1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bài giảng HỆ THỐNG ĐƠN VỊ QUỐC TẾ SI trong y học

11 2,5K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 188 KB

Nội dung

HỆ THỐNG ĐƠN VỊ QUỐC TẾ SI. Mã bài: XN2 14.10 - Thời lượng : LT : 4 , TH : 0 GIỚI THIỆU: Hệ SI là hệ thống đơn vị đo lường quốc tế qui định cho các nước phải tuân theo .Người kỹ thuật viên phải biết nắm bắt một cách thông thạo để áp dụng cho việc báo cáo kết quả xét nghiệm một cách chính xác MỤC TIÊU THỰC HIỆN : Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Nêu được cấu trúc hệ đơn vị SI. 2. Trình bày được những ứng dụng của hệ SI trong lĩnh vực xét nghiệm. 3. Trình bày đúng các tiêu chuẩn hoá các báo cáo kết quả xét nghiệm. .NỘI DUNG: I. ĐẠI CƯƠNG: Năm 1948 Hội nghị toàn thể vầ trọng lượng và đo lường (CGPM) một tổ chức liên chính phủ chịu trách nhiệm về các đơn vị đo lường đã quyết định định nghĩa các đơn vị dùng cho các khu vực khoa học khác nhau. Năm 1960 đã thiết lập danh mục các đơn vị gọi là hệ thống đơn vị quốc tế, gọi tắt là hệ thống SI (Syste'me International d' unite's). Tháng 5 - 1977 Hội nghị y học thế giới lần thứ 30 đã quyết định sử dụng hệ thống SI trong y học. Hệ SI là dạng phát triển của hệ thống đo lường (hệ thống này đã được sử dụng từ năm 1901). Hệ SI có 3 loại đơn vị: - Đơn vị cơ sở. - Đơn vị dẫn xuất. - Đơn vị phụ. Ngoài ra còn có một số tiếp đầu ngữ cho phép ghép thành những bội số, ước số thập phân của những đơn vị sử dụng. ở nhiều nước việc sử dụng đơn vị SI đã được đưa vào qui chế bắt buộc qua các nghị quyết, nghị định. Đó là sự cần thiết có một ngôn ngữ thống nhất chung cho mọi khu vực địa phương, quốc gia, quốc tế xoá bỏ sự biểu thị kết quả không thống nhất ở các phòng xét nghiệm, việc biểu thị đơn vị mới ( đơn vị lượng chất: mol) giúp hiểu rõ hơn mối liên quan sinh lý so với đơn vị cũ (đơn vị khối lượng:mg/l). Ví dụ: trường hợp bình thường theo đơn vị cũ thì nồng độ albumin cao gấp 10000 lần so với Bilirubin (albumin = 4g% còn Bilirubin =0,4mg%: nhưng theo đơn vị mới thì sự chênh lệch chỉ khác nhau gần 100 lần (albumin= 620µmol/lít còn Bilirubin=6,8µmol/lít). -Hệ SI chỉ áp dụng đối với những chất mà trọng lượng mol đã được biết rõ do đó nó không được áp dụng đối với các chất như: Protein và Polysaccarid tạp mà trọng lượng mol chưa được xác định. - Tất cả những thành phần mà nồng độ được biểu thị bằng trọng lượng( g- mg/l) được chuyển thành mol- mmol/lít…) Ví dụ: urê, glucose … - Các khí của máu: p CO 2 , p O 2 được biểu thị bằng Kpa (Kilo Pascal). II. HỆ THỐNG ĐƠN VỊ QUỐC TẾ SI. 1. Tiếp đầu ngữ SI:Gồm bội số và ước số Hệ số Tiếp đầu ngữ Ký hiệu 10 18 Exa E 10 15 Peta P 10 12 Tera T 10 9 Giga G 10 6 Mega M 10 3 Kilo K 10 2 Hecto h 10 1 