Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 64 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
64
Dung lượng
5,27 MB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã đem lại cho các doanh nghiệp trong nước rất nhiều cơ hội phát triển. Nhưng bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng gặp phải không ít những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước đã khốc liệt, nay lại càng khốc liệt hơn bởi có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài. Và một trong những yếu tố có thể nâng cao sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp đó chính là thương hiệu. Thương hiệu dẫn dắt chiến lược tổ chức, là chất xúc tác quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu kinh doanh và là điểm trọng tâm kết nối mọi nguồn lực hay khía cạnh quản trị tổ chức, nhân viên, đối tác & khách hàng. Để nâng cao khả năng cạnh tranh và có thể đứng vững trên thị trường thì các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một thương hiệu bền vững trong lòng người tiêu dùng. Tạo dựng một thương hiệu là cả một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu không ngừng và sự đầu tư thích đáng của doanh nghiệp. Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu không chỉ dừng lại ở việc thiết kế, xây dựng mà còn phải quan tâm đến việc làm sao thương hiệu đó có thể trở thành một thương hiệu mạnh. Một thương hiệu mạnh sẽ mang lại các cơ hội kinh doanh và sức mạnh đòn bẩy cho các hoạt động khác, được xem như vũ khí cơ bản trong cạnh tranh. Tuy nhiên xây dựng thương hiệu hoàn toàn không phải là chuyện ngày một ngày hai, không chỉ là việc tạo ra cho hàng hóa, dịch vụ một cái tên với một biểu tượng hấp dẫn rồi tiến hành đăng ký bảo hộ những cái đó, lại càng không thể đi tắt đón được, mà phải bắt đầu từ sản phẩm chất lượng tốt với giá thành thấp nhất. Xây dựng thành công thương hiệu cho một doanh nghiệp là cả một quá trình gian nan, một quá trình tự khẳng định mình với sự đầu tư hợp lý trên cơ sở hiểu cặn kề các nội hàm của thương hiệu. Xuất phát từ quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Truyền Hình Hà Nội. Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp đã có những sự đầu tư cho hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu, tuy nhiên chưa được thực hiện đầy đủ và nhất quán. Hiện nay, doanh nghiệp đang tiến hành tái thiết lại bộ hệ thống nhận diện thương hiệu, vì vậy, việc nghiên cứu về vấn đề thương hiệu có vai trò rất quan trọng, định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp trong dài hạn. Vì vậy, bản thân tác giả nhận thấy vấn đề thương hiệu là một vấn đề nổi cộm trong doanh nghiệp và cần thiết giải quyết. Vì vậy trong thời gian thực tập được sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên trong công ty và dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của cô, Th.S Nguyễn Thị Hồng em quyết định lựa chọn đề tài “Xây dựng và phát triển thương hiệu Công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp. Kết cấu chuyên đề: Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng và phát triển thương hiệu. Chương 2: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội. Chương 3: Các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Truyền Hình Hà Nội. Chỉ ra các mặt thành công và hạn chế trong hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty nhằm phát huy thế mạnh và khắc phục hạn chế trong hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu. 2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU 1.1.1 Khái niệm về thương hiệu, phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu. * Khái niệm truyền thống: Thương hiệu là một tên gọi, thuật ngữ, ký hiệu, biểu tượng, thiết kế hay là sự kết hợp giữa chúng nhằm định dạng hàng hóa, dịch vụ của mỗi người bán hay một nhóm người bán để phân biệt chúng đối thủ cạnh tranh (Hiệp hội marketing Hoa kì). =>Thương hiệu mang tính vật chất, hữu hình, * Khái niệm hiện đại: Thương hiệu là một tập hợp những liên tưởng (associations) trong tâm trí người tiêu dung, làm tăng giá trị nhận thức của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Những liên kết này phải độc đáo (sự khác biệt), mạnh (nổi bật) và tích cực (đáng mong muốn) (Keller). =>Nhấn mạnh đến đặc tính vô hình của thương hiệu, yếu tố quan trọng đem lại giá trị cho tổ chức. * Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu 3 Bảng 1: Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu Nhãn hiệu Thương hiệu - Là dấu hiệu riêng của cơ sở sản xuất. - Dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác. - Là hình tượng của doanh nghiệp. - Cụ thể. - Trừu tượng, có ý nghĩa rộng hơn nhãn hiệu. - Người chủ có thể tạo ra và kiểm soát. - Người chủ không thể kiểm soát hoàn toàn. - Được pháp luật bảo hộ (nếu có đăng ký). - Pháp luật không thể bảo hộ hoàn toàn. Nhãn hiệu là dấu hiệu riêng dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân này với các tổ chức, cá nhân khác. Còn nói đến thương hiệu không chỉ là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Nó thật sự trừu tượng và vì thế đã có người gọi là thương hiệu phần hồn, còn nhãn hiệu hàng hóa là phần xác. 1.1.2.Chức năng của thương hiệu Nhằm phân đoạn thị trường: Thương hiệu đóng vai trò tích cực trong chiến lược phân đoạn thị trường. Các công ty đưa ra một tổ hợp những thuộc tính lý tưởng về các thế mạnh, lợi ích và đặc trưng của sản phẩm hoặc dịch vụ sao cho chúng phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng cụ thể. Do đó, công ty sẽ phải tạo ra những dấu hiệu và sự khác biệt nhất định trên sản phẩm của mình để thu hút sự chú ý của những khách hàng tiềm năng. Một thương hiệu phải trả lời được các câu hỏi sau: “Sản phẩm hoặc dịch vụ có những thuộc tính gì?, sản phẩm hoặc dịch vụ tượng trưng cho cái gì?” Việc trả lời chính xác các câu hỏi trên đây sẽ làm cho thương hiệu sản phẩm hoặc dịch vụ trở nên có ý nghĩa phù hợp với thị hiếu và kỳ vọng của đối tượng khách hàng mục tiêu. 4 Tạo nên sự khác biệt trong suốt quá trình phát triển của sản phẩm: Các thương hiệu khác sẽ bị cuốn theo cạnh tranh nếu họ không muốn đánh mất mình trên thị trường, lúc này thương hiệu đóng vai trò như một tấm lá chắn, bảo hộ cho sự đổi mới - dưới dạng bảo hộ sở hữu trí tuệ. Như vậy thương hiệu sẽ bảo vệ cho những người đi tiên phong dám chấp nhẩn rủi ro trong công cuộc cải tiến sản phẩm và đương nhiên sẽ gặt hái những thành công về tiền bạc. Đó là sự khác biệt rất lớn giữa các sản phẩm tưởng chừng giống nhau. Do vậy thương hiệu không thể chỉ đơn thuần như một tên gọi hay một biểu tượng, hình minh họa trên sản phẩm mà còn biểu hiện cho sự năng động, sang tạo không ngừng đổi mới. Những nỗ lực đổi mới này sẽ làm cho thương hiệu trở nên có ý nghĩa, có nội dung và có các đặc điểm khác biệt. Như vậy, tạo dựng một thương hiệu đòi hỏi phải có thời gian và sự khác biệt. Sản phẩm có thể tiếp tục tồn tại hay mất đi nhưng thương hiệu thì vẫn còn sống mãi với thời gian. Đưa sản phẩm khắc sâu vào tâm trí khách hàng: Phần