Bộ Tuyển tập chọn lọc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM chất lượng cao Nếu đối tượng sử dụng là GIÁO VIÊN: Vận dụng vào công việc giảng dạy của bản thân. Gợi ý cho ý tưởng ra đời các SKKN khác. Tham khảo làm các đề tài SKKN tương tự.
ĐÂY LÀ SKKN THỨ 21 DÙNG ĐỂ HIỂN THỊ 20 SKKN TRONG BỘ SKKN TUYỂN CHỌN ĐƯỢC NÉN Ở FILE ĐÍNH KÈM PHÍA TRÊN GÓC PHẢI MÀN HÌNH SAU TIÊU ĐỀ: “Bộ tuyển chọn 20 sáng kiến kinh nghiệm chất lượng cao ….” A. ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong bất kỳ một trường học nào ta cũng thường nghe những lời nhận xét như: “ Lớp A có phong trào học tốt,sôi nổi ”; “Lớp X rời rạc,vào lớp không có không khí học tập”;…của học sinh và cả giáo viên khi nói chuyện với nhau. Nguyên nhân thì có nhiều: học sinh học yếu, tinh thần đoàn kết không có, cán bộ lớp không hoạt động,…, nhưng theo tôi nguyên nhân chính là ở giáo viên chủ nhiệm chưa biết cách tổ chức lớp và tổ chức các phong trào thi đua hiệu quả. Để tổ chức được các phong trào thi đua có hiệu quả cao thì vai trò của giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Mỗi giáo viên chủ nhiệm có thể chọn mỗi cách làm khác nhau, với mục đích hoàn thành nhiệm vụ được giao và góp phần trong việc khẳng định thành tích năm học của cá nhân, của lớp, của trường. Nhận thức rõ tầm quan trong của công tác thi đua, tôi đã thực sự đầu tư vào vấn đề này tại lớp chủ nhiệm và kết quả đem lại cho tôi những con số đáng khích lệ. Tôi đã trình bày tham luận “Tổ chức phong trào thi đua của lớp có hiệu quả” tại hội thảo “Nữ giáo viên với công tác chủ nhiệm” vào ngày 20/10/2012 tại trường và được sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng nghiệp, vì vậy tôi mạnh dạn viết thành sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Nâng cao hiệu quả phong trào thi đua của lớp chủ nhiệm bằng cách phát huy tính tích cực của học sinh”. Phát huy tính tích cực của học sinh, nghĩa là học sinh được chủ động tham gia, được bày tỏ ý kiến quan điểm, và được tôn trọng. Qua đó học sinh thấy được sức mạnh của tinh thần đoàn kết,tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, là tiền đề tốt để các giáo viên nâng chất lượng chuyên môn, từ đó học sinh đạt được chất lượng 2 mặt ngày càng cao, lớp học ngày càng tiến bộ. 1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.Cơ sở lý luận của vấn đề: -Bác Hồ đã từng nói: “Thi đua là yêu nước,yêu nước là phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Hoặc Người đã viết “Tưởng lầm rằng thi đua là một công việc khác với những công việc làm hàng ngày. Thực ra công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua”. Tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực. Phát huy tính tích cực của học sinh nghĩa là hướng tới việc hoạt động hóa, tính tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, nghĩa là phát huy tính tích cực của học sinh chứ không phải tập trung vào phát huy tính tích cực của giáo viên. Mục đích cần đạt là nâng cao kết quả học tập. Muốn làm được điều này giáo viên chủ nhiệm phải cho học sinh tự đánh giá định kỳ và thường xuyên về hạnh kiểm và học lực nhóm mình và nhóm bạn mình, từ đó năng lực tự đánh giá mình và đánh giá người khác được