Deca da 10 -1 Deci d 10 -2 Centi c 10 -3 Mili m 10 -6 Micro µ 10 -9 Nano n 10 -12 Pico p 10 -15 femto f 10 -18 Atto a 2. Các đơn vị SI: Gồm - Các đơn vị SI cơ sở. - Các đơn vị SI dẫn xuất (tạo thành từ các đơn vị SI cơ sở). - Các đơn vị phụ. Đơn vị SI cơ sở Đại lượng Tên Ký hiệu Độ dài Mét M Khối lượng Kilogam Kg Thời gian Giây S Cường độ dòng điện Ampe A Nhiệt độ nhiệt động học Kelvin K Cường độ ánh sáng Candela (nến) Cd Lượng chất Mol Mol Các đơn vị cơ sở đều được định nghĩa chính xác, ở đây nêu định nghĩa về mol: Mol là"…lượng chất của một hệ thống chứa cùng một số những thực thế nguyên tố bằng số nguyên tử chứa 0,012 kilogam carbon 12. Khi sử dụng đơn vị mol cần ghi rõ tên thực thế nguyên tố. Những thực thế nguyên tố này có thể là những nguyên tử, phân tử, ion, điện tử, những hạt hoặc những nhóm biệt hóa của những hạt đó". Một số đơn vị SI dẫn xuất đơn giản Đại lượng Tên Ký hiệu Diện tích Mét vuông m 2 Thể tích Mét khối m 3 Vận tốc Mét cho giây m/s Gia tốc Mét cho giây bình phương m/s 2 Nồng độ (về lượng chất) Mol cho mét khối Mol cho mét khối Mol/m 3 Kg/m 3 Nồng độ (về khối lượng) Kilogam cho mét khối Kg/m 3 Hoặc kg.m 3 Một số đơn vị dẫn xuất có tên đặc biệt Đại lượng Tên Ký hiệu Biểu thị bằng đơn vị khác Tần số Hurzt Hz S -1 Lực Newton N m.kg.s -2 áp suất Pascal Pa N/m 2 (=kg.m -1 .s -2 ) Công (hoặc năng lượng, hoặc lượng nhiệt) Joul (jun) J Nm (=kg.m 2 .x -2 ) Công suất, dòng năng lượng Watt (wat) W j/s (j.s -1 ) Diện tích Coulomb C A.s Điện thế Volt V W/A Điện dung Farad F C/V Điện trở Ohm Ω V/A Độ rọi Lux Lx m -2 .cd.sr Nhiệt độ Celsius O C K Hoạt độ ion hóa Becquerel Bq s -1 Liều lượng hấp thụ Gray Gy j/kg Đơn vị phụ: * Đơn vị góc phẳng: radian (rad). * Đơn vị góc khối: steradian (sr). 3. Đơn vị ngoài SI: Được sử dụng cùng với hệ thống đơn vị quốc tế Đại lượng Đơn vị Ký hiệu Trị số tính bằng đơn vị SI Thời gian Phút giờ ngày min h d 60 s 3600 s 86400 s Góc phẳng Độ Phút Giây 0 ' " π/180 rad π/10800 rad π/64800 rad Thể tích lít l 1dm 2 = 10 -3 m 3 Khối lượng tấn t 1000 kg Những đơn vị ngoài SI được giữ tạm thời và có liên quan tới ngành Y tế Tên Ký hiệu Trị số tính bằng đơn vị SI Angstrôm (độ dài) Bar (áp suất) Khí quyển (áp suất bình thường) Curia (hoạt lực ion hoá) Rontgen (điện tích) Rad (năng lượng hấp thu) A 0 bar atm Ci R rad, rd 10 -10 m (0,1 nm) 100.000 Pa (0,1 Mpa) 101.325 Pa 3,7 x 10 -10 Bq (= 3,7 x 10 -10 s -1 ) 2,58 x 10 -4 C/kg 10 -2 j/kg (Ký hiệu x = nhân, / = chia) 4. Những đơn vị được sử dụng trong hoá sinh lâm sàng 4.1. Những đơn vị thường dùng Khối lượng: (unité de masse) Kilogam (kg) : Khối lượng nước ở 4 0 C Gam (g) : 0,001 kg (10 -3 kg) Miligam (mg) : 0,001 g (10 -3 g) Microgram (µg) : 0,000.001 g (10 -6 g) Nanogam (ng) : 