thể coi thủ tục như dãy quyếtđịnh song song cũng có thể quy tắc không phải là bộ phận của thủ tục mà tồn tại độclập Các quy tắc và thủ tục đưa ra để hạn chế quyền tư duy của cấp thừa hành, cho nênchúng chỉ được sử dụng khi nhà quản trị không muốn cho các cá nhân trong tổ chứclàm theo ý riêng của mình
* Chương trình: Là tổ hợp các mục tiêu, chính sách, thủ tục và quy tắc, cácnhiệm vụ và các bước phải tiến hành, các nguồn lực cần sử dụng và các yếu tố kháccần thiết để nhằm thực hiện một mục đích nhất định của tổ chức Các chương trình baogồm một loạt các hoạt động và định rõ:
+ Các bước tiến hành để đạt được mục tiêu
+ Các đơn vị cá nhân thưc hiện
+ Thứ tự và thời gian cho mỗi bước hành động
Các chương trình của doanh nghiệp lớn như: Chương trình phát triển sản phẩmmới, phát triển đội ngũ quản trị kế cận…Hay chương trình nhỏ như: chương trình phổcập tin học cho nhân viên, chương trình quảng cáo sản phẩm mới…
* Ngân sách: Thể hiện phương pháp phân bổ nguồn lực được huy động dướidạng tiền tệ, một trong những nhiệm vụ cơ bản của hoạch định là phân bổ nguồn lựchiệu quả để thực hiện mục tiêu Ngân sách là bản tường trình về nguồn lực biểu thị
Trang 16dưới dạng tiền tệ để tiến hành một hoạt động cụ thể trong một thời gian nhất định.Việc thiết lập ngân sách qua 4 giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1: Lãnh đạo cấp cao của tổ chức tuyên bố mục tiêu của tổ chức+ Giai đoạn 2: Các phòng ban, bộ phận trực thuộc soạn thảo kế hoạch hoạtđộng và dự kiến chi phí cho thực hiện kế hoạch này
+ Giai đoạn 3: Lãnh đạo cấp cao phân tích và kiểm tra các đề nghị về ngân sáchvà sau đó bộ phận hiệu chỉnh lại đề nghị về ngân sách của mình theo chỉ dẫn của lãnhđạo cấp cao, và phân bổ nguồn lực
+ Giai đoạn 4: Soạn thảo ngân sách chỉ rõ các nguồn lực được huy động vàphân bổ, sử dụng các nguồn vốn cho các hoạt động
1.2.5 Tổ chức bộ máy và nhân sự thực thi công tác hoạch định của doanh nghiệp
Tổ chức bộ máy và nhân sự thực thi công tác hoạch định phải bảo đảm một lựclượng lao động ổn định, có đủ năng lực Bộ máy hoạch định gọn nhẹ, không chồngchéo lên nhau, đảm bảo sự kết hợp giữa các thành viên
Các nhà quản trị cấp cao như chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, phó giámđốc có nhiệm vụ căn cứ vào các thông tin, đề xuất của các phòng ban, bộ phận đểhoạch định chiến lược dựa vào sứ mạng, mục tiêu của tổ chức Các chiến lược của DNnhư chiến lược phát triển thị trường, chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược xâmnhập thị trường, đa dạng hóa sản phẩm…
Các chiến lược này được giao cho các trưởng phòng cụ thể hóa thành các chiếnthuật Phòng kinh doanh sẽ xây dựng kế hoạch mua hàng, bán hàng và các dịch vụ đikèm…Phòng kỹ thuật có trách nhiệm xây dựng các kế hoạch lắp ráp, bảo hành bảodưỡng sản phẩm và các dịch vụ khác Phòng kế toán có nhiệm vụ tập hợp số liệu báocáo cuối kỳ Đồng thời cùng với ban giám đốc và các phòng ban khác xây dựng cácchỉ tiêu như năng suất lao động, chi phí bình quân, tốc độ tăng trưởng Các kế hoạchnày được các trưởng phòng phổ biến thành các kế hoạch tác nghiệp cho các nhân viêndưới quyền
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác hoạch định của doanh nghiệp
1.3.1 Các nhân tố chủ quan
1.3.1.1 Quan diểm của các nhà hoạch định
Vì việc hoạch định là do các nhà hoạch định xây dựng lên nên chịu ảnh hưởng,chi phối bởi quan điểm của các nhà hoạch định Các mục tiêu cũng như các chiến lượcđề ra có mang lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào quan điểm của nhà hoạchđịnh Các quan điểm này có bắt nhịp được với sự biến động của thị trường hay không?
