Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTM CP Kỹ Thương Việt Nam Chi nhánh - Hoàng Quốc Việt

58 325 0
Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTM CP Kỹ Thương Việt Nam Chi nhánh - Hoàng Quốc Việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoa Tài chính ngân hàng GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Phương Liên LỜI CẢM ƠN. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Tài chính – Ngân hàng và tất cả thầy cô của Trường Đại học Thương Mại đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và cần thiết để hoàn thành đề tài này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên đã tận tình hướng dẫn, sửa chữa những khuyết điểm cho em trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài. Em xin cảm ơn các cô chú, các anh chị đang công tác tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, giúp em thu thập số liệu và khảo sát thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập và thực hiện đề tài này. Em cũng xin gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình. Do thời gian thực tập không nhiều, kinh nghiệm thực tế và hiểu biết còn hạn chế nên khoá luận không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khoá luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Đỗ Thiện Hải SV: Nguyễn Đỗ Thiện Hải – K46H1 1 1 Khoa Tài chính ngân hàng GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Phương Liên MỤC LỤC SV: Nguyễn Đỗ Thiện Hải – K46H1 2 2 Khoa Tài chính ngân hàng GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Phương Liên STT Nội dung Trang 1 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt. 14 2 Bảng 2.1: Chất lượng dư nợ tín dụng cho vay của Chi nhánh giai đoạn từ 2011-2013. 17 3 Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay của Chi nhánh giai đoạn từ 2011-2013. 18 4 Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng theo ngành nghề kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn từ 2011-2013. 18 5 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tín dụng ngắn hạn. 26 6 Bảng 2.4: Bảng dư nợ tín dụng và dư nợ tín dụng ngắn hạn 2011-2013. 28 7 Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng ngắn hạn theo ngành nghề kinh doanh giai đoạn 2011-2013. 28 8 Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng ngắn hạn theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp của Chi nhánh giai đoạn từ 2011-2013. 29 9 Bảng 2.7: Doanh số cho vay – doanh số thu nợ của Chi nhánh giai đoạn từ 2011-2013. 30 10 Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo các nhóm nợ giai đoạn từ 2011 – 2013. 31 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Giải thích 1 CB Cán bộ 2 CBTD Cán bộ tín dụng 4 CIC Trung tâm Thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam SV: Nguyễn Đỗ Thiện Hải – K46H1 3 3 Khoa Tài chính ngân hàng GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Phương Liên 3 CN Cá nhân 5 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 6 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 7 DPRRTD Dự phòng rủi ro tín dụng 8 DSCV Doanh số cho vay 9 DSTN Doanh số thu nợ 21 GĐ Giám đốc 10 KH Khách hàng 11 NHNN Ngân hàng nhà nước 12 NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần 13 NV Nhân viên 14 PGD Phòng giao dịch 20 QLRR Quản lí rủi ro 18 TĐ Thẩm định 15 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 17 TP Trưởng phòng 19 TS Tài sản 16 TSĐB Tài sản đảm bảo SV: Nguyễn Đỗ Thiện Hải – K46H1 4 4 Khoa Tài chính ngân hàng GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Phương Liên LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong những năm gần đây, nhu cầu cũng như khả năng tiếp cận nguồn vốn trung – dài hạn của doanh nghiệp giảm xuống do một mặt do hàng tồn kho tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh không được cải thiện, năng lực cạnh tranh thấp, kinh doanh thô lỗ, mặt khác không ít doanh nghiệp có nợ xấu. Vì vậy, tín dụng ngắn hạn đã trở thành một kênh tốt nhất để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp. Tín dụng ngắn hạn không chỉ là nguồn vốn bổ sung nữa mà đã dần trở thành một nguồn vốn chủ yếu, quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội làm ăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, quá trình lưu thông được thông suốt, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội. Nghiệp cụ này không chỉ có ý nghĩa với nền kinh tế, với các doanh nghiệp vay vốn mà còn có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của từng ngân hàng. Theo như tính toán, ở nước ta hiện nay, hoạt động tín dụng đem lại tới 80% lợi nhuận kinh doanh cho ngân hàng, trong đó tín dụng ngắn hạn chiếm tới 60%. Hoạt động này tuy thu được nhiều lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro đối với ngân hàng. Các ngân hàng đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn, đó là làm thế nào để nâng cao vai trò của mình đối với dự phát triển kinh tế, cung cấp nhiều hơn cho các doanh nghiệp những khoản vốn vay hiệu quả nhất, đồng thời đảm bảo mục tiêu hoạt động kinh doanh của ngân hàng là an toàn và gia tăng thu nhập… Nắm bắt được điều đó, cũng giống như các ngân hàng thương mại khác, tại NHTM CP Kỹ Thương Việt Nam Chi nhánh Hoàng Quốc Việt, tín dụng ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng mức dư nợ của toàn Chi nhánh. Trong những năm gần đây, hiệu quả tín dụng ngắn hạn đã được cải thiện và nâng cao, đem lại các khoản lợi nhuận to lớn. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một sô hạn chế như các khoản nợ xấu, nợ khó đòi làm ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh. Hoàn thiện và phát triển hoạt động tín dụng ngắn hạn luôn là vấn đề cấp thiết và quan trọng đối với các ngân hàng nói chung và NHTM CP Kỹ Thương Việt Nam Chi nhánh Hoàng SV: Nguyễn Đỗ Thiện Hải – K46H1 5 Khoa Tài chính ngân hàng GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Phương Liên Quốc Việt nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng lớn lao của vấn đề nêu trên, với những kiến thức được học tập, nghiên cứu tại trường và sau một thời gian thực tập tại NHTM CP Kỹ Thương Việt Nam Chi nhánh Hoàng Quốc Việt, em đã chọn đề tài: “Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTM CP Kỹ Thương Việt Nam Chi nhánh - Hoàng Quốc Việt” làm khoá luận tốt nghiệp cho mình. 2. Mục đích nghiên cứu. - Hệ thống lý luận cơ bản về tín dụng và tín dụng ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại. - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt. - Đưa ra kết luận và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt theo hướng ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và đáp ứng nhu cầu tín dụng tốt hơn cho khách hàng. 3. Đối tượng nghiên cứu của bài viết này là hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt từ năm 2011 – 2013. 4. Phạm vi nghiên cứu. - Về không gian: Nghiên cứu hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt. - Về mặt thời gian: Nghiên cứu hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt từ năm 2011 đến năm 2013 và định hướng hoạt động tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh trong những năm tới. 5. Phương pháp nghiên cứu. Khoá luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, lý thuyết hệ thống thống kê, diễn giải kết hợp với phương pháp phân tích chứng minh, tổng hợp, so sánh, sơ đồ bà biểu mẫu đề thực hiện đề tài. 6. Kết cấu khóa luận. Ngoài lời cảm ơn, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh mục viết tắt, các tài liệu tham khảo và mục lục, kết cấu khoá luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương sau: SV: Nguyễn Đỗ Thiện Hải – K46H1 6 Khoa Tài chính ngân hàng GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Phương Liên Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt. Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN SV: Nguyễn Đỗ Thiện Hải – K46H1 7 Khoa Tài chính ngân hàng GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Phương Liên TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1. Hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại. 1.1.1. Khái niệm về tín dụng Ngân hàng. 1.1.1.1. Khái niệm tín dụng. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tín dụng: - Tín dụng là một phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hóa cho vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay, khi tới thời giạn trả nợ cơ nghĩa vụ hoàn trả số tiền hoặc giá trị hàng hóa đã vay, có hoặc không kèm theo một khoản lãi. - Tín dụng là mối quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả. - Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các tác nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa. - Tín dụng là một giao dịch hai bên trong đó có một bên (chủ hoặc người cho vay) chu cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ dựa vào lời hứa thanh toán của bên kia (thụ trái hoặc người đi vay) Như vậy, dù có nhiều định nghĩa khác nhau về tín dụng nhưng tất cả các định nghĩa đó đều nêu lên những đặc điểm chung nhất của tín dụng là : + Phản ảnh một bên là người cho vay còn bên kia là người đi vay. + Tín dụng dựa trên nguyên tắc hoàn trả, nghĩa là sau một thời gian nhất định thì người đi vay phải hoàn trả khoản tiền đã vay cho người cho vay (có thể kèm theo lãi hoặc không). + Quan hệ giữa các bên vay mượn đều bị ràng buộc bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện tại. 1.1.1.2. Khái niệm tín dụng ngân hàng. Tín dụng ngân hàng thương mại là hình thức tín dụng quan trọng nhất, phổ biến nhất trong nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng thương mại mang tất cả các đặc điểm của tín dụng, chỉ cụ thể hóa bên đối tác cho vay là các ngân hàng thương mại. Tín dụng có nghĩa là sự tín nhiệm. Trong giới tài chính, một người được xem là có uy tín khi người khác tin tưởng và sẵn sàng ký thác tài sản hoặc tiền bạc SV: Nguyễn Đỗ Thiện Hải – K46H1 8 Khoa Tài chính ngân hàng GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Phương Liên cho anh ta. Tín dụng là sự cho vay có hứa hẹn thời gian hoàn trả. Sự hứa hẹn biểu hiện mức độ tín nhiệm của người cho vay, yếu tố tín nhiệm là yếu tố bao trùm trong hoạt động tín dụng, là điều kiện cần cho quan hệ tín dụng phát sinh. Do nhu cầu phát triển và đi lên của xã hội loài người mà quan hệ tín dụng đã hình thành rất sớm. Quan hệ tín dụng đầu tiên trong lịch sử là tín dụng nặng lãi, quan hệ tín dụng này hình thành từ đầu chế độ nô lệ và thậm chí còn tồn tại đến ngày nay. Hình thức tín dụng này được coi là phương pháp tích lũy nguyên thủy, là công cụ đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn, tạo điều kiện cho phương thức sản xuất mới ra đời. Quan hệ tín dụng phát triển hết sức đa dạng và phức tạp bắt đầu từ khi chế độ chủ nghĩa tư bản ra đời. Cho đến ngày nay các quan hệ tín dụng đã phát triển toàn diện. Trong thực tiễn thường có các chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng cụ thể, ví dụ: - Quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các doanh nghiệp và công chúng thể hiện dưới hình thức nhà nước phát hành các giấy nợ công trái, trái phiếu đô thị, tín phiếu kho bạc. - Quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau hay còn gọi là tín dụng thương mại thể hiện dưới hình thức bán chịu hàng hóa. - Quan hệ tín dụng giữa các công ty và công chúng thể hiện dưới hình thức các công ty phát hành các trái phiếu, hoặc bán hàng trả góp. - Quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng với các doanh nghiệp và công chúng, thể hiện dưới hình thức nhận tiền gửi của khách hàng, cho khách hàng vay, tài trợ thuê mua… - Quan hệ tín dụng giữa nhà nước và các tổ chức tài chính quốc tế, chính phủ các nước thể hiện dưới hình thức vay nợ. Với chức năng kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng thương mại tham gia vào quan hệ tín dụng với hai tư cách. Ngân hàng đóng vai trò thụ trái và hành vi này gọi là đi vay bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng, phát hành trái phiếu để vay vốn trong SV: Nguyễn Đỗ Thiện Hải – K46H1 9 Khoa Tài chính ngân hàng GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Phương Liên xã hội, vay vốn của ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác. Ngân hàng đóng vai trò trái chủ, hành vi này được gọi là cho vay. Quan hệ tín dụng mà ngân hàng đóng vai trò trái chủ gọi là tín dụng ngân hàng. Tín dụng ngân hàng là một trong ba nghiệp vụ cơ bản khi hình thành nên các ngân hàng thương mại và đây cũng là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng. Sự phù hợp về nhu cầu của hai nhà tư bản ngân hàng và nhà tư bản sản xuất kinh doanh hàng hóa đã dẫn đến sự ra đời mối quan hệ tín dụng này. Do chuyên môn hóa trong kinh doanh và do đặc điểm của hàng hóa tiền tệ mà hình thức tín dụng này ngày càng phát triển và trở thành hình thức tín dụng chủ yếu trong nền kinh tế hàng hóa. Tín dụng ngân hàng đã khắc phục được những hình thức tín dụng trước đó và thực sự trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển. 1.1.2. Phân loại tín dụng. 1.2. Tín dụng ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại. 1.2.1. Đặc điểm tín dụng ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại. 1.2.1.1. Khái niệm. Ở mỗi quốc gia, thời hạn để xác định khoản tín dụng ngắn hạn là khác nhau. Ở Mĩ người ta quan niệm những khoản tín dụng ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn dưới 3 năm. Ở Việt Nam, theo Quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tín dụng ngắn hạn là hình thức mà “tổ chức tín dụng cho khách hàng vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.” Thời hạn đối với tín dụng ngắn hạn được tổ chức tín dụng khách hàng thoả thuận tối đa là 12 tháng, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất , kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. 1.2.1.2. Đặc điểm tín dụng ngắn hạn. - Dùng để bổ sung vốn lưu động: Tín dụng ngắn hạn có thời gian vay vốn ngắn (không quá một năm) do đó, khản tín dụng ngắn hạn thường được sử dụng để bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của doanh nghiệp và phục vụ cho nhi cầu sinh hoạt của cá nhân. - Quy mô vay thường nhỏ: Do nguồn vốn tín dụng ngắn hạn dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn cho chi tiêu, mua nguyên vât liệu, trả lương,…nên số vốn vay thường nhỏ. SV: Nguyễn Đỗ Thiện Hải – K46H1 10 [...]... lý tín dụng ngắn hạn tại Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt Bộ máy quản lí tín dụng ngắn hạn tại Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt bao gồm Phòng tín dụng và Phòng thẩm định Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tín dụng ngắn hạn Giám đốc chi nhánh Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập chi nhánh Phòng thẩm định Phòng tín dụng 2.2.2.1 Nhiệm vụ Phòng tín dụng Các Phòng Tín dụng làm chức năng tín dụng. .. của Chi nhánh Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định 2.2.3 Kết quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt 2.2.3.1 Tình hình cho vay – thu nợ tín dụng ngắn hạn giai đoạn 201 1-2 013 a Cơ cấu dư nợ tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh giai đoạn 2011– 2013 Vai trò của hoạt động tín dụng là vô cùng quan trọng đối với dự tồn tại. .. DPRRTD ngắn hạn/ Dư nợ ngắn hạn bình quân cho thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng chưa thực sự tốt, Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt cần phải chú trọng hơn nữa công tác thẩm định, kiểm tra giám sát hoạt động cho vay kết hợp với công tác thu hồi nợ xấu và trích lập dự phòng, từng bước phát triển và hoàn thiện hoạt động tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh 2.3 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng. .. Hàng hạn chế trong việc mở rộng cho vay đối với nhóm KH doanh nghiệp, mà chi n lược đó lại là mở rộng quy mô cho vay đối với nhóm KH cá nhân và những ngành nghề khác có độ rủi ro thấp Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn của Techcombank chi nhánh 2.2 Hoàng Quốc Việt 2.2.1 Thực trạng chính sách và quy trình tín dụng ngắn hạn tại Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt 2.2.1.1 Chính sách tín dụng ngắn hạn. .. Liên hoạt động kinh doanh có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho cả doanh nghiệp và ngân hàng 1.2.3.3 Đối với ngân hàng Hoạt động tín dụng ngắn hạn là hoạt động cơ bản, thường xuyên và thu lợi nhuận nhiều nhất để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của NHTM Thông qua hoạt động tín dụng ngắn hạn ngắn hạn Ngân hàng có thể điều hoà vốn, hạn chế rửi ro vốn, rủi ro thanh khoản Hoạt động tín dụng ngắn hạn cũng... thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam  Mức cho vay Theo quy định tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam thì quy định mức cho vay như sau: Mức cho vay tối đa với một khách hàng tại chi nhánh không vượt quá 70% - TSĐB Trường hợp đối với khách hàng cá nhân thì không quá 10 tháng lương 2.2.1.2 Quy trình tín dụng ngắn hạn Trình tự thủ tục cấp tín ngắn hạn tại. .. triển của Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt Thông qua hoạt động tín dụng ngắn hạn, Chi nhánh có thể điều hoà vốn, hạn chế rủi ro về vốn, rủi ro thanh khoản, …, đồng thời giúp cho Chi nhánh mở rộng được các loại hình dịch vụ khác như bảo lãnh Thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn,…Hiểu rõ vai trò của hoạt động tín dụng ngắn hạn, trong những năm qua, Chi nhánh đã có nhiều biện... Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt được thành lập và đi vào hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0113019201 của Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội ngày 23/08/2007 Địa chỉ: Tầng 1, toà nhà Thời báo Kinh tế Việt Nam 98 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: +84 (4) 6267 0269/70/71/ Fax: +84 (4) 6267 0265 Là một chi nhánh cấp 1 và sôi động. .. ngoại tệ, tư vấn Hoạt động này cũng góp phần củng cố mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng hỗ trợ nhau cùng phát triển SV: Nguyễn Đỗ Thiện Hải – K46H1 17 Khoa Tài chính ngân hàng GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Phương Liên CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI TECHCOMBANK CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT 2.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng của Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt 2.1.1 Sơ lược... nợ tín dụng ngắn hạn giảm 52.362 triệu, đạt mức 1.145.614 triệu đồng Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ tín dụng giảm dần qua các năm Năm 2011 dư nợ tín dụng ngắn hạn chi m 56,08% trong tổng dư nợ, năm 2012 dư nợ tín dụng ngắn hạn chi m 53,37% và năm 2013 giảm xuống còn 51,32% Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh doanh giai đoạn 201 1-2 013 Đơn vị: triệu đồng Năm/chỉ tiêu Dư nợ ngắn . cứu tại trường và sau một thời gian thực tập tại NHTM CP Kỹ Thương Việt Nam Chi nhánh Hoàng Quốc Việt, em đã chọn đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTM CP Kỹ Thương Việt Nam Chi nhánh. trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt. - Đưa ra kết luận và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt. Liên CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI TECHCOMBANK CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT. 2.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng của Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt. 2.1.1. Sơ lược lịch

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan