1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tổng hợp khoa tài chính ngân hàng tại NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM– CHI NHÁNH kim môn

17 489 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 79,67 KB

Nội dung

Trong thời gian thực tập được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Lê Thanh Huyền cùng tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương, em đã t

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nhiều năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cùng với quá trình phát triển và hội nhập hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam đã có những sự thay đổi và chuyển biến rõ rệt Các ngân hàng đặc biệt là ngân hàng thương mại cổ phần đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước Nó là kênh huy động và phân phối vốn một cách hiệu quả cho nền kinh tế đặc biệt trong thời kì nền kinh tế đang bất ổn như hiện nay

Trong thời gian thực tập được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Lê Thanh Huyền cùng tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương, em đã tìm hiểu và thu thập được các thông tin về ngân hàng và những nghiệp vụ mà ngân hàng đang áp dụng Tuy nhiên do kiến thức và công việc thực tế còn hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu trình bày và đánh giá về đơn vị thực tập nên em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo

Báo cáo thực tập gồm 4 phần chính:

- Phần I: Giới thiệu chung về ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải - Chi nhánh Hải Dương

- Phần II: Tình hình tài chính và kết quả hoạt động của ngân hàng Hàng Hải - chi nhánh Hải Dương

- Phần III: Những vấn đề cần giải quyết

- Phần IV: Đề xuất hướng làm khóa luận

Trang 3

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI

VIỆT NAM– CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG

1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (tên tiếng Anh là Vietnam Maritime Commercial Stock Bank) là một ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam được thành lập vào ngày 8/06/1991 theo giấy phép số 0001GN-GP của thống đốc ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 12/07/1991 tại số 25 Điện Biên Phủ, thành phố Hải Phòng, ngay sau khi pháp lệnh về ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng

và công ty tài chính có hiệu lực

Trụ sở chính: - Tại Hà Nội: Tòa nhà Sky Tower, Số 88 Láng Hạ, P Láng Hạ, Q Đống Đa, Hà Nội

Loại hình đơn vị: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần

Ban đầu Maritime Bank có 24 cổ đông, vốn điều lệ là 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh ở các tỉnh lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh Có thể nói sự ra đời của Maritime Bank đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch của nền kinh tế Việt Nam Đến nay Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng Thương Mại Cổ Phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin với khách hàng Vốn điều lệ của Maritime Bank là 8000 tỷ vnđ và tổng tài sản đạt hơn 110 000 tỷ vnđ Mạng lưới giao dịch không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm

2005 hiện nay đã lên tới 230 điểm giao dịch trên toàn quốc Maritime Bank được nhận định là một ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam

Trang 4

2 Giới thiệu về chi nhánh Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương

2.1 Giới thiệu chung

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hải Hải Dương là đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Ngày 13/05/2009, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành văn bản số 3412, 3413, 3414/NHNN-CNH cho phép Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime bank) được

mở chi nhánh tại tỉnh Hải Dương Theo đó trong tuần đầu của thánh 6/2009 Maritime bank đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động chi nhánh ngân hàng tại Hải Dương địa chỉ tại tòa nhà bưu điện tỉnh Hải Dương, số 1 đại lộ Hồ Chí Minh, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hải Dương

- Tên gọi đầy đủ: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam-Chi nhánh Hải Dương

- Tên tiếng anh: Vietnam Maritime Commercial Stock Bank- Hai Duong Branch

- Tên giao dịch: Maritime Bank hoặc MSB

- Tên viết tắt: MSB Hai Duong

- Loại hình đơn vị: Ngân hàng thương mại cổ phần

- Địa chỉ: Số 1 đại lộ Hồ Chí Minh, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hải Dương

- Số điện thoại: (0320) 3852 222

- Số Fax: (0320) 3834 567

Maritime Bank Hải Dương ban đầu được thành lập với số vốn điều lệ là

50 tỷ đồng, chi nhánh ngân hàng đã nỗ lực mở rộng quy mô và chất lượng trong hoạt động kinh doanh của mình Ngày 2/11/2009 Maritme Bank Hải Dương đã chính thức khai trương phòng giao dịch Maritime Bank Chí Linh tại số 233 Nguyễn Trãi 2, Thị trấn Sao Đỏ, thành phố Hải Dương.Ngày

Trang 5

20/5/2010 Maritime Bank Hải Dương đã chính thức cho vào hoạt động phòng giao dịch gia lộc tại địa chỉ bưu điện trung tâm thị trấn gia lộc, huyện gia lộc, thành phố Hải Dương.Và sau đó là các phòng giao dịch Hải Tân, Ninh Giang cũng được đưa vào hoạt động Qua gần 5 năm đi vào hoạt động, Maritime Bank Hải Dương đã khẳng định được vị thế của mình là một trong những ngân hàng phát triển bền vững và hiệu quả nhất trên địa bàn thành phố Hải Dương

Maritime bank Hải Dương là đại diện pháp nhân, có con dấu và bảng cân đối kế toán riêng, hoạch toán phụ thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam

2.2 Chức năng nhiệm vụ của ngân hàng

2.2.1 Chức năng

Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của ngân hàng thương mại cổ phần Maritime Bank cũng có đầy đủ chức năng như một ngân hàng thương mại, bao gồm:

- Chức năng trung gian tín dụng: Maritime Bank Hải Dương đứng ra làm trung gian huy động vốn từ những chủ thể thừa vốn, sau đó cung cấp vốn đến những chủ thể có nhu cầu sử dụng vốn

Maritime Bank Hải Dương cung cấp các dịch vụ: huy động tiền gửi bằng VND, ngoại tệ; cho vay, cầm cố, chiết khấu,…

- Chức năng trung gian thanh toán: thay mặt khách hàng đứng ra thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ của họ

Maritime Bank cung cấp các dịch vụ: thanh toán, chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ vàng, chuyển tiền nhanh Western Union

- Chức năng tạo tiền: Tạo tiền là một chức năng quan trọng phản ánh rõ bản chất của ngân hàng thương mại Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, ngân hàng thương mại đã thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế

Trang 6

2.2.2 Nhiệm vụ

Nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng bao gồm:

- Nhận các loại tiền gửi thanh toán,tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ

- Cho vay ngắn – trung – dài hạn, đồng tài trợ, cho vay theo hạn mức tín dụng

- Kinh doanh ngoại tệ

- Phát hành và thanh toán các loại thẻ ngân hàng

- Cung cấp các dịch vụ chuyển ngân, thu và chi hộ

- Dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư

2.3 Mô hình tổ chức và bộ máy lãnh đạo của Maritime bank Hải Dương

Ngân hàng Maritime bank luôn chú trọng đến công tác cơ cấu tổ chức, quản lý để đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng quy mô cả về số lượng và chất lượng

Trong chiến lược hoạt động của mình, Maritime bank Hải Dương đã cơ cấu tổ chức dựa trên những mục tiêu sau:

- Cơ cấu tổ chức hướng tới khách hàng phù hợp nhu cầu của từng loại hình khách hàng

- Quản lý quan hệ khách hàng tập trung

- Phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận trực tiếp kinh doanh,

bộ phận quản lý, giám sát và bộ phận tác nghiệp

- Thực hiện các kênh phân phối thương mại

Sau đây là sơ đồ bộ máy tổ chức của Maritime bank Hải Dương:

Hình 1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Maritime Bank Hải Dương

Trang 7

( Nguồn: Phòng hành chính maritime bank Hải Dương)

- Ban giám đốc: Gồm giám đốc( Ông Hồ Quang Huy) và một Phó

Giám đốc( Ông Đàm Huy Long) Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản

lý, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của chi nhánh

- Phòng giao dịch: Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng

trong thẩm quyền được cho phép, chịu trách nhiệm là trưởng phòng giao dịch

Hệ thống các phòng giao dịch của chi nhánh Hải Dương là:

- Phòng giao dịch Maritime Bank Chí Linh

- Phòng giao dịch Maritime Bank Gia Lộc

- Phòng giao dịch Maritime Bank Hải Tân

- Phòng giao dịch Maritime Bank Ninh Giang

- Phòng tín dụng: Tổ chức quản lý việc thực hiện hoạt động cấp hạn

mức tín dụng cho khách hàng; thực hiện chính sách khách hàng tiếp thị và mở rộng thị trường, phân loại khách hàng

Trang 8

- Phòng hành chinh tổng hợp: Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc

trong công tác tổ chức quản lý lao động, tiền lương và thực hiện công tác quản trị, hành chính văn phòng tại chi nhánh

- Phòng hành chính kế toán: Tổ chức quản lý các hoạt động tài chính

kế toán của chi nhánh; quản lý giá trị tài sản Có, tài sản Nợ, quản lý tài sản cố định, công cụ lao động và những chứng từ hạch toán kế toán của chi nhánh, tham gia quản lý kho tiền

- Phòng dịch vụ khách hàng: Tổ chức quản lý, phát triển và cung cấp

các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, dịch vụ ngân quỹ, dịch

vụ tài khoản, dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, huy động vốn cân đối vốn và kinh doanh ngoại tệ Thực hiện quản lý lãi suất, tỷ giá, biểu phí dịch

vụ và chính sách khách hàng

Trang 9

PHẦN 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA

CHI NHÁNH NGÂN HÀNG HÀNG HẢI TẠI HẢI DƯƠNG

1 Tình hình tài chính của ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Hải Dương

Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán rút gọn của ngân hàng Maritime Bank

Hải Dương

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

31/12/

2011

31/12/

2012

31/12/

2013

Năm 2012 so với 2011

Năm 2013 so với 2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số

tiền

Tỷ trọng Số tiền

Tỷ

trọng TÀI SẢN

3.Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và

4 Cho vay khách hàng 631.073 682.063 781.896 50.990 8,08 99833 14,64

5 Tài sản cố định và bất động sản 11.585 13.499 15.303 1914 16,52 1804 13,36

TỔNG TÀI SẢN 689.474 745.843 844.752 56369 8,18 98909 13,26

NGUỒN VỐN

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 606.194 652.024 728.176 45830 7,56 76152 11,68

3.Tiền gửi khách hàng 470.489 528.954 612.852 58465 12,43 83898 15,86

4 Phát hàng giấy tờ có giá 29.916 23.494 28.299 (6422) (21,46) 4805 20,45

5 Các khoản nợ khác 105.283 99.048 86.334 (6235) (5,92) (12714) (12,83)

VỐN CHỦ SỞ HỮU 83.280 93.819 116.576 10.539 12,65 22757 24,26

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

689.474 745.843 844.752 56369 8,16 98909 13,26

(Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh MSB Hải Dương)

Qua bảng cân đối kế toán trên ta có thể đánh giá tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Maritime Bank như sau:

Về tài sản:

Trang 10

Vào cuối năm 2012 tổng tài sản của chi nhánh ước đạt 745.843 triệu đồng tăng lên khoảng 56.096 triệu đồng so với 31/12/2011 hay tăng lên 8,13% so với cuối năm 2011 Trong cơ cấu về tài sản của ngân hàng, tài sản

có tính thanh khoản cao là tiền mặt và số dư tiền mặt tại ngân hàng nhà nước chỉ chiếm một phần nhỏ vào khoảng 1,59% vào cuối năm 2011 so với tổng tài sản, cùng với đó dư nợ cho vay chiếm khoảng 91,53% tức chiếm hầu hết trong tổng tài sản của chi nhánh vào cuối năm 2011 Cuối năm 2012 tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao đã tăng lên 1,65% đồng thời dư nợ cho vay chiếm 91,45% trên tổng tài sản Nhìn chung tỷ trọng của tài sản có tính thanh khoản cao và dư nợ cho vay so với tổng tài sản của mỗi năm có sự thay đổi không đáng kể Nó phản ánh đây là một cơ cấu vốn an toàn Tuy nhiên ngân hàng cần đẩy mạnh đầu ra cho nguồn vốn, ngân hàng cần tích cực tìm kiếm,

mở rộng khách hàng, tiếp cận các dự án đầu tư hiệu quả

Năm 2013 nề kinh tế Việt Nam còn phải chịu ảnh hưởng của nhiều khó khăn dồn lại từ năm 2012 , tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam cũng cho thấy những sự khởi sắc và dần được cải thiện hơn Tổng tài sản của ngân hàng Maritime Bank vào cuối năm này tăng 13,26% so với cùng kì năm trước, cao hơn so với sự tăng trưởng của thời điểm cuối năm 2012 so với 2011 Điều đó phần nào đã phản ánh dấu hiệu khả quan về hoạt động kinh doah của ngân hàng Tài sản có tính thanh khoản cao là tiền mặt vàng bạc đá quý vẫn ở mức

ổn định so với tổng tài sản và chiếm khoảng 1,72% trong đó tiền mặt,vàng, đá quý tăng lên đến 0,79%,lượng tiền gửi tại ngân hàng nhà nước tăng lên 0,93 % vào cuối năm 2013 Đến cuối năm 2013 cho vay so với cùng kỳ năm trước tăng nhẹ 1,11% điều đó cho thấy tuy tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng ngân hàng vẫn đang cố gắng duy trì và cải thiện hoạt động cho vay của mình

Nhìn chung, số liệu cuối năm 2011 đến cuối năm 2013 phản ánh một thực tế rằng mặc dù nền kinh tế trong và ngoài nước ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài sản của các ngân hàng nói chung và ngân hàng Hàng Hải nói

Trang 11

riêng nhưng cùng với những nố lực mạnh mẽ và công tác điều hành hiệu quả chi nhánh đã có những thành quả tăng trưởng khả quan và hiệu quả

Về nguồn vốn:

Ta có thể nhận thấy rõ rệt sự mở rộng mạnh mẽ về quy mô vốn qua 3 năm, năm 2011 quy mô vốn đạt 689.474 triệu đồng thì đến cuối năm 2012 con

số này đã lên tới 745.843 triệu đồng, tăng 8,13% so với năm 2011, và tính đến cuối năm 2013, quy mô vốn chủ đã lên tới 844.752 triệu đồng Mặc dù nợ phải trả vẫn tăng qua các năm 2011 - 2013 nhưng tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn thì giảm dần từ 2011 sang 2013 Tiền gửi khách hàng là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản nợ phải trả, nguồn vốn này cũng tăng nhanh trong 2 năm 2011 – 2013, điều này góp phần làm tổng nguồn vốn tăng nhanh Nó phản ánh tình trạng kinh doanh tốt của ngân hàng

Cuối năm 2012, tiền gửi từ khách hàng chiếm 70,92% so với tổng nguồn vốn và cuối năm 2011 là 68,24% so với tổng nguồn vốn Đây là số vốn quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhât trong tổng nguồn vốn Các nguồn vốn khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn như phát hành giấy tờ có giá, các khoản nợ khác có giảm nhưng không đáng kể

Cuối năm 2013 tiền gửi của khách hàng tăng nhẹ đạt 72,55% trên tổng nguồn vốn, cụ thể cuối năm 2012 tiền gửi của khách hàng là 528.954 triệu đồng thì đến cuối năm 2013 con số này lên đến 612.852 triệu đồng.Tiền gửi của khách hàng vẫn là nguồn vốn quan trọng trong tổng nguồn vốn của ngân hàng

2 Một số kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Hàng Hải – Chi nhánh Hải Dương

Giai đoạn 2011 - 2013 là giai đoạn tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới gặp nhiều khó khăn, Maritime bank cũng như các ngân hàng thương mại cổ phần khác đều phải nỗ lực nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình

Trang 12

Sau đây là những kết quả Maritime bank Hải Dương đã được trong giai đoạn nói trên:

Bảng 2.2 Bảng báo cáo KQKD rút gọn của MSB Hải Dương giai đoạn

2011-2013

Đơn vị: Triệu đồng

2011

Năm 2012

Năm 2013

So sánh năm

2012 với 2011

So sánh 2013 với 2012

Chênh lệch

Tỷ trọng (%)

Chênh lệch

Tỷ trọng (%)

A THU NHẬP 150.513 232.727 391.082 82.174 54,59 158.355 68,04

I Thu nhập lãi thuần 136.075 212.077 371.695 76.002 55,85 159.618 75,26

II Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 7.384 10.954 14.157 3.570 48,34 3.203 29,24 III Lãi thuần từ hoạt động kinh

IV Thu nhập từ hoạt động khác 5.586 8.155 3.643 2.569 45,99 (4.512) (55,32)

B CHI PHÍ 134.446 214.657 363.662 77.211 57,43 152.005 71,82

I Chi phí hoạt động TCTD 123.082 201.221 350.124 78.139 63,48 148.903 73,00

II Chi phí hoạt động dịch vụ 1.127 1.044 1.378 83 73,65 334 31,99

V Chi phí dự phòng rủi ro tín

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 16.067 18.070 27.420 2.003 12,46 6.350 35,14 LỢI NHUẬN SAU THUẾ 12050,25 13552,5 20565 1502,2 12,47 4.762 35,14

(Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh MSB Hải Dương)

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên ta rút ra một số nhận xét:

Thu nhập của ngân hàng Maritime Bank chi nhánh Hải Dương tăng trưởng nhanh và vững mạnh qua các năm từ cuối năm 2011 thu nhập của chi nhánh là 150.513 triệu đồng đến cuối năm 2012 là 232.727 triệu đồng và đến cuối năm 2013 là 391.082 triệu đồng Với số liệu như trên có thể thấy sau 1 năm từ 2011 đên 2012 thu nhập đã tăng lên 54,59% và sau 1 năm là từ cuối

Ngày đăng: 01/04/2015, 15:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w