1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao đất, cho thuê đất tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

80 1,9K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Với tư cách là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng, xác lập quyền sử dụng cho các đối tượng sử dụng đất, tạo

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

NGUYỄN THỊ HOÀI

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT TẠI HUYỆN THẠCH THẤT,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2011

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

NGUYỄN THỊ HOÀI

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT TẠI HUYỆN THẠCH THẤT,

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Cấu trúc luận văn 3

Chương 1: Tổng quan về công tác giao đất, cho thuê đất phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội 1.1 Tổng quan về việc giao đất, cho thuê đất ở Việt Nam 4

1.2 Những nội dung cơ bản của công tác giao đất, cho thuê đất 11

1.2.1 Căn cứ giao đất, cho thuê đất 11

1.2.2 Đối tượng giao đất, cho thuê đất 12

1.2.3 Thời hạn giao đất, cho thuê đất 15

1.2.4 Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất 17

Chương 2: Nghiên cứu thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất tại huyện Thạch Thất 2.1 Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu 21

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội 21

2.1.2 Tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện Thạch Thất giai đoạn 2000-2010 37

2.2 Nghiên cứu thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất tại huyện Thạch Thất 44

2.2.1 Các văn bản có liên quan 44

2.2.2 Quy trình thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất 44

2.2.3 Thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Thạch Thất 45

2.3 Đánh giá việc thực hiện giao đất, cho thuê đất tại 3 dự án trên địa bàn huyện Thạch Thất 49

2.3.1 Các căn cứ đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất 49

2.3.2 Thực trạng vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất tại 3 dự án 52

Trang 4

2.3.3 Đánh giá việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

tại 3 dự án 60

2.3.4 Đánh giá kết quả công tác giao đất, cho thuê đất tại 3 dự án trên địa bàn huyện Thạch Thất 60

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giao đất, cho thuê đất 3.1 Những vấn đề đặt ra đối với công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Thạch Thất 67

3.2 Các nhóm giải pháp chủ yếu 72

3.2.1 Giải pháp về chính sách pháp luật 72

3.2.2 Giải pháp về tổ chức, cải cách thủ tục hành chính 72

3.2.3 Một số giải pháp khác 72

Kết luận 75

Kiến nghị 76

Tài liệu tham khảo 78

Phụ lục

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 Giá trị sản xuất huyện Thạch Thất giai đoạn 2002-2007 24

Bảng 2 Các thành phần và cơ cấu kinh tế huyện Thạch Thất giai đoạn

Bảng 3 Giá trị sản xuất ngành công nghiệp giai đoạn 2006-2008 26 Bảng 4 Giá trị một số sản phẩm tiểu thủ công nghiệp năm 2007-2008 26 Bảng 5 Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2003-2008 27

Bảng 7 Kết quả thực hiện trồng cây gây rừng giai đoạn 2004-2010 29 Bảng 8 Sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2008 30 Bảng 9 Giá trị sản xuất ngành dịch vụ giai đoạn 2000-2007 30

Bảng 11 Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề (năm 2009) 32

Bảng 12 Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng (Giai đoạn

Bảng 13 Tình hình đo đạc lập bản đồ địa chính (đến ngày 01/ 01/2010) 41

Bảng 14 Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đến ngày 01/

Bảng 15 Kết quả thực hiện giao đất và cho thuê đất tại điểm công nghiệp -

Bảng 18 Bảng giá đất vùng dân cư nông thôn thuộc huyện Thạch Thất 57

Bảng 19 Phương án bồi thường của dự án cụm công nghiệp Bình

Bảng 20 Phương án bồi thường của dự án cụm công nghiệp Bình Phú 59 Bảng 21 Phương án bồi thường của dự án điểm công nghiệp Bình Phú I 59 Bảng 22 Số hộ bị thu hồi đất và số lao động được tuyển dụng của 3 dự án 63

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là nguồn tài chính tiềm năng, nguồn nhân lực cơ bản để phát triển kinh tế, nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Đất đai được coi là một loại bất động sản, là một hàng hoá đặc biệt, nó có những đặc điểm rất khác biệt đó là cố định về vị trí, giới hạn về không gian và vô hạn về thời gian sử dụng, vì lẽ đó mà trong quá trình sử dụng nếu sử dụng đất đai một cách hợp lý thì giá trị của đất không những không mất đi mà còn tăng lên

Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, sự phát triển mạnh

mẽ của các ngành kinh tế cùng với sự gia tăng dân số đã tạo nên áp lực lớn đối với đất đai Bởi vậy để quản lý đất đai một cách có hiệu quả, Luật Đất đai 2003 đã quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các đối tượng cũng như phát triển kinh tế của đất nước Với tư cách là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân

sử dụng, xác lập quyền sử dụng cho các đối tượng sử dụng đất, tạo điều kiện cho người sử dụng đất chủ động và gắn bó với đất đai, yên tâm đầu tư, phát huy hiệu quả của đất Công tác này chính là một động lực thúc đẩy cho việc sử dụng đất đai hiệu quả và mang lại những thành tựu to lớn cho nền kinh tế đất nước Tuy nhiên, trong thực tế khi thực hiện nó lại phát sinh nhiều khó khăn và bất cập Làm thế nào để có thể phân bổ quỹ đất một cách hợp lý, đảm bảo hài hoà được quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất, đây là bài toán cần có lời giải thích hợp đối với từng địa phương cũng như từng khu vực

Thạch Thất là một huyện mới được sáp nhập thành huyện ngoại thành của Hà Nội, với đặc thù là huyện có nhiều ngành nghề phát triển cùng với sự thuận lợi về giao thông đã tạo điều kiện cho kinh tế của huyện phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, khiến nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng Chính điều này đã tạo ra sự phức tạp trong việc điều tiết các quan hệ đất đai, đặc biệt là công tác giao đất, cho thuê đất

Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực

Trang 8

trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao đất, cho thuê đất tại huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội”, nhằm nghiên cứu thực trạng và các

nguyên nhân đối với những vấn đề bất cập đang diễn ra, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ công tác giao đất, cho thuê đất tại một

số dự án trên địa bàn huyện

2 Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá thực trạng thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất tại một số dự

án trên địa bàn huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội

- Đề xuất kiến nghị, góp phần hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác giao đất, cho thuê đất

3 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi khu vực: Trong đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu, đánh giá tình hình giao đất, cho thuê đất tại 3 dự án trên địa bàn 2 xã Bình Phú và Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội đó là: Cụm công nghiệp Bình Phú – Phùng

Xá, Cụm công nghiệp Bình Phú và Điểm công nghiệp - TTCN Bình Phú I, chỉ ra những ưu điểm, tồn tại trong quá trình thực hiện dự án và đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết những vướng mắc đó

- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng và

đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Thạch Thất

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập tài liệu, số liệu tại các phòng, ban có liên quan, tại Ban quản lý các dự án và tại UBND các xã nơi có đất bị thu hồi; thu thập các văn bản, tài liệu liên quan đến chính sách giao đất, cho thuê đất của Trung ương (Chính phủ, các Bộ ngành) và của thành phố Hà Nội

- Phương pháp điều tra: phỏng vấn cán bộ tham gia lập phương án bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng, điều tra trực tiếp tại các khu công nghiệp

- Phương pháp thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học: từ số liệu điều tra và thu thập được tiến hành thống kê, tổng hợp để có căn

cứ cho phần đánh giá tình hình giao đất, cho thuê đất

- Phân tích, so sánh các số liệu điều tra: Từ số liệu đã tổng hợp, tiến hành

Trang 9

phân tích, từ đó đánh giá tình hình giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện

5 Cấu trúc luận văn

Mở đầu

Chương 1 Tổng quan về công tác giao đất, cho thuê đất phục vụ mục tiêu phát

triển kinh tế - xã hội

Chương 2 Nghiên cứu thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất tại huyện Thạch Thất Chương 3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giao đất, cho

thuê đất

Kết luận và kiến nghị

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT PHỤC VỤ

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI

1.1 Tổng quan về việc giao đất, cho thuê đất ở Việt Nam

Trước khi giành độc lập dân tộc năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến của thực dân Pháp Đất đai là của tầng lớp quan lại, địa chủ quản lý,

