1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích ngành chế biến xuất khẩu thủy sản

22 731 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 340,5 KB

Nội dung

Sản phẩm đầu ra của ngành : là các sản phẩm thủy sản đã qua chế biến, qua kiểm tra và đạt được các tiêu chuẩn nhất định để xuất khẩu ra nước ngoài 1.2.. Hiện nay hơn 95% các sản phẩm thủ

Trang 1

I NGÀNH CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở VIỆT NAM

1.1 Định nghĩa ngành: Ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản bao gồm các

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu các sản phẩm thủy sản như tôm, cá, mực… Các hoạt động thương mại chính của ngành nhằm cung cấp các sản phẩm thủy sản phục vụ cho việc xuất khẩu ra nước ngoài

Sản phẩm đầu ra của ngành : là các sản phẩm thủy sản đã qua chế biến, qua kiểm tra và đạt được các tiêu chuẩn nhất định để xuất khẩu ra nước ngoài

1.2 Mô tả ngành

Chế biến và xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu mạnh của Việt Nam trong thời gian qua Ngành chế biến xuất khẩu thuỷ sản ngày một phát triển cả về công suất và công nghệ chế biến, tạo thế chủ động hơn về thị trường, nâng cao hiệu quả chế biến xuất khẩu thuỷ sản Hiện nay hơn 95% các sản phẩm thủy sản của Việt Nam được tiêu thụ tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, 153 đơn vị xuất khẩu đi EU, gần 300 đơn vị áp dụng HACCP đủ điều kiện xuất khẩu Mỹ và các thị trường lớn khác Một số đơn vị được cơ quan kiểm tra chất lượng hải sản của Hoa Kỳ cấp chứng chỉ HACCP, tạo điều kiện để sản phẩm của các đơn vị này trực tiếp đi vào hệ thống các siêu thị, nhà hàng của các tập đoàn lớn của Mỹ như Cotsco, Sysco

Hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản hàng năm đã mang về cho ngân sáchnhà nước một khoản ngoại tệ rất lớn Các sản phẩm của ngành được xuất khẩu ra nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần nâng cao vị trí của Việt Nam nói chung và ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế

Bên cạnh những đóng góp cho xã hội về mặt tạo ra nguồn thu nhập ngoại tệ cho nền kinh tế của đất nước, các cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản đang tạo việc làm cho lao động của Việt Nam Theo số liệu thống kê của Hiệp hội chế biến

và xuất khẩu thủy sản Việt Nam thì hiện có trên 1,1 triệu lao động đang làm việc cho các cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam

II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

Trang 2

2.1 Môi trường kinh tế:

Xu hướng phát triển của kinh tế thế giới trong 10 năm trở lại đây cho thấy, nền kinh tế thế giới đang vận động với tốc độ biến chuyển ngày càng nhanh, các chu kỳ kinh tế đang được rút ngắn lại với khoảng cách giữa tăng trưởng và suy thoái trở nên rất mong manh Giai đoạn phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính

2008 – 2009 kéo dài hơn dự đoán

Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế là một trong những nhân tố

quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế Tăng trưởng kinh tế nói chung sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng xã hội, thúc đẩy sự gia tăng sản lượng công nghiệp và giúp cho các doanh nghiệp mở rộngthị trường tiêu thụ sản phẩm của mình

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á và lớn thứ 52 trên thế giới trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế xét theo quy mô tổng sảnphẩm nội địa danh nghĩa năm 2011 và đứng thứ 128 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong những năm gần đây, quốc gia đã được tăng lên là một nước xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu thế giới và là một điểm đến hấp dẫn của đầu tư nước ngoài

Năm 2008, 2009 Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho tỷ lệ tăng trưởng kinh tế sụt giảm,nhưng kinh tế nước ta dần phục hồi vào thời gian sau đó Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2008 – 2010 biến động trong khoảng 5,32%- 6,88%/năm Cuộc khủng hoảngkinh tế toàn cầu năm 2008 đã có nhiều tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế các nước

Trang 3

Bước vào năm 2012, do tiếp tục chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công kéo dài ở khu vực châu Âu nên kinh tế thế giới diễn biến không thuận Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh

1994 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011, trong đó quý I tăng 4,64%; quý II tăng4,80%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44% Mức tăng trưởng này tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn,

cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ

mô thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng

quý, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp và giải phápthực hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ

So với 2011, mức đóng góp vào tăng trưởng năm 2012 của hầu hết các nhóm ngành chủ lực giảm từ 0,2-1 % do tốc độ tăng trưởng thấp hơn Đóng góp của ngành dịch vụ là lớn nhất, chiếm 2,73 % Công nghiệp chế biến đóng góp 1,15 %, nhóm ngành nông-lâm-ngư nghiệp đóng góp 0,43 % Thoát khỏi suy thoái, công

Trang 4

nghiệp khai khoáng tăng trưởng dương trong năm 2012 nên ngành này có mức đóng góp 0,18 %.