Có phù hợp với các quy luật kinh tế, cơ chế thị trường hiện tại hay không?
1.3.1.2 Năng lực của các chuyên gia hoạch định
Trang 17Năng lực của các chuyên gia hoạch định có ảnh hưởng rất lớn đến công táchoạch định,các nhà hoạch định cần có kiến thức và trình độ tổng hợp để lập kế hoạchcho tổ chức Năng lực của các nhà hoạch định thể hiện ở sự hiểu rõ và phân tích đượcthị trường của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung cùng với nhữngnguồn lực của doanh nghiệp Từ đó, các nhà hoạch định có thể tổng hợp lại và đưa ranhững hoạch định phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp.
1.3.1.3 Cấp quản lý
Giữa các cấp quản lý trong một DN và các loại kế hoạch được lập ra có mốiquan hệ gắn bó mật thiết với nhau Mỗi cấp quản lý sẽ chịu trách nhiệm hoạch định ởcác mức khác nhau Cấp quản lý càng cao thì kế hoạch càng mang tính chiến lược Cácnhà quản lý cấp trung và cấp cơ sở thường lập các kế hoạch tác nghiệp Các cấp quản
lý cần hoạch định thống nhất, nhất quán vì mục tiêu chung của tổ chức, các nội dungcủa hoạch định phải xây dựng đồng bộ, có quan hệ chặt chẽ với nhau
1.3.2.4 Hệ thống mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
Mục tiêu là kết quả mong muốn cuối cùng của các cá nhân, tổ chức hay doanhnghiệp Mục tiêu chỉ ra phương hướng cho tất cả các quyết định quản lý và hình thànhnên những tiêu chuẩn đo lường cho việc thực hiện trong thực tế Mục tiêu là nền tảngcủa việc lập kế hoạch Do vậy nhà lập kế hoạch cần dựa vào hệ thống mục tiêu của tổchức, doanh nghiệp mình để có các kế hoạch dài hay ngắn cho phù hợp nhằm dạt đượcmục tiêu đã đề ra
1.3.2.5 Sự hạn chế của các nguồn lực
Khi lập kế hoạch các nhà lập kế hoạch phải dựa váo nguồn lực hiện có của DNmình Thực tiễn cho thấy sự khan hiếm của các nguồn lực là bài toán làm đau đầu cácnhà quản lý khi lập kế hoạch Chính điều này nhiều khi còn làm giảm mức tối ưu củacác phương án được lựa chọn Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm: Nguồn nhân lực,nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, khoa học công nghệ…
Trước hết là nguồn nhân lực, đây được coi là một trong những thế mạnh củanước ta, nhưng thục tế ở các DN còn rất nan giải Lực lượng lao động mặc dù thừa về
số lượng nhưng lại thiếu về chất lượng Số lượng lao động có trình độ quản lý, taynghề cao còn thiếu nhiều, lực lượng lao động trẻ ít kinh nghiệm vẫn cần phải đào tạonhiều
Tiếp đến phải kể đến là sự hạn hẹp về tài chính Nguồn lực tài chính yếu sẽ cảntrở sự triển khai các kế hoạch và nó cũng giới hạn việc lựa chọn những phương án tốiđa
Cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị của DN cũng là nguồn lực hạn chế.Thực tế hiện nay ở các doanh nghiệp nước ta hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu,
Trang 18thiếu và lạc hậu, trình độ khoa học công nghệ còn thấp Điều này đã cản trở việc xâydựng và lựa chọn những kế hoạch sản xuất tối ưu.
1.3.2.6 Hệ thống thông tin
Trong qua trình hoạch định thông tin sẽ giúp các bộ phận lãnh đạo của DN cóđược quyết định đúng đắn kịp thời Trong nền kinh tế thị trường thì thông tin là quantrọng nhất, thông tin là cơ sở của công tác hoạch định Khi hoạch định nhà quản lý cầndựa vào thông tin về các nguồn lực, tài lực, vật lực và mói quan hệ tối ưu giữa chúng,làm cho chúng thích nghi với sự biến động của môi trường, giảm thiểu tính mù quángcủa hoạt động kinh tế, đảm bảo tạo ra khối lượng sản phẩm lớn nhất bằng chi phí nhỏnhất Đồng thời trong quá trình thực hiện kế hoạch thì chúng ta cũng cần phải dựa vàocác thông tin phản hồi để có những điều chỉnh phù hợp
1.3.2.7 Hệ thống kiểm tra đảm bảo cho quá trình hoạch định đạt kết quả và hiệu quả
Kiểm tra đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện với hiệu quả cao Trong thực tế,những kế hoạch tốt nhất cũng có thể không được thực hiện như ý muốn Các nhà quản
lý cũng như cấp dưới của họ đều có thể mắc sai lầm và kiểm tra cho phép chủ độngphát hiện, sửa chữa các sai lầm đó trước khi chúng trở nên nghiêm trọng để mọi hoạtđộng của tổ chức được tiến hành theo đúng kế hoạch đã đề ra
1.3.2 Các nhân tố khách quan
1.3.2.1 Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
Mỗi chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp đều trải qua bốn giai đoạn: hìnhthành, tăng trưởng, bão hòa, suy thoái Với mỗi giai đoạn thì việc hoạch định là khônggiống nhau ở mỗi giai đoạn khác nhau thì độ dài và tính cụ thể của các kế hoạch làkhác nhau
- Trong giai đoạn hình thành: Các nhà quản lý thường dựa vào kế hoạch địnhhướng thời kỳ này các kế hoạch cần tới sự mềm dẻo, linh hoạt vì mục tiêu là thăm dòthị trường, nguồn lực chưa được xác định rõ, và chưa nắm bắt rõ thị trường kế hoạchđịnh hướng trong giai đoạn này giúp nhà quản trị có những thay đổi khi cần thiết
- Trong giai đoạn tăng trưởng, các kế hoạch ngắn hạn được sử dụng nhiều và cụthể hóa, các nguồn lực được đưa vào sử dụng, các mục tiêu được xác định rõ hơn
- Trong giai đoạn bão hòa doanh nghiệp cần có những kế hoạch dài hạn và cụthể vì giai đoạn này tính ổn định và tính dự đoán của doanh nghiệp là lớn nhất
- Trong giai đoạn suy thoái, kế hoạch sẽ được xây dựng ở mức ngắn hạn, từ kếhoạch cụ thể sang kế hoạch định hướng Giai đoạn này cũng cần tới sự mềm dẻo, linh
Trang 19hoạt vì các mục tiêu được xem xét, đánh giá lại, nguồn lực cũng được phân bổ lại vànhiều thay đổi khác.
