Thực trạng các nhân tố tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4...42 1.. Nguyên nhân của các vấn đề còn tồn tạ
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoàn bài chuyên đề là do em tự viết, không sao chép các tài liệu khác Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Hải Yến
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU: 1
CHƯƠNG I: ĐẤU THẦU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐẤU THẦU XÂY DỰNG 3
I Lý thuyết về đấu thầu xây dựng và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng: 3
1 Các khái niệm và đặc điểm cơ bản về đấu thầu 3
1.1 Khái niệm đấu thầu xây dựng nói chung 3
1.2 Đặc điểm của đấu thầu xây dựng: 5
2 Các nguyên tắc, hình thức và phương thức đấu thầu xây dựng 6
2.1 Các hình thức tổ chức đấu thầu 6
2.2 Phương thức đấu thầu 7
2.3 Nguyên tắc đấu thầu 8
3 Đặc điểm của cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng: 9
3.1 Chủ thể cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 9
3.2 Đối tượng cạnh tranh 9
3.3 Hình thức cạnh tranh 10
II Năng lực đấu thầu và tiêu chí đánh giá năng lực đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông 11
1 Năng lực đấu thầu 11
2 Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng: 11
2.1 Năng lực tài chính của doanh nghiệp xây dựng 11
2.2 Số lượng công trình trúng thầu: 13
2.3 Tỷ lệ thắng thầu trong các dự án: 13
2.4 Giá trị công trình trúng thầu: 14
Trang 32.5 Chỉ tiêu về lợi nhuận của DN: 14
2.6 Chỉ tiêu về chất lượng thi công công trình: 14
2.7 Chỉ tiêu về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu: 15
3 Các nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 16
3.1 Nhân tố chủ quan của doanh nghiệp: 16
3.2 Tính chất của môi trường bên ngoài tác động đến cạnh tranh đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp 22
III Một số kinh nghiệm và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dưng công trình giao thông: 23
1 Một số kinh nghiệm trong công tác đấu thầu xây dựng các công trình giao thông 23
2 Vai trò của hoạt động đấu thầu đối với nền kinh tế nói chung và sự phát triển của doanh nghiệp xây dựng 24
2.1 Vai trò đối với nền kinh tế 24
2.2 Vai trò đối với doanh nghiệp xây dựng 26
3 Sự cần thiết phải nâng cao nâng cao sức cạnh tranh của nhà thầu: 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 4 28
I Thông tin chung về công ty xây dựng công trình giao thông 4 28
1 Lịch sử hình thành: 28
2 Cơ cấu tổ chức 30
3 Chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động kinh doanh 31
II Phân tích năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 31
1 Năng lực tài chính của tổng công ty 31
1.1 Kết cấu tài chính của tổng công ty 31
1.2 Khả năng thanh toán 33
Trang 41.3 Khả năng sinh lời 34
2 Số lượng công trình trúng thầu và giá trị trung bình một gói thầu trúng thầu: 35
2.1 Số công trình trúng thầu 36
2.2 Giá trị trung bình một gói thầu trúng thầu 36
3 Xác suất trúng thầu: 37
3.1 Xác suất trúng thầu theo gói thầu tham gia dự thầu: 38
3.2 Xác suất trúng thầu theo giá trị gói thầu: 38
4 Chỉ tiêu về chất lượng thi công công trình 38
5 Năng lực và kinh nghiệm của tổng công ty 40
6 Phân tích kết quả kinh doanh và hoạt động thi công công trình của tổng công ty 41
III Thực trạng các nhân tố tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 42
1 Các nhân tố chủ quan bên trong tổng công ty 42
1.1 Khả năng tài chính 42
1.2 Năng lực nhân sự : 45
1.3 Kỹ thuật hồ sơ dự thầu 47
1.4 Năng lực áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị: 49
1.5 Năng lực về kinh nghiệm thi công và chất lượng công trình: 50
1.6 Năng lực cung ứng nội bộ và khả năng liên doanh- liên kết với các tổ chức đơn vị khác 52
1.7 Khả năng Maketing của doanh nghiệp 54
2 Các yếu tố bên ngoài tổng công ty 54
2.1 Môi trường kinh tế, chính sách và pháp luật 54
2.2 Chủ đầu tư 56
2.3 Cơ quan tư vấn giám sát 56
2.4 Các đối thủ cạnh tranh 57
Trang 52.5 Các nhà cung ứng đầu vào 58
IV Đánh giá thực trạng cạnh tranh đấu thầu xây dựng của tổng công ty công trình giao thông 4 60
1 Kết quả cạnh tranh đấu thầu của tổng công ty trong giai đoạn 2010 – 2011: 60
2 Một số đánh giá về năng lực đấu thầu và hoàn thành gói thầu xây dựng 61
2.1 Đánh giá chi tiết về khả năng cạnh tranh đấu thầu của tổng công ty 61
2.2 Đánh giá về chất lượng hoàn thành gói thầu 63
3 Tổng kết các vấn đề chính còn tồn tại và nguyên nhân của các vấn đề còn tồn tại 64
3.1 Tổng kết các vấn đề chính còn tồn tại 64
3.2 Nguyên nhân của các vấn đề còn tồn tại 64
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA TỔNG CÔNG TY CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 4 66
1 Định hướng và quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của tổng công ty 66
1.1 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 66
1.2 Phương hướng phát triển của tổng công ty trong công tác đấu thầu xây dựng 67
2 Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu của tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 67
2.1 Các giải pháp nâng cao nội lực cạnh tranh của tổng công ty tăng khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường 67
2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác dự thầu 73
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các chỉ số về kết cấu tài chính 31Bảng 2 : Các chỉ số về khả năng thanh toán 33Bảng 3: Bảng tổng hợp các chỉ số về khả năng sinh lời của tổng công ty giai
đoạn 2009-2011 34Bảng 4: Bảng tổng hợp kết quả đấu thầu của tổng công ty giai đoạn 2008-
2009 35Bảng 5: Tổng hợp kết quả kinh doanh và thực hiện dự án của tổng công ty
năm 2010-2011: 92Bảng 6: Quy mô và cơ cấu nguồn hình thành vốn của tổng công ty giai đoạn
2009-2011 43Bảng 7 : Tình hình sản xuất kinh doah của công ty giai đoạn 2009-2011 44Bảng 8 : Tổng hợp hợp về nguồn nhân lực của tổng công ty xây dựng công
trình giao thông 4 45Bảng 9: Thiết bị thi công công trình của Tổng công ty xây dựng công trình
giao thông 4 tính đến năm 2010 95Bảng 10: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoan 2006 – 2011: 54Bảng 11: Các danh mục công trình trúng thầu của tổng công ty năm 2010-
1011 100
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
ơ
Đấu thầu xây dựng là một trong những hoạt động mang tính đặc trương củanền kinh tế thị trường Kể từ khi Việt Nam bước vào cánh cửa hội nhập WTO ,nềnkinh tế đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ Ngành xây dựng các công trìnhgiao thông ở Việt nam được tiếp cận với nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài hơn.Chính phủ ngày càng chú trọng đến đầu tư xây dựng các công trình giao thông vàdành một tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn ngân sách cho lĩnh vực này Tuântheo cơ chế thị trường, hoạt động đấu thầu cũng từ đó trở nên phổ biến đối với ViệtNam và ngày càng trở nên hết sức sôi động Điều này tạo điều kiện cho Tổng công
ty xây dựng công trình giao thông 4 cũng như các doanh nghiệp xây dựng khác cómột sân chơi bình đẳng khi tham gia dự thầu thực hiện những công trình lớn, gópphần nâng cao vị thế của trên thị trường xây dựng trong và ngoài nước Bên cạnhnhững thuận lợi luôn đi kèm với nhiều thách thức ,tính cạnh tranh đòi hỏi Tổngcông phải nỗ lưc nhiều hơn nữa để đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe củathị trường Do đó, việc nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xâydựng là một việc làm hết sức cần thiết và mang tính chiến lược ảnh hưởng đến sựthành bại và vị thế của cả một doanh nghiệp xây dưng nói chung và tổng công tynói riêng trong thời buổi hiện nay
Ngoài ra,trong thời gian thực tập tại Tổng công ty xâu dựng công trình giaothông 4 em nhận thấy tồn tại một số vấn đề lớn ở tổng công ty hiện nay là làm thếnào để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng , khẳng địnhđược vị thế và thương hiệu trên thị trường xây dựng trong và ngoài nước.Chính vìvậy mà mà em quyết định chọn đề tài : “ Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấuthầu xây dựng của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 – CIENCO4 “ đểtrình trong chuyên đề tốt nghiệp
Kết cấu đề tài ngoài phần mở đầu , kết luận, chuyên đề gồm ba phần :
Chương 1 : Đấu thầu và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng.
Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu
Trang 9xây dựng của tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4.