Trang 10

được coi như tài sản thông thường, được sử dụng như hàng hoá, là đối tượng mua bán, cầm cố, cho thuê, phát canh thu tô… Người nông dân không có đất sản xuất

mà phải đi làm thuê với một mức giá rẻ mạt cho các ông chủ đồn điền, ở miền Bắc

là các nhà địa chủ sản xuất nông nghiệp, ở miền Nam bao gồm cả sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, nên đời sống vẫn vô cùng khó khăn

- Sau cách mạng tháng 8 thành công năm 1945, sự thành lập Nhà nước công nông đã đặt nền tảng cho sự ra đời của quan hệ sản xuất mới, trên cơ sở đó những quan hệ xã hội mới trong đó có các quan hệ ruộng đất được hình thành và phát triển trên nền tảng vững chắc là sự quản lý thống nhất toàn bộ ruộng đất của Nhà nước và các hình thức sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với ruộng đất đã chiếm ưu thế tuyệt đối Các quan hệ về ruộng đất ngày càng được đổi mới, củng cố và phát triển theo đà phát triển chung của toàn xã hội Những tàn dư của quan hệ bóc lột đã bị xoá bỏ do tính chất hàng hóa của đất đai đã bị hạn chế tới mức tối đa Chính những quan hệ ruộng đất ngày càng đổi mới này, sự đòi hỏi tất yếu này sẽ ra đời một điều chỉnh mới, đó là phương pháp điều chỉnh của ngành ruộng đất nói chung, trong đó có mục tiêu đảm bảo cho đất được sử dụng đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả kinh tế cao bằng hình thức khuyến khích sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, cải tạo đất… Nhà nước tuyên bố ổn định nghĩa vụ thuế nông nghiệp, nghĩa vụ lương thực trong một thời gian nhất định hoặc quy định miễn thuế nông nghiệp, lương thực trong một

số năm đầu của đất khai hoang, phục hoá

Quy định cho việc mượn đất, sản phẩm làm ra được hưởng không tính vào phương án ăn chia, quy định việc cho vay và xoá nợ trong việc giao đất, giao rừng

Vì vậy đời sống nhân dân đã có sự cải thiện nhất định Sau đó Đảng và Nhà nước ta tiếp tục thực hiện chính sách quản lý nền kinh tế đất nước theo cơ chế tập trung bao cấp, khuyến khích vận động nhân dân góp đất để xây dựng hợp tác xã lớn, nhằm có bước nhảy vọt về hình thái xã hội Nhưng chủ trương này không phát huy được hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất dẫn đến việc sử dụng đất bị lãng phí và hiệu quả thấp, nền kinh tế đất nước ta lâm vào tình trạng lạc hậu kém phát triển, đời sống nhân dân

vô cùng khó khăn Bởi vậy Đảng và Nhà nước cần có sự thay đổi về chính sách quản lý sử dụng đất đai

- Năm 1986 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã bầu đồng chí Nguyễn Văn

Trang 11

Linh làm Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam với khẩu hiệu “nói và làm”, Đảng

và Nhà nước ta đã có chủ trương xây dựng nền kinh tế đất nước phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nhận trong xã hội có 5 thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển bình đẳng Lúc này nước ta bắt đầu có sự mở cửa giao lưu kinh tế với nhiều nước trên thế giới, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam được các nhà đầu tư quốc tế chú ý Thành phần kinh tế tư nhân trong nước được tạo điều kiện phát triển Đi kèm theo đó là chính sách quản lý và sử dụng đất đai được cụ thể hoá thành luật:

Luật Đất đai năm 1987;

Luật Đất đai 1993, Luật sửa đổi, bổ sung năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2001;

Luật Đất đai 1993 ra đời là công cụ để Nhà nước quản lý toàn bộ đất đai theo pháp luật, đáp ứng cơ bản mục tiêu đẩy mạnh công tác quản lý đất đai ở các địa phương đi vào nề nếp Đối với công tác giao đất đã có những quy định cụ thể về thời hạn, định mức giao các loại đất, đối tượng giao để sử dụng, cơ quan có thẩm quyền được giao đất Ngoài ra Nhà nước còn ban hành các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư… quy định cụ thể về giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp

Với quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản

lý, Nhà nước giao đất cho các tổ chức cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài, có thời hạn thông qua quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, Nhà nước đã giao đất nông nghiệp cho nhân dân theo mục đích sử dụng đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm là 20 năm, đất trồng cây lâu năm và đất lâm nghiệp là 50 năm Đất phi nông nghiệp cho các hộ gia đình cá nhân là 30 năm, cho các tổ chức là 50 năm, đã tạo điều kiện và khuyến khích người sử dụng đất yên tâm đầu tư vào đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất Ngoài ra còn có chính sách khuyến khích nhân dân đầu

tư công sức đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng thông qua việc đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới

Để đảm bảo hài hoà quyền lợi của Nhà nước và người sử dụng đất, Nhà nước

đã ban hành giá cho từng loại đất, vì vậy các cơ quan chức năng có thể xác định được số tiền sử dụng đất mà người sử dụng đất phải nộp (đối với trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất), xác định được mức tiền thuê đất (đối với

Trang 12

trường hợp Nhà nước cho thuê đất), xác định được mức thuế chuyển quyền sử dụng đất, xác định được giá trị tài sản được Nhà nước giao đất (đối với các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất) và xác định được khoản tiền mà người sử dụng đất được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích công cộng, mục đích quốc phòng – an ninh và lợi ích quốc gia

Luật Đất đai 1993 ra đời đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có cơ hội được thuê đất thực hiện các dự án đầu tư cụ thể, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước phát triển theo cơ chế thị trường Mặc dù vậy để phù hợp với

sự phát triển mạnh mẽ của nước ta trong giai đoạn này, Nhà nước đã ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998 và năm 2001 Tuy nhiên việc thu hồi đất để thực hiện giao đất, cho thuê đất mới chỉ được thực hiện đối với các dự án đã được phê duyệt cụ thể, do đó vẫn chưa phù hợp với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới, vì vậy Luật Đất đai 2003 đã quy định Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, GPMB sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt Cho phép tổ chức Phát triển quỹ đất (do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập) được thực hiện việc bồi thường, GPMB và trực tiếp quản lý quỹ đất đã thu hồi đối với trường hợp sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố

mà chưa có dự án đầu tư nhằm tạo mặt bằng sạch rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi quyết định đầu tư

Để tiếp tục đưa đất nước tiến lên, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã có chủ trương tiếp tục phát triển nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại Vì vậy ngoài việc quy hoạch đất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, Chính phủ đã phê duyệt nhiều dự án đầu tư phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp với tầm cỡ quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm thu hút đầu tư quốc tế Các địa phương thực hiện quy hoạch các dự án cụm, điểm công nghiệp vừa và nhỏ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước được thuê mặt bằng phát triển sản xuất Theo số liệu điều tra cho thấy trong giai đoạn đầu của

Trang 13

thế kỷ 21 Nhà nước đã giao cho các đối tượng sử dụng là 24.996.000 ha, chiếm 75,53% tổng diện tích tự nhiên cả nước, cụ thể như sau:

+ Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng 14.878.000 ha chiếm 59,52% tổng diện tích đã giao, trong đó diện tích đất nông nghiệp 13.915.000 ha, chiếm 93,53% diện tích đất nông nghiệp Nhà nước đã giao cho các đối tượng sử dụng

+ Các tổ chức trong nước sử dụng 9.735.000 ha chiếm 38,95 % tổng diện tích đã giao, cho thuê; trong đó diện tích đất phi nông nghiệp 1.021.000 ha, chiếm 59,50% diện tích đất phi nông nghiệp Nhà nước đã giao cho các đối tượng sử dụng

Tổ chức, cá nhân nước ngoài được thuê sử dụng 56.000 ha (chỉ chiếm 0,22%), trong đó đất nông nghiệp 30.000 ha (53,57%), đất phi nông nghiệp 26.000 ha (46,43%) Trong đó có hơn 130 dự án đầu tư khu công nghiệp và khu chế xuất được Thủ tướng Chính phủ ký duyệt với diện tích đất quy hoạch gần 30.000 ha, trong đó diện tích đất giao, cho thuê chiếm 67%

Đến nay nhiều dự án đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật

và đi vào sản xuất theo nội dung phê duyệt, tạo ra sản phẩm cho xã hội đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước Có hơn 200 dự án cụm công nghiệp do UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt với diện tích khoảng 15.000 ha đã và đang triển khai xây dựng

+ Cộng đồng dân cư được giao 325.000 ha (1,30%), trong đó đất nông nghiệp 274.000 ha (1,10%), đất phi nông nghiệp 6.000 ha (0,20%)

Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhìn chung đã phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được duyệt Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã được thực hiện theo đúng quy định

Đã từng bước khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng Đất được giao, cho thuê, được chuyển mục đích về cơ bản là phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt và quá trình chuyển đổi cơ cấu đầu tư và cơ cấu lao động và bảo đảm quốc phòng - an ninh

Đối với các dự án đầu tư do Chính phủ phê duyệt, việc triển khai thực hiện cơ bản thuận lợi do nhận thức của nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của dự án đối với sự phát triển chung của đất nước và những tác động trực tiếp

Trang 14

đến đời sống của nhân dân thông qua các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Đối với các dự án do cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt, việc thực hiện thường gặp một số những vấn đề như địa điểm quy hoạch thường ở các khu vực đồng bằng, khu trung tâm hoặc ven đô, chủ yếu là đất trồng lúa, nhu cầu sử dụng đất và đời sống kinh tế của nhân dân tương đối ổn định nên họ không muốn thay đổi địa bàn sinh sống, chính sách về bồi thường hỗ trợ giữa các địa phương có sự chênh lệch Vì vậy họ thường lấy lý do là phải đảm bảo an toàn lương thực nên không nhất trí chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chính sách bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng thấp hơn các địa phương khác, đòi hỏi được thoả thuận về giá với các chủ dự án thuê đất Bên cạnh đó là những biến động về thị trường bất động sản, chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư của Nhà nước có nhiều thay đổi đã gây một số bất cập nhất định như: việc đất đai được coi là hàng hoá, một số chủ dự án sau khi được thuê đất đã cho thuê lại

và chuyển nhượng dự án gây bức xúc đối với người bị thu hồi đất Việc tuyển dụng lao động bị thu hồi đất vào làm việc tại khu vực công nghiệp đã được thực hiện nhưng không ổn định do những khó khăn trong sản xuất và khả năng thích nghi với môi trường sản xuất công nghiệp của các dự án trước cũng là nguyên nhân gây khó khăn đối với các dự án thực hiện sau

Nhìn chung việc giao đất, cho thuê đất ở nước ta giai đoạn những năm 2000-2010 thời gian đầu việc thực hiện chưa thật đầy đủ với quy trình do việc quy hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa được phê duyệt, nên việc giao đất cho thuê đất thường được phê duyệt theo đăng ký nhu cầu sử dụng đất hàng năm Các dự án đầu tư được triển khai trên cơ sở các quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết trong phạm vi dự án, khi có chủ trương tiếp nhận đầu tư Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư chưa thật sự đảm bảo quyền lợi cho người có đất

bị thu hồi, thậm chí có những dự án phải nhiều lần điều chỉnh chính sách bồi thường gây khó khăn trong thực hiện Giai đoạn sau việc quy hoạch sử dụng đất

đã được các địa phương khẩn trương hoàn thiện nên việc giao đất cho thuê đất đã

có căn cứ thực hiện, nhưng chất lượng quy hoạch chưa cao, chưa dự đoán được đầy đủ nhu cầu sử dụng đất của xã hội nên vẫn phải điều chỉnh bổ xung nhiều

Trang 15

Địa điểm quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp được ưu tiên quá nhiều, chưa chú trọng đến sản xuất nông nghiệp Do đó các cụm, điểm công nghiệp chủ yếu được quy hoạch ở vùng đồng bằng, ven các đô thị, gần khu dân cư mà các khu vực này chủ yếu là đất nông nghiệp trồng lúa với năng xuất và điều kiện sản xuất rất thuận lợi được hình thành qua nhiều thế hệ mới có được

Mặt khác, căn cứ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất chưa sàng lọc được nhà đầu tư kém năng lực, chưa kiểm soát được tình trạng một nhà đầu tư nhưng xin giao đất, thuê đất để thực hiện nhiều công trình, dự án ở nhiều địa phương khác nhau, dẫn đến tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, chủ đầu tư bao chiếm, găm giữ đất, bỏ hoang gây lãng phí

Việc quản lý và sử dụng đất sau khi giao còn hạn chế, tình trạng để lãng phí đất kéo dài trong nhiều năm nhưng Nhà nước chưa có biện pháp xử lý kịp thời

Về cơ chế giao đất, cho thuê đất: các quy định về nghĩa vụ tài chính của người được giao đất, người thuê đất chưa đảm bảo bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đối tượng sử dụng đất, cụ thể là giá đất tính tiền sử dụng đất và giá đất tính tiền thuê đất chênh lệch quá lớn, trong khi quyền của tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất và quyền của tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất 1 lần cho cả thời gian thuê là tương đương Nhiều nơi giá thuê đất của Nhà nước thấp hơn nhiều giá thuê đất trên thị trường, đã có tình trạng nhiều tổ chức được Nhà nước cho thuê đất nhưng không sản xuất, kinh doanh mà cho thuê lại đất để hưởng chênh lệch giá thuê trên thị trường và giá thuê của Nhà nước Vì vậy, "đầu vào" của các dự án cùng loại là khác nhau giữa dự án có chủ dự án là tổ chức kinh tế trong nước và dự án có chủ đầu tư

là tổ chức, cá nhân nước ngoài; giữa dự án do được Nhà nước cho thuê đất với dự

án thuê đất của tổ chức, cá nhân khác

Một số địa phương vẫn thực hiện cơ chế cũ (xin - cho) là thu hồi đất đồng thời với giao, cho thuê đất cho chủ đầu tư để chủ đầu tư tự bồi thường cho người bị thu hồi đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tính theo bảng giá đất của UBND cấp tỉnh

mà không thực hiện theo cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất Vì vậy, nguồn thu cho ngân sách từ việc giao đất, cho thuê đất giảm so với nguồn thu tính theo cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất mà Luật Đất đai đã quy định; đồng thời tăng chi từ ngân sách

Trang 16

cho việc bồi thường về đất do chủ đầu tư tự ứng trước, sau đó trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp ngân sách; chi phí tái định cư cũng lấy từ ngân sách Nhà nước nhưng thường không được hạch toán với việc thực hiện dự án; nhiều trường hợp triển khai dự án đầu tư nếu hạch toán thì chi ngân sách (tiền xây dựng quy hoạch, tiền bồi thường, tiền bố trí tái định cư) cao hơn thu ngân sách (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế, lệ phí) Phần giá trị tăng thêm do Nhà nước quy hoạch, cho chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án chủ yếu thuộc về chủ đầu tư dự án

mà biểu hiện về mặt xã hội là tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài tại nhiều địa phương do người bị thu hồi đất bức xúc trước thực trạng các dự án đầu tư, kinh doanh nhà ở là giá đất bồi thường thấp (chủ yếu là giá đất nông nghiệp), chủ đầu tư nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo bảng giá đất ở của UBND cấp tỉnh nhưng chủ đầu tư đã bán (thậm chí bán trên "giấy tờ" ngay sau khi dự án được phê duyệt, chưa giải phóng mặt bằng) cho người mua nhà ở với giá đất, giá nhà thị trường (cao gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần), trong khi đó nhiều người bị thu hồi đất nhiều năm chưa được bố trí tái định cư Đây là một trong những nguyên nhân gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước, do vẫn có cơ chế "xin-cho" mà không thực hiện

cơ chế Luật Đất đai 2003 đã quy định là tách phần thu hồi đất riêng thuộc trách nhiệm Nhà nước để tạo quỹ đất "sạch" và phần giao đất, cho thuê đất do Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện theo cơ chế thị trường là đấu giá quyền sử dụng đất

Quy định về thời hạn, hạn mức sử dụng đất nông nghiệp còn làm hạn chế đến việc tích tụ đất đai để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên quy mô lớn, chưa tạo động lực để ổn định và phát triển nông nghiệp