1.3.2.2 Tính không chắc chắn của môi trường kinh doanh
Lập kế hoạch là quá trình chuẩn bị để đối phó với sự thay đổi và tình huốngkhông chắc chắn của môi trường kinh doanh, chủ yếu là các nhân tố trong môi trườngkinh tế và môi trường ngành Môi trường càng bất ổn định bao nhiêu thì kế hoạch càngmang tính định hướng và ngắn hạn bấy nhiêu Những DN hoạt động trong trong môitrường tương đối ổn định thường có những kế hoạch dài hạn, tổng hợp và phức tạp,còn những DN hoạt động trong môi trường hay có sự thay đổi lại có những kế hoạchhướng ngoại và ngắn hạn Các nhà lập kế hoạch cần tính toán, phán đoán được sự tácđộng của môi trường kinh doanh Công việc của các nhà lập kế hoạch là đánh giá tínhchất và mức độ không chắc chắn của môi trường kinh doanh để xác định giải phápphản ứng của DN và triển khai các kế hoạch thích hợp Với những lĩnh vực có mức độkhông chắc chắn thấp thì việc xây dựng kế hoạch là ít phức tạp, nhưng những lĩnh vực
có mức độ không chắc chắn cao thì đòi hỏi kế hoạch phải được xác định rất linh hoạt
1.3.2.3 Cơ chế quản lý kinh tế và kế hoạch hóa của nhà nước
Đây là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc tới công tác kế hoạch sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Một cơ chế quản lý phù hợp sẽ có tác dụng thúc đẩy hoạt động kếhoạch snar xuất phát triển, ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.Thực tế trong những năm chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước ta đã chothấy càng đi sâu vào cơ chế thị trường thì càng phát sinh thêm nhiều vấn đề mới cầngiải quyết để hoàn thiện cơ chế quản lý và kế hoạch hóa của Nhà nước Nhà nước cầnphải tiếp tục giải quyết các tồn đọng, vướng mắc trong nhiều năm chuyển đổi để thựcsự tạo quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu quản lý tậptrung thống nhất của Nhà nước
Trang 20CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHÀN TIN HỌC AN BÌNH
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần tin học An Bình
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty tin học An Bình
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Tin Học An Bình
Địa chỉ: số 80 - Trương Định - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Qui mô doanh nghiệp: vừa và nhỏ
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần tin học An Bình
-Chức năng:
+ Chuyên cung cấp, bán buôn bán lẻ linh phụ kiện máy tính
+ Bán thiết bị văn phòng: máy tính, phần mềm máy tính, camera…
+ Phân phối linh kiện máy tính, laptop
+ Tư vấn họ viễn thông: máy tính văn phòng, cách khắc phục sự cố, hệ thống mạng.+ Sửa chữa lắp ráp,bảo hành, bảo trì các loại máy văn phòng
-Nhiệm vụ:
+ Chấp hành mọi quy định, các chế độ về quản lý và sử dụng tiền vốn, vật tư tài sản,nguồn lực thể hiện hoạch toán kinh tế đảm bảo duy trì và phát triển vốn, nộp ngân sáchđúng quy định
+ Tăng cường chiều sâu với mục đích không ngừng nâng cao uy tín, chất lượng sảnphẩm, tăng năng suất lao động, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm
+ Xây dựng các phương án kinh doanh và phát triển theo kế hoạch mục tiêu, chiếnlược của công ty
Trang 21Giám đốc
Phòng kinh doanh Phòng kế toán Kho Phòng kỹ thuật Phòng bảo hành
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần tin học An Bình
( Nguồn phòng kinh doanh )
Nhận xét:
Công ty sử dụng cấu trúc trực tuyến chức năng sẽ đảm bảo sự chuyên môn hóatrong các phòng ban Việc tổ chức và quản lý cũng được thống nhất, thuận tiện
2.1.4 Ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần tin học An Bình
- Chuyên cung cấp, bán buôn bán lẻ linh phụ kiện máy tính
Trang 22- Thiết bị văn phòng (máy tính, phần mềm máy tính, )
- Lắp đặt hệ thống mạng máy vi tính,
- Phân phối linh kiện laptop, máy tính
- Tư vấn tin học viễn thông: Máy văn phòng, cách khắc phục sự cố, hệ thống mạng
- Sửa chữa, lắp ráp, bảo hành, bảo trì các loại máy móc văn phòng…
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tin học An Bình
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu
Năm
So sánh 2012/2011
So sánh 2011/2010
Nhận xét:
Qua số liệu trên ta thấy sản phẩm của công ty được người tiêu dùng bước đầutin tưởng Do các yếu tố bất lợi của thị trường ảnh hưởng nhưng công ty đã dần khắcphục Cụ thể như sau:
Doanh thu của công ty tăng năm 2010 là 1.111.349 ( 1000 VNĐ ), nhưng đếnnăm 2011 thì giảm xuống 1.060.997 ( 1000 VNĐ) Sang năm 2012 doanh thu tăngmạnh , là 1.215.670(1000 VNĐ), lợi nhuận tăng lên 205.192,8 (1000 VNĐ ) và thunhập của người lao động cũng có sự biến đổi rõ rệt Tốc độ tăng trưởng đó thể hiện
Trang 23tình hình kinh doanh của công ty phát triển và có hiệu quả cao Công ty có các chiếnlược kinh doanh hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Công tác bánhàng cũng dần được cải thiện, xây dựng cho mình khách hàng trung thành, đảm bảolợi nhuận được ổn định Lợi nhuận đến năm 2012 tăng cao góp phần nâng cao đờisống của nhân viên, cũng như tăng thuế thu nhập cho Nhà nước Vì vậy công ty cầnkhông ngừng phấn đấu để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh đem lại nhiềudoanh thu và lợi nhuận.