hồn của một thương hiệu chỉ có thể cảm nhận qua sản phẩm và các chương trình quảng cáo về nó. Nội dung của một sản phẩm sẽ được khách hàng biết và cảm nhận thông qua các hoạt động này với điều kiện nó phải được truyền tải một cách nhất quán với cùng một thông điệp. Do đó việc nhận biết một thương hiệu ngày hôm nay sẽ vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới nhận thức của chúng ta về những sản phẩm trong tương lai. Nhân tố hồi ức là một minh chứng cho sức sống lâu dài của thị hiếu cá nhân. Một số người thuộc thế hệ nào đó 20 năm sau có thể vẫn liên tục ưa chuộng những thương hiệu mà họ đã từng yêu mến khi còn ở tuổi 17, 18. Tạo nên định hướng và ý nghĩa cho sản phẩm: Thương hiệu phải chứa đựng trong nó những thông tin về sản phẩm. Một thương hiệu lớn ngoài việc thiết lập một thông điệp của sản phẩm tới các khách hàng còn phải có khả năng thích ứng với thời đại và thay đổi linh hoạt theo thị hiếu của khách hàng cũng như tiến bộ công nghệ. Do đó chương trình phát triển thương hiệu phải được xây dựng và điều chỉnh hằng ngày nhưng vẫn phải đảm bảo tính 5 nhất quán đối với ý nghĩa của sản phẩm. Một thương hiệu lớn phải truyền tải được nội dung, phương hướng chiến lược và tạo được danh tiếng trên mọi thị trường. Là một cam kết giữa nhà sản xuất với khách hàng: Cùng với thời gian và những nỗ lực không ngừng, thương hiệu ngày càng trở nên có uy tín trên thị trường. Những chương trình quảng bá thương hiệu thực sự được xem như một cam kết và đem đến cho khách hàng sự thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm thì chắc chắn thương hiệu sẽ nhận được những cảm nhận tốt đẹp và sự trung thành từ phía khách hàng. Bất cứ sản phẩm mới nào mà thương hiệu đó giới thiệu cũng nhận được sự quan tâm và chú ý của khách hàng. Những cam kết qua lại này chính là một lợi thế bảo đảm những thương hiệu đưa ra mang tính định tính, nó thỏa mãn những ước muốn và kỳ vọng của khách hàng và chỉ có khách hàng là người cảm nhận và đánh giá. Những cam kết có thể mang đến cho khách hàng sự thoải mái và tự tin (Kotex), sự sảng khoái (coca- cola), sang trọng và thành đạt (Mescerdes), sự quyến rũ (enchanter) … hay chúng ta có thể nói phụ nữ họ không mua thỏi son mà họ mua vẻ đẹp. 1.1.3. Giá trị thương hiệu (Brand value) Giá trị thương hiệu là những lợi ích mà công ty có được khi sở hữu thương hiệu này. Có 6 lợi ích chính là: Có thêm khách hàng mới, gia duy trì khách hàng trung thành, đưa chính sách giá cao, mở rộng kênh phân phối, tạo rào cản với đối thủ cạnh tranh: Thứ nhất: công ty có thể thu hút thêm được những khách hàng mới thông qua các chương trình tiếp thị. Một ví dụ là khi có một chương trình khuyến mại nhằm khuyến khích mọi người sử dụng thử hương vị mới hoặc công dụng mới của sản phẩm thì số người tiêu dùng hưởng ứng sẽ đông hơn khi họ thấy đây là một thương hiệu quen thuộc. Lý do chính là người tiêu dùng đã tin tưởng vào chất lượng và uy tín của sản phẩm. Thứ hai: Sự trung thành thương hiệu sẽ giúp công ty duy trì được những khách hàng cũ trong tài sản thương hiệu là: sự nhận biết thương hiệu, 6 chất lượng cảm nhận, thuộc tính thương hiệu và các yếu tố sở hữu khác. Chất lượng cảm nhận và thuộc tính thương hiệu cộng thêm sự nổi tiếng của thương hiệu sẽ tạo thêm niềm và lý do để khách hàng mua sản phẩm, cũng như những thành phố này sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Gia tăng sự trung thành về thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng ở thời điểm mua hàng khi mà các đối thủ cạnh tranh luôn sáng tạo và có những sản phẩm vượt trội. Sự trung thành thương hiệu là một thành tố trong tài sản thương hiệu nhưng cũng bị tác động bởi tài sản thương hiệu. Sự trung thành thương hiệu là một trong những giá trị mà tài sản thương hiệu mang lại cho công ty. Thứ ba: Tài sản thương hiệu sẽ giúp cho công ty thiết lập một chính sách giá cao và ít lệ thuộc hơn đến các chương trình khuyến mãi. Trong những trường hợp khác nhau thì các thành tố của tài sản thương hiệu sẽ hỗ trợ công ty trong việc thiết lập chính sách giá cao. Trong khi với những thương hiệu có vị thế không tốt thì thường phải sử dụng chính sách khuyến mãi nhiều để hỗ trợ bán hàng. Nhờ chính sách giá cao mà công ty càng có thêm được lợi nhuận. Thứ tư: Tài sản thương hiệu sẽ tạo môt nền tảng cho sự phát triển thông qua việc mở rộng thương hiệu. Ví dụ: Sony là một trường hợp điển hình, công ty đã dựa trên thương hiệu Sony để mở rộng sang lĩnh vực máy tính xách tay với thương hiệu Sony Vaio, hay sang lĩnh vực game như Sony Play Station….Một thương hiệu mạnh sẽ làm giảm chi phí truyền thông rất nhiều khi mở rộng thương hiệu. Thứ năm: Tài sản thương hiệu còn giúp cho việc mở rộng và tận dụng tối đa kênh phân phối. Cũng tương tự như khách hàng, các điểm bán hàng sẽ e ngại hơn khi phân phối những sản phẩm không nổi tiếng. Một thương hiệu mạnh sẽ hỗ trợ trong việc có được một diện tích trưng bày lớn trên kệ. Bên cạnh đó thương hiệu lớn sẽ dễ dàng nhận được hợp tác của nhà phân phối trong các chương trình tiếp thị. 1.2 Xây dựng thương hiệu (Branding) 1.2.1 Khái quát về xây dựng thương hiệu 7 Xây dựng thương hiệu là quá trình lựa chọn và kết hợp các thuộc tính hữu hình cũng như vô hình với mục đích để khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ hoặc tập đoàn một cách thức thú vị, có ý nghĩa và hấp dẫn. * Tại sao doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu? Trước hết xây dựng thương hiệu là nói đến việc tạo dựng một biểu tượng, một hình tượng về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng qua sự nhận biết về nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi của doanh nghiệp, tên xuất xứ của sản phẩm và chỉ dẫn địa lý cũng như bao bì hàng hóa. Một thương hiệu thành công, được người tiêu dùng biết đến và mến mộ sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi đã có được thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư cũng không e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp, bạn hàng của doanh nghiệp cũng sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh, cung cấp nguyên liệu và hàng hóa cho doanh nghiệp. Thương hiệu luôn là tài sản vô hình và có giá của doanh nghiệp. Như vậy sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa. * Các bước xây dựng thương hiệu Để có thể xây dựng thương hiệu phát triển bền vững trong dài hạn, các doanh nghiệp có thể tham khảo năm bước sau: + Xác định cấu trúc nền móng thương hiệu + Định vị thương hiệu + Xây dựng chiến lược thương hiệu + Xây dựng chiến lược truyền thông + Đo lường và hiệu chỉnh. 8 1.2.2 Phân tích thông tin xây dựng thương hiệu 1.2.2.1 Phân tích ma trận SWOT Phân tích SWOT giúp bạn phát huy tất cả tài năng và tận dụng mọi cơ hội đến với bạn trên con đường nghề nghiệp. SWOT là viết tắt của 4 chữ Strength (Thế mạnh), Weakness (Điểm yếu), Opportunity (Cơ hội) và Threat (Thách thức). SWOT còn giúp bạn khám phá ra những cơ hội tiềm ẩn giúp bạn tiến nhanh đến thành công nhưng cũng không lơ là những thách thức cản trở sự phát triển của bạn. Còn chần chừ gì mà không cầm bút lên và làm ngay bài phân tích SWOT của mình. Điểm mạnh (S) • Thế mạnh nào chỉ riêng bạn có còn những người khác thì không? (ví dụ về kĩ năng, bằng cấp, học vấn hoặc các mối quan hệ) •Bạn làm việc gì tốt hơn những người khác? •Bạn có thể đạt được những năng lực cá nhân nào? •Đâu là những điểm mạnh mà mọi người (kể cả sếp) nhận thấy ở bạn? • Bạn tự hào nhất về những thành tích nào của mình? •Những giá trị nào bạn tin rằng những người khác không thể hiện được? • Bạn có phải là một phần của một hệ thống mà không ai khác được tham gia vào? Nếu thế, mối liên hệ giữa bạn với những người có ảnh hưởng là gì? Điểm yếu (W) • Những việc nào bạn thường xuyên phải từ chối vì không đủ tự tin để thực hiện? • Đâu là những điểm yếu mà những người xung quanh sẽ đánh giá về bạn? 9 • Bạn có hoàn toàn tự tin với trình độ học vấn và các kĩ năng của mình? Nếu không, nhược điểm lớn nhất của bạn nằm ở đâu? • Những thói quen không tốt trong công việc của bạn là gì? • Những tính cách nào cản trở bạn trong công việc? Cơ hội (O) • Những công nghệ mới nào có thể hỗ trợ bạn? Bạn có thể tìm được sự giúp đỡ từ người khác nhờ Internet không? • Ngành nghề của bạn có đang phát triển không? Nếu có, bạn sẽ tận dụng cơ hội từ thị trường hiện tại bằng cách nào? • Bạn có xây dựng cho mình một mạng lưới những đầu mối liên lạc chiến lược – những người có thể trợ giúp bạn hoặc cho bạn những lời khuyên hữu ích? • Trong công ty bạn hiện đang có những xu hướng nào (về quản lý hoặc những lĩnh vực khác), và bạn có thể tận dụng cơ hội từ chúng không? • Có đối thủ nào của bạn vừa thất bại trong một nhiệm vụ quan trọng nào đó? Nếu thế, bạn có tận dụng được cơ hội từ sai lầm của họ không? • Trong công ty hay trong lĩnh vực mà bạn đang làm việc, có nhu cầu nào đó phát sinh nhưng chưa ai có thể đáp ứng không? • Khách hàng có điều gì than phiền về công ty của bạn không? Nếu có, liệu bạn có thể tự tạo cho mình một cơ hội bằng cách đề ra một giải pháp? Thách thức (T) • Những trở ngại nào trong công việc mà bạn đang phải đương đầu? • Có đồng nghiệp nào đang cạnh tranh với bạn về dự án hay vị trí trong công việc không? • Công việc của bạn (hay nhu cầu thị trường đối với công việc của bạn) có thay đổi không? • Sự thay đổi công nghệ có đe dọa vị trí hiện tại của bạn không? • Có điểm yếu nào của bạn có khả năng dẫn đến nguy cơ không? 1.2.2.2 Thương hiệu công ty, thương hiệu sản phẩm 10 [...]... diện truyền thông-báo chí + Đại diện phát ngôn báo chí + Tư vấn, quản trị toàn bộ các hoạt động báo chí – thông tin của doanh nghiệp, giám sát thực hiện các hoạt động PR 23 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI (HiTV) 2.1.1 Thông tin chung về Công ty cổ phần đầu. .. hội cho sự phát triển của mọi thành viên HiTV 28 2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội (HiTV) * Chức năng nhiệm vụ của HiTV * Làm phim quảng cáo, video quảng cáo, quảng cáo HiTV Truyền hình cáp Hà Nội: Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình - Công ty Đầu tư Phát triển truyền hình Hà Nội / Đài PT – Truyền hình Hà Nội / Truyền hình Cáp Hà Nội Đ/c: 30 Trung... Công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội (viết tắt là HiTV) được thành lập vào ngày 17/7/2007, HiTV là một doanh nghiệp trẻ của Việt Nam, xây dựng và trưởng thành hơn 3 năm trong lĩnh vực truyền thông, truyền hình, phát sóng quảng cáo các chương trình trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, kênh Thông tin Kinh tế-Văn hóa -Xã hội Hà Nội (kênh HiTV) Sơ đồ 2: Quá trình phát triển của công ty. .. khoản công ty: 150 820 101 4688 - Tại Ngân hàng: NH Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn - CN Tam Trinh - Mã số doanh nghiệp : 0102320305 - Ngày cấp: 17/7/2007 - Số nhân viên: 120 CBNV - Số cộng tác viên: 20 24 Hình ảnh 1: (minh họa) CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH HN-HiTV 30 Trung Liệt - Đống Đa - Hà Nội 2.1.2 Lịch sử hình thành Công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội (HiTV) Công. .. khách hàng chính là thước đo uy tín của Công ty Khởi đầu từ một công ty thương mại chuyên về lĩnh vực marketing, thương mại điện tử, quảng cáo truyền thông, truyền hình và đào tạo các ngành nghề, HiTV đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những công ty dẫn đầu về cung cấp các lĩnh vực trên tại địa bàn Hà Nội Năm 2007, công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội được thành lập và hoạt...• Thương hiệu công ty là thương hiệu bao trùm lên mọi sản phẩm hay dịch vụ của công ty • Thương hiệu dịch vụ là thương hiệu của những dịch vụ được tạo ra bởi các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ Đối với những công ty chuyên cung cấp dịch vụ, thương hiệu dịch vụ chính là thương hiệu công ty Ví dụ như thương hiệu Vietnam Airlines là thương hiệu của Tổng công ty hàng không Việt Nam, là thương hiệu. .. sắc thương hiệu 1.3.2.Củng cố thương hiệu Sau quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu thì đã cho thương 22 hiệu mạnh thì việc làm kế tiếp là phải giữ vững và củng cố thương hiệu đó Đều thương hiệu đó không chỉ phát triển trong nước mà còn cả trên thị trường thế giới Sau đây là các phương pháp để củng cố thương hiệu: - Đổi mới - Nhanh hoặc thua cuộc - Không phải tiêu thụ nhiều ở siêu thị hàng đầu. .. của người dân Thủ đô và là kênh thông tin đầy đủ nhất về 3 lĩnh vực Kinh tế, Văn hóa, Xã hội * Diện phủ sóng của công ty - Truyền hình cáp Hà Nội - Truyền hình cáp VTC - Truyền hình cáp SaigonTourist - Truyền hình IPTV-VNPT - Truyền hình cáp TP HCM - Truyền hình DTH VTC (vinasat, asiasat) * Các hoạt động chính của Công ty - Dịch vụ truyền hình - Sản xuất chương trình truyền hình - Thương mại điện tử... và truyền thông Hà Nội HiC và trường trung cấp thông tin và truyền thông Hà Nội HiMC được thành lập và đào tạo trong lĩnh vực truyền thông, phát thanh truyền hình và điện tử viễn thông Hiện nay, Trường đã và đang có những chiến lược liên kết với các đơn vị đào tạo nước ngoài, nhằm phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực truyền thông, truyền hình Trải qua gần 3 năm phát triển, ... gần 3 năm phát triển, nhà trường đã có khoảng hơn 2 nghìn sinh viên tốt nghiệp và nhận công tác tại các đài truyền hình trung ương và địa phương trong cả nước 2.1.5.Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban Công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội đã tiến hành sắp xếp tổ chức các phòng ban nghiệp vụ cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ của công ty Theo quy định về . hiệu. Chương 2: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội. Chương 3: Các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty. ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Truyền Hình. tài Xây dựng và phát triển thương hiệu Công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội làm chuyên đề tốt nghiệp. Kết cấu chuyên đề: Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng và phát triển thương