hoàn thiện. Bản thân mình tuy kinh nghiệm chưa nhiều nhưng tôi cũng biết những nguyên tắc cơ bản nhất của một giáo viên chủ nhiệm bình thường, một trong những nguyên tắc đó là: Phải thật sự thương yêu học sinh, có tính công bằng khách quan, tuyệt đối không có một biểu hiện thiên vị, phải khơi dậy được ở học sinh tinh thần thi đua. Khi đã có tinh thần thi đua thì lớp sẽ vươn lên, các em sẽ tiến bộ, phát huy được năng lực sở trường vốn có, học sinh có cơ hội đóng góp sức lực nhỏ bé của mình cho tập thể lớp, có cơ hội để để tự khẳng định mình, lớp sẽ tạo thành một khối đoàn kết, thống nhất. -Hạn chế:một số học sinh có tính tự giác chưa cao, nếu giáo viên chủ nhiệm không có qui chế rõ ràng thì công tác thi đua chỉ là hình thức. Nhưng nếu không có phong trào thi đua lớp sẽ có biểu hiện rời rạc, cục bộ. Học sinh bị mất phương hướng, không xác định rõ được động cơ, mục đích học tập của mình. Nhất là trong xã hội hiện nay tình trạng một bộ phận không nhỏ học sinh sống không có mục đích, lý tưởng và tư tưởng ích kỷ. 2 II.Thực trạng của vấn đề. Lớp 10C1 năm học 2011-2012 và là 11C 1 năm học 2012-2013 của tôi là một lớp theo khối A, cơ bản có nền nếp, có ý thức.Lớp có 3 học sinh giỏi thực sự.Bên cạnh đó cũng có những khó khăn, cụ thể là:Tổng số học sinh của lớp 11C 1 là 39 nhưng chỉ có 15 học sinh nam (38,46%) nên khả năng bứt phá của lớp rất chậm, đây là một tỉ lệ nghịch so với lớp theo khối A các trường bạn.Khó khăn thứ hai là: nhiều em chưa học thực sự, chưa tự giác và còn thiếu phương pháp và động lực học tập, hầu như chỉ học đối phó. Do đó khi dạy phần bài tập những bài nào tôi làm mẫu thì học sinh bắt chước được, còn giao bài thuôc cấp độ vận dụng cao học sinh sẽ im lặng, chỉ có 3 học sinh(7,7%) có thể giải được. Điều này cho thấy khả năng thông hiểu và vận dụng lí thuyết của các em rất yếu. Thực tế ở lớp tôi trong năm học 2011-2012 và năm học này tôi tiếp tục áp dụng: tôi chia làm 4 tốp: Tốp 1 giỏi thực sự (làm được bài tập cấp độ vận dụng cao) 3 học sinh(7,7%), tốp 2 (làm được bài ở cấp độ vận dụng) 8 học sinh(20,5%), tốp 3 biết làm mẫu bắt trước (làm được bài ở cấp độ biết) 20 học sinh(51,3%), tốp 4 không biết gì hoặc nếu giáo viên “cầm tay” chỉ tận nơi thì biết được một ít 8 học sinh(20,5%). GV dạy rất khó dạy,phải chuẩn bị bài tập riêng và photo cho tốp 1. Chính vì đặc điểm của lớp không đồng đều như vậy nên tôi ý thức rõ ràng sự cần thiết phải tổ chức tốt phong trào thi đua bằng cách phát huy tính tích cực của học sinh để các em giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, lôi kéo những học sinh chưa chăm học vươn lên hòa nhập với tập thể, từng bước nâng cao chất lượng hai mặt của lớp xứng đáng với sự mong mỏi của phụ huynh, niềm tin của nhà trường. III.Phương pháp nghiên cứu. -Phương pháp phân tích so sánh: Sau hai năm làm công tác chủ nhiệm, năm học 2011-2012 lớp 10C 1 và năm học 2012-2013 lớp 11C 1 , thăm dò học sinh kết hợp với một số biện pháp sư phạm khác như thường xuyên thông qua giáo viên bộ môn để hiểu thêm học sinh lớp chủ nhiệm và mong muốn giáo viên bộ môn cũng hưởng ứng với phong trào thi đua, để thấy hiệu quả của phương pháp. 3 -Phương pháp kiểm tra đánh giá, kết hợp với so sánh đối chiếu kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm, và kết quả thi học sinh giỏi trường trong 2 năm học 2011- 2012 và 2012-2013. IV.Các giải pháp và tổ chức thực hiện. 1.Nắm vững tình hình của Lớp Trước khi tổ chức phong trào thi đua một việc làm không thể thiếu là tìm hiểu tình hình của lớp. Trả lời câu hỏi: lớp ta đang ở đâu, như thế nào? Để hoàn thành tốt bất cứ công việc gì ta cũng cần nắm rõ tình hình, thực trạng để có kế hoạch thực hiện hiệu quả, có thể coi là tiền đề cho mọi thành công . -Phải biết cách tổ chức sắp xếp lớp chặt chẽ, ban cán sự lớp phải hoạt động và hoạt động hiệu quả, xếp chỗ ngồi của từng học sinh hợp lý (các tốp học sinh ngồi đan xen nhau). Sau 1 tháng phải cho các tổ đổi chỗ nhưng vẫn đảm bảo giữ nguyên nhóm, dãy ngoài di chuyển vào trong. Phải nắm vững từng học sinh và theo dõi từng tuần, nếu có biểu hiện tiêu cực phải tìm hiểu và đưa ra giải pháp kịp thời. Tạo không khí trong lớp học để học sinh cảm thấy an toàn, yêu thương, hiểu, cảm thông. 2. Tổ chức phong trào thi đua của lớp có hiệu quả bằng cách phát huy tính tích cực của học sinh. Để thi đua đạt hiệu quả tốt bằng cách phát huy tính tích cực của học sinh,giáo viên cần phải đảm bảo một số nguyên tắc sau: - Công bằng trong đánh giá kết quả thi đua. - Sử dụng kết quả thi đua hợp lý trong đánh giá toàn diện học sinh, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động tập thể. - Tổ chức thi đua ở tất cả các tình huống có thể tạo thành nền nếp trong các hoạt động tập thể ví dụ như các ngày lễ như:20/10;20/11,8&26/3. - Các cuộc thi đua cần có phát động, theo dõi, đôn đốc và tổng kết đầy đủ, không đầu voi, đuôi chuột, từ đó rút ra những ưu điểm, những mặt còn hạn chế. - Khuyến khích tất cả học sinh tham gia và lần lượt được là các hạt nhân chính, không nên chỉ tập trung vào một vài học sinh tích cực. 4 Nguyên tắc đầu tiên: Công bằng trong đánh giá kết quả thi đua Để tạo sự công bằng đoàn kết, các em không thắc mắc:giáo viên chủ nhiệm xây dựng quy chế thi đua cho cá nhân, quy chế thi đua này được dựa trên nền tảng của quy định đánh giá xếp loại thi đua của Bộ giáo dục và đào tạo, quy định của trường(có phụ lục). -Giáo viên cho học sinh tự xếp loại hạnh kiểm từng tuần theo qui chế đã thống nhất. Tôi đã cho học sinh bình xét hạnh kiểm tại tiết sinh hoạt hàng tuần như sau: Tiến hành tiết sinh hoạt hàng tuần tại lớp C 1 : + Các tổ trưởng tự cộng, trừ điểm sau đó công khai trên bảng ngay từ đầu tiết sinh hoạt. +Lớp trưởng sẽ nhận xét chung, bổ sung những vi phạm không thể hiện trên sổ đầu bài như đổi chỗ,không sơ vin, và điều khiển ý kiến các tổ trưởng về sự xếp loại của các tổ bạn. +Lớp phó học tập ghi biên bản xếp loại từng cá nhân và xếp loại các tổ cùng với ưu, nhược điểm (giáo viên chủ nhiệm phải photo xếp loại chi tiết từng tháng cho học sinh) (có phụ lục). Sau đó chốt biên bản và đọc ngay cuối tiết sinh hoạt và được coi như nghị quyết của tiết sinh hoạt. +Cuối cùng giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá chung xếp loại các tổ theo thứ tự: nhất, nhì, ba, khuyến khích và thêm những phần thưởng đột xuất. Bất cứ những việc làm nào tốt của các em mà tôi biểu dương khen thưởng đều được cộng