2.2 Phân tích và đánh giá công tác hoạch định của công ty cổ phần tin học An Bình
2.2.1 Thực trạng thực hiện các nguyên tắc hoạch định
2.2.1.1 Tính tập trung dân chủ
Tính tập trung dân chủ của công tác hoạch định là thực hiện tốt sự kết hợp củatất cả các thành viên trong công ty, từ lãnh đạo đến nhân viên Tính tập trung dân chủđược công ty CP tin học An Bình thực hiện tương đối tốt Tính dân chủ được thể hiệncác cá nhân, phòng ban đưa ra những kế hoạch, mục tiêu của mình đề xuất lên cấptrên Như phòng kinh doanh sẽ đưa ra các mục tiêu doanh thu, lợi nhuận theo tháng,quý và các biện pháp giá, phân phối, các chương trình giảm giá để đạt mục tiêu này.Phòng kỹ thuật sẽ đưa ra danh mục sản phẩm hiện hành và điều kiện bảo hành củatừng sản phẩm Từ đó ban giám đốc tập hợp lại, kết hợp với những ý kiến của bangiám đốc để đưa ra những quyết định hoạch định cuối cùng Các đề xuất của các nhânviên chỉ mang tính chất tham khảo, bổ sung Việc ra quyết định hoạch định cuối cùngvẫn là do ban giám đốc, đứng đầu là giám đốc
2.2.1.2 Tính hệ thống
Tính hệ thống đảm bảo bao quát các hoạt động, các nguồn lực của công ty Quátrình hoạch định của công ty CP tin học An Bình đã đảm bảo được tính hệ thống Côngtác hoạch định được căn cứ vào các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài như: kinh
tế, khoa học kỹ thuật, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng và khách hàng Căn cứ vàođiểm mạnh, điểm yếu của công ty như tài chính, nhân lực, văn hóa doanh nghiệp Cácyếu tố này được bao quát một cách thông nhất đồng bộ Điều này phát huy được sứcmạnh của tổ chức, nâng cao được hiệu quả của công tác hoạch định
Trang 24thực tiễn, tuy công tác hoạch định đã được xây dựng từ các yếu tố môi trường nhưngcác yếu tố này chưa được phân tích rõ ràng Công ty chưa nêu rõ được điểm mạnh,điểm yếu của các đối thủ, thời điểm kinh tế khó khăn các sản phẩm giá trị cao có đượckhách hàng lựa chọn không? Vì vậy công ty chưa kết hợp tốt với nguồn lực bên trongcông ty để nâng cao hiệu quả công tác hoạch định.
