báo cáo thực tập tổng hợp khoa marketing tại Công ty TNHH Hoàng Nhật Hồng.

20 594 0
báo cáo thực tập  tổng hợp khoa marketing tại  Công ty TNHH Hoàng Nhật Hồng.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại Học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp MỤC LỤC 1 SVTH: Trần Văn Thái Lớp: K46C5 Trường Đại Học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển.  Thông tin chung về công ty. - Tên công ty: Công ty TNHH Hoàng Nhật Hồng. - Tên nước ngoài: Hoang Nhat Hong Company Limited. - Tên viết tắt: HOANG NHAT HONG CO.,LTD - Vốn điều lệ: 9 000 000 000 VNĐ. - Địa chỉ trụ sở chính: Số 373 Trường Chinh, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. - Điện thoại: (04) 38531928. - Fax: (04) 35636093. - Công ty được sở đầu tư và kế hoạch thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận kinh doanh số: 0101143484. Đăng ký lần đầu ngày 08 tháng 05 năm 2001. Đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 18 tháng 10 năm 2012. - Người đại diện theo pháp luật của công ty: Chức danh: Giám đốc. Họ và tên: Phạm Văn Bình. Sinh ngày: 05/10/1957 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam. Chứng minh nhân dân số: 011637222 Ngày cấp: 23/05/2009 Nơi cấp: CA Hà Nội Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Số 373( số cũ 28E) đường Trường Chinh, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Chỗ ở hiện tại: Số 373( số cũ 28E) đường Trường Chinh, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.  Quá trình phát triển của công ty. - Giai đoạn năm 2000: Vào khoảng những năm 1998 – 2000, nền kinh tế Việt Nam phát triển khá mạnh, từ đó nhu cầu đồ nội thất nhà ở cũng vì thế mà nhiều hơn. Rất nhiều nhà ở và các khu chung cư mọc lên, nhiều công ty xây dựng dẫn đến đồ nội thất ngày càng thiếu hụt mà thị trường chưa cung cấp kịp thời. Nhận ra điều đó anh Phạm Văn Bình (giám đốc công ty hiện tại) đã từng đi làm ở một số công ty nội thất và đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như một số vốn để có thể thành lập công ty riêng của mình. Đến ngày 8 tháng 5 năm 2001, công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Nhật Hồng chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Lúc đầu công ty chủ yếu thực hiện phân phối và cung cấp các sản phẩm nội thất như: bàn, ghế, nội thất nhà ở. Hầu hết các sản phẩm được thiết kế đơn giản, không kiểu cách do khách hàng của công ty chỉ là các hộ dân gia đình với nhu cầu không đòi hỏi cao. Thị trường lúc này chỉ là trong Thành phố Hà Nội, cán bộ công nhân viên lúc 2 SVTH: Trần Văn Thái Lớp: K46C5 Trường Đại Học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp đó chỉ khoảng 10 người và công nhân kĩ thuật là 10 người. Mới thành lập với số vốn ít nên diện tích kinh doanh chỉ khoảng 80m2. - Giai đoạn 2004 tới nay: Ở thời điểm này, với nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, quan điểm về nhu cầu không chỉ là tiện nghi mà cần phải đáp ứng nhu cầu về công năng thẩm mỹ. Đầu tư chi phí cho phần trang trí nội thất dần chiếm nhiều kinh phí hơn. Nhận thức điều này công ty đã phát triển nhiều sản phẩm: đồ nội thất văn phòng, thiết kế vách ngăn di động, Các sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao và phù hợp với phong cách hiện đại, sang trọng. Với các sản phẩm của mình công ty dần có các khách hàng nhiều hơn với các đơn đặt hàng lớn từ các doanh nghiệp lớn, các văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam Ngoài ra công ty cũng mở rộng thiết kế thi công nội thất ở một số tỉnh lân cận như: Hà Tây, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định Công ty TNHH thiết kế và thi công nội thất Hoàng Nhật Hồng luôn lấy phương châm: “ sự hài lòng của khách hàng là thành công của chúng tôi ” để làm động lực phấn đấu và đứng vững trên thị trường. 1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty. 1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty TNHH Hoàng Nhật Hồng. 3 SVTH: Trần Văn Thái Lớp: K46C5 Phòng kinh doanh và XNK Chăm sóc khách hàng. Nghiên cứu và phát triển thị trường. Bán hàng Trường Đại Học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý. ( Nguồn: phòng hành chính tổ chức) 1.2.2. Sơ đồ phòng kinh doanh. Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của bộ phận Kinh doanh. ( Nguồn: Phòng hành chính tổ chức) - Phòng dự án - kinh doanh (Phòng KD): Phòng kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Nhật Hồng bao gồm có 8 người. Trong đó: - Trình độ đại học: 5 người - Trình độ cao đẳng: 3 người 4 SVTH: Trần Văn Thái Lớp: K46C5 Trường Đại Học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp Phòng kinh doanh được chia làm 3 bộ phận: nghiện cứu thị trường, bán hàng và chăm sóc khách hàng. - Bộ phận nghiên cứu thị trường (3 người): + Thực hiện các dự án nghiên cứu thị trường theo kế hoạch năm và các chương trình nghiên cứu bán sản phẩm mới. +Thực hiện tiếp thị các kênh phân phối và viếng thăm khách hàng ở các tỉnh thành. + Thu thập thông tin thị trường và báo cáo hàng tháng. + Phụ trách quản lý danh sách các khách hàng kênh phân phối và cập nhật thường xuyên. - Chăm sóc khách hàng (3 người): + Lên kế hoạch các chương trình chăm sóc khách hàng: các chương trình khách hàng thân thiết, viếng thăm khách hàng cuối năm… + Giải quyết khiếu nại của khách hàng về sản phẩm + Phụ trách các đường dây nóng giải quyết thắc mắc khách hàng. + Liên hệ với các bộ phận chức năng để giải quyết các khiếu nại. - Bộ phận bán hàng (2 người): + Tiếp nhận các đơn đặt hàng từ các đại lý, phân phối hàng hóa tới các điểm bán của công ty. + Thu thập thông tin khách hàng.  Nhận xét: Cơ cấu tổ chức của công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Phòng ban quan hệ mật thiết với nhau và kết quả của phòng ban này sẽ là thông tin đầu vào cho phòng ban tiếp theo. Chính vậy công việc có tính chất dây truyền, chuyên nghiệp, tạo được mối quan hệ mật thiết hơn giữa các phòng ban. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ, bền chặt, làm việc theo một phong cách chuyên nghiệp. 1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty. Hiện tại công ty đang kinh doanh các ngành hàng sau: - Kinh doanh các sản phẩm nội thất:  Mua bán trang thiết bị văn phòng, gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ ( trừ các loại gỗ nhà nước cấm).  Sản xuất, buôn bán, gia công sắt, thép, inox, tôn lợp, khuôn nhôm, cửa kính. 5 SVTH: Trần Văn Thái Lớp: K46C5 Trường Đại Học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp  Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, các mặt hàng trang trí nội thất, các loại đường ống và phụ kiện, thiết bị ngành nước.  Sản xuất, mua bán các loạt sắt thép xây dựng. - Dịch vụ:  Thiết kế kiến trúc nội và ngoại thất các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.  Tư vấn – giám sát quá trình thi công công trình. 6 SVTH: Trần Văn Thái Lớp: K46C5 Trường Đại Học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp 1.4. Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty trong 3 năm qua. Bảng kết quả kinh doanh trong 3 năm 2011, 2012, 2013. (VNĐ) STT Danh Mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ lệ Năm 2012 so với năm 2011(%) Năm 2013 so với năm 2012(%) 1 Nội thất văn phòng 894.465.357 961.553.467 1.264.478.99 4 7.5004 31.5038 2 Nội thất nhà ở 426.793.386 445.691.273 432.684.157 4.4279 -2.9184 3 Sản phẩm khác 273.306.202 277.260.784 198.980.660 1.4469 -28.2334 4 Tổng 1.594.564.94 5 1.684.504.52 4 1.896.143.81 1 5.6404 12.5639 (Nguồn phòng kinh doanh của công ty) Qua bảng kết quả kinh doanh của 3 năm: 2011, 2012, 2013 chúng ta có thể thấy rằng tình hình kinh doanh của công ty vẫn có mức tăng trưởng đáng kể trong 3 năm gần đây. Năm 2012 đã tăng 5.6404% so với cùng kỳ năm 2011 trên tổng số tất cả các sản phẩm của công ty. Năm 2013 tăng trưởng mạnh so với năm 2012 đó là 12.5639%. Đây là một mức tăng trưởng tương đối cao. Vì trong nền kinh tế không chỉ của nước ta mà toàn thế giới đang trong giai đoạn suy thoái, gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn có bước tăng trưởng ấn tượng. Chứng tỏ một điều rằng công ty có những bước đi, định hướng phát triển của công ty là rất tốt để có được kết quả hoạt động kinh doanh tương đối cao trong thời kỳ khó khăn chung này. Phần 2. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY. 2.1. Đặc điểm ngành hàng, thị trường và khách hàng trọng điểm của công ty. 2.1.1. Đặc điểm ngành hàng. 7 SVTH: Trần Văn Thái Lớp: K46C5 Trường Đại Học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp Từ sau khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì ngành chế biến gỗ cũng có bước phát triển tương đối mạnh mẽ. Ngành chế biến gỗ tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng trưởng trung bình là 30%/năm. Bên cạnh đó thì cũng phải kể đến tình hình tăng trưởng của thị trường nội địa. Mức tiêu thụ đồ gỗ của thị trường nội địa tăng nhanh và bền vững chính vậy mà các doanh nghiệp chú trọng hơn đối với thị trường trong nước với mức lợi nhuận cao hơn xuất khẩu là 10%. Các doanh nghiệp không ngừng đa dạng hóa sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước. Ngành bất động sản nói chung và thị trường bất động sản nói riêng đang trầm lắng kể từ sau cuộc khủng hoảng tải chính ở Mỹ năm 2007 – 2009. Điều này cũng tác động lớn đến ngành phân phối nội thất và trang trí thiết kế nội thất, làm cho ngành có tăng trưởng song không thể tăng trưởng một cách nhanh chóng và mạnh mẽ được. Các doanh nghiệp trong nước phân phối sản phẩm một cách nhỏ lẻ, manh mún chưa đủ sức cảnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở nước ta. So sánh cả quy mô, kinh nghiệp và mức độ chuyên nghiệp thì doanh nghiệp trong nước chưa đủ khả năng để cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài được. Dịch vụ tâm vấn thiết kế nội thất và trang trí nội thất cũng đang được đánh giá là phát triển mạnh ở nước ta. Với đội ngũ nhân lực trong nước càng ngày càng chuyên nghiệp, am hiểu nội thất, am hiểu phong thủy, sáng tạo, máy móc càng ngày càng hiện đại thì ngành tư vấn nội thất sẽ không ngừng phát triển trong những năm tới. 2.1.2. Đặc điểm thị trường. Khu vực thị trường trọng điểm của công ty hướng tới là thị trường Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận như Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh… Với mức sống của người dân ở thị trường này là tương đối cao và ngày một cải thiện. Họ có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm nội thất nhiều hơn. Và đặc biệt với thị trường Hà Nội thì người dân sử dụng sản phẩm nội thất cũng như trang trí nội thất là rất cao và thường xuyên thay đổi. Các công ty, cửa hàng, quán cafe, quán karaoke,… tăng cường hoạt động trang trí nội thất. Họ muốn tạo một không gian riêng, đẹp, sang trọng và mang một phong cách riêng của từng nơi. Chính vậy hoạt động trang trí nội thất cũng như tiêu dùng sản phẩn nội thất là rất lớn và còn phát triển rất nhanh ở thị trường Hà Nội. 2.1.3. Đặc điểm khách hàng. • Cá nhân. Công ty hướng tới tập khách hàng trọng điểm là các gia