điểm,ví dụ: em Phương B tổ trưởng tổ 2 thường xuyên được cộng điểm, vì 100% tổ viên được xếp loại A, hoặc tổ 2 được thưởng 50 nghìn đồng khi 4 tuần liên tục xếp thứ nhất.Tổ 4 thường xuyên xếp ở tốp cuối,nhưng khi chỉ cần nhích hơn các tổ còn lại là tôi lập tức biểu dương và khen trước lớp. Ví dụ tuần 11 tổ 4 xếp thứ 4 nhưng tuần 12,13 đã vươn lên xếp thứ 1. Nguyên tắc thứ hai: Sử dụng kết quả thi đua hợp lý trong đánh giá toàn diện học sinh, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động tập thể. 5 Đó là không chỉ cộng điểm cho cán bộ lớp, cán bộ Đoàn mà còn cộng điểm cho nhũng em tích cực xây dựng bài, những em được điểm tốt, những em tham gia văn nghệ hoặc làm báo tường cho lớp, hoặc tham gia thi thể dục thể thao. Đây chính là quy chế thi đua, quy chế này giáo viên chủ nhiệm sau khi xây dựng xong phải họp cán bộ lớp lại (lớp trưởng,bí thư, lớp phó học tập,các tổ trưởng) thảo luận góp ý, sau đó phải được triển khai tới các em học sinh ngay từ đầu năm học và các bậc phụ huynh trong lần họp đầu năm, đề nghị họ góp ý kiến và cam kết. Cũng là một lần cho họ hiểu nếu con họ vi phạm sẽ bị xử lí như thế nào? Nguyên tắc thứ 3: Tổ chức thi đua ở tất cả các tình huống có thể tạo thành nền nếp trong các hoạt động tập thể như công tác đoàn thanh niên… Ví dụ 1:Trong kỳ đại hội chi Đoàn đầu năm, tôi trao đổi với em Diệu Linh (Bí thư chi đoàn nhiệm kỳ 2011-2012) về kế hoạch, nội dung đại hội, hướng dẫn em viết báo cáo và phương hướng, sau khi tôi duyệt và thông qua các tổ trưởng để các tổ trưởng cử tổ viên viết tham luận, sau khi tổ viên viết tham luận xong =>tổ trưởng chỉnh sửa=>giáo viên chủ nhiệm.Kết quả là các tổ viên của tổ 1,2,4 viết tham luận rất tốt và sát.Tôi đã tuyên dương các em trước đại hội và cộng điểm thưởng trong tuần. Ví dụ 2: Tháng 11 là tháng có ngày nhà giáo Việt Nam, nên tôi có phát động phong trào thi đua tích cực học tập và dành nhiều điểm cao, để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Kết quả có 4 học sinh được tuyên dương và nhận thưởng trước lớp.Ngoài ra tôi còn viết thư gửi phụ huynh có học sinh nhận thưởng đề chúc mừng họ.(có phụ lục) -Kết quả: Tinh thần học tập của các em rất sôi nổi, số lần vi phạm của các em đã giảm qua từng tháng( có phụ lục ). Nguyên tắc thứ 4: Các cuộc thi đua cần có phát động,theo dõi,đôn đốc và tổng kết đầy đủ, không đầu voi, đuôi chuột,từ đó rút ra những ưu điểm,những mặt còn hạn chế. 6 Cuối tháng điểm (xếp hạnh kiểm) là trung bình cộng của các tuần,điểm xếp loại của kỳ là điểm trung bình cộng của các tháng. Điểm xếp loại cả năm tính theo công thức 3 2. HKIHKII + . Cuối mỗi kỳ giáo viên chủ nhiệm cho các em bình xét như tiết sinh hoạt lớp nhưng phải có thêm phần kiểm điểm của cá nhân, tự xếp loại, giáo viên chủ nhiệm bổ sung thêm vi phạm của ban nền nếp nếu có. Điểm thi đua từng cá nhân trong năm là phù hợp và tập thể lớp sẽ tôn vinh em có điểm thi đua cao nhất cả năm (giống như tôn vinh nhân vật xuất sắc trong năm ở một số trường). Trong năm học 2011-2012 tại lớp chủ nhiệm cuối năm,và học kỳ I năm học này tôi đã tổ chức buổi lễ trao thưởng và tôn vinh những học sinh đạt danh hiệu HSTT,HSG nâng bậc so với học kỳ trước .Tôi đã cử các em trang