1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hoạt động trong đấu thầu xây dựng của CIENCO4

108 244 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Chuyên đề tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoàn bài chuyên đề là do em tự viết, không sao chép các tài liệu khác. Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, tháng 05 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Hải Yến SV:Nguyễn Hải Yến Lơp: Kế hoạch B Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC CHƯƠNG I 3 - Quy định của luật chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc hoàn thiện hồ sơ dự thầu (HSDT) nhằm thống nhất phương pháp đánh giá và việc lựa chọn nhà thầu đạt được mục tiêu quản lý của Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng 58 Số lượng 99 Công suất 99 Thiết bị cốp pha trượt 99 Thiết bị thi công đường 99 Thiết bị thi công cầu 100 Thiết bị khác 101 Các thiết bị phòng kỹ thuật 102 HCM 105 SV: Nguyễn Hải Yến Lơp: Kế hoạch B Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG I 3 - Quy định của luật chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc hoàn thiện hồ sơ dự thầu (HSDT) nhằm thống nhất phương pháp đánh giá và việc lựa chọn nhà thầu đạt được mục tiêu quản lý của Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng 58 Số lượng 99 Công suất 99 Thiết bị cốp pha trượt 99 Thiết bị thi công đường 99 Thiết bị thi công cầu 100 Thiết bị khác 101 Các thiết bị phòng kỹ thuật 102 HCM 105 SV: Nguyễn Hải Yến Lơp: Kế hoạch B Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU ơ Đấu thầu xây dựng là một trong những hoạt động mang tính đặc trương của nền kinh tế thị trường. Kể từ khi Việt Nam bước vào cánh cửa hội nhập WTO ,nền kinh tế đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Ngành xây dựng các công trình giao thông ở Việt nam được tiếp cận với nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài hơn. Chính phủ ngày càng chú trọng đến đầu tư xây dựng các công trình giao thông và dành một tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn ngân sách cho lĩnh vực này. Tuân theo cơ chế thị trường, hoạt động đấu thầu cũng từ đó trở nên phổ biến đối với Việt Nam và ngày càng trở nên hết sức sôi động. Điều này tạo điều kiện cho Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 cũng như các doanh nghiệp xây dựng khác có một sân chơi bình đẳng khi tham gia dự thầu thực hiện những công trình lớn, góp phần nâng cao vị thế của trên thị trường xây dựng trong và ngoài nước. Bên cạnh những thuận lợi luôn đi kèm với nhiều thách thức ,tính cạnh tranh đòi hỏi Tổng công phải nỗ lưc nhiều hơn nữa để đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Do đó, việc nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là một việc làm hết sức cần thiết và mang tính chiến lược ảnh hưởng đến sự thành bại và vị thế của cả một doanh nghiệp xây dưng nói chung và tổng công ty nói riêng trong thời buổi hiện nay. Ngoài ra,trong thời gian thực tập tại Tổng công ty xâu dựng công trình giao thông 4 em nhận thấy tồn tại một số vấn đề lớn ở tổng công ty hiện nay là làm thế nào để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng , khẳng định được vị thế và thương hiệu trên thị trường xây dựng trong và ngoài nước.Chính vì vậy mà mà em quyết định chọn đề tài : “ Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 – CIENCO4 “ để trình trong chuyên đề tốt nghiệp. Kết cấu đề tài ngoài phần mở đầu , kết luận, chuyên đề gồm ba phần : Chương 1 : Đấu thầu và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng. Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu SV: Nguyễn Hải Yến Lơp: Kế hoạch B 1 Chuyên đề tốt nghiệp xây dựng của tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4. Hoàn thành chuyên đề này, em xin cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của TS Bùi Đức Tuân cùng với các cô chú và anh chị trong phòng kinh doanh của tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4. Em xin chân thành cảm ơn ! SV: Nguyễn Hải Yến Lơp: Kế hoạch B 2 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I ĐẤU THẦU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐẤU THẦU XÂY DỰNG I. Lý thuyết về đấu thầu xây dựng và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng: 1. Các khái niệm và đặc điểm cơ bản về đấu thầu. 1.1. Khái niệm đấu thầu xây dựng nói chung. Những năm gần đây, Nhà nước đã dành một nguồn lực đáng kể để khôi phục, mở rộng và xây dựng hàng loạt công trình giao thông trên tất cả các vùng, miền của đất nước. Do vậy có thể nhận thấy hoạt động xây dựng các công trình giao thông đang đóng góp vị trí rất cần thiết cho sợ phát triển tổng thể của nền kinh tế quốc dân. Thuật ngữ “đấu thầu” đã không còn xa lạ gì với Việt Nam, đặc biệt là hơn chục năm trở lại đây, khi mà nền kinh tế thị trường của nước ta đang ngày càng phát huy đúng vai trò của nó. Để hoành thành một dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo lẽ thường thì có thể tiến hành theo ba phương thức đó là: tự làm, chỉ định thầy và đấu thầu, tuy nhiện hiện nay “đấu thầu” vẫn đang là phương thức phổ biến và hiệu quả nhất. Tuy nhiên thuật ngữ “đấu thầu” lại mang nhiều có mang nhiều sắc thái khác nhau khi tiếp cận nó trên nhiều góc độ.  Đầu tiên, từ góc độ chủ đầu tư, “đấu thầu” là phương thức cạnh tranh trong xây dựng nhằm lưa chọn được người nhận thầu đáp ứng được nhu cầu kinh tế và kỹ thuật.  Từ góc độ nhà thầu thì “đấu thầu” là một phương thức kinh doanh mà thông qua đó nhà thầu nhận được cơ hội khảo sát thiết kế, mua sắm máy móc thiết bị và xây lắp công trình.  Trên góc độ nhà nước thì “đấu thầu” một phương thức quản lí thực hiện dự án đầu tư mà thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. Từ những góc nhìn trên, có thể nhận thấy bản chất đấu thầu là việc tổ chức hoạt động cạnh tranh trên hai phương diện: Cạnh tranh giữa bên mời thầu và nhà SV: Nguyễn Hải Yến Lơp: Kế hoạch B 3 Chuyên đề tốt nghiệp thầu; Cạnh tranh giữa các nhà thầu. Có thể hình dung đấu thầu là một cuộc mua bán, trong đó bên mua là chủ đầu tư và bên bán là các nhà thầu. Tuy nhiên, không giống như các hoạt động mua bán thông thường khác, tính chất hàng hoá của sản phẩm xây dựng thể hiện không rõ do việc tiêu thụ diễn ra trước khi có sản phẩm và thực hiện theo dự toán (chứ không phải giá thực tế). Theo lí thuyết hành vi thì người mua luôn cố gắng để mua được hàng hoá với mức giá thấp nhất ở chất lượng nhất định, còn người bán lại cố gắng bán được mặt hàng đó ở mức giá cao nhất có thể. Do đó, nẩy sinh tính cạnh tranh trong hoạt động kinh tế này. Và kết quả là thông qua việc tổ chức hoạt động cạnh tranh sẽ hình thành giá thầu hay giá dự toán công trình. Đấu thầu còn là cách thức để xét hiệu quả kinh tế trong việc lựa chon đơn vị thi công xây dựng (các nhà thầu). Cách thức nàysẽ so sánh, đánh giá giữa các nhà thầu theo một quy trình và căn cứ vào một hệ thống các tiêu chuẩn nhất định. Kết quả cuối cùng sẽ tìm ra được một nhà thầu đáp ứng tốt các yêu cầu về công trình của chủ đầu tư. Vậy có thể nói hình thức đấu thầu được hình thành trong nền kinh tế thị trường vì bản chất của nó là một hoạt động mang tính cạnh tranh, và nó sẽ chỉ phát huy được giá trị riêng có của nó khi được đặt trong một nền kinh tế thị trường phát triển. Sau nhiều thập kỷ thực hiện hình thức giao thầu xây dựng nói chung, xây dựng công trình giao thông (XDCTGT) nói riêng và theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, lần đầu tiên tại Việt Nam áp dụng hình thức đấu thầu theo Quyết định 183/TTg ngày 16 tháng 4 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng xét thầu quốc gia và sau đó là nhiều lần chỉnh sửa quy chế đầu thầu, đã đánh dấu một bước ngoặt lớn của việc thực hiện quá trình chuyển đổi tổ chức và quản lý xây dựng. Từ đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cũng bắt đầu bước vào một thời kỳ mới của sự phát triển, đó là thời kỳ cạnh tranh trong đấu thầu các công trình xây dựng. Theo quy định tại mục 2 điều 4 chương 1 luật đấu thầu được quốc hội nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 thì: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu bên mời thầu để thực hiện các gói thầu theo các dự án quy định tại điều 1 của luật này trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”. SV: Nguyễn Hải Yến Lơp: Kế hoạch B 4 Chuyên đề tốt nghiệp Đấu thầu là một hoạt động của nền kinh tế thị trường, nó tuân theo các quy luật khách quan của thị trường như quy luật cung - cầu, quy luật giá cả - giá trị. Thông qua hoạt động đấu thầu, những người mua (BMT) có nhiều cơ hội để lựa chọn những người bán phù hợp với mình, mang lại hiệu quả cao nhất - xứng với giá trị của đồng tiền mà người mua sẵn sàng bỏ ra. Đồng thời những người bán (nhà thầu) có nhiều cơ hội để cạnh tranh nhằm đạt được các hợp đồng, có thể cung cấp các hàng hóa sản xuất ra, cung cấp các kiến thức mà mình có hoặc các dịch vụ mà mình có khả năng đáp ứng nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Tóm lại, đấu thầu xây dựng là quá trình lựa chọn các nhà thầu có năng lực thực hiện những công việc có liên quan đến quá trình tư vấn, xây dựng, mua sắm thiết bị và lắp đặt các công trình, hạng mục công trình xây dựng nhằm đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, và các yêu cầu kỹ thuật của dự án. 1.2. Đặc điểm của đấu thầu xây dựng: Đặc điểm về chủ thể tham gia đấu thầu. Như khái niệm trên đã trình bày, ta thấy thực chất đấu thầu là một hoạt động cạnh tranh xuất phát từ quan hệ cung - cầu, quan hệ cạnh tranh giữa bên mời thầu (các chủ đầu tư) với các nhà thầu và cạnh tranh giữa các nhà thầu với nhau. Trong quá trình tham gia đấu thầu có thể có nhiều chủ thể khác nhau đó là các chủ đầu tư và các doanh nghiệp xây dựng có khả năng đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư và có mong muốn được nhận thầu. Các chủ thể này phải đủ điều kiện và tuân thủ các quy định pháp luật về điều kiện tham gia đấu thầu. Các nhà mời thầu phải là các đơn vị có năng lực tài chính, có năng lực tổ chức quản lý và thực hiện dự án. Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án. Trong đó BMT là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu. Về phía các nhà thầu thì nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật Đấu thầu để tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu của BMT. Về đối tượng hàng hóa tham gia đấu thầu xây dựng. Hàng hóa trong đấu thầu xây dựng là các dự án xây lắp,cung ứng hàng hóa, tư vấn về thiết kế, giám sát, đầu tư v.v… tính chất hàng hoá của sản phẩm xây dựng thể hiện không rõ do việc tiêu thụ diễn ra trước khi có sản phẩm và thực hiện theo dự toán (chứ không phải giá SV: Nguyễn Hải Yến Lơp: Kế hoạch B 5 Chuyên đề tốt nghiệp thực tế). Các nhà thầu cạnh tranh với nhau để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn thiết kế, đấu thầu mua sắm hàng hóa, thiết bị, đấu thầu xây lắp, đấu thầu thực hiên lựa chọn đối tác thực hiện dự án v.v… Hàng hóa ban đầu được đem ra thị trường chưa được định giá rõ ràng các chủ đầu tư và các nhà thầu sẽ dựa trên các thông số về yêu cầu kinh tế - kỹ thuật của dự án để định ước giá trước và thông qua hoạt động đấu thầu để xác định giá cả cụ thể cho các loại hàng hóa này và điều kiện để hoàn tất việc mua bán. Tính cạnh tranh giữa các chủ đầu tư (người mua) với các nhà thầu (người bán) và giữa các nhà thầu với nhau sẽ hình thành nên giá thầu đảm bảo tính kinh tế - kĩ thuật nhất nhằm bán được sản phẩm của mình. 2. Các nguyên tắc, hình thức và phương thức đấu thầu xây dựng 2.1. Các hình thức tổ chức đấu thầu. Về hình thức tổ chức đấu thầu. Việc lựa chọn nhà thầu có thể được thực hiện theo hai hình thức chủ yếu là đấu thầu rông rãi và đấu thầu hạn chế.  Đấu thầu rộng rãi là hình thức không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và ghi rõ các điều kiện, thời gian dự thầu. Đối với những gói thầu lớn, phức tạp về công nghệ bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để lựa chọn nhà thầu có đủ tư các và năng lực tham gia dự đấu thầu. Hình thức đấu thầu nay được khuyến khích áp dụng nhằm đạt tính cạnh tranh cao trên cơ sở tham gia của nhiều nhà thầu. Tuy nhiên, hình thức này được áp dụng cho các công trình thông dụng không có yêu cầu đặc biệt về kĩ thuật, mĩ thuật cũng như không cần bí mật và tuỳ theo từng dự án cụ thể trong phạm vi một địa phương, một vùng, toàn quốc và quốc tế.  Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham gia. Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp nhận. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kịên sau :  Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của đấu thầu.  Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế.  Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế. SV: Nguyễn Hải Yến Lơp: Kế hoạch B 6 Chuyên đề tốt nghiệp  Do yêu cầu về tiến độ thực hiện dự án được người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận. 2.2. Phương thức đấu thầu Về phương thức đấu thầu thì có 3 phương thức về đấu thầu cơ bản mà chủ đầu tư dự án có thể lựa chọn để tổ chức hoạt động đấu thầu là: đấu thầu một túi hồ sơ, đấu thầu hai túi hồ sơ và đấu thầu hai giai đoạn.  Đấu thầu một túi hồ sơ là phương thức đấu thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ. Phương thức này thường áp dụng đối với đấu thầu mua sắm và xây lắm.  Đấu thầu hai túi hồ sơ là phương thức nhà thầu lập đề suất kỹ thuật và đề xuất về giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm.Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được chủ đầu tư dự án xem trước, theo đó những hồ sơ sau khi đước đánh giá đạt số điểm từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề suất giá cả để xem xét tiếp. Phương thức này thường chỉ áp dụng đối với đấu thầu tuyển chộn tư vấn.  Đấu thầu hai giai đoạn.  Các trường hộ áp dụng. - Các gói thầu mua sắm và xây lắp có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên. - Các gói thầu mua sắm hàng hóa có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp. - Các dựa án thực hiện theo hợp đồng chìa khóa trao tay.  Quy trình đấu thầu hai giai đoạn. - Giai đoạn 1: Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ trình bày các đề suất kỹ thuật và phương án tài chính cho bên mời thầu. Sau đó bên mời thầu sẽ xem xét và đánh giá thảo luận cụ thể với từng nhà thầu nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đấu thầu chính thức. - Giai đoạn 2: Bên mời thầu mới các nhà thầu đã tham gia giai đoạn 1 nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung theo yêu cầu chung của dự án và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện , điều kiện thực hiện hợp đồng , giá dự thầu. SV: Nguyễn Hải Yến Lơp: Kế hoạch B 7 [...]... và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dưng công trình giao thông: 1 Một số kinh nghiệm trong công tác đấu thầu xây dựng các công trình giao thông Qua đặc điểm của các yếu tố tác động tới khả năng canh tranh trong đấu thầu và qua một số thực tế kinh nghiệm thắng thầu của một vài nhà thầu lớn, sau đâu là một vài kinh nghiệm trong công tác đấu thầu xây dựng Trên thực tế cho... sai phạm của các bên SV: Nguyễn Hải Yến Lơp: Kế hoạch B Chuyên đề tốt nghiệp 9 tham gia đấu thầu không tuân thủ nguyên tắc này 3 Đặc điểm của cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng: Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng giữa các nhà thầu là hoạt động mỗi nhà thầu mang ra thị trường những lợi thể so sánh của mình để giành được quyền thực hiện dự án Cạnh tranh giữa bên mời thầu và các nhà thầu là hoạt động lựa... gia dự thầu  Liên danh – liên kết thành các tập đoàn xây dựng 3.1.7 Khả năng Marketing của doanh nghiệp Xét về bản chất thì đấu thầu vẫn là một hoạt động mua bán, do đó yếu tố marketing cũng đóng vai trò không nhỏ đến sự thành công của doanh nghiệp trong quá trình diễn ra hoạt động này trên bối cảnh nền kinh tế thị trường Hoạt động quảng cáo thiếp thị trong đấu thầu nhằm xây dựng hình ảnh của công... cơ hội trúng thầu, để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, nắm vững thị phần mặc dù doanh thu và lợi nhuận không cao Nhìn chung thì số lượng các công trình trúng thầu vẫn là một con số trực quan nhất, phản ánh khả năng cũng như bề dày kinh nghiệm trong cạnh tranh đấu thầu và vị thế của doanh nghiệp trong thị trường xây dựng 2.3 Tỷ lệ thắng thầu trong các dự án: Đối với các nhà thầu xây dựng thì tiêu... nghiên cứu nâng cao hàm lượng kỹ thuật của các công trình nói riêng và của các nhà thầu nói chung Tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệp xây dựng thường dùng cả hai phương thức này để phân tán rủi ro đồng thời có thể linh hoạt hỗ trợ lẫn nhau để phát triển nhanh và ổn định II Năng lực đấu thầu và tiêu chí đánh giá năng lực đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông 1 Năng lực đấu thầu ... xây dựng  Cạnh tranh bằng giá dự thầu Trong bất kỳ một mua bán nào thì yếu tố giá cả luôn đóng vai trò quan trọng nhất định nào đó Với đấu thầu xây dựng cũng vậy, về bản chất nó cũng là một hoạt động mua - bán một loại hàng hóa đặc biêt Vì vậy nên việc xây dựng được một mức giá bỏ thầu hợp lý là yêu cầu hàng đầu quan trọng trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh và để đạt được hiệu quả kinh doanh của. .. các doanh nghiệp tổ chức đấu thầu: để đánh giá đúng các hồ sơ dự thầu đòi hỏi đội ngũ cán bộ thực hiện công tác đấu thầu của chủ đầu tư phải tự nâng cao trình độ của mình về các mặt nên việc áp dụng phương thức đấu thầu còn giúp cho chủ đầu tư nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ công nhân viên Đối với doanh nghiệp tham gia đấu thầu: tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm trong thi công và quản lý,... phải nâng cao nâng cao sức cạnh tranh của nhà thầu: Cạnh tranh là một quy luật vận hành của kinh tế thị trường Đối với từng thị trường cụ thể, quy luật đó biểu hiện thành cơ chế cạnh tranh có tính đặc thù, chẳng hạn đối với thị trường xây dựng thì đó là cơ chế đấu thầu Trước tiên phải nói rằng trong một cuộc đấu thầu công bằng mà bị thua thì hẳn là do năng lực cạnh tranh so sánh của nhà thầu trong. .. thầu của doanh nghiệp Thực tế cho thấy, ở tất cả các dự án mà doanh nghiệp được sự quan tâm ưu ái của chủ đầu tư thì khả năng trúng thầu là rất cao Do đó, việc gây dựng mối quan hệ này là vấn đề rất được quan tâm của các doanh nghiệp xây dựng Thứ năm, một khía cạnh khá quan trọng đang ngày càng được sự chú ý và rút kinh nghiệm của các doanh nghiệp xây dựng đó là công tác marketing trong hoạt động đấu. .. cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng được hiểu theo nghĩa rộng và có ba đặc điểm cơ bản sau 3.1 Chủ thể cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng Các chủ thể cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng có cùng mục tiêu theo đuổi đó là phải dành lợi thế tương đối về phía mình Như đã phân tích ở trên thì quan hệ cạnh tranh trong đấu thầu diễn ra giữa chủ đầu tư với các nhà hầu và giữa các nhà thầu với nhau Xét trên mối . nghiệp CHƯƠNG I ĐẤU THẦU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐẤU THẦU XÂY DỰNG I. Lý thuyết về đấu thầu xây dựng và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng: 1 nghiệp tham gia đấu thầu không tuân thủ nguyên tắc này. 3. Đặc điểm của cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng: Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng giữa các nhà thầu là hoạt động mỗi nhà thầu mang ra. thì hoạt động cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng được hiểu theo nghĩa rộng và có ba đặc điểm cơ bản sau. 3.1. Chủ thể cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng Các chủ thể cạnh tranh trong đấu thầu xây

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội – Nhà xuất bản thống kê HN -1999 Khác
2. PGS.TS Nguyễn Thị Bạch Nguyệt, TS Từ Quang Phương - Giáo trình Kinh tế đầu tư - 2005 – NXB ĐH KTQD Khác
3. T.S Nguyễn Hồng Minh,TH.S Đinh Đào Ánh Thủy – Quản trị đấu thầu – NXB ĐH KTQD Khác
4. GS.TS Nguyễn Văn Chon – ĐH Xây Dựng – 1999 – NXB Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia Khác
5. Các nghị định.- Nghị định 88/NĐ-CP ngày 1/9/1999 về Quy Chế Đấu Thầu.- Nghị Định 52/NĐ-CP ngày 8/7/1999 về Quy chế quản lý và đầu tư xây dựng cơ bản Khác
9.Các văn bản của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4:- Báo cáo tình hình hoạt động kết quả kinh doanh 2010-2011 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w