2.2.1.4 Tính hiệu quả
Tính hiệu quả được công ty chú trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu,lợi nhuận của công ty Các kế hoạch được lựa chọn phải đáp ứng tốt yêu cầu kinhdoanh Chi phí cho công tác hoạch định là tương đối lớn nếu không mang lại hiệu quả
sẽ gây ra lãng phí lớn Tính hiệu quả được thể hiện thông qua những lợi ích mang lạivà chi phí mà công ty bỏ ra Lợi ích ở đây không chỉ là doanh thu hay lợi nhuận mà có
cả danh tiếng, uy tín của công ty trong mắt khách hàng, công chúng, hay vị thế trênthương trường
2.2.1.5 Tính định hướng
Tính định hướng công tác hoạch định của công ty được thể hiện rõ qua các mụctiêu cụ thể như doanh thu, lợi nhuận Tuy nhiên các mục tiêu này còn cứng nhắc, chưalinh hoạt Công ty chưa có phương án dự phòng khi môi trường thay đổi như giá cảtăng cao, sản phẩm lỗi mốt Vì vậy, nó chưa mang tính dự báo, hướng dẫn cho các kếhoạch của công ty
2.2.1.6 Tính động, tấn công
Môi trường luôn biến đổi, các kế hoạch của công tác hoạch định đề ra phải linhhoạt, thích ứng với môi trường các kế hoạch này phải nắm bắt tốt nhất các cơ hội củathị trường, đồng thời hạn chế được những bất lợi có thể gặp phải Công tác hoạch địnhcủa công ty mới chỉ phát huy được một phần của tính động tấn công Đó là công ty đã
mở rộng danh mục mặt hàng kinh doanh, bổ sung thêm sản phẩm bàn máy tính,USB và mở rộng thị trường ra các huyện ngoại thành Hà Nội Tuy nhiên công ty lạichưa tính đến những rủi ro có thể xảy ra như sản phẩm có được thị trường chấp nhậnhay không? Tiềm lực của công ty có đủ đáp ứng thị trường hay không? Các kế hoạchnày đều chưa có những phương án dự phòng
2.2.2 Thực trạng thực hiện các nội dung hoạch định tại công ty CP tin học An Bình
2.2.2.1 Công tác hoạch định mục tiêu
Mục tiêu của công ty bao gồm nhiều mục tiêu khác nhau, mục tiêu chung, mụctiêu cụ thể, mục tiêu định tính, mục tiêu định lượng, mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dàihạn Tất cả mục tiêu này tạo thành cây mục tiêu Nhưng mục tiêu chính của công tyvẫn là doanh thu và lợi nhuận Ngoài ra công ty còn thực hiện một số mục tiêu khác
Trang 25như khách hàng, tăng thêm cơ sở vật chất…Công ty thực hiện các dự án mở rộng quy
mô kinh doanh, mở rộng thị trường thông qua các hoạt động bán buôn, bán lẻ, bánhàng online…Công ty cần kết hợp tốt với nhà cung ứng như Trung tâm TM & DVBình Minh…về các hoạt động phân phối linh kiện máy tính, cũng như các dịch vụ hỗtrợ bán hàng
Công ty theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau nhưng mục tiêu cơ bản vẫn làdoanh thu và lợi nhuận
Doanh thu của công ty trong 3 năm gân đây như sau:
Bảng 2.2: Doanh thu của 3 năm 2010, 2011, 2012 Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Lợi nhuận của 3 năm 2010, 2011, 2012 như sau:
Bảng 2.3: Lợi nhuận của 3 năm 2010, 2011, 2012 Đơn vị tính: 1000 VNĐ
( nguồn phòng kế toán )
Nhận xét: Công ty thực hiện tốt mục tiêu lợi nhuận đề ra, điều này là do công ty
đã thực hiện tốt chỉ tiêu về doanh thu và chi phí trong hoạt động kinh doanh của mình.Công tác hoạch định mục tiêu là phù hợp
Quá trình thực hiện mục tiêu của công ty đã đưa ra các yêu cầu sau:
- Tính toàn diện: Đảm bảo công tác hoạch định được thực hiện tốt, bao quát cơhội, né tránh rủi ro từ môi trường kinh doanh Ngoài ra giúp công ty tận dụng được cácnguồn lực của công ty, phân tích rõ các yếu tố của môi trường, ban giám đốc cũng lựachọn các yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến công tác hoạch định của công ty như môitrường kinh tế, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, và các yếu tố bên trong doanh nghiệpđể chú trọng tới Tuy nhiên công ty cũng không lơ là các yếu tố khác
- Tính hệ thống đảm bảo tính thống nhất và logic: Hệ thống ở phương pháp, nộidung, tổ chức công tác hoạch định