trí lớp như cắt chữ,chuẩn bị hoa tươi,… để thêm phần long trọng. Qua buổi đó tôi nhận thấy các em rất phấn khởi vì những cố gắng của các em đã được tập thể ghi nhận điều này góp phần tạo động cơ phấn đấu cho các em trong các học kỳ tiếp theo,cuối năm học này tôi và ban cán sự lớp cũng đang hoàn tất mọi công tác để tổ chức lễ trao thưởng và tôn vinh những học sinh đạt danh hiệu HSTT,HSG nâng bậc so với kỳ 1… Nguyên tắc thứ 5: Khuyến khích tất cả học sinh tham gia và lần lượt là các hạt nhân chính, không nên chỉ tập trung vào một vài học sinh tích cực. Hàng tháng và sau 1 kì , khi đã có đánh giá về năng lực của các em. Giáo viên chủ nhiệm phân lớp thành 4 tốp, nếu các em vượt qua được tốp hiện tại cũng được khen thưởng. 3.Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác thi đua Qua thực tiễn những việc tôi đã làm tại lớp 10C1 và nay là 11C1, tôi thấy để tổ chức phong trào thi đua hiệu quả ngoài các nguyên tắc nêu trên thì người giáo viên chủ nhiệm cần lầm tốt các việc sau: * Việc làm thứ nhất: Để khơi dậy được tinh thần thi đua lành mạnh của các em giáo viên chủ nhiệm phải luôn nhắc nhở các em thi đua chứ không phải là ganh đua, thi đua lành mạnh,không đồng tình với việc làm sai trái,bệnh thành 7 tích. Vì vậy, ngoài việc thi đua cá nhân,tôi còn cho các em thi đua giữa các nhóm. Những em học giỏi luôn được giáo viên chủ nhiệm trọng dụng, nhưng phải là những học sinh biết vì bạn bè. Chỉ cần nghe một lời kêu ca của nhóm là bạn ấy không chịu giảng bài cho em giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở phê bình ngay, những em nào nhiệt tình giảng bài cho bạn thì khen ngợi. Những nhóm phân chia này thực sự tạo ra một phong trào thi đua giữa các nhóm. Đầu năm quy định ,hàng tháng, cuối học kì, cuối năm phát phần thưởng cho nhóm tiến bộ nhất.Ví dụ đối với lớp tôi sau khi chia thành 4 tốp, tôi lại chia theo vị trí ngồi thành 9 nhóm mỗi nhóm 4 học sinh,1 nhóm chỉ có 3 học sinh là em Hoàng, Lê Minh và em Dũng (nhóm này tôi gọi là nhóm số 10, luôn có yêu cầu cao hơn, phải làm thêm ít nhất 1 bài) nhóm nào cũng có học sinh thuộc cả 3 tốp còn lại, tùy theo đặc thù của từng tiết học, ở một số tiết dạy tôi yêu cầu học theo nhóm, (7 phút trở xuống) kĩ thuật dạy học tôi thường sử dụng là “kỹ thuật khăn phủ bàn” sau đó giáo viên chấm bài, những nhóm được tuyên dương khi đạt điểm 8 (cộng 20đ) điểm 9,10 (cộng 30đ) hoặc những nhóm bị phê bình bị điểm 4 (trừ 20đ), nhỏ hơn 4 điểm (trừ 30đ) (Chú thích: đây là điểm cộng xếp hạnh kiểm trong tuần). Nhưng khi làm bài kiểm tra giáo viên không được cho các em giữ nguyên vị trí ngồi học của mình, mà giáo viên xếp vị trí học sinh theo số báo danh, để làm được điều này giáo viên phải qui ước từ đầu năm học mỗi học sinh có một số báo danh đó chính là số thứ tự trong sổ điểm, mục đích để những em ở tốp cuối cũng phải tự ôn bài để lo cho mình vì không biết mình sẽ ngồi cạnh ai khi kiểm tra. Giáo viên phải đánh số báo danh trong giờ ra chơi. * Việc làm thứ 2: Khơi dậy tinh thần thi đua của các em đó là luôn nhắc nhở các em, động viên các em. Phải luôn luôn thấu hiểu luôn luôn lắng nghe các em, cảm nhận được những “bất an” của các em. Bằng tình thương yêu, dùng những lời lẽ thể hiện sự cảm thông để tiếp cận thế gới tinh thần của các em từ đó có định hướng cho các em con đường đúng đắn. Tuy nhiên sự thân thiện này phải có khoảng cách thầy ra thầy, trò ra trò. *Một vài ví dụ điển hình cụ thể 8 - Em Nguyễn thị Thanh Liêm, có lực học khá, thuộc diện hộ nghèo,mẹ bị bệnh tim không có khả năng lao động, mỗi tháng phải mua thuốc khoảng 1,5 triệu đồng, quá sức với một gia đình thuần nông, hộ nghèo, lúc nào em đến lớp cũng ít cười nói, ít khi hòa nhập với bạn bè, qua tìm hiểu học sinh trong lớp và những học sinh lớp khác cùng xã với em tôi rất hiểu và cảm thông với hoàn cảnh của em, tôi trường xuyên hỏi thăm em về sức khỏe của mẹ em, động viên em trong học tập như gọi em lên bảng làm bài tập, khi làm đúng tôi tuyên dương ngay trước lớp hoặc khi lớp tổ chức tọa đàm nhân ngày 8/3 tôi bàn với ban cán sự lớp để em dẫn chương trình cùng với một bạn khác, sau buổi tọa đàm tôi thấy em thường xuyên cười nói và hòa nhập cùng các bạn hơn. Hoặc em thường là người đóng nộp chậm nhất lớp,nhưng tôi không bao giờ nhắc nhở em trước lớp và kể cả nhắc riêng em. Hoặc em thường là học sinh trong lớp được ưu tiên nhận học bổng của hội chữ thập đỏ.Kết quả cuối năm lớp 10 em đạt danh hiệu học sinh tiên tiến và xếp vị trí 28 của lớp. Sang năm lớp 11 em vẫn giữ vững danh hiệu HSTT nhưng thứ bậc trong lớp đã tăng đáng khích lệ học kỳ I đứng thứ 22(tăng 6 bậc), học kỳ II đứng thứ 16(tăng 6 bâc). -Em Bùi Minh Tuấn mới xin chuyển từ Hậu Lộc II về lớp tôi từ đầu học kỳ II, qua tìm hiểu ban đầu tôi được biết em Tuấn có điểm thi đầu vào khá cao, nhưng do em ham chơi điện tử, nên có kết quả học tập thấp, năm lớp 10 và học kỳ I của lớp 11 em là học sinh học có lực trung bình, hạnh kiểm trung bình, thường xuyên nghỉ học nhiều lần (20 buổi) để đi chơi điện tử. Tôi có trao đổi thêm với phụ huynh của em trong lần họp phụ huynh đầu học kỳ II để hiểu thêm về em, tôi xếp em vào tốp 3, từng chút, từng chút một tôi động viên theo sát em, mỗi khi em nghỉ học tôi gặp riêng em để trao đổi thẳng thắn, (trường hợp này giáo viên phải hạn chế gặp phụ huynh để tạo cho học sinh tự tin vào giáo viên chủ nhiệm và có ý thức sửa chữa khuyết điểm).Tôi biết em học khá môn Toán, Lý tôi có trao đổi với giáo viên bộ môn kết hợp cùng giúp đỡ em tham gia vào phong trào thi đua học tập của lớp, kết quả tinh thần học tập của em rất tốt, số buổi nghỉ học kỳ 2 của em giảm hẳn(còn 4 buổi) em đạt giải khuyến khích môn 9 Toán trong kỳ thi học sinh giỏi cấp trường, là nguồn của đội tuyển Lý sang năm, đạt danh hiệu học sinh tiên tiến trong học kỳ II và xếp hạnh kiểm tốt. -Em Hoàng Ngọc Dũng có học lực giỏi, gia đình thuần nông, nhưng đang nuôi 2 anh, chị học đại học nên chỉ có mình em ở nhà là nơi trút giận của bố mỗi khi say rượu(do áp lực về kinh tế), nhưng khi tỉnh rượu bố em lại nói cố lên mà học con ạ(mẹ em đã tâm sự với tôi),mỗi lần đi học muộn em thường nói dối tôi là ngủ quên nhưng thực ra là bố em không cho đi học bắt ở nhà xúc lúa hoặc đẩy rau đi chợ cho mẹ. Lần nào họp phụ huynh mẹ em cũng đi, tôi thì lại muốn bố em đi để nghe về thành tích của con mình đáng tự hào như thế nào, nên khi nhà trường mời phụ huynh học sinh có con tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh đến gặp mặt, tôi đã đến tận nhà và mời bố em tham dự, sau lần đó em không bao giờ đi học muộn nữa. Biết được hoàn cảnh của em, các thầy cô trong ban giám hiệu cũng như giáo viên bộ môn, cũng quan tâm đến em không kém, em thường xuyên được nhận học bổng của hội chữ thập đỏ trường và các cấp. Kết quả học tập của em đã không phụ lòng các thầy cô: Luôn giữ vững danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, đạt giải nhất môn Lý học sinh giỏi cấp trường, trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh giải toán trên máy tính cầm tay em đạt 2 giải: giải ba môn Lý, giải khuyến khích môn Toán, và đặc biệt hơn em là 1 trong 5 học sinh tham kỳ thi học sinh giỏi quốc gia giải toán trên máy tính cầm tay môn Lý. Một điều quan trọng hơn cả mà phong trào thi đua của lớp làm được là các bạn trong lớp và trong trường ngưỡng mộ em thật sự, không có một lời nói trách móc kiểu “làm nổi” hay “kiêu” như một số em học giỏi khác hay bị nhận, em là một lớp trưởng có uy tín, làm được việc, trong giờ sinh hoạt em nhận xét thẳng và thật, nhưng khi các bạn hỏi bài em lại giảng bài rất nhiệt tình và trách nhiệm. Hiện giờ mẹ em đã đi giúp việc ở hà nội, ở nhà chỉ còn 2 bố con, biết em buồn nên tôi nói chuyện với em thường xuyên hơn, và rất may em khá mạnh mẽ có lẽ bên cạch em còn có gia đình, các thầy cô, tập thể lớp và phong trào thi đua của lớp. 4.Hiệu quả của đề tài: 4.1.Phân tích định tính 10 [...]... viên chủ nhiệm, như tôn vinh và tặng thưởng giáo viên chủ nhiệm xuất sắc, thông qua thành tích cụ thể và qua sự thăm dò tín nhiệm của học sinh Hội đồng khoa học nghành sau khi lựa chon được những sáng kiến kinh nghiệm xếp loại cấp nghành, biên tập và triển khai cho các trường đề chúng tôi áp dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Tỉnh nhà XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh hóa,ngày 16 tháng 05 năm 201 3... nâng chất lượng chuyên môn, có tác dụng tốt trong phong trào thi đua -Chất lượng học của học sinh tăng lên nhiều khi so sánh 2 năm học ,chất lượng giảng dạy của giáo viên được cải thiện đáng kể, giáo viên ngày càng tâm huyết và gắn bó với lớp hơn 4.2.Phân tích định lượng -So sánh đối chiếu kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm và kết quả thi học sinh giỏi cấp trường trong 2 năm học 201 1 -201 2 và 201 2 -201 3... HSTT HSTT TTXS 10 bậc 7 bậc 7 bậc 4 bậc 2 bậc 1 bậc 1bậc 1 bậc 0 0 0 Tổng 20. 000đ 20. 000đ 20. 000đ 20. 000đ 20. 000đ 20. 000đ 20. 000đ 20. 000đ 10.000đ 10.000đ 10.000đ 100.000đ 400.000đ Chú thích:Số tiền trên lấy từ quĩ khuyến học của lớp 100.000đ và 300.000đ tiền thưởng lớp TTXS Phụ lục 2: Qui chế thi đua, khen thưởng năm học 201 2 -201 3.Lớp 11C1 1.Xếp hạnh kiểm từng tuần: -Mỗi tuần 1 học sinh có 100điểm a.Bị... gia văn nghệ, hoặc làm báo tường giao cho lớp phó văn nghệ, +Lớp trưởng chịu trách nhiệm chung, lớp phó học tập ghi và giữ sổ đầu bài 13 +Giáo viên chủ nhiệm để các em tự thực hiện nhiệm vụ không được làm thay các em.Thường xuyên họp ban cán sự để rút kinh nghiệm và triển khai công việc tiếp theo -Mặt khác giáo viên chủ nhiệm cần thiết lập mối quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh, làm