1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài dự thi hiến pháp 2015

26 858 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỘC THI VIẾT “TÌM HIỂU HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” Câu 1. Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến pháp? Các bản Hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào? Gợi ý trả lời: Từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có 05 bản Hiến pháp. Cụ thể như sau: - Bản Hiến pháp đầu tiên là năm 1946: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngay sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề về sự cần thiết phải có một bản Hiến pháp cho Nhà nước Việt Nam. Ngày 9.11.1946, Hiến pháp năm 1946 được Quốc hội Khóa I chính thức thông qua tại Kỳ họp thứ 2. - Hiến pháp năm 1959: Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và từng bước đi lên xây dựng CNXH, miền Nam tạm thời đặt dưới sự kiểm soát của Mỹ -Ngụy. Ngày 31.12.1959, bản dự thảo Hiến pháp đã được Quốc hội khóa I thông qua tại kỳ họp thứ 11 và ngày 01.01.1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký lệnh công bố Hiến pháp năm 1959. - Hiến pháp năm 1980: Ngày 25.4.1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung của cả nước đã thành công rực rỡ. Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI quyết định đổi tên nước thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp 1980 được Quốc hội khóa VI kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1980, Hiến pháp năm 1980 là Tuyên ngôn của Nhà nước chuyên chính vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp của thời kỳ xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước. - Hiến pháp năm 1992: Sau một thập kỷ được ban hành đã trở nên không phù hợp với tình hình thế giới, với những chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng. Chính vì vậy, ngày 15.4.1992, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa VII, đã thông qua bản Hiến pháp mới (Hiến pháp năm 1992). Ngày 25.12.2001, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa X đã chính thức thông qua Nghị quyết số 51/2001/QH10 sửa đổi, bổ sung 23 Điều của Hiến pháp 1992. - Hiến pháp năm 2013: Ngày 28-11-2013, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thay thế cho Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Câu 2. Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung 1 năm 2001) có bao nhiêu điều được giữ nguyên? Có bao nhiêu điều được sửa đổi, bổ sung? Điều sửa đổi, bổ sung nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao? Gợi ý trả lời câu hỏi: Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014( theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 64/ 2013 / QH 13 ngày 28/ 11/ 2013 của Quốc hội) thay thế cho hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001) - Hiến Pháp năm 2013 bao gồm 11 chương và 120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992). Trong đó: + Giữ nguyên 07 điều ( Điều 1, 23, 49, 86, 87, 91,và 97) + Bổ sung 12 điều ( Điều 19,34, 41, 42, 43, 55, 63,78, 111,112,117, và 118) + Sửa đổi: 101 điều ( Các điều còn lại). - Hiến pháp ( sửa đổi) đã quy định bao quát hầu hết các quyền cơ bản, chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người. Sửa đổi trong hiến pháp đều hướng tới nhân dân, đảm bảo quyền và lợi ích của nhân dân, đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước để phục vụ nhân dân tốt hơn, bước đầu xây dựng cơ chế nhằm giảm tham ô, nhũng nhiễu người dân, đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân được thực hiện một cách thực chất hơn trong thực tế. - Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Thay đổi tên chương từ “ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thành “ Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, chuyển vị trí từ chương V lên chương II và được đặt trang trọng sau chương 1 “ Chế độ chính trị”. Với việc ghi nhận trong Hiến pháp về quyền con người đã đảm bảo phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người mà nhà nước ta đã tham gia ký kết. Hiến pháp làm rõ hơn các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân và trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân, thể hiện rõ bản chất dân chủ của nhà nước ta. Hai điểm mới đó là ghi nhận về quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng và mọi người có quyền sống. * Trong bản hiến pháp năm 2013 có 101 điều được sửa đổi, bổ sung 12 điều mới nhưng tôi tâm đắc nhất là 117 ( bổ sung) – Hiến pháp năm 2013 vì: Lần đầu tiên thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia. Trước đây mỗi khi tiến hành bầu cử đều thành lập Hội đồng bầu cử có tính lâm thời, hoạt động trong thời gian ngắn ( khoảng sáu tháng), khi bầu cử xong thì Hội đồng bầu cử hoàn thành nhiệm vụ. Việc có hội đồng bầu cử quốc gia hoạt động thường xuyên, thể hiện đầy đủ, sâu sắc hơn chủ quyền nhân dân, tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình, tăng cường hình thức dân chủ trực tiếp theo hướng hoàn thiện chế định bầu cử. Có thể nói, Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân, tinh thần dân chủ, đổi mới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. 