- Lĩnh vực kinh doanh: Quảng cáo, xuất bản, Public Relation, Sales Marketing…
PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH HÀ NỘ
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1 Chính sách phát triển công ty trong thời gian tới.
* Triển khai kế hoạch kinh doanh:
Căn cứ trên đánh giá về môi trường kinh doanh năm 2011, dự báo thị trường truyền thông, truyền hình Việt Nam năm 2011, năng lực cạnh tranh của Công ty và các đơn vị thành viên; kết quả kinh doanh năm 2011 của từng lĩnh vực, định hướng kinh doanh của Công ty là:
- Duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu toàn Công ty ở mức 50%, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ở mức 30%.
- Duy trì tăng trưởng cao trong lĩnh vực book sóng quảng cáo trên kênh HiTV, mở rộng phát triển mảng thị trường với các đối tác lớn, các đơn vị có tiềm lực kinh tế.
- Đẩy mạnh khai thác các dự án đầu tư trên kênh HiTV thông qua việc phát triển thị trường và mở rộng hệ thống khách hàng hiện có nhằm tăng lợi nhuận trong năm 2012.
- Đẩy mạnh hoạt động đầu tư trên một số lĩnh vực bất động sản (đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái), kênh truyền hình (TH thiếu nhi), và cho ra đời sàn giao dịch hàng hóa để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.
- Hoàn thành doanh thu năm 2012 là 39 tỷ. Trong đó:
- Tập trung bảo đảm ổn định và nâng cấp chất lượng chương trình, chú trọng công tác chăm sóc khách hàng.
- Kế hoạch triển khai của Trường HiMC
+ Đạt chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012-2013: khoảng 420 đến 490 sv + Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp.
- Kế hoạch triển khai của Kênh HiTV:
+ Sản xuất ổn định các chương trình trên kênh H1, H2 và kênh HiTV; nâng cao chất lượng các chương trình.
+ Thành lập kênh phát thanh Joy FM
+ Xây dựng đội ngũ nhân sự có năng lực và kinh nghiệm làm việc hiệu quả.
* Củng cố tổ chức bộ máy hoạt động:
Củng cố tổ chức bộ máy:
- Củng cổ tổ chức bộ máy của công ty thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định.
- Tập trung đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ CBNV của từng vị trí và từng đơn vị, bố trí sắp xếp lao động hợp lý để phát huy hiệu quả làm việc.
- Công tác phát triển nhân sự:
- Tuyển chọn đầu vào trước khi phỏng vấn:
+ Trình độ: Đại học chính quy đúng chuyên ngành tuyển dụng + Kinh nghiệm: đó có kinh nghiệm ở vị trí tuyển dụng
+ Khả năng làm việc: nhanh nhẹn, linh hoạt, xử lý công việc tốt. Tuyệt đối không tuyển dụng:
+ Trình độ dưới đại học
+ Chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí tuyển dụng
Xây dựng kế hoạch đào tạo và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên theo từng thời điểm.
Xây dựng quy chế quản lý nhân sự hiệu quả.
* Tăng cường công tác kiểm tra giám sát thực hiện và hậu kiểm:
Bổ sung, sửa đổi các quy chế, nguyên tắc làm việc chuẩn mực phự hợp với tổ chức bộ máy.
- Căn cứ vào quy chế, nguyên tắc ban hành, các phòng ban nghiệp vụ phát huy tối đa vai trò thanh tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của công
ty, nhằm phát huy tối đa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
• Công tác quản trị doanh nghiệp:
Từng bước nâng cao công tác quản lý điều hành trong BGĐ về các mặt hoạt động của Công ty.
Xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh năm đối với các đơn vị, phòng ban: khối kinh doanh dịch vụ, khối phục vụ, khối sản xuất (kênh HiTV, trường HiC).
Xây dựng và triển khai các kế hoạch đầu tư; Xây dựng và ban hành các quy chế quản lý.
Năm 2011 vừa qua chúng ta đã có nhiều cố gắng, đã đạt được những kết quả tích cực, tạo tiền đề cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong những năm tiếp theo.
Ban Giám đốc Công ty hoan nghênh và đề nghị các đơn vị trong Công ty và các công ty bạn đã có hợp đồng hợp tác với HiTV phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2011, khắc phục những thiếu sót, tồn tại, thực hiện những biện pháp tích cực, cụ thể. Trên đây là toàn bộ báo cáo về tình hình hoạt động năm 2011 và kế hoạch triển khai năm 2012 của toàn Công ty. Đề nghị các đơn vị đưa ra ý kiến đóng góp nhằm rút kinh nghiệm những mặt còn tồn tại và đưa ra phương hướng xây dựng Công ty phát triển hơn nữa.
3.2. GIẢI PHÁP
3.2.1 Giải pháp nâng cao nhận thức về thương hiệu và phát triển thương hiệu cho cán bộ công nhân viên Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phát thương hiệu cho cán bộ công nhân viên Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Truyền Hình Hà Nội.
Mỗi thành viên trong công ty phải được trang bị những kiến thức cơ bản về thương hiệu, vai trò và vị trí không thể thiếu của thương hiệu, những kỹ năng thực hành cơ bản về xây dựng và quản lý thương hiệu.
Trước tiên cần đặt kế hoạch nâng cao nhận thức về thương hiệu cho các nhân viên trong kế hoạch chung về đào tạo nhân lực của Công ty. Việc 61
đào tạo này phải được lập kế hoạch lâu dài và bài bản chứ không như thực tế thường thấy ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là sử dụng việc đào tạo như một phương thuốc giải quyết những vướng mắc tậm thời của mình.
Tiếp đến Công ty nên tham khảo cách đào tạo của các Công ty nước ngoài, các doanh nghiệp lớn khác nhất là các Công ty trong lĩnh vực lắp máy và xây dựng và nên hoàn thiện trung tâm đào tạo của Công ty. Hiện nay trung tâm đào tạo của Công ty chỉ mới đạt được mục tiêu dạy nghề cơ khí chứ chưa có các khóa đào tạo về quản lý nói chung và về phát triển thương hiệu nói riêng. Mục đích phải đạt được là mỗi nhân viên phải ý thức rõ rằng trên thương trường, thương hiệu đối với sản phẩm của mình cũng mật thiết như môi với răng, cần phải được lưu tâm và bảo vệ như nhau.
Muốn vậy thì trước hết ban lãnh dạo Công ty phải được trang bị những kiến thức cơ bản về thương hiệu, và những kiến thức này phải thường xuyên được cập nhật qua đào tạo, nghiên cứu, qua các chuyến công du nước ngoài… Muốn toàn Công ty hiểu và phát triển thương hiệu thì ban giám đốc phải đi đầu, gương mẫu thực hiện các quy trình chung về xây dựng và phát triển thương hiệu.
Nhận thức đứng cái mình đang làm và sẽ làm luôn là mấu chốt của mọi thành công. Nếu công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội nhận thức tốt về vấn đề thương hiệu thì việc đi sai hướng hay thất bại sẽ được hạn chế đi rất nhiều.
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội. thương hiệu cho công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội.
Từ nhận thức đúng đắn về vấn đề thương hiệu, Công ty cần đầu tư nhân lực, tài chính, thời gian… một cách xứng đáng hơn cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Nhiều doanh nghiệp có xu hướng gắn việc xây dựng thương hiệu với sự thành công của quảng cáo, hoặc cứ nghĩ rằng cứ làm cho mọi người biết đến tên của Công ty mình là đạt được mục tiêu, hay chỉ chăm chú vào sản xuất với suy nghĩ mình làm ra sản phẩm tốt là mọi người sẽ đến mua. Nhưng mọi việc không đơn giản như thế bởi thương hiệu là một 62
khái niệm phức tạp và luôn được cập nhật bằng những thực tiễn diễn ra trên thị trường.
Vị thế của công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội cần phải xây dựng cho mình một chiến lược tổng lực dài hơi với một tầm nhìn xa. Việc tham khảo các chiến lược toàn cầu rất cần thiết đối với Công ty khi hoạch định các chiến lược thương hiệu của mình. Cần hoạch định thương hiệu ở quy mô quốc tế ngay từ khi phác thảo những bước đi đầu tiên: từ việc đặt tên nhãn hiệu, định nghĩa sản phẩm (product concept), các lợi ích (product benifits), giá trị (brand values), chiến lược phân phối hay xuất khẩu, thị trường mục tiêu và tổ hợp phân khúc - định vị ở quy mô quốc tế.
Ngoài ra Công ty cũng có thể sử dụng các nguồn lực bên ngoài trong việc hình thành và thực hiện chiến lược thương hiệu.
Chiến lược bao giờ cũng đóng vai trò quyết định trong kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty cổ phần đầu tư phát triển truyền hình Hà Nội nói riêng, vì thiếu kinh nghiệm trên trường quốc tế nên việc thiết lập một thương hiệu phù hợp còn nhiều khó khăn. Song nếu toàn công ty từ trên xuống dưới đều có sự đồng lòng, nhất trí cùng quyết tâm thực hiện thì vấn đề thương hiệu sẽ được thực hiện một cách tốt đẹp.
3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ
Vấn đề chất lượng sản phẩm và dịch vụ được tạo ra phải được ưu tiên hàng đầu như tôn chỉ từ trước tới nay mà Công ty vẫn theo đuổi. Chất lượng sản phẩm chính là yếu tố quan trọng để không chỉ khách hàng đến với sản phẩm của Công ty mà quan trọng hơn cả là giữ được khách hàng. Thương hiệu của sản phẩm không thể xây dựng trên nền tảng của những sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng. Chất lượng cao, ổn định định, đồng đều sẽ tạo cho khách hàng thêm tin tưởng với Công ty. Xét về chất lượng để tạo ra một sản phẩm đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu đòi hỏi nhiều yếu tố:
+ Thứ nhất con người là yếu tố quyết định định chất lượng sản phẩm nói riêng và sự phát triển của Công ty nói chung. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì Công ty
phải đầu tư thích đáng cho con người nhằm nâng cao trình độ tổ chức quản lý điều hành cũng như tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Công ty thường xuyên nen tổ chức các cuộc thi tay nghề cho công nhân nhằm thúc đẩy việc trau dồi kĩ năng nghề nghiệp của công nhân, phát hiện ra những kỹ năng còn yếu của công nhân để từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
+ Thứ hai trong quá trình hội nhập, sản phẩm muốn có chỗ đứng trên thị trường thì việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình của hệ thống qủn lý chất lượng ISO 9000 và quy định về an toàn môi trường ISO 14000 là điều không thể thiếu. Để đạt được yêu cầu đó Công ty cần phải đổi mới mạnh mẽ trong đầu tư như mở rộng nhà xưởng, tăng cường hiện đại hóa thiết bị chuyên dụng, áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất và quản lý.
+ Thứ ba cần chú ý hơn đến chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào, kiểm tra lựa chọn cẩn thận, kỹ lưỡng trước khi đưa vào sản xuất.
3.2.4 giải pháp chính sách giá
Đứng trước việc phải đối mặt với sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế như: Internet, báo chí, đài …So với các đối thủ đó sản phẩm của công ty đang có giá cao hơn. Trong thời gian tới công ty phải nghiên cứu, tìm mọi biện pháp cải tiến quy trình sản xuất hạ giá thành dịch vụ.
Đối vơi từng khách hàng cũng như từng đơn hàng cũng cần phải có chính sách giá hợp lý sao cho vừa đảm bảo lợi nhuận cho họ vừa đảm bảo giá tới người tiêu dùng cuối cùng vẫn là hợp lý