0,000.000.001 g (10 -9 j/kg) Lượng chất: (quantilé de substance) Mol (mol) : Chứa 6 x 10 23 thực thể hoá học (Nt, PT, ion) Milimol (mmmol) : 0,001 mol (10 -3 mol) Micromol (µmol) : 0,000.001 mol (10 -6 mol) Nanôml (nmol) : 0,000.000.001 mol (10 -9 mol) Thể tích: (volume) Mét khối (m 3 ) Lít (l hoặc L ) : 0,001 m 3 (10 -3 m 3 ) = 1 dm 3 Mililít (ml, mL) : 0,001 L (10 -3 L)= 1 cm 3 Microlít (µl, µL) : 0,000.001 L (10 -6 L) = 1 mm 3 Thời gian: Giây (s) Phút (min) : 60s Giờ (h) : 60 mim = 3.600s Ngày (d) : 24h = 86.400s 4.2. Nguyên tử lượng, phân tử lượng, mol Nguyên tử lượng (A) của một số nguyên tố thường gặp Nguyên tố Ký hiệu A Nguyên tố Ký hiệu A Nhôm Al 26,981 Iod I 126,904 Bạc Ag 107,870 Kali K 39,102 Asen As 74,921 Liti Li 6,939 Vàng Au 196,967 Magnê Mg 24,312 Bari Ba 137,340 Mangan Mn 54,938 Brom Br 9,909 molypden Mo 95 Cadmi Cd 112,400 Nitơ N 14,007 Calci Ca 40,080 Natri Na 22,989 Carbon C 12,001 Niken Ni 58,710 Cesi Ce 140,120 Oxy O 15,999 Clo Cl 35,453 Phospho p 30,973 Crom Cr 51,996 Platin Pt 195,090 Coban Co 58,933 Chì Pb 207,190 Đồng Cu 63,540 Lưu huỳnh S 32,064 Sắt Fe 55,847 Urani U 238,030 Flo F 18,998 Tungsten W 183,850 Hydro H 1,008 Kẽm Zn 65,370 1 mol của ion Natri Na + = 23g (ion - gam) 1 mol của glucose C 6 H 12 O 6 : C 6 (12,011 * 6) = 72,066 H 12 (1,008 * 12) = 12,086 O 6 (15,99 * 6) = 95,994 Phân tử lượng M = 180,156 = 180,16 = 180 1 mol (phân tử gam) glucose = 180 g 4.3. Đơn vị nồng độ: • Nồng độ khối lượng (concentration massique) và nồng độ lượng chất (concentration en quantité de matiere) Nồng độ khối lượng và nồng độ lượng chất Nồng độ khối lượng Nồng độ lượng chất Gam/lit g/l Mol/lit mol/l Miligam/lit mg/l Milimol/lit mmol/l Microgam/lit µg/l Micromol/lit µmol/l Nanogam/lit ng/l Nanomol/lit nmol/l Chuyển đổi các đơn vị nồng độ: Nồng độ khối lượng Nồng độ lượng chất X (g/l) x 1/(Ahoặc M) VD1: Glucose - huyết 1g/L 1/180 = 0,00555 mol/l = 5,55 mmol/L VD 2: Cali - huyết 2,5 mmol/L (= 0,0025 mol/L): 0,0025 x 40 = 0,100 g/L = 100 mg/L * Định lượng và mili đương lượng Đương lượng (Eq = équivalent) 1 mol 1 Eq = Điện tích ion Mili đương lượng (mili équivalent): 1 mmol 1 mEq = điện tích ion VD 3: Ion Diện tích ion 1 mol chứa 1 meq chứa Na + 23 K + 39 Ca 2+ (40) Mg 2+ (24) + 1 + 1 + 2 + 2 23 mg 39 mg 40 mg 24 mg 23 mg 39 mg 20 mg 12 mg • Chuyển đổi giữa nồng độ lượng chất và nồng độ mili đương lượng VD 4: * Cali - huyết = 4,5 mEq/l 4,5/2 = 2,25 mmol/l * Natri - huyết = 135 mmol/l 135 x 1 = 135 mEq/l 4.4 Đơn vị lưu lượng: Lưu lượng là lượng chất thải ra trong một đơn vị thời gian mmol/s. µmol/s. nmol/s hoặc d (thí dụ lượng urê thải ra nước tiểu 24 giờ). Nồng độ lượng chất Nồng độ khối lượng X (mol/l) x (A hoặc M) Y g/l Nồng độ mmol/l Nồng độ mEq/l X x điện tích Y mEq/l Nồng độ mEq/l Nồng độ mmol/l X/ điện tích Y mmol/l Độ thanh thải (clearance) là thể tích huyết tương cần cho thận thải hết một chất nhất định trong một thời gian nhất định. • Đơn vị cũ: ml/min • Đơn vị mới: ml/s. Chuyển đổi: VD 5: - Độ thanh thải của creatinin = 132 ml/min Hay 132 ml x 0,016667 = 2,2 ml/s - Độ thanh thải của creatinin = 1,2 ml/s hay 1,2 ml x 60 = 72 ml/min 4.5. Đơn vị enzym: • Đơn vị cũ đơn vị quốc tế (ký hiệu : U) là lượng enzym xúc tác sự biến đổi 1 micromol có chất trong 1 phút ở những điều kiện nhất định. 1 U = 1 µmol/min • Đơn vị mới: Katal (ký hiệu : kat) là lượng enzym xúc tác sự biến đổi 1 mol có chất trong 1 giấy ở những điều kiên nhất định. 1 kat = 1 mol/s Đơn vị dùng trong thực tế: microkatal (µkat = 10 -6 kat) và (nkat = 10 -9 kat) Chuyển đổi: x 16,67 X U/L Y nkat/L 0,06 x Sự chuyển đổi chỉ có giá trị đối với cùng 1 phương pháp thực hiện ở cùng những điều kiện (đặc biệt là nhiệt độ). Thí dụ phophatasz huyết thanh (phương pháp dùng para nitrophenol ở 37+0+C = 50 U/l hay 833,5 nanokat/l = 50 x 16,67) 4.6. Đơn vị áp suất: Đơn vị pascal (Pa) thay cho milimet thuỷ ngân (mm Hg) Thường dùng kilopascal (kPa) VD 6: áp suất riêng phần của carbon dioxid (CO 2 ) - huyết tương bằng 40 mm Hg hay 40 x 0,1333 = 5,332 k Pa x 0,01667 X ml/min Y ml/s 60 x x 7,502 X kPa Y mm Hg 0,1333 x 4.7. Đơn vị thẩm thấu: Osmol (osM). Dung dịch có nồng độ 1 os M là dung dịch có áp suất thẩm thấu 22,4 atmophe. Thường dùng miliosmal (mosM) bằng 1/1. 000 osM. Nồng độ thẩm thấu (osmolarité, osmolarity), hay thẩm độ là nồng độ molal là nồng độ tính theo osM theo osM trong 1 kg nước. III.TRÌNH BÀY VÀ BIỂU THỊ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM: 1. Yêu cầu: 4 điểm theo qui định quốc tế: • Tên hay chữ viết tắt của hệ thống (hay nguyên liệu hay môi trường) được phân tích. VD: Máu, huyết thanh, nước tiểu • Tên của thành phần được định lượng: VD: urê, glucose • Trị số theo đơn vị được chọn (ưu tiên dùng các đơn vị của hệ thống quốc tế) • Khoảng hay trị số đối chiếu. Chữ viết tắt của các hệ thống và định tính của hệ thống. Chữ viết tắt Pháp Hệ thống Anh Việt Chữ viết tắt tiếng Việt Erc Erythrocyte (s) Erthrocyte (s) Hồng cầu HC F Feces Feces Phân P LCR Liquide cephalorachildren SF: Spinal fluid Dịch não tuỷ DNT Lkc Leucocyte (s) Leukocyte (s) Bạch cầu BC P Plasma Plasma Huyết tương ht S Serum Serum Huyết thanh HT Sg Sang B: blood Máu, huyết M, H U Urine Urine Nước tiểu, niệu NT, N Định tính của hệ thống (đặt ở đầu chữ) a Arteriel Arterial Động mạch ĐM c Capillaire Capillary Mao mạch MM d, j Par jour par 24 heures Day 1ngày 24h h par heure d ' une heure Hour 1 giờ 1h j A jeun f: fasting Đói đ v Veineux Venous Tĩnh mạch T Phối hợp các chữ viết tắt VD: aSg : sang ateriel : arterial blood : Máu động mạch : MĐM jPt : patient à jeun : fasting patient : fPt: Bệnh nhân lúc đói: BNđ (jPt).P : pasma du patient à jeun : pasma of fasting patient (fPt).P : Huyết tương của bệnh nhân lúc đói: ht (Bnđ) Kết quả xét nghiệm được trình bày như sau (Âu, Mỹ): 1. Tên hệ thống hoặc chữ viết tắt. 2. Một gạch ngang. 3. Tên thành phần phân tích (không viết tắt) với chữ đầu viết hoa. 4. Một dấu phẩy (,) 5. Tên đại lượng đo lường (chữ đầu không viết hoa), hoặc chữ viết tắt của nó. ams = amount of substance = lượng chất = LC massc = mass concentration = Nồng độ khối lượng = NĐKL molal = molality = nồng độ mol = NĐM substc = substance concentration = nồng độ lượng chất = NĐLC 6. Dấu bằng (=) 7. Trị số (kèm tên đơn vị sử dụng). Cách viết của Việt Nam (đề nghị ): theo thứ tự sau: 3, 2 ,1, 4, 5, 6, 7 VD1. (jPt) P- glucose, substc = 4,9 mmol/l (pháp) Glucose ht (BNđ), NĐLC= 4,9 mmol/l (Việt Nam) VD2. S - Proteine, massc = 75 g/l (Pháp) Protein - HT, NĐKL = 75 g/l (Việt Nam) VD3. JU-glucose, ams = 13,8mmol Glucose-NT24, LC = 13,8 mmol TỰ LƯỢNG GÍA Trả lời các câu sau: 1. Trình bày các tiếp đầu ngữ của hệ SI. 2. Trình bày các đơng vị cơ sở và các đơn vị dẫn xuất đơn giản. 3. Trình bày các đơngvị thường dùng trong hoá sinh lâm sàng. [...]... nghiệm Eliênn Levy Lambert, 1978 2 Kỹ thuật cơ bảnở phòng khám đa khoa khu vực - Vụ khoa học và Đào tạo Bộ Y tế, 1991 3 Kỹ thuật xét nghiệm hoá sinh lâm sàng - Tài liệu đào tạo kỹ thuật viên Bệnh viện Bạch mai, 2001 4 Xét nghiệm cơ bản - Bộ Y tế, 1995 5 Thực tập hoá sinh- đại học y hà nội-2001 6 Hoá sinh lâm sàng- Đại học y dược TPHCM (1996) ... chuyển đổi giữa các đơn vị 5 Trình b y trình tự cách biểu thị các kết quả xét nghiệm :Phân biệt đúng sai các câu sau: 8 Một ng y bằng 86000S 9 Chữ viết tắt của hồng cầu là erc 10 Huyết tương được gọi là Plasma 11 Nước tiểu có tên là URine 12 1mmHg= 0,113 Kpa 13 1lít= 1dm3 14 Nồng độ lượng chất có tên là: Subtance Concentration TÀI LIỆU ĐỌC THÊM: 1 Kỹ thuật cơ bản của phòng xét nghiệm Eliênn Levy Lambert, . các đơn vị đo lường đã quyết định định nghĩa các đơn vị dùng cho các khu vực khoa học khác nhau. Năm 1960 đã thiết lập danh mục các đơn vị gọi là hệ thống đơn vị quốc tế, gọi tắt là hệ thống SI. p 10 -15 femto f 10 -18 Atto a 2. Các đơn vị SI: Gồm - Các đơn vị SI cơ sở. - Các đơn vị SI dẫn xuất (tạo thành từ các đơn vị SI cơ sở). - Các đơn vị phụ. Đơn vị SI cơ sở Đại lượng Tên Ký hiệu Độ. HỆ THỐNG ĐƠN VỊ QUỐC TẾ SI. Mã bài: XN2 14.10 - Thời lượng : LT : 4 , TH : 0 GIỚI THIỆU: Hệ SI là hệ thống đơn vị đo lường quốc tế qui định cho các nước phải

Ngày đăng: 02/04/2015, 08:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w