2 Hiến pháp năm 2013 có bố cục gọn và kỹ thuật lập hiến chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu là đạo luật cơ bản, có tính ổn định lâu dài. Câu 3. Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…”. Bạn hãy nêu và phân tích ngắn gọn các quy định của Hiến pháp năm 2013 về những cách thức để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Gợi ý trả lời: Một câu hỏi đặt ra với nền dân chủ ở mọi quốc gia là: Làm thế nào để nhân dân có thể thực hiện quyền làm chủ đất nước, để nhân dân tham gia quản lý, điều hành đời sống hằng ngày của xã hội và quyết định các việc lớn, trọng đại của quốc gia. Lịch sử phát triển của nhân loại đã cho thấy có hai hình thức chủ yếu của nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, đó là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: TTXVN. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là một nguyên tắc cơ bản, được ghi nhận xuyên suốt trong cả bốn bản Hiến pháp của nước ta (Hiến pháp: 1946, 1959,1980 và 1992). Đến Hiến pháp năm 2013, một lần nữa tiếp tục khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. So với Hiến pháp 1992, Hiến pháp năm 2013 đã quy định cụ thể hơn các phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Cụ thể, Hiến pháp năm 1992 chỉ ghi nhận nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là các cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân 3 dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Đến Hiến pháp năm 2013, tại Điều 6 quy định: "Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước". Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung đầy đủ hơn các hình thức thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân, không chỉ bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân như trước đây mà còn thông qua các cơ quan khác của Nhà nước và bằng các hình thức dân chủ trực tiếp. Dân chủ đại diện là phương thức thực hiện quyền lực nhà nước cơ bản và phổ biến nhất của nhân dân. Theo đó, nhân dân thông qua các cơ quan đại biểu do mình bầu ra và ủy thác quyền lực như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; rồi đến lượt mình Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp tiếp tục lập ra các cơ quan khác của Nhà nước để thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Như vậy, hiểu một cách đầy đủ, cơ quan nhà nước được nhân dân ủy quyền không chỉ là các cơ quan dân cử như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp mà còn bao gồm cả các cơ quan trong hệ thống hành pháp và tư pháp; các cơ quan này thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước để điều hành, quản lý xã hội và chịu sự giám sát của nhân dân. Biểu hiện rõ nét và tập trung nhất của hình thức dân chủ đại diện ở nước ta là việc tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Điều 69 Hiến pháp năm 2013, với quy định: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" đã nhấn mạnh vai trò của nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân và do nhân dân ủy thác cho Quốc hội. Tính chất đại diện thể hiện ở sự hình thành của Quốc hội - cơ quan duy nhất ở nước ta bao gồm những người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Tính chất đại diện cao nhất của Quốc hội còn thể hiện ở chỗ Quốc hội bao gồm những đại biểu đại diện cho các thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo và các nhóm xã hội khác; đồng thời là đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân trong cả nước. Dân chủ trực tiếp, là phương thức người dân trực tiếp thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình mà không phải thông qua cá nhân hay tổ chức đại diện. Các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp của người dân, có thể như: tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đối thoại trực tiếp giữa nhân dân với đại diện cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, biểu tình .v.v. Như vậy có thể nói, trước khi Hiến pháp năm 2013 ra đời, vấn đề dân chủ trực tiếp đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, vì tính chất cấp bách và quan trọng của nó trước yêu cầu tiếp tục đổi mới và phát triển đất nước. Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện là hai hình thức cơ bản để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước; có mối quan hệ tác động qua lại với nhau và đều có vai trò quan trọng trong nền dân chủ đương đại. Nếu như bằng hình thức dân chủ đại diện nhân dân lập ra bộ máy nhà nước từ trung ương tới cơ sở để quản lý, điều hành xã hội một cách thường xuyên liên tục, giữ vững ổn định thể chế và phát triển đất nước thì với hình thức dân chủ trực tiếp nhân dân lại góp phần làm cho 4 bộ máy nhà nước đó ngày càng hoàn thiện hơn bằng việc giám sát, tham gia ý kiến hay biểu thị thái độ với chính các cá nhân hay cơ quan nhà nước do mình lập nên. Thực hiện tốt và bảo đảm hài hòa cả hai hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp là cơ sở vững chắc để hướng tới một thể chế Nhà nước hoàn thiện mà nhân dân là người chủ đích thực của nó. Hiến pháp năm 2013 đã quy định về những cách thức để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, cụ thể như sau: - Khoản 2 Điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”. Đây là quy định mới được bổ sung, có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện vai trò làm chủ của Nhân dân đối với đất nước. Nhân dân giao trách nhiệm lãnh đạo Nhà nước và xã hội cho Đảng, vì vậy, Đảng phải chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. - Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, quy định “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp” được ghi nhận và phát triển thành nguyên tắc trong Hiến pháp. Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp là việc Nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình về một vấn đề nào đó mà không cần thông qua cá nhân hay tổ chức đại diện, thay mặt mình; dân chủ đại diện là việc Nhân dân thông qua các cơ quan nhà nước, các cá nhân được Nhân dân ủy quyền để thực hiện ý chí của Nhân dân. Hiến pháp năm 2013 đã có những nhận thức mới về đề cao nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Điều 14, Hiến pháp năm 2013 khẳng định “ Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. “ Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật, trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng” So với Hiến pháp năm 1992, quy định về việc Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Hiến pháp năm 2013 đã được thể hiện đa dạng hơn, thông qua nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Thông qua hình thức thể hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp đã khẳng định rõ hơn, sâu sắc hơn về vai trò làm chủ của Nhân dân. - Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Nội dung quy định này đã khẳng định Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước, tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về Nhân dân. Nhân dân ủy thác thực hiện quyền lực cao nhất cho Quốc hội để Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. 5 - Khoản 1, Khoản 2 Điều 79 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước. 2. Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn, giúp đỡ việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.”. Ngoài những điều trên, xuyên suốt bản Hiến pháp năm 2013 là tinh thần phát huy quyền lực và dân chủ của nhân dân, nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Câu 4. Những quy định nào của Hiến pháp năm 2013 thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc? Gợi ý trả lời: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quan trọng nhất đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Với cương vị là lãnh tụ tối cao của Đảng, người đứng đầu Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 24 năm liền, Người đã tập hợp, quy tụ được các dân tộc, các giai cấp, tầng lớp, đảng phái, tôn giáo, nhân sỹ trí thức yêu nước, đồng bào trong nước cũng như kiều bào ở nước ngoài, xây dựng khối đoàn kết dân tộc trong suốt tiến trình cách mạng, từ cách mạng dân tộc dân chủ đến cách mạng XHCN. Người đã trở thành linh hồn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng rộng rãi và bền vững. Đại đoàn kết dân tộc rõ ràng đã trở thành một nội dung xuyên suốt trong tư tưởng cũng như trong hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong những cống hiến to lớn của Người đối với cách mạng Việt Nam, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Người là một cống hiến đặc sắc, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn. Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đưa ra những luận điểm có tính triết lý như: Đoàn kết làm ra sức mạnh; Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi; Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công. Đoàn kết là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt… Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. “Dân ta xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh” Còn đối với mỗi người dân Việt Nam thì yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết cũng đã trở thành một tình cảm tự nhiên, bản sắc riêng của dân tộc mà không phải dân tộc nào cũng có được, như: Nhiễu điều phủ lấy giá gương 6 Người trong một nước phải thương nhau cùng; Hay trở thành một triết lý nhân sinh: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại thành hòn núi cao; Thành một phép ứng xử hết sức tự nhiên, nhưng có tư duy chính trị: Tình làng, nghĩa nước Nước mất thì nhà tan Giặc đến nhà đàn, bà phải đánh… Tất cả đã ghi đậm dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống, tạo thành quan hệ nhiều tầng chặt chẽ: gia đình - làng xã - quốc gia (nhà- làng- nước) và trở thành sợi dây liên kết bền chặt các giai tầng trong xã hội Việt Nam. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi vào Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam (Hiến pháp năm 1946): “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.” (Điều 1); “Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia.” (Điều 2). Trong các bản Hiến pháp sau đó (1959, 1980, 1992) đều tiếp tục quy định vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc như một nội dung có tính nguyên tắc không thể thiếu trong Hiến pháp. Đến Hiến pháp năm 2013, tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc một lần nữa lại được phát huy mạnh mẽ, được quy định một cách cụ thể trong nhiều điều. Đó là: Điều 5, Hiến pháp năm 2013, quy đinh: "1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. 2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. 3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. 4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước". Và khoản 1 Điều 9 quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Nhìn từ góc độ khác, việc tôn trọng quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân, tôn trọng khác biệt, hòa nhập tương đồng cũng là sự thể hiện tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc. Điều 42 của Hiến pháp 2013 cũng ghi nhận: "Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp"; hay Điều 61 quy định: "Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề. ". Một số quy định khác, tại khoản 1 Điều 58, khoản 1 Điều 60, khoản 2 Điều 75 Hiến pháp năm 2013 cũng thể hiện nội dung tư tưởng đại đoàn kết dân tộc. Cụ 7 thể: khoản 1 Điều 58 qui định: “Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.”; khoản 1 Điều 60: “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.”; và khoản 2 Điều 75: “Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.” Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 cũng là quan điểm nhất quán mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh mới. Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xoá bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội". Các trích dẫn trên đây là những ví dụ điển hình để minh chứng cho thấy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những điều Người dặn dò trong Di chúc về xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nghiêm túc thực hiện, trong đó có Hiến pháp 2013; qua đó góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" Câu 5. Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Điểm mới nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao? Gợi ý trả lời: 1.Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (Sửa đổi, bổ sung năm 2001) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Một số ví dụ: CHƯƠNG II QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN HIẾN PHÁP 1992 (ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2001) HIẾN PHÁP NĂM 2013 NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ Chương V QUYỀN VÀ CHƯƠNG II QUYỀN CON - Đây không phải là sự thay đổi vị trí từ chương V lên chương II 8 NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN một cách ngẫu nhiên mà là thể hiện tầm quan trọng của quyền con người trong Hiến pháp. - Về tên chương: Hiến pháp năm 1992 tên là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp năm 2013 nêu rõ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều này cho thấy tư tưởng lập hiến khẳng định vị trí quan trọng của quyền con người. Điều 50 Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật. Điều 14 (sửa đổi, bổ sung Điều 50) 1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. - So với Hiến pháp 1992 thì Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người, quyền công dân tại các điều luật cụ thể trong Hiến pháp và quyền con người, quyền công dân chỉ bị hạn chế theo Luật định (chứ không thể bị giới hạn tùy tiện hay trong văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư ) - Hiến pháp năm 1992, chỉ mang tính chất thừa nhận quyền con người thông qua các quyền công dân mà không quy định cụ thể cơ chế đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân . Nhưng bản Hiến pháp năm 2013 đã quy định rất rõ các quyền con người, quyền công dân được Nhà nước thừa nhận, bảo đảm thực hiện. Điều 52 Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Điều 16 (sửa đổi, bổ sung Điều 52) 1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. 2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, - Nếu Hiến pháp năm 1992 sử dụng thuật ngữ “mọi công dân” tức là chỉ những người là công dân Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam. - Hiến pháp năm 2013 sử dụng thuật ngữ “mọi người” tức là đó là quyền con người, cho dù là người có quốc tịch Việt Nam, không quốc tịch đều được bình đẳng 9 xã hội. trước pháp luật. Quyền con người gắn với yếu tố tự nhiên, đã là con người sinh là là họ có quyền đó, Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Điều 19 (mới) Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. - Đây là quy định mới được bổ sung trong Hiến pháp năm 2013. Điều Luật cho thấy: Mặc dù Nhà nước bảo bộ tính mạng con người nhưng Nhà nước cũng có thể quy định trong luật về việc tước đoạt tính mạng con người trong Luật Hình sự Điều 71 Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân. Điều 20 (sửa đổi, bổ sung Điều 71) “ 3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được người được thử nghiệm” Đây là điểm mới của Hiến pháp năm 2013 thể hiện quyền được hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác của mọi người để chữa bệnh cho người thân, cũng như đề cao vai trò bộ phận cơ thể người phục vụ cho việc nghiên cứu, chữa bệnh trong y học hiện nay. Ý nghĩa của quy định này trong xã hội hiện đại ngày nay. Điều 57 Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. Điều 33 (sửa đổi, bổ sung Điều 57) Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. - Hiến pháp năm 1992 quy định công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng Hiến pháp năm 2013 quy định mọi người có quyền tự do kinh doanh. Như vậy Hiến pháp đã mở rộng hơn về đối tượng được kinh doanh và ngành nghề được kinh doanh để tạo điều kiện 10 [...]... chính là việc làm thi t thực nhất thể hiện trách nhiệm của từng đại biểu, của cơ quan dân cử với sự tín nhiệm của cử tri và Nhân dân Câu 9 “…Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (trích Lời nói đầu Hiến pháp năm 2013) Theo bạn, Nhà nước và mỗi người dân có trách nhiệm làm gì và làm như thế nào để thi hành và bảo vệ... xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định” Điều 63 “ Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thi n nhiên; bảo tồn thi n nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thi n tai, ứng phó với biến đổi khí hậu” Điều 64 “ Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân... chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thi t vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (Điều 14) Như vậy, trong các chế định này có hai nội dung mới được ghi nhận, đó là: quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế trong trường hợp cần thi t vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,... việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ *Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với nhân dân Hiến pháp năm 2013 quy định trực tiếp chức năng nhiệm vụ của chính quyền địa phương Theo đó, chính quyền địa phương có 2 nhiệm vụ được phân biệt với nhau: Nhiệm vụ tổ chức và đảm bảo việc thi hành... trình… Đối với Chính phủ, Hiến pháp (sửa đổi) có nhiều quy định mới, thậm chí rất mới, vừa tạo cơ sở hiến định để Chính phủ chủ động, năng động, sáng tạo hơn trong hoạch định chính sách, tổ chức thực thi Hiến pháp, pháp luật và trong đối phó với tình hình mới; vừa đặt Chính phủ trong cơ chế kiểm soát chặt chẽ của nhân dân, đề cao trách nhiệm trước nhân dân Với những quy định mới của Hiến pháp (sửa... trả lời: * Hiến pháp năm 2013 quy định về Chính quyền địa phương tại Chương IX Chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân HĐND và UBND thường gọi là chính quyền, là cơ quan thực thi quyền lực Nhà nước ở địa phương HĐND và UBND là 2 cơ quan có vị trí và tính chất khác nhau, nhưng được tổ chức và hoạt động trên cùng một địa bàn, một cấp hành chính, có sự gắn kết chặt chẽ giữa HĐND... hội” (khoản 2 Điều 16) ; Trên đây là một số điểm mới, tiến bộ thể hiện về tính ưu việt, dân chủ trong hoạt động lập hiến của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tiến trình xây dựng, hoàn thi n Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân Câu 6 Những điểm mới, quan trọng về vị trí, chức năng của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân trong Hiến pháp năm 2013... Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các 21 cơ quan Nhà nước ở Trung ương, địa phương và mỗi cấp chính quyền địa phương Trong trường hợp cần thi t, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được phân công Về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền... nhiệm vụ của chính quyền địa phương Cụ thể như sau: Thứ nhất, khoản 1 của Điều này khẳng định rõ chính quyền địa phương có 02 loại nhiệm vụ được phân biệt với nhau: (1) Nhiệm vụ tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật tại địa phương; (2) Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định Trong một Nhà nước đơn nhất như nước ta, nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu của chính quyền địa phương là tổ chức... phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương” Có thể nói, đây là một định hướng quan trọng trong việc thi t kế cơ chế điều chỉnh mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và chính quyền Trung ương (cũng như giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau) trong thời gian tới Chỉ có trên cơ sở phân định rõ thẩm . dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thi u số.” Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc. hòa, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề về sự cần thi t phải có một bản Hiến pháp cho Nhà nước Việt Nam. Ngày 9.11.1946, Hiến pháp năm 1946 được. mới đó là ghi nhận về quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế trong trường hợp cần thi t vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe

Ngày đăng: 01/04/2015, 17:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w