Việc phân cấp mạnh thẩm quyền thu hồi, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cùng với quy định phân cấp mạnh thẩm quyền quyết định đầu tư của pháp luật về đầu tư đã bộc lộ nhiều bất cập; đặc biệt là trong việc quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước, đất lâm nghiệp có rừng, giao đất, cho thuê đất tại các khu vực nhạy

cảm, vùng biên giới, gây bức xúc trong dư luận

1.2 Những nội dung cơ bản của công tác giao đất, cho thuê đất

1.2.1 Căn cứ giao đất, cho thuê đất

Trang 17

Căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất được quy định trong Luật Đất đai 2003 và được hướng dẫn cụ thể tại điều 30 Nghị định 181 bao gồm:

1 Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong các văn bản sau:

a) Dự án đầu tư của tổ chức có sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư

b) Văn bản thẩm định về nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư của tổ chức kinh tế không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước hoặc không phải là dự án có vốn đầu tư nước ngoài Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan thẩm định về nhu cầu sử dụng đất trên cơ sở xem xét hồ sơ

dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư

c) Dự án xây dựng cơ sở tôn giáo đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét duyệt

d) Đơn xin giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất đối với trường hợp xin giao đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất hoặc giao đất làm nhà ở

đ) Đơn xin giao đất của cộng đồng dân cư có xác nhận của Ủy ban nhân dân

xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất

2 Việc chấp hành tốt pháp luật về đất đai của người xin giao đất, thuê đất đối với trường hợp người xin giao đất, thuê đất đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trước đó để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Trên cơ sở bản tự kê khai của người xin giao đất, thuê đất về tất cả diện tích đất, tình trạng sử dụng đất đã được Nhà nước giao, cho thuê trước đó và tự nhận xét về chấp hành pháp luật về đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất đang làm thủ tục giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất

đã giao, đã cho thuê để xác minh mức độ chấp hành pháp luật về đất đai của người

sử dụng đất trong quá trình thực hiện các dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

Trang 18

3 Quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt

Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết thì căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền xét duyệt

1.2.2 Đối tượng giao đất, cho thuê đất

a/ Đối tượng giao đất

Nhà nước giao đất cho người sử dụng đất dưới hai hình thức: Giao đất không thu tiền sử dụng đất và Giao đất có thu tiền sử dụng đất

 Giao đất không thu tiền sử dụng đất:

Điều 33 Luật Đất đai 2003 quy định Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau:

- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, NTTS, làm muối được Nhà nước giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định

- Tổ chức sử dụng đất vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, thực nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, NTTS, làm muối

- Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao đất để SXNN, lâm nghiệp, NTTS, làm muối hoặc sản xuất kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh

- Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo các dự án của Nhà nước

- Hợp tác xã nông nghiệp sử dụng đất làm mặt xây dựng trụ sở hợp tác xã, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ SXNN, lâm nghiệp, NTTS, làm muối

- Người sử dụng đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở

cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa

- Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp

Trang 19

 Giao đất có thu tiền sử dụng đất:

Theo điều 34 Luật Đất đai 2003, Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau:

- Hộ gia đình cá nhân được giao đất ở

- Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê

- Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê

- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được giao đất làm mặt bằng xây dựng

cơ sở sản xuất, kinh doanh

- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh

- Tổ chức kinh tế được giao đất để SXNN, lâm nghiệp, NTTS, làm muối

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư

b/ Đối tượng cho thuê đất

Theo quy định tại Điều 35 Luật Đất đai 2003, Nhà nước cho thuê đất dưới hai hình thức: cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm và cho thuê thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê Tuy nhiên trong điều này không quy định việc cho thuê trả tiền thuê nhiều năm và trả tiền một lần đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nước Việc cho thuê trả tiền một lần chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam

 Hình thức cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm áp dụng đối với những đối tượng sau:

- Hộ gia đình, cá nhân thuê đất để SXNN, lâm nghiệp, NTTS, làm muối

- Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 mà thời hạn sử dụng đất

đã hết

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 đến trước ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành, trừ diện tích đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất

Trang 20

- Hộ gia đình, cá nhân thuê đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh

- Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư SXNN, lâm nghiệp, NTTS, làm muối, làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc

 Hình thức cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê

áp dụng cho các đối tác nước ngoài như sau:

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư SXNN, lâm nghiệp, NTTS, làm muối; làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh; xây dựng công trình công cộng có mục đích sản xuất kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê

- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc

Như vậy, hình thức cho thuê đất có những tiêu chí mới khi phân định giữa đối tượng cho thuê trả tiền hàng năm và trả tiền một lần cho toàn bộ quá trình thuê cũng như giữa đối tác trong nước và nước ngoài sử dụng đất Đây là sự đổi mới trong Luật Đất đai 2003 so với Luật Đất đai 1993 và các Luật Đất đai sửa đổi bổ sung, nhằm bước đầu chuyển mạnh hướng thuê đất cho người sử dụng đất để phù hợp với cơ chế thị trường

1.2.3 Thời hạn giao đất, cho thuê đất

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, thời hạn giao đất, cho thuê đất được chia theo các loại đất sử dụng gồm đất sử dụng ổn định lâu dài và đất sử dụng

có thời hạn

Trang 21

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp

- Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh

- Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng

- Đất có công trình là đình, đền, miếu, am tự đường, nhà thờ họ

- Đất giao thông thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục

và đào tạo, thể dục, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh

- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa

b Đất sử dụng có thời hạn

Tại điều 67 Luật Đất đai 2003 quy định người sử dụng đất được sử dụng đất

có thời hạn trong các trường hợp sau đây:

- Thời hạn giao đất trồng cây hàng năm, đất NTTS, đất làm muối cho hộ gia

đình, cá nhân sử dụng là 20 năm; thời hạn giao đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 50 năm

- Thời hạn cho thuê đất trồng cây hàng năm, đất NTTS, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là không quá 20 năm; thời hạn cho thuê đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là không quá 50 năm

Thời hạn giao đất, cho thuê đất được tính từ ngày có quyết định giao đất của

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; trường hợp đất được Nhà nước giao trước ngày 15/10/1993 thì thời hạn giao đất được tính từ ngày 15/10/1993

- Thời hạn sử dụng đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức do được giao trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 đối với đất trồng cây hàng năm, đất NTTS,

Trang 22

đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân là 10 năm; đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân là 25 năm

- Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế để sử dụng vào mục đích SXNN, lâm nghiệp, NTTS, làm muối; tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để

sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên

cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm; đối với

dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn kinh tế -

xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất là không quá 70 năm

- Thời hạn cho thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc của các tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao là không quá 99 năm

- Thời hạn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn là không quá 5 năm; trường hợp cho thuê đất trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 thì thời hạn cho thuê đất được xác định theo hợp đồng thuê đất

1.2.4 Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất

Luật Đất đai 2003 quy định thẩm quyền giao đất, cho thuê đất như sau:

a Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Theo quy định tại Điều 37 của Luật đất đai, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các thẩm quyền giao đất, cho thuê đất sau:

- Có quyền quyết định cho thuê đất đối với tổ chức trong nước, giao đất đối với cơ sở tôn giáo trên cơ sở công nhận diện tích mà hiện nay họ đang sử dụng hoặc

sử dụng và mục đích phi nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất

Khái niệm “tổ chức” cần được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là mọi tổ chức trong nước sử dụng đất bao gồm từ cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân… đều gọi chung là tổ chức Như vậy, không phân biệt là cơ quan Trung ương hay địa phương đóng trên địa bàn, khi có nhu cầu xin thuê đất thì người có thẩm quyền quyết định là UBND

Trang 23

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất

- Giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam được quyền lựa chọn giữa hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất, trong trường hợp thuê đất thì được lựa chọn giữa việc trả tiền thuê hàng năm hoặc trả tiền một lần Tuy nhiên, dù nhà đầu tư Việt kiều chọn hình thức nào đi chăng nữa thì người có quyền quyết định việc giao hoặc cho thuê là UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất ở Việt Nam có thể là: các cơ quan đại diện ngoại giao, các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

b Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Cấp huyện là địa bàn rất quan trọng để tổ chức và phân công lại lao động, bố trí lại sản xuất, thẩm quyền của cấp huyện chủ yếu tập trung vào việc giao đất, cho thuê đất đối với các hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp Luật Đất đai căn cứ vào chủ thể để phân biệt thẩm quyền giữa UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với thẩm quyền của UBND huyện, quận, thị

xã, thành phố thuộc tỉnh Trong khi UBND cấp tỉnh tập trung thẩm quyền giao đất, cho thuê đất đối với các loại tổ chức, thì UBND cấp huyện quyết định đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất

c Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND xã, phường, thị trấn

Khoản 3 điều 37 Luật Đất đai 2003 quy định thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND xã, phường, thị trấn thực hiện việc giao đất, cho thuê đất và quản lý quỹ đất công ích phục vụ cho mục tiêu xây dựng các công trình công cộng nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân

d Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất

* Luật Đất đai 2003 quy định về trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đối

Trang 24

với đất đã được GPMB như sau:

- Đối với tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức

cá nhân nước ngoài xin thuê đất nộp 2 bộ hồ sơ tại cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất

- Đối với hộ gia đình, cá nhân xin thuê đất nộp 2 bộ hồ sơ tại cơ quan quản lý đất đai của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất

Bộ hồ sơ thuê đất gồm có:

+ Đơn xin thuê đất

+ Dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư (đối với tổ chức) + Dự án đầu tư và bản sao giấy phép đầu tư (đối với tổ chức cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam)

Sau khi cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận đủ bộ hồ sơ của người có nhu cầu xin thuê đất, trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, cơ quan này phải có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và thực hiện các công việc khác có liên quan như: trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất xin thuê; xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất Sau khi hoàn tất hồ sơ, cơ quan quản lý đất đai sẽ chuyển hồ

sơ này cho UBND có thẩm quyền để ra quyết định cho thuê đất

Quyết định này sẽ được cơ quan quản lý đất đai trực tiếp trao cho người được cho thuê đất

Khi đã nhận được quyết định cho thuê đất, người sử dụng đất phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Trong thời hạn 10 ngày cơ quan quản lý đất đai ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất, tổ chức bàn giao đất trên thực địa

* Đối với đất chưa được GPMB thì quy định về trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất được thực hiện như sau:

- Sau khi tiếp nhận đủ bộ hồ sơ của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong nước, các tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có nhu cầu xin thuê đất, cơ quan quản lý đất đai có trách nhiệm hoàn thành việc giới thiệu địa điểm, trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất xin thuê; xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất Thời gian thực hiện các công việc này là 30 ngày làm việc

Trang 25

- Cơ quan quản lý đất đai (Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh hoặc phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện) hoàn tất hồ sơ và chuyển cho UBND cấp có thẩm quyền (cấp tỉnh hoặc cấp huyện) để ra quyết định cho thuê đất

- Căn cứ vào quyết định cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện về bồi thường, GPMB

- Sau khi thực hiện xong việc GPMB và người được thuê đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, cơ quan quản lý đất đai ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất, tổ chức bàn giao đất trên thực địa cho người được thuê đất

Như vậy qua mỗi giai đoạn lịch sử, Đảng và Nhà nước ta đều có những chính sách quản lý và sử dụng đất đai phù hợp với hoàn cảnh của đất nước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã xác định phát triển nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó đến nay đất đai đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất đồng thời đảm bảo chế độ quản lý, sử dụng đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, Nhà nước đã ban hành Luật và các văn bản dưới Luật, thực hiện việc giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh

CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT TẠI HUYỆN THẠCH THẤT

2.1 Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu

Trang 26

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ

- Phía Đông giáp huyện Phúc Thọ, Quốc Oai

- Phía Nam giáp huyện Quốc Oai, huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình)

- Phía Tây giáp huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây

Diện tích tự nhiên của toàn huyện trước đây là 13.183,67ha, đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn và 20 xã trong đó có 4 xã nằm ở phía Bắc, 9 xã nằm ở phía Đông, 4 xã nằm ở phía Nam và 3 xã nằm ở phía Tây Theo quyết định điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội, từ ngày 01/8/2008, có thêm ba xã thuộc huyện Lương Sơn - Hoà Bình được sáp nhập vào huyện Thạch Thất là: xã Tiến Xuân, Yên Trung và Yên Bình Diện tích đất tự nhiên được điều chỉnh từ 13.183,67

ha lên thành 20.250,85ha

Tuy nhiên theo kết quả kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử

Trang 27

dụng đất năm 2010 xác định sự chồng lấn ranh giới đất đai giữa các xã: Thạch Hoà với Tiến Xuân là 1.485,98 ha, Thạch Hoà với Yên Bình là 305,82 ha, tổng diện tích chồng lấn là 1.791,8 ha Bởi vậy tổng diện tích tự nhiên toàn huyện được xác định

là 18.459,05 ha (sau khi trừ đi phần chồng lấn nêu trên)

b/ Địa hình, địa mạo

Huyện Thạch Thất có địa hình đa dạng, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Được chia làm 2 loại địa hình là vùng đồi gò, bán sơn địa nằm ở phía Tây

và vùng đồng bằng nằm ở phía Đông của huyện, cụ thể như sau:

- Vùng đồi gò, bán sơn địa: nằm ở phía hữu sông Tích và các xã mới sáp nhập nằm phía Tây Nam huyện với diện tích khoảng 142,6km2, chiếm 70,4% diện tích, địa hình trong vùng không đồng đều gồm những đồi núi thấp xẽn kẽ các dộc trũng

- Vùng đồng bằng: nằm ở phía tả ngạn sông Tích, địa hình tương đối bằng phẳng, địa chất tương đối đồng nhất, chủ yếu nằm trên vùng đất phù sa, riêng sông Tích là nền địa chất phù sa cổ

- Lượng mưa: bình quân năm là 1.628 mm, cao nhất là 2.163 mm và thấp nhất

là 1.519 mm Lượng mưa phân bố trong năm không đồng đều, mưa tập trung từ tháng

5 đến tháng 10, chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể lên tới 336 mm Mùa khô từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và lượng mưa chỉ là 16 – 23 mm

- Lượng bốc hơi: bình quân năm khoảng 860 mm, bằng 57% so với lượng

mưa trung bình cả năm

- Độ ẩm: không khí trung bình năm khoảng 83%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 80 - 89 % Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là tháng 11 và 12 tuy nhiên độ chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không lớn

- Gió: hướng gió thịnh hành về mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11

Trang 28

đến tháng 3 năm sau Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Đông Nam, thỉnh thoảng xuất hiện gió Tây Nam vào các tháng 6, 7

d/ Thuỷ văn

- Nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu trong khu vực được cung cấp bởi sông Tích, kênh dẫn nước Đồng Mô - Ngài Sơn, Phù Sa Nước mưa được lưu giữ trong các

ao hồ, chủ yếu là các hồ thủy lợi vừa và nhỏ

- Nước ngầm: Được chia làm hai khu vực: Vùng gò đồi phía phải sông Tích có mực nước ngầm khá sâu, kết quả khoan thăm dò ở Hòa Lạc cho thấy nước ngầm ở độ sâu 70 - 80m, lượng nước này không lớn nhưng có chất lượng tốt Vùng đồng bằng phía trái sông Tích có mực nước ngầm nông và khá dồi dào, hầu hết các giếng khơi sâu trên 8m đều có nước, nhiều giếng có nước ở độ sâu 5m

Diện tích rừng lớn với 2.403,64 ha đất rừng, chiếm 11% tổng diện tích tự nhiên nhưng tính đa dạng sinh học không cao Phần lớn là rừng trồng tập trung tại các xã mới sáp nhập về Thạch Thất (72%) là Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình, một phần là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc khu vực Vườn quốc gia Ba Vì Tài nguyên nước trước đây dồi dào nhưng những năm gần đây do tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm và suy giảm, đặc biệt là các nguồn nước ngầm có nguy cơ cạn kiệt

Hiện nay việc khai thác các nguồn tài nguyên trên địa bàn huyện chủ yếu là tài nguyên đất, tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp Một số khu vực đang diễn ra quá trình san lấp mặt bằng làm đất ở, đất công nghiệp hoặc đường giao thông nên tài nguyên đất được khai thác mạnh tại các xã mới sáp nhập Đất đá ong cũng được khai thác mạnh ở các xã vùng đồi gò như Bình Yên, Đồng Trúc, Hạ Bằng Đất sét cũng được khai thác tại Kim Quan, Đồng Trúc với khối lượng không nhiều

Trang 29

2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế

a Những thành tựu kinh tế đạt được

 Tăng trưởng kinh tế:

Trong giai đoạn 2002-2007, tốc độ tăng trưởng bình quân của huyện đạt 21,89%/năm Trong đó tổng giá trị sản xuất năm 2007 đạt 1.640.100 triệu đồng Cụ thể tổng giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của huyện trước khi nhập ba xã của Hoà Bình trong một số năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1: Giá trị sản xuất huyện Thạch Thất giai đoạn 2002-2007

Đơn vị tính: %

trưởng Giá trị sản xuất (triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của huyện qua các năm)

Năm 2008, khi có thêm ba xã sáp nhập vào huyện, tổng giá trị sản xuất toàn huyện là 1.857.316 triệu đồng trong đó ngành công nghiệp xây dựng đạt 1.214.835 triệu đồng chiếm 65,4% tổng giá trị sản xuất; nông nghiệp đạt 330.764 triệu đồng chiếm 17,8% tổng giá trị sản xuất; thương mại dịch vụ đạt 311.717 triệu đồng chiếm 16,8% tổng giá trị sản xuất

 Cơ cấu kinh tế:

Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện có những bước chuyển biến rõ rệt Năm 2009, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng đạt 65,6%; ngành nông nghiệp là 17,6% và tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ là 16,8% Ngành công

Trang 30

nghiệp xây dựng có tốc độ tăng trưởng nhanh và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế xã hội của huyện

Bảng 2: Các thành phần và cơ cấu kinh tế huyện Thạch Thất

giai đoạn 2004-2009

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng giá trị sản xuất 100,00 100,00 100,00 100,0 100,0 100 Nông, lâm, thuỷ sản 31,04 25,85 21,66 19,1 16,8 17,6 Công nghiệp, xây dựng 46,27 53,01 59,02 62,5 65,6 65,6 Thương mại, dịch vụ 22,69 21,15 19,32 18,4 17,6 16,8

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu báo cáo phát triển KT-XH của huyện qua các năm)

Như vậy, sau khi có sự sáp nhập, cơ cấu kinh tế của huyện có sự thay đổi, tỷ trọng ngành nông nghiệp đã tăng và ngành thương mại dịch vụ giảm song mức thay đổi này không lớn

b Thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực chủ yếu

 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Trong những năm qua, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và tập trung vào một số ngành chủ yếu như vật liệu xây dựng, lắp ráp xe máy, công nghiệp cơ khí, sản xuất đồ mộc Năm 2007, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của huyện là 960,400 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành đạt 15,8%, vượt mục tiêu của quy hoạch cũ đề ra, năm 2008 đạt 1.112,584 tỷ đồng Trong đó, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm nên sản phẩm đã có sức cạnh tranh với hàng ngoại và tiêu thụ nhanh hơn

Bảng 3: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp giai đoạn 2006-2008

Đơn vị tính: Triệu đồng

tăng trưởng

Tổng giá trị sản xuất 886.312 1.096.776 1.214.835 10,7% Công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp huyện quản lý 751.012 960.400 1.112.584 15,8% Công nghiệp tỉnh, trung ương 135.300 136.376 102.251 -25%

Trang 31

(Nguồn: Một số chỉ tiêu KTXH năm 2008 và kế hoạch năm 2009 huyện Thạch Thất)

Hiện nay toàn huyện có 9 làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục phát triển, bên cạnh đó đang có xu hướng hình thành một số nghề mới phù hợp với

sự phát triển của đất nước Làng nghề ở Thạch Thất nổi tiếng với hàng mộc ở Chàng Sơn, Bình Phú, kim khí ở Phùng Xá, đa ngành nghề ở Hữu Bằng Sự phân

bố ngành nghề ở Thạch Thất mang tính chất tập trung, có thể quy hoạch thành từng vùng riêng Trong những năm gần đây đã có nhiều ngành nghề mới được mở

ra với mẫu mã mới để xuất khẩu

Bảng 4: Giá trị một số sản phẩm tiểu thủ công nghiệp năm 2007-2008

(Nguồn: Một số chỉ tiêu KT-XH năm 2008 và kế hoạch năm 2009 huyện Thạch Thất)

 Nông - Lâm nghiệp – Thủy hải sản

Mặc dù nông nghiệp không là nguồn thu chủ yếu trong nền kinh tế của huyện nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm thời kỳ 2003-2008 tăng bình quân 5,5%/năm Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2007 đạt 227 tỷ đồng (giá

cố định năm 1994), tăng gần 12 tỷ so với năm 2006 Trong đó ngành trồng trọt đóng góp lớn nhất vào tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 138,028 tỷ đồng, chiếm 51,4% Năm 2008, do sáp nhập thêm ba xã nên giá trị sản xuất nông nghiệp

đã tăng lên 318,964 tỷ đồng trong đó ngành chăn nuôi đóng góp 164,283 tỷ đồng, chiếm 51,5% Cụ thể như sau:

Bảng 5: Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2003-2008

Đơn vị tính: Triệu đồng

Trang 32

Nông-lâm-thủy sản 216.631 226.600 238.580 265.131 277.060 330.764 Nông nghiệp 208.956 219.794 229.980 256.531 268.360 318.964 Trồng trọt 123859 123.531 130.200 135.929 138.028 154.681 Chăn nuôi 85.097 9.6263 99.780 120.601 130.332 164.283

- Chăn nuôi:

Chăn nuôi của huyện cũng đã có những bước chuyển biến đáng kể, nhịp độ tăng trưởng khá, hiện đạt 51% giá trị sản xuất nông nghiệp Chất lượng đàn gia súc và gia cầm ngày càng được cải tạo.Về cơ cấu, đàn trâu có xu hướng giảm từ 9-10% Đàn bò sữa những năm trước được chú trọng phát triển, năm 2000 có 40 con cho sữa, năm 2004 có 260 cho sữa Song những năm gần đây sản phẩm sữa tiêu thụ khó nên đàn bò sữa giảm nhiều Đàn lợn có xu hướng phát triển, tốc độ bình quân tăng hàng năm là 11%, Đàn gia cầm tăng trung bình 3,8%, tăng nhanh trong giai đoạn 2000-2003, riêng năm 2004, 2005 gia cầm có xu hướng giảm do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm Những năm gần đây ngành chăn nuôi đã chuyển dịch sang chăn nuôi quy mô vừa và quy mô lớn với các dự án chăn nuôi bò sữa tại Cẩm Yên, chăn nuôi lợn tại Lại Thượng Đặc biệt tại các xã mới sáp nhập như xã Yên Bình, có ba hộ chăn nuôi lợn đã đạt tới quy mô 2000 con/hộ Số lượng gia súc, gia cầm giai đoạn 2005 – 20010 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 6: Số lƣợng gia súc, gia cầm giai đoạn 2005-2010

Trang 33

(Nguồn: Báo cáo KT-XH huyện qua các năm- UBND huyện Thạch Thất)

Hiện nay ba xã mới sáp nhập về Thạch Thất có tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi rất lớn, đặc biệt là chăn nuôi gia súc Xu hướng trong những năm tới số lượng và năng xuất đàn gia súc, gia cầm sẽ tăng nhanh ở cả khu vực chăn thả và chăn nhốt

- Lâm nghiệp:

Sau nhiều năm khai thác, diện tích đất lâm nghiệp tại Thạch Thất còn 487 ha, giảm gần 500 ha so với năm 2000 Sau khi nhập thêm ba xã của Hoà Bình, diện tích đất lâm nghiệp tăng lên 2270,8 ha, chủ yếu là rừng trồng (phân tán và tập trung) Một phần diện tích đất lâm nghiệp xã Yên trung (325,9ha) thuộc Vườn quốc gia Ba

Vì có giá trị về đa dạng sinh học và cần được bảo vệ Đất rừng phòng hộ bảo vệ hồ đập và các nguồn nước là 346,3 ha tập trung tại các xã Yên Trung, Yên Bình và Tiến Xuân

Bảng 7: Kết quả thực hiện trồng cây gây rừng giai đoạn 2004-2010

Trang 34

Rừng trồng phần lớn là bạch đàn, keo Khâu chăm sóc còn hạn chế, cây trồng phát triển chậm, hiệu quả trồng rừng chưa cao Tại các xã mới sáp nhập, mặc dù điều kiện tự nhiên và đất đai thuận lợi cho trồng rừng nhưng người dân cũng chưa thực sự quan tâm đến ngành này Gần đây trong nhân dân có xu hướng thay thế cây rừng keo, bạch đàn, tại các vùng đồi thấp bằng các loại cây ăn quả: nhãn, vải

- Thủy sản:

Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 209,34 ha (không kể hồ Tân Xã) tập trung tại các xã phía Tây huyện Các xã mới sáp nhập có nhiều ao hồ thậm chí vài ba hộ gia đình lại có một ao trong vườn nhà nhưng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản cũng không phát triển do nguồn nước không đảm bảo cho thuỷ sản phát triển Sản lượng cá có xu hướng giảm dần đạt khoảng 500 tấn/năm 2006, năm 2008 giảm xuống chỉ còn 264 tấn

Bảng 8: Sản lƣợng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2008

Năm

(Nguồn: Báo cáo KT-XH huyện qua các năm-UBND huyện Thạch Thất)

Trong những năm gần đây giá trị ngành thuỷ sản có xu hướng giảm, năm

2007 giá trị sản xuất ngành thuỷ sản là 7,9 tỷ đồng; năm 2008 giá trị ngành thuỷ sản

Bảng 9: Giá trị sản xuất ngành dịch vụ giai đoạn 2000-2007

Đơn vị tính: triệu đồng

Trang 35

2000 2001 2002 2003 2004 2006 2007

Thương mại,

dịch vụ 84.900 96.244 106.762 123.000 175.900 201.743 229.411 Dịch vụ, phi

vật chất 40.892 44.078 38.000 42.000 45.500 52.700 54.862

Tổng 126.192 140.752 145.362 165.650 195.200 255.318 280.150

(Nguồn: Báo cáo KT-XH huyện qua các năm-UBND huyện Thạch Thất)

Doanh nghiệp thương mại ngoài quốc doanh phát triển nhanh, từ năm 2000 đến nay, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển nhanh về số lượng, phạm vi hoạt động đa dạng, giải quyết nhiều việc làm Đến nay toàn huyện có khoảng gần

3000 doanh nghiệp hộ cá thể hoạt động thương mại với số lao động khoảng trên 8000 người, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao lưu hàng hoá

Các trung tâm cụm dân cư, các thị trấn, thị tứ như Đại Đồng, Hoà Lạc, Hữu Bằng, Hạ Bằng, Bình Phú, Chàng Sơn, Yên Bình phát triển đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và hình thành trung tâm buôn bán của địa phương, đóng góp nhiều cho

sự phát triển của các xã trong huyện

- Du lịch:

So với một số huyện khác lân cận, Thạch Thất có tiềm năng phát triển du lịch song chưa hình thành rõ nét các tuyến và điểm du lịch Hiện chỉ có khu di tích chùa Tây Phương đang thu hút mạnh du khách trong và ngoài nước Ngoài ra, các làng nghề truyền thống và đặc biệt là nghệ thuật rối nước đang ẩn chứa tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch Doanh thu từ hoạt động du lịch cũng chưa cao, năm 2004 đạt 720 triệu, nhịp tăng trung bình giai đoạn 2000-2005 khoảng 13,4%/năm; năm 2009 đạt 875 triệu đồng, năm 2010 đạt 938 triệu đồng, tăng 7,2% 2.1.1.2.2 Đặc điểm văn hóa xã hội

a/ Dân số

Dân số toàn huyện năm 2005 là 147.267 người, hiện nay khoảng trên 175.516 người với hai dân tộc chính là Kinh và Mường Dân tộc Mường khoảng gần 14.500 người chiếm 5,08% tổng dân số, tập trung tại ba xã Yên Bình, Yên Trung và Tiến Xuân Dân số thành thị là 5.491 người, dân số nông thôn là 170.025 người Tỷ lệ giữa dân thành thị và nông thôn khá chênh lệch, gấp hơn 30 lần, song

Trang 36

tỷ lệ nam và nữ lại khá đều, đảm bảo cân bằng giới trong toàn huyện Các chỉ tiêu

về dân số được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 10: Dân số huyện Thạch Thất giai đoạn 2004-2010

Nam 71.661 71.307 77.979 74.070 74.447 76.521 77.439

Nữ 76.131 75.960 76.635 77.775 78.171 80.349 81.259

(Nguồn: Cục Thống kê Hà Tây)

Trong giai đoạn 5 năm 2004-2008, tốc độ tăng tự nhiên dân số bình quân của huyện là 1,81%/năm Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,57% Giai đoạn 2009- 2010,

tỷ suất sinh thô vẫn cao (1,85%), tỷ lệ sinh con thứ ba là 16,5% Mật độ dân số trung bình xấp xỉ 872,5 người/km2 Tuy nhiên dân số phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng với mật độ 1.109 người/km2, các xã vùng bán sơn địa có mật độ dân số thấp khoảng 191 người/km2 Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến lượng chất thải phát sinh tại các khu vực, gây ra sự khác biệt khối lượng rác thải sinh hoạt giữa khu vực đồng bằng và khu vực miền núi của huyện

b/ Lao động và việc làm

Cơ cấu lao động của huyện Thạch Thất được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 11: Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề (năm 2009)

Chỉ tiêu Số lao động (người) Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Cục thống kê Hà Tây)

Trong cơ cấu lao động của Thạch Thất, lao động trong ngành nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao, chiếm trên 60% tổng số lao động Đây là vấn đề đặt ra cần

Trang 37

giải quyết trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi một phần đất nông nghiệp sang phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ Lực lượng này cần đào tạo nghề

để đáp ứng được yêu cầu của thị trường

Theo số liệu năm 2009, số lao động có trình độ văn hoá hết THCS là 63,8%, hết PTTH là 22,3%, cao đẳng, đại học là 0,7%, trung học chuyên nghiệp là 12,7%, lao động được học nghề là 0,5% Do đó có thể nói, hạn chế của lao động Thạch Thất là thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề, chưa qua đào tạo mà chủ yếu làm việc bằng kinh nghiệm, tự học hỏi

Trong đó, đại bộ phận nhân dân có cuộc sống gắn liền với sản xuất nông nghiệp Thu nhập từ nông nghiệp chiếm từ 60-70% tổng thu nhập hộ gia đình Bình quân lương thực qui thóc trong những năm gần đây đều đạt khoảng 350kg/người trở lên, an ninh lương thực được đảm bảo Tổng thu nhập bình quân đầu người năm

2000 đạt 1,93 triệu đồng, năm 2004 tăng lên 3,3 triệu đồng Hiện nay, ba xã thuần nông mới sáp nhập về Hà Nội cũng có mức thu nhập trung bình từ 6 – 7 triệu đồng/năm

c/ Y tế

Thạch Thất coi trọng công tác y tế nhằm chăm lo sức khỏe cộng đồng, phát huy nguồn nhân lực của huyện Huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân: tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 100%, tiêm uốn ván cho phụ nữ có thai đạt 98% Cơ sở vật chất cho tuyến xã được tăng cường nhằm làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh cho nhân dân, làm tốt công tác phòng dịch Huyện cũng tăng cường công tác kiểm tra hành nghề y dược tư nhân, thực hiện tốt chính sách xã hội

Hiện nay huyện có 1 bệnh viện đa khoa cấp huyện với 140 giường và 23 trạm y tế ở các xã, ngoài ra còn có nhiều cơ sở dịch vụ y tế mở phòng khám bệnh

tư nhân Đội ngũ cán bộ y tế thường xuyên được tăng cường bổ xung về số lượng

và chất lượng, 100% trạm y tế có bác sỹ, 120/169 thôn tại huyện Thạch Thất cũ có cán bộ y tế thôn Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, giáo dục và chăm sóc trẻ

em ngày càng được quan tâm Các chỉ tiêu biện pháp thực hiện kế hoạch hóa gia đình đều đạt và vượt kế hoạch Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng hàng năm đều giảm

d/ Giáo dục và đào tạo

Trang 38

Tỷ lệ đến lớp của các cấp học cao (năm 2007, tiểu học đạt 99,8%, THCS đạt 99,4%) Hiện tại nếu không tính các xã mới sáp nhập, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến lớp đạt 100% Tỷ lệ tốt nghiệp THCS là 99,8%, THPT đạt 99,6% Số học sinh giỏi cấp tỉnh, số học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng ngày càng tăng

Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được quan tâm, giáo viên có trình độ trên chuẩn ở ngành mầm non là 45%, tiểu học là 65,5%, THCS là 62% Năm 2009

có 10 trường đạt chuẩn quốc gia

Huyện đã tập trung vào xây dựng thêm trường học, lớp học, sửa chữa bàn ghế, cung cấp đủ sách giáo khoa và thiết bị trường học cho các năm học Thời kỳ 2000-2010, huyện đã đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho giáo dục, xây dựng mới 1 trường THPT, 8 trường THCS, 6 trường tiểu học, 12 trường mầm non

Được công nhận là huyện xóa mù chữ và phổ cập tiểu học, THCS 20/23 xã Tổng số học sinh phổ thông năm 2000 có 33.753 học sinh, năm 2009 là 52.214 học sinh Bên cạnh đó, những năm qua, huyện đã quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho thanh niên Các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề đã được đầu tư xây dựng Tuy nhiên, việc đào tạo nghề chưa toàn diện, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đào tạo nghề còn nghèo nàn, đội ngũ cho giáo viên còn thiếu

e/ Kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật

 Hệ thống giao thông

Trên địa bàn huyện có 3 quốc lộ lớn chạy qua là: đường cao tốc Láng - Hòa Lạc (Đại lộ Thăng Long), quốc lộ 21A và quốc lộ 32 Ngoài ra còn có tỉnh lộ 419, tỉnh lộ 420 và các tuyến đường liên xã, liên thôn Mạng lưới đường bộ phát triển đồng đều tới các xã, các thôn trong toàn huyện, với tổng chiều dài là 224km, ngoài

ra còn có khoảng 900km đường giao thông nội đồng

- Đường Láng - Hòa Lạc: nay đã được hoàn thiện và đổi tên thành Đại lộ Thăng Long, chạy qua địa phận các xã Hạ Bằng, Đồng Trúc, Thạch Hòa với chiều dài 6km, mặt đường rộng 140m

- Quốc lộ 32: chạy qua địa phận xã Đại Đồng với chiều dài 2,1km, mặt đường trải nhựa rộng 14m

- Quốc lộ 21A: chạy qua địa phận xã Bình Yên và Thạch Hòa với chiều dài 9km, mặt đường bê tông nhựa rộng 8m

- Tỉnh lộ 419: chạy qua các xã trong vùng phát triển tiểu thủ công nghiệp của

Trang 39

huyện (Phùng Xá, Bình Phú, Thạch Xá, Kim Quan, Phú Kim, thị trấn Liên Quan, Đại Đồng), là tuyến đường nối trung tâm huyện lỵ với Đại lộ Thăng Long, có lưu lượng

xe qua lại nhiều Tổng chiều dài 14km, trước đây mặt đường rộng 4,5-5,5m, trong những năm gần đây Nhà nước đã và đang đầu tư mở rộng, nâng cấp với mặt đường rộng 11m, trải bê tông nhựa đoạn thị trấn Liên Quan, đoạn qua xã Phùng Xá, Bình Phú và đang tiếp tục hoàn thành đoạn còn lại qua xã Thạch Xá, Chàng Sơn

- Tỉnh lộ 420: chạy qua địa phận xã Bình Yên, Kim Quan, thị trấn Liên Quan với chiều dài 8km, mặt đường trải nhựa rộng 5,5m

- Các tuyến đường liên xã do huyện quản lý dài 6,5km trong đó có một số tuyến chính được trải nhựa bán xâm nhập, mặt đường rộng 3-3,5m

- Đường do xã quản lý gồm đường liên xã, liên thôn, xóm với chiều dài khoảng 120km, hầu hết là đường cấp phối có nền đường từ 3-6m

Nhìn chung hệ thống đường giao thông với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện

lộ nối liền có nhiều thuận lợi trong lưu thông, phát triển kinh tế Hiện nay nhiều tuyến đang được nâng cấp, mở rộng sẽ tạo ra nhiều lợi thế để huyện phát triển và giao lưu kinh tế, văn hóa Tuy nhiên các tuyến đường liên xã, liên thôn còn nhỏ hẹp, vào mùa mưa khó đi lại Đặc biệt đường giao thông từ trung tâm huyện lên ba xã miền núi mới sáp nhập còn nhiều đoạn là đường đất, mùa mưa lầy lội, mùa hè bụi bẩn cần được đầu tư làm mới

 Hệ thống thủy lợi

Toàn huyện có 82 trạm bơm tưới, trong đó có 11 trạm do công ty công trình thủy lợi Phù Sa - Đồng Mô quản lý với tổng công suất 10.390m3/h, 5 trạm do các xã quản lý với công suất 3420m3/h, 66 trạm bơm nhỏ so với các hợp tác xã quản lý và khai thác Đồng thời huyện cũng có 8 trạm bơm tiêu với công suất 29.000m3

/h Ngoài ra còn có 2 trạm bơm tưới tiêu kết hợp với công suất 3.500m3/h

Tổng diện tích được chủ động tưới là 4.550 ha, trong đó có 1.465 ha tưới bằng hồ chứa, 2.745 ha tưới bằng trạm bơm và 340 ha tưới bằng các công trình nhỏ nhờ lợi dụng địa hình

Diện tích được tiêu khi mưa úng là 4.937 ha/năm (chủ yếu bằng các trạm bơm tiêu) Một số xã vùng bán sơn địa, việc tiêu thoát nước còn khó khăn do bị úng cục bộ, khó định vùng tiêu hoặc vùng tiêu chưa khép kín

Khả năng tưới, tiêu chủ động của các công trình thủy lợi hiện đáp ứng khoảng

Trang 40

50% diện tích đất canh tác toàn huyện Hầu hết diện tích đất trồng màu và cây lâu năm chưa được tưới Đất trồng lúa được tưới tiêu chủ động với diện tích 4.465 ha (bằng 84%), còn lại 110 ha bị hạn và 734 ha bị úng cục bộ

Hệ thống trạm bơm, kênh mương do xây dựng đã quá lâu, lại thiếu vốn để nâng cấp máy móc, đường điện, nạo vét kênh mương nên đã xuống cấp, đặc biệt là

hệ thống kênh mương nội đồng Hệ thống kênh Đồng Mô, kênh Phù Sa và một số tuyến mương nội đồng đã được cứng hóa Việc kiên cố hóa kênh mương sẽ giúp tiết kiệm đất dùng cho thủy lợi

Tuyến đê Tả sông Tích dài 15,2km là đê cấp III, do Nhà nước quản lý Tuyến đê này và các cống dưới đê được xây dựng từ lâu, hiện nhiều đoạn đã xuống cấp, cần đầu tư tu bổ Ngoài ra còn có các tuyến đê nhỏ như đê hữu sông Tích và đê bối với chiều dài khoảng 15km

 Hệ thống điện

Với đặc điểm là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, có nhiều cụm, điểm công nghiệp đang hình thành và phát triển nên phụ tải tiêu thụ điện không ngừng tăng lên Tổng lượng điện tiêu thụ trong năm 2005 là khoảng 70 triệu Kwh

Nguồn điện cấp cho huyện được lấy từ trạm 110KV Sơn Tây và trạm 110KV Phúc Thọ qua các trạm trung gian Thạch Thất 1, cấp điện cho thị trấn Liên Quan và các xã phía Bắc huyện; trạm Thạch Thất 2 (đặt tại Bình Phú) cấp điện cho các xã phía Nam huyện; Thạch Thất 3 (đặt tại Thạch Hòa) cấp điện cho các xã Tân Xã, Hạ Bằng, Bình Yên Tổng công suất của 3 trạm trung gian này là 168.000KVA Do nhu cầu tiêu thụ điện tăng nhanh, hiện nay đã lắp đặt thêm trạm biến áp 110KV di động tại Phùng Xá với công suất 25MVA để hỗ trợ cho trạm trung gian Thạch Thất 1 và 2, cấp điện cho huyện Quốc Oai, vận hành trạm 110KV khu công nghệ cao Hòa Lạc

Lưới điện với 2 cấp điện áp là 35KV và 10KV, nhưng chủ yếu là cấp điện trên lưới 10KV Đến cuối năm 2005, toàn huyện có 165 trạm biến áp tiêu thụ với tổng công suất 59.415KVA; 179,18km đường dây cao thế, điện năng tiêu thụ khoảng 6.5-7,0 triệu KWh/tháng

Do có hướng ưu tiên phát triển điện của tỉnh Hà Tây (cũ), thành phố Hà Nội nên hiện nay trên địa bàn huyện Thạch Thất có 100% số hộ đã được dùng điện từ điện lưới Quốc gia

Ngày đăng: 31/03/2015, 15:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w