2011 và đã trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006, thấp hơn năm 2007, lãi suất đã không còn là cản trở đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

Trang 5

nghiệp và người dân Hiện lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện ở mức7-9%/năm, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ở mức 9-11%/năm, trong đó, đối với khách hàng tốt lãi suất cho vay chỉ từ 6,5-7%/năm

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia Diễn biến của TGHĐ giữa USD với Euro, giữa USD/JPYcũng như sự biến động tỷ giá giữa USD/VND trong thời gian qua cho thấy, tỷ giá luôn là vấn đề thời sự, rất nhạy cảm Ở Việt Nam, TGHĐ không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của dân chúng

Trong năm 2007, biên độ tỷ giá giữa đồng USD và VND khá nhỏ (mức 0,5%

và cuối năm tăng lên mức 0,75%), chính vì vậy tỷ giá USD/VND không có nhiều biến động, dao động trong khoảng 15.975 VND/USD và 16.300 VND/USD Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái lại có biến động rất lớn trong năm 2008 khi biên độ tỷ giá từ 0,75% tăng lên 1% , tiếp đó là 3% vào ngày 25 tháng 12 năm 2008 Đầu năm

2008, tỷ giá USD/VND chỉ ở mức 16.015 VND/USD, trong năm 2008, có những thời điểm mức tỷ giá này đã tăng lên hơn 19.500 VND/USD Sự biến động thất thưởng của tỷ giá khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chịu rất nhiều khó khăn tại thời điểm đó Ngày 24 tháng 3 năm 2009, biên độ tỷ giá tiếp tục lại được tăng lên mức 5% và kèm theo đó là sự tăng lên của tỷ giá

Trong năm 2010, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã thực hiện nâng tỷ giá liên ngân hàng lên 3% từ 17.941 VND/USD lên mức 18.554 VND/USD Quyết định này đã khiến tỷ giá tại trị trường tự do nhanh chóng tăng lên mức hơn 20.000 VND/USD nhưng sau đó lại giảm xuống dưới mức 19.000 VND/USD Tỷ giá cũng khá ổn định trong nửa đầu của năm 2010 khi quyết định của NHNN có tác động khá tích cực

Trang 6

Tuy nhiên, đầu năm 2011 , Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện tăng tỷ giá USD với mức 9,3% so với trước đó để hạn chế nhập siêu Động thái này của Ngân hàng Nhà nước đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu và phần nào ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Tuy nhiên, đứng trên góc độ dài hạn, quyết định này được cho là sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực hơn

Diễn biến giá trị đồng USD 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy một số dấu hiệukhả quan có xu hướng tăng giá trong năm 2012 Kết thúc tháng 6/2012 chỉ số USDtăng 1.4% so với đầu năm 2012

Cơ hội: Tình hình kinh tế Việt Nam đang dần được phục hồi, kinh tế đangdần được ổn định, tỷ giá ổn định giúp cho các doanh nghiệp trong ngành có thểđịnh hướng sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu

Đe dọa: Chỉ số lãi suất vẫn ở mức cao khiến cho các doanh nghiệp khócạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài

2.2 Môi trường chính trị và pháp luật

Việt Nam với một nền chính trị ổn định, được bạn bè quốc tế khen ngợi và được xem là điểm đến đầu tư ổn định, an toàn trong khu vực và trên thế giới Đây

là một lợi thế to lớn, thuận lợi cho doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước đầu tưvào chế biến và xuất khẩu thủy sản

Trang 7

Về lĩnh vực quan hệ quốc tế, Việt Nam được bầu làm thành viên của tổ chức Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009 Đây là một trong những thuận lợi, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành chế biến xuất khẩu thủy sản được hưởng lợi từ việc các hàng rào thuế quan được hạ dần tạo lợi thế vượt trội cho các doanh nghiệp xuất khẩu Tuy nhiên chính phủ nước ta không thể bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước như trước đây, sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho DN xuấtkhẩu thủy sản Việt Nam

Hệ thống chính sách của các nước nhập khẩu: Ngành cũng gặp một số khó khăn nhất định như xu thế và yêu cầu của thị trường thủy sản thế giới ngày càng khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm (IUU)

 Tại thị trường EU, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở nên khó khăn hơn khi khi quy định IUU bắt đầu đi vào thực tiễn từ 2010 (EU yêu cầu tất cả lô hàng hải sản khai thác phải có giấy chứng nhận khai thác hợp pháp, nếu thiếu sẽ không được phép xuất vào EU) Cũng theo quy chế Chứng nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường châu Âu, các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu phải đăng

ký xác nhận thủy sản khai thác đối với các lô sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu thu mua

 Thị trường Mỹ - câu chuyện thuế chống phá giá với sự xâm nhập và tăng thị phần thành công của sản phẩm cá da trơn Việt Nam gây ảnh hưởng tới sản xuấtcủa các doanh nghiệp địa phương, chủ yếu là từ các bang phía Nam, điều này đã khiến các doanh nghiệp Mỹ đệ đơn kiện Việt Nam phá giá cá tra, cá basa Từ tháng 6/2003, thuế chống bán phá giá đã được áp dụng với sản phẩm “made in Vietnam”, điều này đã làm tăng giá bán tại thị trường Mỹ và làm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này

Ngoài Mỹ, sản phẩm thủy sản của Việt Nam cũng gặp phải rào cản thương mại ở nhiều thị trường như Brazil, Nga …

Trang 8

Cơ hội: tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho doanh nghiệp, rào cản thuế quan được dỡ bỏ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng thị trường xuất khẩu.

Đe dọa: Cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài khi Chính phủ không được phép bảo hộ doanh nghiệp trong nước Thêm vào đó một số doanh nghiệp không tuân thủ các quy định về chất lượng của các thị trường xuất khẩu đã gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác khi các thị trường này tăng cường các quy định áp dụng về chất lượng cho tất cả các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung

2.3Môi trường công nghệ

Nhằm giúp các doanh nghiệp tập trung xây dựng lại hệ thống quản lý mới nângcao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã tổ chức trang bị những kiến thức quản lý hiện đại về khai thác, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần, chế biến sắp xếp lại chuỗi sản xuất hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người nuôi, nhà cung cấp thức ăn và DN chế biến xuất khẩu.Ngành chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam có trình độ công nghệ tương đối hiện đại, máy móc thiết bị được lắp đặt đồng bộ của các hãng chuyên ngành nổi tiếng như: Mycom, Nissìn (Nhật), Bizzer (Đức), Trane (Mỹ), và Gram (Đan Mạch)… Các doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư nâng công suất chế biến, đa dạng hóa các mặt hàng từ thủy sản, đáp ứng nhu cầu của các thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp Hầu hết, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đều đăng ký thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế như: ISO, HACCP, chứng nhận HALAL, … của tổ chức cộng đồng người hồi giáo, Code xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU, …

Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đặc biệt từ năm 2014, đã bước sang năm thứ 17 internet có mặt tại Việt Nam, các phần mềm khai báo hải quan điện tử, thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến…lần lượt ra đời và được các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản nói riêng sử dụng vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 9

Cơ hội: Nhờ đổi mới thiết bị công nghệ, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản đã tạo ra nhiều sản phẩm mới có giá trị, đa dạng sản phẩm, nâng cáochất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường quốc tế Ngoài ra với sự phát triển của Internet và công nghệ thông tin giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với khách hàng, đưa sản phẩm đến gần với khách hàng ở các thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp nhưng không tốn nhiều thời gian và chi phí để gặp gỡ khách hàng cộng với sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý, khai báo từ xa giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm đầu ra, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác Việc đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật giúp doanh nghiệp có thể xuất khẩu sang các nước một cách thuận lợi, tránh tình trạng sản phẩm bị kiện, trả hàng gây khó khăn cho doanh nghiệp

Đe dọa: Với việc nhập khẩu các máy móc từ các hãng nổi tiếng trên thế giới sẽ khiến cho doanh nghiệp phải chịu chi phí cao và khả năng vận hành các thiết bị này

2.4 Yếu tố phong cách tiêu dùng

Tạp chí nghiên cứu Châu Âu tháng 8/2010 cho thấy, Châu Âu là thị trường quan trọng nhất của thủy sản xuất khẩu Người Châu Âu thích ăn hải sản bởi giá trị dinh dưỡng cao và quan trọng là có nguồn vitamin và khoáng chất phong phú, hàm lượng protein cao, trong khi hàm lượng cholesterol và nguyên tố kim loại thấp nguồn vitamin và khoáng chất có giá trị, rất có lợi cho sức khoẻ con người Theo một nghiên cứu về người tiêu dùng EU, 74% người tiêu dùng mua sản phẩm thủy sản vì họ nghĩ đến vấn đề sức khoẻ, 58% nghĩ đến vấn đề môi trường và 23%

do sự ưa thích Hơn nữa, cùng với quá trình mở rộng EU về phía đông, điều kiện kinh tế của các quốc gia khu vực này cũng như sự nhạy cảm với giá làm cho các sản phẩm cá nước ngọt giá rẻ của Việt Nam có sức tiêu thụ lớn Chính vì vậy, nhu cầu thủy sản tại thị trường EU là khá ổn định

Thị trường Châu Á Thủy sản chế biến của Việt Nam rất được ưa chuộng tại Châu Á Trong đó, Nhật Bản là nước nhập khẩu nhuyễn thể chế biến của Việt

Trang 10

Nam nhiều nhất Campuchia lại là nước có nhu cầu cao đối với mặt hàng cá chế biến đóng hộp (trừ cá ngừ, cá tra) từ Việt Nam Theo đánh giá của các doanh nghiệp thủy sản trong nước, Campuchia là thị trường khá dễ tính do thu nhập của người dân nước này chưa cao nên những yêu cầu về tiêu chuẩn nhập khẩu không quá khắt khe.

Thị trường Mỹ Theo nghiên cứu mới đây của Hiệp hội Tiếp thị Thực phẩm và Hiệp hội Thịt ở Mỹ, người dân nước này ngày càng ăn nhiều thủy sản để cải thiện sức khỏe của mình Nghiên cứu sức mua thịt hàng năm được tiến hành với 1.170 người tiêu dùng trên toàn quốc cho thấy, 28% người tiêu dùng thường xuyên mua thủy sản và 52% người tiêu dùng thỉnh thoảng mua thủy sản để cải thiện thói quen

ăn uống của mình

Cơ hội : Nắm bắt được phong cách tiêu dùng tại các nước giúp các doanh nghiệp có thể đưa ra các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau

Đe dọa: Việc nắm bắt phong cách tiêu dùng sẽ được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường nên cạnh tranh trong ngành sẽ gay gắt hơn

2.5 Môi trường nhân khẩu học

Việt Nam có dân số trên 80 triệu dân, và có tỷ lệ tăng tự nhiên hiện ở mức1,2%, cao thứ 8 ở Đông Nam Á, cao thứ 32 ở châu Á và đứng thứ 114 trên thếgiới

Hiện tại Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, thời kỳ mà nhómdân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụthuộc( với 66% dân số trong độ tuổi 15-59) Ngoài ra do đặc điểm lao động củaViệt Nam rẻ nên tạo điều kiện cho các công ty trong ngành tận dụng được nguồnlao động dồi dào và có năng lực để phát triển

Cơ hội : tận dụng được nguồn lao động dồi dào

Trang 11

Đe dọa: Ở Việt Nam lực lượng lao động đông về số lượng nhưng chất lượng chưa cao do thiếu lao động có tay nghề cao, sức bền còn hạn chế, kỹ năng quản lý còn nhiều bất cập.

III PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU

Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới Bất cứ quốc gia nào cũng đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để tìm kiếm cơ hội phát triển nền kinh tế quốc gia và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế Và chủ trương của nhà nước Việt Nam cũng vậy, Việt Nam đã hộinhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới với hàng loạt cam kết đã bắt đầu được thực hiện Chính điều này dẫn đến mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn đối với tất cả các doanh nghiệp trong nước Họ không chỉ cạnh tranh với các công ty trong nước mà phải đối mặt với sự tranh đua của các doanh nghiệp quốc tếđang tiến dần vào Việt Nam

Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, hội nhập kinh tế là tất yếu và mở rộng ra hầu hết các lĩnh vực, tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn thách thức lớn cho các quốc gia Cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ giữa các nước ngày càng gay gắt Khoa học và công nghệ,đặc biệt là công nghệ thông tin, tiếp tục phát triển nhảy vọt, thúc đẩy sự hình thànhnền kinh tế tri thức đã tác động nhiều mặt và làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực về đời sống xã hội của tất cả các quốc gia

Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chung trong khu vực và quốc tế Những vấn đề toàn cầu như dân số; môi trường; an ninh tài chính, lương thực; bệnh tật… trở nên gay gắt hơn bao giờ hết Nhu cầu hợp tác phát triển tăng lên, chiphối ngay từ đầu sự lựa chọn chiến lược phát triển của tất cả các ngành kinh tế kỹ thuật trong nước, trong đó bao gồm công nghiệp chế biến gỗ Việc xây dựng tuyếngiao thông xuyên Á và hành lang kinh tế nối vùng Bắc Việt Nam với Tây Nam Trung Quốc sẽ tạo nhiều cơ hội cho phát triển sản xuất, chế biến và thương mại nông lâm thủy sản

Ngày đăng: 01/04/2015, 14:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w