cho phụ huynh nhận... huy tính tích cực của học sinh thì vai 14 trò của giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng,nó tạo được sự đoàn kết giúp đỡ nhau giữa các học sinh là tiền đề tốt để giáo viên nâng chất lượng chuyên môn Những phương pháp làm chủ nhiệm của tôi nêu trên cũng chỉ là bước đầu, những ý kiến đề xuất của tôi cũng là ý kiến của nhiều người và một số ý kiến là tôi nghĩ ra nhưng có thể chưa phải là đúng, tôi rất... giáo viên chủ nhiệm tôn vinh,nhận phần thưởng trước lớp trong buổi sinh hoạt ngày 01/12 /201 2.Rất mong gia đình quan tâm và tiếp tục tạo điều kiện để em phấn đấu trong các tháng và năm kế tiếp.Xin trân trọng cảm ơn Hậu lộc ngày 3 tháng 12 năm 201 2 Giáo viên chủ nhiệm Hoàng Ánh Vân Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập-Tự do-Hạnh Phúc THƯ GỬI PHỤ HUYNH CÓ CON ĐẠT KẾT QUẢ CAO TRONG... giáo viên chủ nhiệm tôn vinh,nhận phần thưởng trước lớp trong buổi sinh hoạt ngày 01/12 /201 2.Rất mong gia đình quan tâm và tiếp tục tạo điều kiện để em phấn đấu trong các tháng và năm kế tiếp.Xin trân trọng cảm ơn Hậu lộc ngày 3 tháng 12 năm 201 2 Giáo viên chủ nhiệm Hoàng Ánh Vân Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập-Tự do-Hạnh Phúc THƯ GỬI PHỤ HUYNH CÓ CON ĐẠT KẾT QUẢ CAO TRONG... nội dung của người khác Người viết sáng kiến kinh nghiệm Hoàng Ánh Vân Phụ lục 1: Danh sách học sinh lớp 10C1 và tổ được tôn vinh trước lớp trong ngày bế giảng(Đạt danh hiệu HSTT,HSG:nâng bậc so với kỳ I) STT 1 2 3 4 Họ và tên Trần Văn Hoàng Hoàng Ngọc Dũng Lê Văn Minh Nguyễn Thị Mai Danh hiệu HSG HSG HSG HSG Tăng bậc 1 bậc 0 0 0 Tiền thưởng 50.000đ 20. 000đ 20. 000đ 20. 000đ 15 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14... đấu trong các tháng và năm kế tiếp.Xin trân trọng cảm ơn Hậu lộc ngày 3 tháng 12 năm 201 2 Giáo viên chủ nhiệm Hoàng Ánh Vân Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập-Tự do-Hạnh Phúc 22 THƯ GỬI PHỤ HUYNH CÓ CON ĐẠT KẾT QUẢ CAO TRONG THÁNG 11 Kính gửi:Phụ huynh em: Hoàng Ngọc Dũng -Học sinh lớp 11C1 -Giáo viên chủ nhiệm lớp 11C1 xin gửi lời chúc mừng và lời cảm ơn sâu sắc nhất đến phụ huynh vì con của... Ng TrangB Bùi Trang Tr Trinh Hoàng Tú Ng Tùng Ng Tường Lê Vân Diệu Linh 2 1 4 3 4 2 1 4 3 1 2 2 1 1 2 120 95 80 130 65 120 90 70 125 125 95 80 95 120 90 A A B A C A A B A A A B A A A 90 70 125 75 100 60 90 100 110 120 105 110 90 70 100 A B A B A C A A A A A A A B A 110 100 135 120 90 100 105 130 120 120 90 100 90 100 90 A A A A A A A A A A A A A A A 115 105 115 110 135 100 130 135 110 125 105 115 100 . 21 DÙNG ĐỂ HIỂN THỊ 20 SKKN TRONG BỘ SKKN TUYỂN CHỌN ĐƯỢC NÉN Ở FILE ĐÍNH KÈM PHÍA TRÊN GÓC PHẢI MÀN HÌNH SAU TIÊU ĐỀ: Bộ tuyển chọn 20 sáng kiến kinh nghiệm chất lượng cao ….” A. ĐẶT VẤN. giáo viên với công tác chủ nhiệm vào ngày 20/ 10 /201 2 tại trường và được sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng nghiệp, vì vậy tôi mạnh dạn viết thành sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Nâng cao hiệu quả. năm làm công tác chủ nhiệm, năm học 201 1 -201 2 lớp 10C 1 và năm học 201 2 -201 3 lớp 11C 1 , thăm dò học sinh kết hợp với một số biện pháp sư phạm khác như thường xuyên thông qua giáo viên bộ môn