Hoàn thành chuyên đề này, em xin cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của
TS Bùi Đức Tuân cùng với các cô chú và anh chị trong phòng kinh doanh của tổngcông ty xây dựng công trình giao thông 4
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 10CHƯƠNG I
ĐẤU THẦU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH ĐẤU THẦU XÂY DỰNG
I Lý thuyết về đấu thầu xây dựng và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng:
1 Các khái niệm và đặc điểm cơ bản về đấu thầu.
1.1 Khái niệm đấu thầu xây dựng nói chung.
Những năm gần đây, Nhà nước đã dành một nguồn lực đáng kể để khôi phục, mởrộng và xây dựng hàng loạt công trình giao thông trên tất cả các vùng, miền của đấtnước Do vậy có thể nhận thấy hoạt động xây dựng các công trình giao thông đangđóng góp vị trí rất cần thiết cho sợ phát triển tổng thể của nền kinh tế quốc dân
Thuật ngữ “đấu thầu” đã không còn xa lạ gì với Việt Nam, đặc biệt là hơnchục năm trở lại đây, khi mà nền kinh tế thị trường của nước ta đang ngày càng pháthuy đúng vai trò của nó Để hoành thành một dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo lẽthường thì có thể tiến hành theo ba phương thức đó là: tự làm, chỉ định thầy và đấuthầu, tuy nhiện hiện nay “đấu thầu” vẫn đang là phương thức phổ biến và hiệu quảnhất Tuy nhiên thuật ngữ “đấu thầu” lại mang nhiều có mang nhiều sắc thái khácnhau khi tiếp cận nó trên nhiều góc độ
Đầu tiên, từ góc độ chủ đầu tư, “đấu thầu” là phương thức cạnh tranh trongxây dựng nhằm lưa chọn được người nhận thầu đáp ứng được nhu cầu kinh tế và kỹthuật
Từ góc độ nhà thầu thì “đấu thầu” là một phương thức kinh doanh mà thôngqua đó nhà thầu nhận được cơ hội khảo sát thiết kế, mua sắm máy móc thiết bị vàxây lắp công trình
Trên góc độ nhà nước thì “đấu thầu” một phương thức quản lí thực hiện dự
án đầu tư mà thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu củabên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu
Từ những góc nhìn trên, có thể nhận thấy bản chất đấu thầu là việc tổ chức
hoạt động cạnh tranh trên hai phương diện: Cạnh tranh giữa bên mời thầu và nhà
Trang 11thầu; Cạnh tranh giữa các nhà thầu Có thể hình dung đấu thầu là một cuộc mua
bán, trong đó bên mua là chủ đầu tư và bên bán là các nhà thầu Tuy nhiên, khônggiống như các hoạt động mua bán thông thường khác, tính chất hàng hoá của sản phẩmxây dựng thể hiện không rõ do việc tiêu thụ diễn ra trước khi có sản phẩm và thực hiệntheo dự toán (chứ không phải giá thực tế) Theo lí thuyết hành vi thì người mua luôn cốgắng để mua được hàng hoá với mức giá thấp nhất ở chất lượng nhất định, còn ngườibán lại cố gắng bán được mặt hàng đó ở mức giá cao nhất có thể Do đó, nẩy sinh tínhcạnh tranh trong hoạt động kinh tế này Và kết quả là thông qua việc tổ chức hoạt độngcạnh tranh sẽ hình thành giá thầu hay giá dự toán công trình
Đấu thầu còn là cách thức để xét hiệu quả kinh tế trong việc lựa chon đơn vịthi công xây dựng (các nhà thầu) Cách thức nàysẽ so sánh, đánh giá giữa các nhàthầu theo một quy trình và căn cứ vào một hệ thống các tiêu chuẩn nhất định Kếtquả cuối cùng sẽ tìm ra được một nhà thầu đáp ứng tốt các yêu cầu về công trìnhcủa chủ đầu tư
Vậy có thể nói hình thức đấu thầu được hình thành trong nền kinh tế thịtrường vì bản chất của nó là một hoạt động mang tính cạnh tranh, và nó sẽ chỉ pháthuy được giá trị riêng có của nó khi được đặt trong một nền kinh tế thị trường pháttriển
Sau nhiều thập kỷ thực hiện hình thức giao thầu xây dựng nói chung, xây dựngcông trình giao thông (XDCTGT) nói riêng và theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung,lần đầu tiên tại Việt Nam áp dụng hình thức đấu thầu theo Quyết định 183/TTgngày 16 tháng 4 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng xétthầu quốc gia và sau đó là nhiều lần chỉnh sửa quy chế đầu thầu, đã đánh dấu mộtbước ngoặt lớn của việc thực hiện quá trình chuyển đổi tổ chức và quản lý xâydựng Từ đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cũng bắt đầubước vào một thời kỳ mới của sự phát triển, đó là thời kỳ cạnh tranh trong đấu thầucác công trình xây dựng
Theo quy định tại mục 2 điều 4 chương 1 luật đấu thầu được quốc hội nướccông hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 thì:
“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu bên mời thầu đểthực hiện các gói thầu theo các dự án quy định tại điều 1 của luật này trên cơ sởđảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”
Trang 12Đấu thầu là một hoạt động của nền kinh tế thị trường, nó tuân theo các quyluật khách quan của thị trường như quy luật cung - cầu, quy luật giá cả - giá trị.Thông qua hoạt động đấu thầu, những người mua (BMT) có nhiều cơ hội đểlựa chọn những người bán phù hợp với mình, mang lại hiệu quả cao nhất - xứng vớigiá trị của đồng tiền mà người mua sẵn sàng bỏ ra Đồng thời những người bán (nhàthầu) có nhiều cơ hội để cạnh tranh nhằm đạt được các hợp đồng, có thể cung cấpcác hàng hóa sản xuất ra, cung cấp các kiến thức mà mình có hoặc các dịch vụ màmình có khả năng đáp ứng nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Tóm lại, đấu thầu xây dựng là quá trình lựa chọn các nhà thầu có năng lựcthực hiện những công việc có liên quan đến quá trình tư vấn, xây dựng, mua sắmthiết bị và lắp đặt các công trình, hạng mục công trình xây dựng nhằm đảm bảo tínhhiệu quả kinh tế, và các yêu cầu kỹ thuật của dự án
1.2 Đặc điểm của đấu thầu xây dựng:
Đặc điểm về chủ thể tham gia đấu thầu Như khái niệm trên đã trình bày, ta
thấy thực chất đấu thầu là một hoạt động cạnh tranh xuất phát từ quan hệ cung cầu, quan hệ cạnh tranh giữa bên mời thầu (các chủ đầu tư) với các nhà thầu vàcạnh tranh giữa các nhà thầu với nhau Trong quá trình tham gia đấu thầu có thể cónhiều chủ thể khác nhau đó là các chủ đầu tư và các doanh nghiệp xây dựng có khảnăng đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư và có mong muốn được nhận thầu Các chủthể này phải đủ điều kiện và tuân thủ các quy định pháp luật về điều kiện tham giađấu thầu Các nhà mời thầu phải là các đơn vị có năng lực tài chính, có năng lực tổ
-chức quản lý và thực hiện dự án Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao
trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự
án Trong đó BMT là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh
nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của phápluật về đấu thầu Về phía các nhà thầu thì nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tưcách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật Đấu thầu để tham gia vào quátrình lựa chọn nhà thầu của BMT
Về đối tượng hàng hóa tham gia đấu thầu xây dựng Hàng hóa trong đấu thầu
xây dựng là các dự án xây lắp,cung ứng hàng hóa, tư vấn về thiết kế, giám sát, đầu
tư v.v… tính chất hàng hoá của sản phẩm xây dựng thể hiện không rõ do việc tiêuthụ diễn ra trước khi có sản phẩm và thực hiện theo dự toán (chứ không phải giá
Trang 13thực tế) Các nhà thầu cạnh tranh với nhau để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh trongđấu thầu tuyển chọn tư vấn thiết kế, đấu thầu mua sắm hàng hóa, thiết bị, đấu thầuxây lắp, đấu thầu thực hiên lựa chọn đối tác thực hiện dự án v.v… Hàng hóa banđầu được đem ra thị trường chưa được định giá rõ ràng các chủ đầu tư và các nhàthầu sẽ dựa trên các thông số về yêu cầu kinh tế - kỹ thuật của dự án để định ước giátrước và thông qua hoạt động đấu thầu để xác định giá cả cụ thể cho các loại hànghóa này và điều kiện để hoàn tất việc mua bán Tính cạnh tranh giữa các chủ đầu tư(người mua) với các nhà thầu (người bán) và giữa các nhà thầu với nhau sẽ hìnhthành nên giá thầu đảm bảo tính kinh tế - kĩ thuật nhất nhằm bán được sản phẩm củamình.
2 Các nguyên tắc, hình thức và phương thức đấu thầu xây dựng
và năng lực tham gia dự đấu thầu
Hình thức đấu thầu nay được khuyến khích áp dụng nhằm đạt tính cạnh tranhcao trên cơ sở tham gia của nhiều nhà thầu Tuy nhiên, hình thức này được áp dụngcho các công trình thông dụng không có yêu cầu đặc biệt về kĩ thuật, mĩ thuật cũngnhư không cần bí mật và tuỳ theo từng dự án cụ thể trong phạm vi một địa phương,một vùng, toàn quốc và quốc tế
Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhàthầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham gia Danh sách nhà thầu tham dự phải đượcngười có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp nhận Hình thức này chỉ đượcxem xét áp dụng khi có một trong các điều kịên sau :
Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của đấu thầu
Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế
Trang 14 Do yêu cầu về tiến độ thực hiện dự án được người có thẩm quyền quyếtđịnh đầu tư chấp thuận.
2.2 Phương thức đấu thầu
Về phương thức đấu thầu thì có 3 phương thức về đấu thầu cơ bản mà chủ đầu
tư dự án có thể lựa chọn để tổ chức hoạt động đấu thầu là: đấu thầu một túi hồ sơ,đấu thầu hai túi hồ sơ và đấu thầu hai giai đoạn
Đấu thầu một túi hồ sơ là phương thức đấu thầu nộp hồ sơ dự thầu trong mộttúi hồ sơ Phương thức này thường áp dụng đối với đấu thầu mua sắm và xây lắm
Đấu thầu hai túi hồ sơ là phương thức nhà thầu lập đề suất kỹ thuật và đềxuất về giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm.Túi hồ sơ đề xuất kỹthuật sẽ được chủ đầu tư dự án xem trước, theo đó những hồ sơ sau khi đước đánhgiá đạt số điểm từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề suất giá cả để xem xéttiếp Phương thức này thường chỉ áp dụng đối với đấu thầu tuyển chộn tư vấn
Đấu thầu hai giai đoạn
Các trường hộ áp dụng.
- Các gói thầu mua sắm và xây lắp có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên
- Các gói thầu mua sắm hàng hóa có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bịtoàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp
- Các dựa án thực hiện theo hợp đồng chìa khóa trao tay
Quy trình đấu thầu hai giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ trình bày các đề suất kỹ
thuật và phương án tài chính cho bên mời thầu Sau đó bên mời thầu sẽ xem xét vàđánh giá thảo luận cụ thể với từng nhà thầu nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêuchuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đấu thầu chính thức
- Giai đoạn 2: Bên mời thầu mới các nhà thầu đã tham gia giai đoạn 1 nộp hồ
sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung theo yêu cầu chung của
dự án và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện , điềukiện thực hiện hợp đồng , giá dự thầu
Trang 152.3 Nguyên tắc đấu thầu.
Về nguyên tắc đấu thầu Đấu thầu xây dựng phải tuân thủ các nguyên tắc muabán đặc thù đó là nguyên tắc công bằng, bí mật, công khai, có đủ năng lực và trình
độ, đảm bảo các cơ sở pháp lý
Nguyên tắc công bằng trong đấu thầu thể hiện ở chỗ quyền bình đẳng giữa
các chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu Các nhà thầu được đảm bảo đối xử bìnhđẳng trong việc tiếp cận thông tin từ chủ đầu tư, bình đẳng trong việc trình bày cácgiải pháp kinh tế - kỹ thuật của mình trước chủ đầu tư, trong quá trình thực hiện cácthủ tục tham gia đấu thầu
Nguyên tắc bí mật thể hiện ở chỗ các chủ thể tham gia đấu thầu bao gồm
chủ đầu tư và các nhà thầu phải giữ bí mật về các thông số trong đó hồ sơ dự thầucủa các nhà thầu Như mức giá bỏ thầu, các giải pháp kỹ thuật, các ý kiến trao đổithỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu…Nguyên tắc này đảm bảo tính khác quan và
sự công bằng giữa các nhà thầu với nhau, đồng thời cũng là biện pháp bảo vệ nhằmtránh thiệt hại cho chủ đầu tư trong trường hợp các nhà thầu bỏ thầu thấp hơn giá dựkiến do có sự rò rỉ thông tin
Nguyên tắc công khai là yêu cầu bắt buộc trong đấu thầu xây dựng thông
thường Các thông tin cần thiết như tính năng của công trình, điều kiện của các nhàthầu, thời gian mở hồ sơ dự thầu phải được công khai trên các phươn tiện thông tinđại chúng theo quy định của pháp luật Đảm bảo được nguyên tắc này sẽ tạo ra môitrường cạnh tranh công bằng giữa các nhà thầu đồng thời thu hút được nhiều hơncác nhà đầu tư, từ đó nâng cao được chất lượng trong công tác đấu thầu
Nguyên tắc có đủ năng lực và trình độ đòi hỏi chủ đầu tư và các bên dự
thầu phải có năng lực thực sự về kỹ thuật và tài chính để thực hiện những cam kếtkhi tham gia đấu thầu Đây là nguyên tắc quan trọng trong công tác đấu thầu, nóđảm bảo cho những thiệt hại cho các bên tham gia cam kết đã đề ra và nâng caochất lượng cũng như tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà thầu
Nguyên tắc đảm bảo cơ sở pháp lý Các bên tham gia phải chấp hành các quy
định của nhà nước về nội dung, thủ tục và những cam kết trong hợp đồng giao nhậnthầu Kết quả đấu thầu có thể bị hủy nếu như phát hiện các sai phạm của các bên
Trang 16tham gia đấu thầu không tuân thủ nguyên tắc này.
3 Đặc điểm của cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng:
Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng giữa các nhà thầu là hoạt động mỗi nhàthầu mang ra thị trường những lợi thể so sánh của mình để giành được quyền thựchiện dự án Cạnh tranh giữa bên mời thầu và các nhà thầu là hoạt động lựa chọnphương án tốt nhất để thực hiện gói thầu trong các nhà thầu tham gia đấu thầu Cóthể hiểu khái niệm này theo nghĩa hẹp như sau: cạnh tranh giữa các doanh nghiệpxây dựng trong đấu thầu là quá trình doanh nghiệp đưa ra những giải pháp về kỹthuật, trang bị máy móc thiết vị, nhân lực, tiến độ thi công, giá bỏ thầu, ưu thế vềkinh nghiệm thi công v.v thể hiện tính ưu việt của mình so với các nhà thầu khácnhằm thỏa mãn các yêu cầu của bên mời thầu trong việc thực hiện dự án Theonghĩa rộng thì cạnh tranh trong đấu thầuxây dựng là sự ganh đua quyết liệt giữa cácdoanh nghiệp trong qua trình tìm kiếm thông tin, đưa ra các giải pháp về kỹ thuật,
ưu thế về kinh nghiệm, điều kiện thực hiện dự án và giá bỏ thầu v.v…để đảm bảotrúng thầu và thực hiện các cam kết theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư Thườngthì hoạt động cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng được hiểu theo nghĩa rộng và có
ba đặc điểm cơ bản sau
3.1 Chủ thể cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
Các chủ thể cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng có cùng mục tiêu theo đuổi đó
là phải dành lợi thế tương đối về phía mình Như đã phân tích ở trên thì quan hệcạnh tranh trong đấu thầu diễn ra giữa chủ đầu tư với các nhà hầu và giữa các nhàthầu với nhau Xét trên mối quan hệ cạnh tranh giữa chủ đầu tư và nhà thầu thì chủđầu tư luôn mong muốn mình mua được công trình xây dựng có chất lượng cao,thời gian thi công ngắn, chi phí hợp lý Còn về phía nhà thầu trong quan hệ này thìmong muốn bán được công trình có giá cao với chi phí hợp lý và có lợi nhất tronghạn độ đảm bảo các qui chuẩn của xây dựng Trong quan hệ cạnh tranh giữa các nhàthầu với nhau thì mỗi nhà thầu đều muốn bán được sản phẩm của mình bằng cáchnâng cao các lợi thế cạnh tranh của mình như nâng cao các giải pháp kỹ thuật , giá
cả hay thỏa thuận với chủ đầu tư
3.2 Đối tượng cạnh tranh.
Đối tượng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng chính là các tiêu chí tạo nên lợithế so sánh giữa các nhà thầu với nhau, hay chính là các tiêu chí mà chủ đầu tư
Trang 17dùng để đánh giá để lựa chọn nhà thầu Trên thực tế thì có rất nhiều tiêu chí để nhàđầu tư lựa chọn một nhà thầu phù hợp, song có thể thống kê một số tiêu chí cơ bản
và quan trọng nhất Đó là kinh nghiệm thi công, năng lực của nhà thầu, khả năng tàichính, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tiến độ thi công và giá dự thầu Bên mời thầu
sẽ chú ý nhiều nhất đến chất lượng, tính năng ưu việt về kỹ thuật và giá thành củagói thầu
Cạnh tranh bằng chất lượng thi công là sự lựa chọn giữa các doanh nghiệp
trong viêc đề suất các giải pháp tốt nhất về công nghệ khoa học kỹ thuật nhắm đápứng các tiêu chuẩn do bên mời thầu đưa ra Để đạt được lợi thế này, các nhà thầuphải đầu tư nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm nâng caochất lượng công trình, bởi chất lượng công trình là yếu tố quan trọng nhất để khẳngđịnh uy tín của nhà thầu Các giải pháp tốt về công nghệ không chỉ đóng vai trò đápứng về chất lượng thi công mà nó còn đóng góp không nhỏ cho việc nâng cao hiệuquả kinh tế cả về mặt thời gian và chi phí xây dựng
Cạnh tranh bằng giá dự thầu Trong bất kỳ một mua bán nào thì yếu tố giá
cả luôn đóng vai trò quan trọng nhất định nào đó Với đấu thầu xây dựng cũng vậy,
về bản chất nó cũng là một hoạt động mua - bán một loại hàng hóa đặc biêt Vì vậynên việc xây dựng được một mức giá bỏ thầu hợp lý là yêu cầu hàng đầu quan trọngtrong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh và để đạt được hiệu quả kinh doanh của cácnhà thầu xây dựng Muốn vậy thì các nhà thầu phải nhanh nhạy linh hoạt trong việctìm hiểu thông tin về các dự án, đối thủ cạnh tranh, các mục tiêu của dự án và các
ưu thế của các đổi thủ khác, để ra quyết định hợp lý trên cơ sở tiềm lực tài chính,năng lực thi công và mục tiêu của công ty
Cạnh tranh bằng tiến độ thi công thể hiện năng lực của nhà thầu trên nhiều
khía cạnh khác nhau như trình độ tổ chức và quản lý thi công, khả năng kỹ thuật,trang thiết bị máy móc và nguồn nhân lực.Trên thực tế đây là cơ sở để thực hiện đầy
đủ các cam kết về tiến độ thi công, do đó nó là điều kiện quan trọng để thắng thầucũng như nâng cao năng lực hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà thầu
3.3 Hình thức cạnh tranh.
Hình thức cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng tồn tại hai dạng chủ yếu là cạnhtranh theo chiều rộng và cạnh tranh theo chiều sâu
Trang 18hóa các công trình xây dựng mà doanh nghiệp đang kinh doanh.Hình thức này phảithực hiện dựa trên cơ sở nguồn lực hiện có, cải tiến các phương thức thanh toán vàđiều kiện thi công trong hợp đổng nhận thầu, nâng cao năng lực xây dựng hồ sơ dựthầu, đẩy mạnh maketing về doanh nghiệp, đổi mới công tác tổ chức thi công….
Cạnh tranh theo chiều sâu là sự đầu tư của doanh nhiệp thông qua việc
nâng cấp thiết bị thi công, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đầu tư nghiêncứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào thi công Thực chất nó là sự cạnh tranh giữacác nhà thầu thông qua việc nghiên cứu nâng cao hàm lượng kỹ thuật của các côngtrình nói riêng và của các nhà thầu nói chung
Tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệp xây dựng thường dùng cả haiphương thức này để phân tán rủi ro đồng thời có thể linh hoạt hỗ trợ lẫn nhau đểphát triển nhanh và ổn định
II Năng lực đấu thầu và tiêu chí đánh giá năng lực đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông
1 Năng lực đấu thầu
Khái niệm về năng lực đấu thầu
Theo nghĩa hẹp
Theo nghĩa rộng
2 Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng:
2.1 Năng lực tài chính của doanh nghiệp xây dựng.
Năng lực tài chính của doanh nhiệp xây dựng là một tiêu chí đóng vai tròquan trọng, cho thấy khả năng thực hiện dự án, và được đánh giá bằng các tiêu chísau đây:
Tỉ số vay nợ trên tổng tài sản
Tỷ số này phản ánh khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp Thôngthường nhà phân tích sử dụng tỷ số nợ trên tổng tài sản, tỷ số này đo lường mức độ
sử dụng nợ của công ty so với tài sản, được tính bằng công thức
Tỉ số nợ = Tổng nợ x 100 (%)
Trang 19Tổng số nợ ở đây bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả Chủ nợthường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ caohơn Ngược lại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năngsinh lợi cho cổ đông Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánhvới tỷ số nợ của bình quân ngành.
Tỷ số nợ càng thấp thì mức độ bảo vệ dành cho các chủ nợ càng cao trongtrường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản
Tỷ số khả năng trả lãi vay
Tỷ số này đo lường khả năng sử dụng thu nhập thu được để trả lãi các khoản màcông ty đã vay
Khả năng trả lãi = ( Lợi nhuận trước thuế + Lãivay ) x 100 ( % )
Chi phí lãi vay
Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khó năng trả lãi vay Nếunhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình,hoặc công ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay Tỷ
số khả năng trả lãi chỉ cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ khôngcho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao
Tỷ số thanh toán hiện hành
Tỷ số này dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanhnghiệp (như nợ và các khoản phải trả) bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, nhưtiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho Nó cho phép hình dung ra chu kì hoạt động củacông ty xem có hiệu quả không, hoặc khả năng biến sản phẩm thành tiền mặt có tốt không
Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động x 100 (%)
Nợ ngắn hạn
Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng lớn Nếu hệ sốnày nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợcủa mình khi tới hạn Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt được tìnhhình tài chính tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rấtnhiều cách để huy động thêm vốn
Khả năng thanh toán nhanh
Trang 20Thực tế hiện này công thức tính khả năng thanh toá nhanh đã có vài thay đổi đểphản ánh được chính xác hơn khả năng trả nợ ngay của một doanh nghiệp Nhìn chung hệ
số này bằng 1 là lý tưởng nhất Tuy nhiên giống như hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớncủa hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán các món nợtrong kỳ
Khả năng thanh toán nhanh = Tiền + Các khoản tương đương tiềnNợ tới hạn + Nợ quá hạn
Khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời = Tiền mặt
Nợ ngắn hạn
2.2 Số lượng công trình trúng thầu:
Tổng số các công trình đã trúng thầu là một chỉ tiêu khái quát kết quả kinhdoanh và năng lực của doanh nghiệp xây dựng nói chung Chỉ tiêu này lớn thìchứng tỏ tính cạnh tranh theo chiều rộng của doanh nghiệp đang có lợi thế hơn cácđối thủ khác Trên thực tế thì mục tiêu này tăng lên có thể giúp ổn định công ăn việclàm cho doanh nghiệp, song nó không đổng nghĩa với việc tăng doanh thu vàlợi nhuận Khi tình hình thị trường khó khăn hay khủng hoảng, có ít công trìnhđược đầu tư xây dựng trong khi có quá nhiều đối thủ tham gia thị trường thìdoanh nghiệp thường sử dụng chính sách hạ giá thầu, nhằm tăng cơ hội trúng thầu,
để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, nắm vững thị phần mặc dù doanh thu và lợinhuận không cao
Nhìn chung thì số lượng các công trình trúng thầu vẫn là một con số trựcquan nhất, phản ánh khả năng cũng như bề dày kinh nghiệm trong cạnh tranh đấuthầu và vị thế của doanh nghiệp trong thị trường xây dựng
Trang 21Ctt là số công trình trúng thầu.
Cdt là số công trình doanh nghiệp dự thầu
2.4 Giá trị công trình trúng thầu:
Đánh giá theo giá trị công trình
GdtVới P2 là tỷ lệ trúng thầu theo giá trị công trình
Gtt là giá trị công trình trúng thầu
Gdt là giá trị công trình dự thầu
2.5 Chỉ tiêu về lợi nhuận của DN:
Lợi nhuận là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nóichung, sau đây là hai hệ số cơ bản thường được dùng để đánh giá tiêu chí này
Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn
sản xuất kinh doanh =
Lợi nhuận sau thuếVốn sản xuất kinh doanh
2.6 Chỉ tiêu về chất lượng thi công công trình:
Chất lượng công trình là tổng hợp các đặc tính theo yêu cầu của quy trìnhxây dựng và người sử dụng Trong lĩnh vực xây dựng, chất lượng công trình biểuhiện ở công năng sử dụng, độ an toàn, tuổi thọ, tính kinh tế, tính kỹ thuật và mỹthuật của công trình Với sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật như hiệnnay thì cạnh tranh thông qua chất lượng công trình giao thông là rất gay gắt vàkhông có giới hạn
Các doanh nghiệp tham gia đấu thầu xây dựng hiện nay không ngừngnghiên cứu để ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao các giảipháp kỹ thuật là một chiến lược mang tính cạnh tranh lâu dài, nhằm nâng cao uy tín
Trang 22và vị thế của doanh nghiệp trong tương lai.
2.7 Chỉ tiêu về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu:
Năng lực kỹ thuật của doanh nghiệp: là một trong những yếu tố quyết địnhcủa công trình, ảnh hưởng trực tiếp đến thành công hay thất bại của doanh nghiệptrong công tác đấu thầu Ngay cả khi đã trúng thầu thì chỉ tiêu này còn ảnh hưởngtới cả chất lượng của qua trình thi công và quyết định đến uy tín của doanh nghiệptham gia đấu thầu Năng lực đấu kỹ thuật của doanh nghiệp được xác định dựa trênmột số tiêu chí sau:
Khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của bên mời thầu
Tính hợp lý tính tối ưu và tính khả thi của các giải pháp kỹ thuật
Khả năng đáp ứng của thiết bị thi công như số lượng, chủng loại, chấtlượng, công nghệ…
Khả năng đáp ứng các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh môi trường
Giá bỏ thầu Giá bỏ thầu phụ có tác dụng rất lớn đến thành công hay thấtbại của doanh nghiệp trong quá trình tham gia đấu thầu Để tạo lợi thế cạnh tranh vềgiá đối với các nhà thầu khác, doanh nghiệp đòi hỏi phải đặt được mức giá hợp lý
và thấp hơn đối thủ cạnh tranh nhằm lôi kéo sự chú ý của chủ đầu tư Do đặc thùcủa sản phẩm được mua bán qua hình thức đấu thầu nên giá của công trình xâydựng được xác định trước khi có công trình thông qua đấu thầu Tiêu chí dùng đểđánh giá khả năng canh tranh về giá là:
KG = Gi
GA
Trang 23Với KG là hệ số cạnh tranh về giá của nhà thầu.
GA là giá gói thầu
Gi là giá dự thầu của nhà thầu thứ i
Để đặt được giá thầu hợp lý thì trên thực tế cần phải cân nhắc dựa trên nhiềuyếu tố khác như là:
Môi trường tự nhiên, các điều kiện kinh tế xã hội nơi thực hiện dự án như làđường giao thông, điện, nước, trình độ dân trí, khả năng kha thác vật tư tại chỗ v.v…
Đặc thù yêu cầu kinh tế - kỹ thuật của dự án
Tiến độ thực hiện dự án
Khả năng đảm bảo tiến độ theo quy định đã cam kết
Khả năng rút ngắn tiến độ thi công
Tính hợp lý về tiến độ thực hiện công trình liên quan
Kinh nghiệm của nhà thầu: đây là yếu tố rất có trọng lượng khi xem xét
và lựa chọn nhà thầu của các chủ đầu tư Vì qua kinh nghiệm và uy tín các chủ đầu
tư có thể tin tưởng về chất lượng công trình cũng như những cam kết đặt ra sẽ đượctuân thủ và hoàn thành đúng yêu cầu Uy tín của nhà thầu được thể hiện ở uy tín vềthương hiệu, uy tín về năng lực thi công, về năng lực tài chính, chất lượng cán bộquản lý, kỹ sư và công nhân v.v… Xây dựng thương hiệu uy tín là chiến lược mangtính sống còn của một doanh nghiệp xây dựng
3 Các nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng.
3.1 Nhân tố chủ quan của doanh nghiệp:
3.1.1 Khả năng tài chính.
Nhà thầu có khả năng về tài chính không chỉ tạo được vị thế tương đối hơncác nhà thầu khác trong công tác đấu thầu mà còn tác động tích cực tới hiệu quả sảnxuất kinh doanh của bản than doanh nghiệp mình
Từ góc nhìn của chủ đầu tư thì khả năng tài chính của nhà thầu sẽ tạo được
sự tin tưởng về nhiều mặt như khả năng thực hiện dự án, các giải pháp kỹ thuật sẽ
Trang 24có sự đầu tư trong nghiên cứu, khả năng thực hiện các cam kết khác trong hợp đồngcũng dễ thực hiện hơn.v.v…
Còn từ phía doanh nghiệp tham gia đấu thầu thì nó đảm bảo tài chính để thựchiện dự án kinh doanh, phát huy tính chủ động lựa chọn phương án bỏ thầu với giáhợp lý tạo lợi thế cạnh tranh và cũng tạo điều kiện cho việc huy động vốn từ ngânhàng hay các nhà đầu tư khác v.v…
Khả năng tài chính thể hiện ở chỗ quy mô nguồn vốn tự có, khả năng huyđộng và sử dụng hiệu quả vốn trong sản xuất kinh doanh, đồng thời có cơ cấu giữavốn cố định và vốn lưu động hợp lý Trên thực tế thì qua các gói thầu quốc tế, xéttrên phương diện tài chính các doanh nghiệp trong nước không tỏ rõ được ưu thếtuyệt đối này trước các nhà thầu nước ngoài Vì vậy, để nâng cao năng lực tài chínhtrong một gói thầu quốc tế tầm cỡ buộc các doanh trong nước phải liên danh với cácdoanh nghiệp nước ngoài và thường phải chịu nhiều thiêt thòi hơn
3.1.2 Năng lực nhân sự.
Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào thì nguồn nhân lực luôn là một thứ tàisản lớn ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp đó Đối với ngành xâydựng nói riêng thì chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá qua các cấp độ sau:
Nguồn nhân lực chất lượng cao: là người hoạch định chính sách và tổ
chức thực hiện chiến lược phát triển của công ty, họ là những người có chuyên mônsâu, đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lón đến hiệu quả kinh doanh của công
ty Đóng góp của họ đối với công ty thể hiện qua việc trực tiếp xây dựng, sử dụngcông cụ để thực hiện các chính sách phát triển của công ty, đối với mỗi dự án xâydựng cụ thể họ là người đưa ra những giải pháp sáng tạo và tối ưu về kinh tế - kỹthuật sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp
Vì vậy, việc đầu tư bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân chất lượng cao luôn làvấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp xây dựng hiện nay
Cán bộ cấp trung gian: trong doanh nghiệp xây dựng cán bộ cấp trung
gian là các đội trưởng thi công, kỹ sư trưởng, trưởng các phòng ban Họ là nhữngngười tiếp nhận kế hoạch từ cấp trên và lãnh đạo cấp dưới để hoàn thành nhiệm vụtheo đúng kế hoạch đó Vai trò của họ cũng rất quan trọng bởi họ là nhân tố tác
Trang 25động lớn đến quá trình thực hiện dự án, đảm bảo tiến đô thực hiện dựa án, đáp ứngđúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn lao động.
Cán bộ cấp cơ sở: là những nhà quản trị cấp cuối cùng trong cơ cấu tổ
chức của doanh nghiệp (thường là đốc công, tổ trưởng, trưởng ca) Với vai trò này
họ có nhiệm vụ là hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo công nhân thực hiện các công việc
cụ thể nhằm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do doanh nghiệp đặt ra, trực tiếp điềuphối lực lượng nhân công, máy móc công trình Công việc của họ có ảnh hưởng trựctiếp đến chất lượng, tiến độ thi công, đề suất kiến nghị kịp thời, đưa ra giải pháp phùhợp nhằm đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm chất lượng công trình Đồng thời, do đặc thùcông việc phải thường xuyên tiếp xúc với công nhân nên đây là cầu nối quan trọnggiữa công nhân với cán bộ cấp cao với nhau, nhằm tạo điều kiện cho cán bộ có thểhiểu và tạo điều kiện cho công nhân yên tâm phát huy được tinh thần làm việc cũngnhư là kênh để công nhân có thể phản ánh và góp ý với cán bộ cấp trên
Công nhân: đây là đối tượng mà chủ đầu tư thường chú ý rất nhiều bởi họ
là lực lượng lao động trực tiếp của doanh nghiệp thực hiện công trình trong gói thầu
Họ là nhân công kỹ thuật, kỹ thuật viên trên công trường, đội ngũ lao đông lành nghề
có kinh nghiệm Khi tham gia đấu thầu, việc huy động, xắp xếp đội ngũ công nhân cótay nghề, có kinh nghiệm chuyên môn và cơ cấu hợp lý là một lợi thế lớn của doanhnghiệp Do đó, để tạo sự phát triển ổn đinh lâu dài cho doanh nhiệp thì việc đào tạo,tuyển dụng và chăm lo đời sống của người lao động là rất quan trọng
3.1.3 Kỹ thuật hồ sơ và đặt giá dự thầu
Kỹ thuật hồ sơ dự thầu là bước đầu của quá trình tham gia dự thầu, nhàthầu có thể bị loại ngay vòng đầu nếu như không đáp ứng được yêu cầu của bên mờithầu như đã thỏa thuận Công tác này đòi hỏi các nhà thầu phải nghiên cứu kỹ lưỡng
hồ sơ mời thầu như môi trường đấu thầu, khảo sát địa điểm thực thi dự án, lậpphương án tổ chức thì công và xây dựng giá đấu thầu Việc xây dựng hồ sơ dự thầu
là rất phức tạp và chịu sức ép về thời gian Vì vậy công tác lập hồ sơ dự thầu thườngđược giao cho những người có trình độ chuyên môn và am hiểu trong doanh nghiệpthực hiện
Kỹ thuật đặt giá dự thầu:
Trên thực tế hiện nay trong qua trình đánh giá hồ sơ dự thầu chủ yếu dùng
Trang 26phương pháp giá đánh giá, tức là khi các tiêu chuẩn khác là tương đương thì nhàthầu nào có giá trị bỏ thầu thấp hơn sẽ là đơn vị có khả năng thắng thầu cao hơn.
Công thức tính tổng quát: G = D + P
Với G là giá dự thầu tính tổng hợp cho toàn bộ đối tượng đấu thầu
D là dự toán các chi phí cho thực hiện nhiệm vụ nà chủ đầu tư giao cho
P là mức lợi nhuận mà nhà thầu dự kiến thu được
Các chi phí dự toán D thực hiện nhiệm vụ bao gồm các chi phí về vật liệuxây dựng , chi phí thiết bị thi công, chi phí nhân công, chi phí quản lý và một số chiphí hợp lệ khác Các chi phí này được tính toán dựa trên hệ thống tiêu chuẩn địnhmức đã quy định và những ước tính có tính kinh nghiệm của đợn vị dự thầu Giữacác nhà thầu khác nhau thì có sự chênh lệch giá dự toán này tuy nhiên để D min thìcác doanh nghiệp phải thực hiện dự toán chi phí sao cho càng chính xác càng tốt
Mức lợi nhuận dự kiến phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà thầu vàcác mục tiêu mà nhà thầu theo đuổi Tùy theo từng đặc điêmt và điều kiện riêng củamình mà các doanh nghiệp áp dụng các chiến lược giá khác nhau Chẳng hạn nhưdoanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược giá cao khi có ưu thế về công nghệ, ưu thếđộc quyền hoặc áp dụng chính sách giá thấp khi nhà thầu xây dựng còn có uy tínchưa cao hoặc mới gia nhập và thị trường…
3.1.4 Năng lực áp dụng máy móc thiết bị và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại.
Máy móc thiết bị của doanh nghiệp xây dựng là thước đo trình độ kỹ thuật,thể hiện năng lực thi công của doanh nghiệp và được phản ánh dưới dạng tài sản cốđịnh của công ty Vì vậy nó rất có trọng lượng trong các yếu tố ảnh hưởng đến cạnhtranh của doanh nghiệp trong công tác đấu thầu Đánh giá năng lực áp cụng máymóc thiết bị và khả năng ứng dụng khoa hoạc kỹ thuật thường đánh giá trên cáckhía cạnh sau:
Tính đồng bộ của máy móc thiết bị thể hiện ở sự phù hợp giữa:
Các loại máy móc thi công với nhau
Giữa máy móc và công nghệ áp dụng
Tính phức tạp của sản phẩm do công nghệ đó tạo ra
Trang 27 Tính hiện đại của thiết bị, công nghệ biểu hiện ở công nghệ sản xuất, năm
sản xuất, hãng sản xuất, thời gian sử dụng và công suất
Khả năng đổi mới máy móc công nghệ Tiêu chí này đóng vai trò quan
trọng trong việc xem xét đánh giá năng lực máy móc thiết bị, nó đòi hỏi nhà thầuphải đầu tư nghiên cứu và mua sắm, đổi mới máy móc công nghệ Việc này khôngchỉ làm tăng năng lực thi công của doanh nghiệp mà còn tạo nên uy tín kinh doanh,nâng cao hiệu quả kinh tế của công tác thi công công trình
Tính hiệu quả trong sử dụng vận hành máy móc thiết bị Biểu hiện ở khả
năng làm chủ và khai thác hiệu quả máy móc với chi phí thấp và khấu hao hợp lý
3.1.5 Năng lực về kinh nghiệm thi công.
Năng lực thi công thể hiện chủ yếu ở tiến độ thi công công trình và các giảipháp kỹ thuật được đưa ra Về kỹ thuật thì đã được bàn ở phần trên Còn về tiến độthi công thì nó được xem xét trên hai mặt sau:
Mức độ đảm bảo tổng tiến độ trong hồ sơ mời thầu
Tính hợp lý về tiến độ hoàn thành các hạng mục công trình có liên quanKhi các yếu tố cạnh tranh khác đều tốt nhưng tiến độ thi công công trình lạikhông đảm bảo thì nhà thầu đó cũng rất có có thể giành được hợp đồng Việc rútngắn thời gian thời gian thi công không chỉ giúp doanh nghiệp tăng khả năng thắngthầu mà còn có thể giảm bớt được chi phí, thiệt hại do ứ đọng vốn và các yếu tố bấtlợi trên thị trường… Các nhà thầu luôn muốn tìm giải pháp để giảm bớt thời gianthực hiện dự án Tuy nhiên vấn đề này còn phụ thuộc rất nhiều vào các giải pháp kỹthuật, cách thức tổ chức thi công của doanh nghệp Việc rút ngắn thời gian thi côngkhông hợp lý sẽ có nguy cơ làm giảm tính khả thi của dựa án hoặc làm tăng chi phíquá cao dẫn đến mất vị thế cạnh tranh trong giá đặt thầu
Vì vậy, để đạt được mục tiêu này thì nhà thầu cần phải đề đa phương án tối
ưu nhất chứ không phải theo đuổi giải pháp có thời gian thi công ngắn nhất
3.1.6 Khả năng liên danh - liên kết với các tổ chức đơn vị khác.
Quá trình này chỉ diễn ra khi các dự án vượt quá năng lực thực hiện của mộtdoanh nghiệp, danh nghiệp thường liên danh liên kết với nhau để tăng cường năng
Trang 28lực thi công và khả năng cạnh tranh của mình Qúa trình này có thể được thực hiệntheo hai dạng là chiều ngang và theo chiều dọc.
Liên danh - liên kết theo chiều ngang là sự kết hợp của doanh nghiệpcùng ngành với nhau để thực hiện dự án
Liên danh – liên kết theo chiều dọc là sự kết hợp giữa doanh nghiệp xâydựng với các doanh nhiệp khác (như doanh nghiệp khai thác nguyên vật liệu, haydoanh nghiệp kinh doanh nội thất v.v…)
Hiện nay đây đang là một cu thế diễn ra mạnh mẽ nhằm khai thác và tậndụng tối đa lợi thế của các vên đồng thời tận dụng được máy móc thiết bị và hỗ trợthi công nhằm giảm thiểu chi phí, nâng cao năng lực đấu thầu
Có hai hình thức liên danh – liên kết diễn ra trên nguyên tắc bình đẳng đó là:
Liên danh – liên kết các đối tượng tham gia dự thầu
Liên danh – liên kết thành các tập đoàn xây dựng
3.1.7 Khả năng Marketing của doanh nghiệp.
Xét về bản chất thì đấu thầu vẫn là một hoạt động mua bán, do đó yếu tốmarketing cũng đóng vai trò không nhỏ đến sự thành công của doanh nghiệp trongquá trình diễn ra hoạt động này trên bối cảnh nền kinh tế thị trường
Hoạt động quảng cáo thiếp thị trong đấu thầu nhằm xây dựng hình ảnh củacông ty, quảng bá được sản phẩm mà doanh nghiệp đang bán thông Cụ thể là nhómthực hiện marketing trong doanh nghiệp sẽ mời chào những giải pháp công nghệ,tiềm lực tài chính cũng như các lợi thế cạnh tranh khác nhằm thu hút sự chú ý củachủ đầu tư Còn sau khi hoàn thành dự án, nhiều doanh nghiệp hiện nay còn thựchiện các dịch vụ sữa chữa, bảo dưỡng định kỳ, bảo hành bảo lãnh công trình…nhằm tạo sự hài lòng cho khách hàng và gây dựng uy tín cũng như niềm tin vàocông ty
Hoạt động quảng cáo, tiếp thị đòi hỏi phải đảm bảo tính chính xác, tính kịpthời của thông tin về doanh nghiệp cũng như thị trường, thường xuyên tìm hiểu, tiếpxúc với các chủ dự án, bạn hàng, đối tác với các cơ quan truyền thông nhằm tuyêntruyền, quảng cáo về doanh nghiệp mình Đây là một công việc rất khó khăn nhưng
Trang 29đạt được tiêu chí này thì doanh nhiệp sẽ có vị thế rất lâu dài.
Trang 303.2 Tính chất của môi trường bên ngoài tác động đến cạnh tranh đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp.
3.2.1 Tính chất của môi trường pháp lý.
Mặc dù nền kinh tế thị trường phát triển đã khuyến khích tính sáng tạo vànâng cao tính cạnh trạnh song trong bất kỳ một quốc gia nào thì nó cũng có nhữngkhuôn khổ riêng của nó phụ thuộc vào chính sách của quốc gia đó Đối với ViệtNam đó là nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, và vì vậy nómang đặc thù riêng
Một doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường sẽ chịu ảnh hưởng của cácchính sách thuế, chính sách ưu đãi đối với các dựa án, chính sách về khung giá vật
tư - thiết bị, lương công nhân hay các quy chuẩn về kỹ thuật khác v.v…
Về các quy định của pháp luật về đấu thầu ảnh hưởng trực tiếp đến công tácđấu thầu trong mỗi công trình Hệ thống pháp luật càng rõ ràng, bộ máy thi hànhpháp luật càng hiệu quả, không cửa quyền, tham ô thì càng tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp tận dụng triệt để các cơ hội đầu tư, tiết kiệm thời gian và chi phí trongsản xuất kinh doanh
3.2.2 Các đối thủ cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh là nhân tố quyết định tính chất và mức độ quyết liệt trongcạnh tranh trên thị trường Để giành được cơ hội thực hiện dự án, cần phải xem xét
kỹ đối thủ cạnh tranh qua các khía cạnh cơ bản sau:
Năng lực tài chính của đối thủ cạnh tranh: vốn và khả năng huy động vốncủa đối thủ cạnh tranh như thế nào?
Trình độ kỹ thuật, máy móc thiết bị và kinh nghiệm thi công: các côngnghệ nào sẽ là ưu thế được lựa chọn để tham gia đấu thầu? Máy móc thiết bị hiệnđại như thế nào? Với trình độ và kỹ thuật như vậy thì thời gian tiến độ thi công dựtính là khoảng bao lâu? v.v…
Giá thấp nhất, cao nhất mà đối thủ có thể bỏ thầu
Từ những hiểu biết nhất định của doanh nghiệp về đối thủ cạnh tranh để đưa
ra những chính sách cạnh tranh phù hợp
Trang 313.2.3 Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ đầu tư mời thầu.
Pháp luật hiện nay đã có nhiều văn bản quy định chặt chẽ quan hệ được xem
là rất nhạy cảm giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp, mối quan hệ này nhạy cảm ở chỗ
nó có ảnh hưởng sâu sắc đến tính cạnh tranh và công bằng trong công tác tổ chứcđấu thầu, và ngay cả trong quá trình thực hiện dự án đã trung thầu
Thực tế cho thấy chủ đầu tư luôn là người ra quyết định cuối cùng Trongquá trình xét thầu sẽ không quá khó khăn nếu như chủ đầu tư cố tình ưu ái đối vớimột nhà thầu nào đó hơn những nhà thầu khác, điều này làm ảnh hưởng trực tiếpđến kết quả đấu thầu Và sau khi gói thầu đã được bàn giao thì qúa trình thực hiệncũng sẽ được tạo điều kiện hơn
Chính đặc điểm này nếu không kiểm soát tốt làm cho môi trường canh tranhtrở nên thiếu minh bạch và công bằng, nó dẫn đến tính phi kinh tế trong công tácđấu thầu xây dựng Mặc dù nhà nước đã có nhiều quy định để hạn chế nhưng thực
tế là vô cùng khó để phát hiện được điều này
III Một số kinh nghiệm và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dưng công trình giao thông:
1 Một số kinh nghiệm trong công tác đấu thầu xây dựng các công trình giao thông.
Qua đặc điểm của các yếu tố tác động tới khả năng canh tranh trong đấu thầu
và qua một số thực tế kinh nghiệm thắng thầu của một vài nhà thầu lớn, sau đâu làmột vài kinh nghiệm trong công tác đấu thầu xây dựng
Trên thực tế cho thấy rằng, các nhà thầu được đánh giá cao thường là nhữngnhà thầu có kinh nghiệm, thiết bị máy móc, công nghệ thi công công trình hiện đại
Vì vậy kinh nghiệm đầu tiên cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu xây dựng làkhông ngường đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ, đầu tư mua máy móc thiết bịhiện đại, và bồi dưỡng đội ngũ kỹ sư có kỹ thuật cao để tiến hành và đưa ra các giảipháp thi công tối ưu nhất Tiêu chí có trọng lượng thứ hai là năng lực tài chính vàkhả năng huy động vốn của doanh nghiệp Thực tiễn kinh nghiệm cho thấy rằngtính năng động sáng tạo trong huy động vốn và tính minh bạch trong thu chi tàichính, chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính làm tăng khả năngthắng thầu của doanh nghiệp bởi nó tạo dựng được lòng tin từ phía nhà đầu tư vềkhả năng thực hiện dự án của doanh nghiệp
Trang 32Thứ ba, hồ sơ dự thầu là hình ảnh của các nhà thầu Thông qua hồ sơ dự thầucác chủ đầu tư sẽ quyết định lựa chọn các doanh nghiệp triển vọng và phù hộ nhất
để ra quyết định cuối cùng Vì vậy, để dành thắng lợi trong đấu thầu, các doanhnghiệp tham gia cần nghiên cứu kỹ dự án, đối thủ, năng lực bản thân từ đó hoànthiên hồ sơ dự thầu Một hồ sơ tốt phải đảm bảo nhiều tiêu chí, việc lập và hoànthiện hồ sơ dự thầu là việc làm khó khăn, đòi hỏi kỹ thuật cao Do đó, xu hướnghiện nay nhiều nhà thầu còn thuê cho mình cả các tổ chứ tư vấn về vấn đề này, nằmnâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu
Điểm quan trọng thứ tư là phải tạo dựng được quan hệ tốt giữa nhà đầu tư vàdoanh nghiệp tư vấn, các cơ quan tổ chức ban ngành có thẩm quyền với doanhnghiệp mình Mặc dù công tác này có rất nhiều điểm nhạy cảm, song nó lại đóng vaitrò hoàn toàn không nhỏ đến khả năng trúng thầu của doanh nghiệp Thực tế chothấy, ở tất cả các dự án mà doanh nghiệp được sự quan tâm ưu ái của chủ đầu tư thìkhả năng trúng thầu là rất cao Do đó, việc gây dựng mối quan hệ này là vấn đề rấtđược quan tâm của các doanh nghiệp xây dựng
Thứ năm, một khía cạnh khá quan trọng đang ngày càng được sự chú ý và rútkinh nghiệm của các doanh nghiệp xây dựng đó là công tác marketing trong hoạtđộng đấu thầu Kinh ngiệm thực tế của nhiều nhà thầu cho thấy, khi các nhà thầulàm tốt công tác quảng bá hình ảnh, thương hiệu của công ty cũng như chủ độngtiếp thị và tìm kiếm dự án thì có khả năng trúng thầu cao hơn và có nhiều công ănviệc làm hơn Từ phía các chủ đầu tư, khi được quảng bá về hình ảnh và uy tín củadoanh nghiệp sẽ tạo được sự tin tưởng, từ đó nhà thầu sẽ được cho điểm cao hơn sovới các đối thủ khác Tất nhiên uy tín và thương hiệu phải được xây dựng từ mộtquá trình phấn đấu và phát triển lâu dài, marketing chỉ đánh bong tên tuổi và biếtcách đáp ứng đúng trọng tâm đang mong mỏi của bên mời thầu để tạo nên lợi thếcạnh tranh
2 Vai trò của hoạt động đấu thầu đối với nền kinh tế nói chung và sự phát triển của doanh nghiệp xây dựng
2.1 Vai trò đối với nền kinh tế
2.1.1 Đấu thầu là công cụ nâng cao nâng cao hiệu của kinh tế:
Trang 33- Phát triển các ngành sản xuất theo hướng chuyên môn hoá sâu và hợp táchoá rộng đồng thời phát triển thị trường đấu thầu Thông qua đấu thầu đã phát triểnđược thị trường người bán, nhiều doanh nghiệp nhà thầu lớn mạnh, nhiều doanhnghiệp được thành lập mới hoặc đặt chân vào thị trường đấu thầu, kích thích thịtrường trong nước phát triển chống được sự độc quyền tự nhiên Các chủ đầu tưcũng được tăng cường về năng lực, họ có thêm kiến thức, thông tin và trở thànhnhững người mua ngày một thông thái hơn
- Là một công cụ quan trọng giúp các chính phủ quản lý chi tiêu, sử dụng cácnguồn vốn của Nhà nước sao cho có hiệu quả và chống thất thoát, lãng phí Đó lànhững khoản tiền được chi dùng cho đầu tư phát triển mà có sự tham gia của các tổchức nhà nước, DNNN ở một mức độ nào đó, cũng như cho mục tiêu duy trì cáchoạt động của bộ máy Nhà nước
- Cùng với pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, pháp luật vềtham phòng - chống tham nhũng tạo thành công cụ hữu hiệu để chống lại các hành
vi gian lận, tham nhũng và lãng phí trong việc chi tiêu các nguồn tiền của Nhànước, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội nhờ thực hiện các hoạt độngmua sắm công theo đúng luật pháp của Nhà nước
- Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữa cácquốc gia, các tổ chức phát triển với các quốc gia đang phát triển Hoạt động đấuthầu không chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp mà được diễn ra trên toàn thế giới Cácnhà thầu danh tiếng trên thế giới - họ là những người sẵn sàng và có khả năng thamgia vào tất cả các hoạt động của các quốc gia, thông qua đó họ sẵn sàng chuyển giaocông nghệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm;
- Việc chi tiêu, sử dụng tiền của Nhà nước thông qua đấu thầu sẽ giúp các cơquan quan lý có điều kiện xem xét, quản lý và đánh giá một cách minh bạch cáckhoản chi tiêu do quá trình đấu thầu phải tuân thủ các quy trình chặt chẽ với sựtham gia của nhiều bên
- Tạo điều kiện để thúc đẩy tiến trình đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trungbao cấp, cơ chế “xin”, “cho” sang cơ chế cạnh tranh
- Thực hiện dân chủ hóa nền kinh tế, khắc phục những nhược điểm củanhững thủ tục hành chính nặng nề cản trở sự năng động, sáng tạo
Trang 34- Hoạt động đấu thầu góp phần tạo động lực cho sự phát triển nhờ tăngcường sự công khai, minh bach, công bằng, hiệu quả và thúc đẩy cạnh tranh cáchoạt động mua sắm bằng nguồn vốn của Nhà nước cho các công trình công cộng
2.1.2 Tạo môi trường cạnh tranh công bằng và lành mạnh cho các nhà thầu.
- Để trúng thầu đòi hỏi các nhà thầu phải phát huy cao nhất các khả năng vàlợi thế của mình, từ đó góp phần nâng cao năng lực và kinh nghiệm cũng như pháttriển quy mô của nội bộ doanh nghiệp theo thời gian
- Góp phần hoàn thiện công tác tổ chức quản lý, nâng cao trình độ và nănglực của đội ngũ cán bộ
- Doanh nghiệp xây dựng sẽ tự nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củamình để tạo lợi thế cạnh tranh
- Tạo điều kiện để doanh nghiệp phát huy cao nhất khả năng tìm kiếm côngtrình và năng lực trúng thầu của mình
- Tạo dựng được mối quan hệ với các chủ đầu tư tham gia hợp tác
2.1.3 Tạo điều kiện cho chủ đầu tư lựa chọn được đối tác phù hợp.
- Thông qua đấu thầu chủ đầu tư sẽ tìm được nhà thầu có khả năng đáp ứngtốt nhất các yêu cầu của dự án
- Tăng khả năng quản lý vốn, tránh tình trạng thất thoát vốn đầu tư trong quátrình thi công
- Công tác đấu thầu giúp chủ đầu tư giảm thiểu sức ép từ phía nhà thầu duynhất
2.2 Vai trò đối với doanh nghiệp xây dựng
2.2.1 Tạo công ăn việc làm cho các nhà thầu:
Thắng thầu đồng nghĩa với việc mang lại công ăn việc làm cho cán bộ côngnhân viên, nâng cao uy tín của nhà thầu trên thương trường, thu được lợi nhuận, tíchluỹ thêm được nhiều kinh nghiệm trong thi công và quản lý, đào tạo được đội ngũcán bộ, công nhân kỹ thuật vững tay nghề, máymóc thiết bị thi công được tăngcường
Trang 352.2.2 Các tổ chức quản lý, đội ngũ cán bộ công nhân viên được hoàn thiện, nâng cao kỹ năng tay nghề về trình độ và kinh nghiệm:
Đối với các doanh nghiệp tổ chức đấu thầu: để đánh giá đúng các hồ sơ dựthầu đòi hỏi đội ngũ cán bộ thực hiện công tác đấu thầu của chủ đầu tư phải tự nângcao trình độ của mình về các mặt nên việc áp dụng phương thức đấu thầu còn giúpcho chủ đầu tư nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ công nhân viên
Đối với doanh nghiệp tham gia đấu thầu: tích luỹ thêm được nhiều kinhnghiệm trong thi công và quản lý, đào tạo được đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuậtvững tay nghề, máy móc thiết bị thi công được tăng cường
3 Sự cần thiết phải nâng cao nâng cao sức cạnh tranh của nhà thầu:
Cạnh tranh là một quy luật vận hành của kinh tế thị trường Đối với từng thịtrường cụ thể, quy luật đó biểu hiện thành cơ chế cạnh tranh có tính đặc thù, chẳnghạn đối với thị trường xây dựng thì đó là cơ chế đấu thầu
Trước tiên phải nói rằng trong một cuộc đấu thầu công bằng mà bị thua thìhẳn là do năng lực cạnh tranh so sánh của nhà thầu trong doanh vụ cụ thể đó tươngđối yếu kém hơn các đối tác khác Sau mỗi thất bại như vậy nhà thầu hẳn phải rútkinh nghiệm để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình chứ không phải tìm cách đổlỗi cho người khác
Kèm theo dự phát triển mạng mẽ của cơ chế thị trường và hội nhập kinh tếquốc tế thì càng ngày càng có thêm nhiều nhà thầu mới gia nhập thị trường xâydựng các công trình giao thông với lợi thế về công nghệ kỹ thuật, máy móc thiết bị,tiềm lực tài chính rất mạnh v.v Trong đó, đáng kể đến nhiều nhất là các nhà thầunước ngoài đang rất nỗ lực nhảy vào thị trường Việt Nam So sánh một cách tươngđối thì nhóm nhà thầu nước ngoài thường có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn các nhà thầutrong nước
Vì vậy tính cạnh tranh trong đấu thầu đang ngày càng trở nên khốc liệt và hếtsức gay gắt Do đó mà hoạt động đấu thầu hiện nay đang diễn ra rất sôi động và làphương thức phổ biến nhất để tiến hành xây dựng một công trình giao thông
Trang 36CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 4
I Thông tin chung về công ty xây dựng công trình giao thông 4.
1 Lịch sử hình thành:
Tên chính thức: Công ty trách nhiện hữu hạn một thành viên- Tổng công ty
xây dựng công trình giao thông 4
Tên tiếng Anh: Civil Engineering Construction Corporation No 4 Ltd Trụ sở chính: Số 29 – Quang Trung - TP.Vinh - Tỉnh Nghệ An
E-mail : cienco4na@gmail.com
Website : http://www.cienco4.com.vn/ hoặc http://www.cienco4.vn/
Văn phòng đại diện tại Hà Nội: Số 19 – ngõ 1043 – đường Giải Phóng –
phường Thịnh Liệt – quận Hoàng Mai – Hà Nội
Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (CIENCO 4) là đơn vị kếthừa truyền thống Cục Công trình - Bộ Giao thông vận tải được thành lập ngày27/12/1962 để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo giao thông trong chiến tranh chống Mỹcứu nước Trải qua gần 50 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, Tổng công ty
đã nhiều lần được tổ chức lại với những tên gọi sau:
- Ngày 27/12/1962, Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định số 1477-QĐ/TLthành lập Cục Công trình trực thuộc Bộ Giao thông vận tải
- Năm 1991, Bộ Giao thông vận tải quyết định tách lực lượng xây dựng cơbản trong Liên hiệp và thành lập Tổng công ty Xây dựng công trình Miền Trung
- Tháng 12/1995, Bộ giao thông vận tải ra Quyết định số 4985/QĐ-BGTVTđổi tên Tổng công ty Xây dựng công trình Miền Trung thành Tổng công Xây dựngcông trình giao thông 4
- Ngày 22/8/2007, Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định số 2601/QĐ-BGTVTthành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 Tổng công
ty chính thức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con
Trang 37- Ngày 25/6/2010, Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định số 1757/QĐ-BGTVTchuyển Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 thành Công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Trải qua gần nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, Tổng công ty với đội ngũcán bộ công nhân viên được tôi luyện trong chiến đấu và trong xây dựng kinh tế,với ý chí vươn lên mạnh mẽ, không ngừng đổi mới tổ chức quản lý, đầu tư thiết bịcông nghệ, duy trì và phát triển nguồn nhân lực, đa dạng hóa ngành nghề, nâng caochất lượng sản phẩm, bảo đảm đời sống ổn định cho người lao động, coi trọng lợiích của khách hàng và các đối tác, thực hiện cạnh tranh lành mạnh, phát triển Tổngcông ty bền vững Từ năm 2000 đến 2010 Tổng công ty liên tục là đơn vị dẫn đầuphong trào thi đua của Ngành Giao thông vận tải, được Đảng, Nhà nước và Chínhphủ tặng nhiều phần thưởng cao quý, năm 2008 Tổng công ty được tặng thưởngHuân chương Hồ Chí Minh
Cienco4 đang tăng cường tiềm lực về mọi mặt, thực hiện chủ trương đa sởhữu, sản xuất và dịch vụ đa ngành, lấy ngành nghề xây dựng giao thông là chủ yếu,phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tổngcông ty, góp phần xây dựng thương hiệu Cienco4 trở thành một trong những thươnghiệu mạnh ở Việt Nam và trong khu vực về xây dựng giao thông
Trang 382 Cơ cấu tổ chức
Trang 393 Chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
- Xây dựng các công trình xây dựng, các công trình giao thông trong vàngoài nước;
- Sản xuất, kinh doanh điện, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, cấu kiện bêtông đúc sẵn, bê tông thương phẩm Gia công chế tạo dầm cầu thép, cấu kiện thép,sản phẩm cơ khí;
- Khai thác vật liệu, khoáng sản: mỏ đá các loại, sỏi cát, quặng Khai thácchế biến lâm sản
- Đầu tư các công trình hạ tầng giao thông, các công trình hạ tầng khác theophương thức B.O.T hoặc B.T Đầu tư các nhà máy thuỷ điện nhỏ, xây dựng, sảnxuất và kinh doanh xi măng, vật liệu xây dựng, chế tạo máy móc - thiết bị, hàng hoátheo phương thức B.O.O Đầu tư bất động sản: khu công nghiệp, khu đô thị, vănphòng, khách sạn - nhà hàng, khu du lịch, nuôi trồng thuỷ hải sản, trồng rừng
- Khảo sát, thiết kế công trình giao thông, dân dụng, điện, công nghiệp, thuỷlợi - nông - lâm nghiệp và công trình hạ tầng Tư vấn đầu tư và xây dựng công trìnhgiao thông, dân dụng, điện, công nghiệp, thuỷ lợi - nông - lâm nghiệp và công trình
hạ tầng;
- Kinh doanh thương mại, kinh doanh bất động sản và kinh doanh chứngkhoán và đầu tư tài chính Vận tải hành khách và vận tải hàng hoá, vật tư
- Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật
II Phân tích năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4.
1 Năng lực tài chính của tổng công ty.
1.1 Kết cấu tài chính của tổng công ty.
Trang 40sản có
1.1.1 Tỷ số nợ trên vốn tự có.
Tỷ số nợ trên vốn tự có cho biết tổng công ty đang sử dụng bao nhiêu đồngtiền nợ trên một đồng tiền vốn bỏ ra Qua bảng trên ta thấy năm 2009 cứ 1 đồng vốnchủ sở hữu thì có 4,7 đồng vốn vay nợ để tham gia vào hoạt động kinh doanh củatổng công ty Đây là một con số cho thấy tính bất ổn về vốn trong tình hình tàichính của tổng công ty, nguyên nhân là do năm 2009 toàn bộ nền kinh tế đang gánhchịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế, tổng công ty đã phải huy động vayngắn hạn lớn để duy trì tiến độ thi công cho nhiều hạng mục công trình đang thicông dở dang Năm 2010 mặc dù tình hình kinh tế tồn tại nhiều khó khăn song đã
có nhiều dấu hiệu tích cực hơn khi nhà nước liên tiếp thực hiện các gói kích cầu nềnkinh tế, trong đó vẫn ưu tiên cho xây dựng cơ bản một tỷ lệ không nhỏ Thị trườngxây dựng đang phục hồi, nhờ vậy mà tổng công ty đã nhận được vốn góp lớn từnhiều cổ đông, làm tăng vốn chủ sở hữu và làm giảm tỷ lệ này xuống còn 3,5 lầnvào năm 2010 Đến năm 2011 tỷ lệ này là 3 lần vì nhiều nguyên nhân, thứ nhất làcác khoản vay của tổng công ty giảm và thứ hai là nguồn vốn chủ sở hữu tăng do lợinhuận chưa phân phối sau thế tăng
1.1.2 Tỷ số nợ trên tài sản có.
Tỷ số nợ này có thể nhìn nhận trên hai góc độ Thứ nhất đối với tổng công ty,
nó cho thấy mức độ ảnh hưởng của các nguồn vốn vay nợ bên ngoài đến hoạt độngsản xuất kinh doanh của tổng công ty, và tính hiệu quả từ các chính sách kiểm soátảnh hưởng sự phụ thuộc vào các nguồn vay nợ này của ban lãnh đạo tổng công ty.Thứ hai đối với các chủ nợ, chỉ số này cung cấp thông tin bảo vệ chủ nợ trong trườnghợp tổng công ty mấy khả năng thanh toán và thể hiện năng lực tiếp nhận các nguồntài chính từ bên ngoài đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển của tổng công ty
Từ bảng trên ta thấy, năm 2009 tỷ số này là 82,7 % đến năm 2010 giảmxuống còn 78 % và xuống thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu là 75,4 % vào năm
2011 Cho thấy mức độ đóng góp của vốn chủ sở hữu còn khá thấp, song các khoản
nợ phải trả đang có xu hướng giảm đều qua các năm