đình trẻ mới kết hôn; người trung niên sống độc thân; các cửa hàng, quán cafe, quán karaoke…; những 8 SVTH: Trần Văn Thái Lớp: K46C5 Trường Đại Học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp người có thu nhập khá trở lên và họ quan tâm đến các sản phẩm nội thất cũng như việc trang trí nội thất và họ là những người có khả năng thanh toán. • Đại lý. Đại lý là những tổ chức kinh doanh mua hàng của công ty mang về bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng. Họ là những người lấy hàng của công ty với số lượng lớn một lần, có mối quan hệ lâu dài và thân thiết với công ty. Đại lý cũng am hiểu về công ty, ngành nghề kinh doanh cũng như các đối thủ cạnh tranh của công ty. Họ là các đại lý vật liệu và siêu thị nội thất nhỏ và trung bình. • Cơ quan ban ngành, các đơn vị xây dựng. Các cơ quan ban ngành, các công ty bất động sản, tổ chức… có nhu cầu về nội thất và trang trí nội thất, dịch vụ tư vấn nội thất cho các sở ban ngành, đơn vị có nhu cầu. Họ có nhiều hình thức mua hàng như mua mới, mua lại, mua lại có điều chỉnh. Song việc mua hàng của họ lại phụ thuộc vào quyền hạng, trách nhiệm, cơ cấu tổ chức… 2.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường marketing tới hoạt động marketing của công ty. 2.2.1. Môi trường vĩ mô. - Môi trường kinh tế. Kinh tế-xã hội nước ta những tháng đầu năm 2013 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Mặc dù các điều kiện về tài chính toàn cầu đã và đang được cải thiện; những rủi ro ngắn hạn đang có dấu hiệu giảm bớt; một số nền kinh tế lớn đang áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ và tài chính nhằm tăng cầu trong nước nhưng nhìn chung, kinh tế thế giới chưa hoàn toàn phục hồi, tăng trưởng chậm và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi. Chính sách bảo hộ hàng hóa nội địa diễn ra tại nhiều nước gây ảnh hưởng đến thị trường cầu. Thất nghiệp vẫn là mối quan tâm chính ở các nước phát triển. Sản xuất kinh doanh trong nước vẫn trong tình trạng khó khăn, thị trường cầu nội địa yếu. Sản phẩm hàng hóa tiêu thụ chậm. Nợ xấu đang là gánh nặng cho nền kinh tế. Tình trạng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản từ cuối năm 2012 tiếp tục xảy ra trong những tháng đầu năm 2013. Việc làm của người lao động bấp bênh dẫn đến thu nhập giảm sút. Trước tình hình đó, Chính phủ kịp thời ban hành nhiều văn bản và chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, hiệu quả nhằm thực hiện tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó trọng tâm là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 về những giải pháp chủ 9 SVTH: Trần Văn Thái Lớp: K46C5 Trường Đại Học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Môi trường kinh tế không được tốt do toàn cảnh kinh tế ảm đạm dẫn đến doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng tương đối lớn đối với hoạt động kinh doanh của mình. Là một công ty nhỏ và mặc dù có kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong kinh doanh của mình song công ty vẫn không thể tránh khỏi những khó khăn bị ảnh hưởng từ nền kinh tế. Song công ty vẫn hy vọng là trong năm 2014 trở đi nền kinh tế phục hồi và công ty có thể tăng trưởng nhanh chóng. - Môi trường chính trị - xã hội. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nền chính trị ổn định vì vậy là điểm thu hút rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài. Với nền chính trị ổn định sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể yên tâm trong việc đầu tư cũng như kinh doanh. Và các hoạt động kinh doanh cũng có thể thuận lợi, thuận tiện hơn nhiều. Song bên cạnh đó thì có thể thấy một điều là ở Việt Nam thì các luật, bộ luật chồng chéo, rắc rối và khó thực hiện. Điều này làm cho công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn. Một số quy định của nhà nước về danh mục về khu vực khai thác gỗ, danh mục sản phẩm gỗ được phép khai thác… đã tạo không ít khó khăn cho doanh nghiệp khi khách hàng mong muốn về sản phẩm cao cấp, đặc biệt. - Môi trường tự nhiên. Rừng Việt Nam chỉ còn 1/3 diện tích đất tự nhiên,ngày càng bị thu hẹp và nạn chặt phá rừng không được kiểm soát chặt chẽ. Nguyên nhân chính là do dân số tăng nhanh, nạn đốt nương làm rẫy tràn lan, quá trình khai hoang lấy đất trồng các cây công nghiệp như cafe, chè, cao su và khai thác gỗ xuất khẩu. Đây là thách thức cho doanh nghiệp khi mà giá của nguyên liệu không ngừng tăng, số lượng cũng như chất lượng sản phẩm không đa dạng và không đảm bảo. Tuy nhiên lại là cơ hội để phát triển các sản phẩm gỗ công nghiệp như: gỗ ép, gỗ nhựa… đây là mặt hàng hứa hẹn mang lại tiềm năng phát triển cho doanh nghiệp. Nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến sự thời gian sử dụng của sản phẩm. Những sản phẩm truyền thống thường khai thác trực tiếp từ tự nhiên (cửa gỗ, tủ gỗ ) và một số sản phẩm khác sử dụng gỗ ép công nghiệp, những sản phẩm này thường không chịu được sự thay đổi của thời tiết hay chống lại các sinh 10 SVTH: Trần Văn Thái Lớp: K46C5 [...]... sản phẩm của công ty • Danh mục chủng loại và cơ cấu sản phẩm của công ty: Công ty TNHH Hoàng Nhật Hồng là một công ty chuyên cung cấp đồ nội thất và thiết kế nội thất Trong quá trình hình thành và phát triển của công ty thì sản phẩm của công ty không ngừng phát triển biến đổi đề phù hợp nhất, đáp ứng tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng Mặt hàng nội thất của công ty đã gặt hái được nhiều thành công và được... lượng sản phẩm 2.3.2 Thực trạng về biến số giá của công ty Công ty TNHH Hoàng Nhật Hồng lấy mục tiêu định giá là định giá để ổn định lợi nhuận của công ty Chính vì vậy mà mỗi khi có sự thay đổi về chi phí thì công ty sẽ thay đổi về giá sản phẩm của công ty Theo như nhận định của công ty thì đây cũng là chiến lược của nhiều công ty trong ngành Các công ty trong cùng ngành họ cũng sẽ thay đổi giá khi mà... sản phẩm của công ty Và các sản phẩm của công ty có sự tương đồng về giá so với các công ty trong cùng ngành Hoặc giá có sự chênh lệch nhẹ khi các công ty có sự thay đổi về hậu mãi, vận chuyển, khuyến khích mua… 14 SVTH: Trần Văn Thái Lớp: K46C5 Trường Đại Học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp định giá bằng cách cộng lãi vào chi phí Theo công ty thì đây... biệt giá khá là rõ ràng của công ty nên công ty đã phân biệt khách hàng một cách rõ ràng, chi tiết tạo thuận lợi trong quá trình áp dụng Nó cũng giúp cho công ty khuyến khích người tiêu dùng mua hàng, nâng cao doanh số cho công ty 2.3.3 Thực trạng về biến số phân phối của công ty Công ty TNHH Hoàng Nhật Hồng sử dụng kênh phân phối trực tiếp là chủ yếu Bên cạnh đó thì công ty còn bán hàng qua một số... 7 ( Nguồn: Phòng kinh doanh) Quảng cáo 17 SVTH: Trần Văn Thái Lớp: K46C5 Trường Đại Học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp Trong năm 2013 vừa qua công ty TNHH Hoàng Nhật Hồng đã chi hơn 500 triệu đồng cho việc quảng cáo sản phẩm của mình đến người tiêu dùng Công ty quảng cáo trên các phương thức thông tin đại chúng như đài tiếng nói Việt Nam, báo Mua & Bán, các báo chuyên ngành, các pop-up trên website... công chúng công ty xây dựng hình ảnh tốt đẹp về công ty, tạo dựng thương hiệu cũng như chỗ đứng cho doanh nghiệp trên thị trường Với các phối thức xúc tiến thương mại này, công ty đã đạt được nhiều kết quả tốt trong năm 2013 và công ty còn cố gắng thực hiện tốt hơn trong các năm tới 18 SVTH: Trần Văn Thái Lớp: K46C5 Trường Đại Học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp Xúc tiến bán hàng Công ty thường... Phát, Xuân Hoà, Ngọc Thạch … Xác định là một công ty vừa và nhỏ nên không đủ khả năng cạnh tranh với các công ty lớn nên công ty có những chính sách và hoạt động kinh doanh cũng như xúc tiến sản phẩm trong tầm khả năng của mình Đối thủ cạnh tranh chính của Hoàng Nhật Hồng là: công ty TNHH Nam Minh Hoàng • Công chúng o Giới công quyền: Các hoạt động của công ty tuân thủ các quy định của nhà nước về việc... Tấm trần thạch cao Khác Một số mặt hàng chủ yếu của công ty Tỷ trọng 15% 8% 5% 5% 18% 30% 17% 2% 13 SVTH: Trần Văn Thái Lớp: K46C5 Trường Đại Học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp ( Nguồn: phòng kinh doanh) Nhận xét: Công ty đã phân bổ tỷ trọng các sản phẩm của công ty tương đối phù hợp Dựa vào nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường công ty đã đưa ra các sản phẩm đúng tỷ trọng Bàn, ghế, tủ... hợp tác, phát triển lâu dài với công ty • Công nghệ : Công ty hiện đang được áp dụng quy trình công nghệ được quản lý theo tiêu chuẩn 9001:2000, trang thiết bị máy móc hỗ trợ luôn luôn được tu sữa, thay thế kịp thời Và công ty có nhiều cải tiến cũng như áp dụng một số công nghệ mới trong việc sản xuất nội thất, cũng như trang trí nội thất 2.3 Thực trạng hoạt động marketing - mix của công ty 2.3.1 Thực. .. của công ty thì lượng khách hàng chủ yếu của công ty tập trung nhiều, quan tâm nhiều, sử dụng nhiều các phương tiện trên Chính vì vậy công ty đã tập trung quảng cáo chủ yếu ở các phương tiện này nhằm mang lại nguồn thông tin cho khách hàng tiềm năng của mình Được biết khi quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng này công ty đã tăng được 35% doanh số đảm bảo ổn định tài chính của công ty Nhất . doanh) Quảng cáo. 17 SVTH: Trần Văn Thái Lớp: K46C5 Trường Đại Học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp Trong năm 2013 vừa qua công ty TNHH Hoàng Nhật Hồng đã chi hơn 500 triệu đồng cho việc quảng cáo. cao doanh số cho công ty. 2.3.3. Thực trạng về biến số phân phối của công ty. Công ty TNHH Hoàng Nhật Hồng sử dụng kênh phân phối trực tiếp là chủ yếu. Bên cạnh đó thì công ty còn bán hàng qua. của công ty. 13 SVTH: Trần Văn Thái Lớp: K46C5 Trường Đại Học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp ( Nguồn: phòng kinh doanh) Nhận xét: Công ty đã phân bổ tỷ trọng các sản phẩm của công ty tương

Ngày đăng: 01/04/2015, 14:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP.

  • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển.

  • 1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.

  • 1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty TNHH Hoàng Nhật Hồng.

  • 1.2.2. Sơ đồ phòng kinh doanh.

  • 1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty.

  • 1.4. Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty trong 3 năm qua.

  • Phần 2. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY.

  • 2.1. Đặc điểm ngành hàng, thị trường và khách hàng trọng điểm của công ty.

  • 2.1.1. Đặc điểm ngành hàng.

  • 2.1.2. Đặc điểm thị trường.

  • 2.1.3. Đặc điểm khách hàng.

  • 2.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường marketing tới hoạt động marketing của công ty.

  • 2.2.1. Môi trường vĩ mô.

  • 2.2.2. Môi trường vi mô.

  • 2.2.2.1. Môi trường ngành.

  • 2.2.2.2. Môi trường nội tại công ty.

  • 2.3. Thực trạng hoạt động marketing - mix của công ty

  • 2.3.1. Thực trạng về biến số sản phẩm của công ty.

  • Danh mục chủng loại và cơ cấu sản phẩm của công ty:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan