0
Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

Chia nhóm

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HÌNH THỨC DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 11 NÂNG CAO (Trang 50 -50 )

2.3.2.1. Tóm tắt công việc

- Tiến hành chia nhóm, đặt tên nhóm. - Thảo luận về dự án đặt ra.

- Chuyển tải đến học sinh câu hỏi bài học và các câu hỏi nội dung. - Đưa ra các tiêu chí đánh giá.

- Hướng dẫn HS lập đề cương dự án.

- Hướng dẫn HS phương pháp tìm kiếm, lựa chọn và tổng hợp tài liệu hiệu quả.

2.3.2.2. Yêu cầu

- Xác định được các bước học tập theo phương pháp DHDA. - Định hướng trả lời được câu hỏi bài học và các câu hỏi nội dung.

- Biết cách phân công công việc và hợp tác làm việc giữa các thành viên trong nhóm.

- Xây dựng được sơ đồ tư duy của dự án. - Biết cách lập đề cương dự án.

- Biết cách tìm kiếm, lựa chọn và tổng hợp tài liệu.

2.3.2.3. Chuẩn bị

Các tài liệu hướng dẫn học sinh: bảng hướng dẫn học tập theo dự án, mẫu kế hoạch, các bảng tiêu chí đánh giá (chưa được thống nhất).

2.3.2.4. Tổ chức hoạt động

1. Chia nhóm (áp dụng biện pháp 4) 2. Nhận phản hồi từ học sinh.

3. Chuyển tải câu hỏi bài học và các câu hỏi nội dung. 4. Đưa ra và thảo luận về các tiêu chí đánh giá.

5. Hướng dẫn các em phương pháp tìm kiếm, lựa chọn và tổng hợp tài liệu hiệu quả trong học tập theo dự án (áp dụng biện pháp 3).

6. Xây dựng sơ đồ tư duy của dự án (áp dụng biện pháp 5).

2.3.3. Xây dựng đề cương dự án

2.3.3.1. Tóm tắt công việc

- Thống nhất các tiêu chí đánh giá dự án: tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm, tiêu chí đánh giá sản phẩm, tiêu chí đánh giá bài thuyết trình …

- Góp ý, chỉnh sửa và thông qua đề cương dự án của các nhóm.

2.3.3.2. Yêu cầu

- Nắm được cách lập một đề cương dự án theo kiểu một đề cương NCKH. - Xác định được các nhiệm vụ và công việc để thực hiện dự án.

- Thống nhất được các tiêu chí đánh giá.

- Thực hiện dự án dựa vào kế hoạch đã xây dựng và các tiêu chí đánh giá đã nêu ra.

2.3.3.3. Chuẩn bị

Các tài liệu hướng dẫn học sinh bao gồm: bảng hướng dẫn học tập theo phương pháp DHDA theo các bước, mẫu kế hoạch, các bảng tiêu chí đánh giá (chưa được thống nhất).

2.3.3.4. Tổ chức hoạt động

1. Thống nhất các tiêu chí đánh giá.

2. Thông qua đề cương của các nhóm (áp dụng biện pháp 2).

2.3.4. Thực hiện dự án

2.3.4.1. Tóm tắt công việc

- Báo cáo tiến độ thực hiện dự án và thảo luận giữa các nhóm. - Thông qua sơ lược sản phẩm của HS.

- Hướng dẫn HS chuẩn bị cho buổi công bố sản phẩm.

2.3.4.2. Yêu cầu

- Thực hiện dự án dựa vào đề cương đã xây dựng và các tiêu chí đánh giá đã nêu ra.

- Xác định được các khó khăn và tìm được cách giải quyết các khó khăn đó trong quá trình thực hiện dự án.

- Cộng tác, phân công và làm việc theo nhóm đạt hiệu quả.

- Phát huy được tính tích cực của cá nhân trong quá trình làm việc theo nhóm.

2.3.4.3. Chuẩn bị

- Lường trước các khó khăn của HS để có thể giúp đỡ các em kịp thời. - Các phiếu đánh giá hoạt động của các nhóm.

2.3.4.4. Tổ chức hoạt động

1. Báo cáo tiến độ thực hiện dự án, thông qua sản phẩm sơ lược và thảo luận giữa các nhóm.

Các nhóm lần lượt báo cáo tiến độ thực hiện dự án, mức độ hoàn thành sản phẩm cũng như những khó khăn, trở ngại nhóm vẫn chưa giải quyết được.

Thảo luận giữa các nhóm để khắc phục những khó khăn. 2. Hướng dẫn HS chuẩn bị cho buổi công bố sản phẩm.

Hướng dẫn HS chuẩn bị: sản phẩm hoàn chỉnh của nhóm, các hồ sơ học tập đã được hoàn chỉnh, các bản tiêu chí đánh giá, bài trình chiếu.

2.3.5. Giới thiệu sản phẩm dự án

2.3.5.1. Tóm tắt công việc

- Các nhóm lần lượt trình bày sản phẩm của nhóm, kiến thức học được sau quá trình thực hiện dự án (áp dụng biện pháp 7).

- Các nhóm khác trao đổi thảo luận. - GV nhận xét và đánh giá dự án.

2.3.5.2. Yêu cầu

- Trình bày lại được các kiến thức cho các bạn và cho GV.

- Hiểu được các kiến thức trong chương được vận dụng vào trong thực tiễn như thế nào.

- Hiểu được sản phẩm của nhóm và của các nhóm khác.

- Nhận xét, đánh giá và cho điểm kết quả hoạt động của người khác dựa trên tiêu chí đã thống nhất.

- Thực hiện dự án theo đúng kế hoạch đã nêu ra.

- Diễn đạt được các suy nghĩ, ý tưởng rõ ràng, hiệu quả thông qua nói và viết. - Cộng tác, phân công và làm việc theo nhóm đạt hiệu quả.

2.3.5.3. Chuẩn bị

- Căn cứ vào nội dung tìm hiểu, báo cáo của các nhóm học sinh mà cần chuẩn bị các phương tiện hoặc các thiết bị tương ứng.

- Các bản tiêu chí đánh giá.

2.3.5.4. Tổ chức hoạt động

1. Các nhóm lần lượt trình bày và thảo luận về sản phẩm của nhóm, kiến thức học được sau quá trình thực hiện dự án.

2. Các nhóm đánh giá lẫn nhau theo tiêu chí đã thống nhất. 3. Công bố kết quả, nhận xét chung và rút kinh nghiệm. 4. GV tổng kết, đánh giá điểm dự án cho các nhóm. 5. Ăn mừng dự án thành công.

2.3.6. Đánh giá dự án

Trước khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, GV và HS cùng thống nhất xây dựng các tiêu chí đánh giá. GV và HS sẽ sử dụng các tiêu chí này để đánh giá các quá trình thực hiện cũng như sản phẩm cuối cùng trong suốt quá trình DH. GV phát cho HS các bảng tiêu chí đánh giá trước khi HS thực hiện dự án để HS không sa đà vào các kĩ năng công nghệ thông tin mà sao nhãng nội dung và mục tiêu cần phải đạt của dự án.

Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi sử dụng tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng để đánh giá quá trình học tập của HS và đánh giá tổng kết kết quả học tập của HS.

Trong đó:

- Đánh giá của GV (chiếm 60%).

- Đánh giá của bản thân từng thành viên (chiếm 20%).

- Đánh giá của các thành viên khác trong nhóm (chiếm 20%).

Do các em HS chỉ mới làm quen với học theo dự án, là một phương pháp học tập mới mẻ và hiện đại, đồng thời các em vẫn còn đang lớn, cần sự động viên khuyến khích nhiều trong quá trình học tập và thể hiện bản thân, nên quá trình đánh giá luôn phải chú trọng yếu tố khích lệ tinh thần học tập, không nên cho điểm số thấp và có tính đánh giá quá sát sao.

- Phiếu đánh giá kết quả dự án nhóm học sinh(dành cho giáo viên trực tiếp thực hiện) – Phụ lục 2.

- Phiếu đánh giá kết quả dự án nhóm học sinh(dành cho giáo viên tham dự và các nhóm học sinh đánh giá chéo) – Phụ lục 3.

- Phiếu đánh giá điểm thành viên (dành cho nhóm HS đánh giá từng thành viên trong nhóm) – Phụ lục 4.

2.4. Các biện pháp để phát triển năng lực nghiên cứu khoa học trong

DHDA

NCKH là một trong những năng lực quan trọng đối với người lao động mới và việc rèn luyện năng lực NCKH phải được thực hiện từ rất sớm. Để góp phần phát triển năng lực NCKH cho học sinh trong DHDA chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp như sau:

2.4.1. Biện pháp 1: Rèn luyện năng lực phát hiện vấn đề nghiên cứu

Trong NCKH việc phát hiện vấn đề nghiên cứu là tiền đề của thành công vì vậy việc rèn luyện năng lực phát hiện vấn đề nghiên cứu cho HS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Để rèn luyện năng lực phát hiện vấn đề nghiên cứu cho HS trong DHDA giáo viên nên chú ý một số vấn đề sau:

Khi thiết kế các dự án học tập ngoài việc đảm bảo bám sát chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng thì các dự án được thiết kế phải có nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn cuộc sống cũng như các vấn đề xã hội để trong quá trình thực hiện dự án HS phải nghiên cứu, đọc và thu thập nhiều tài liệu từ đó giúp cho các em phát hiện hoặc nhận ra nhiều vấn đề và đặt ra nhiều câu hỏi cần nghiên cứu (phát triển vấn đề rộng hơn để nghiên cứu).

Các dự án học tập phải giúp khơi gợi trí tò mò của học sinh.

Trong quá trình thực hiện dự án GV nên tạo điều kiện cho HS tiếp xúc với thực tế để các em thấy được mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, qua hoạt động lao động sản xuất, yêu cầu kỹ thuật, mối quan hệ trong xã hội, cư

xử,…Những hoạt động thực tế này sẽ đặt ra cho người học các câu hỏi và các em sẽ phát hiện ra các vấn đề cần nghiên cứu.

Tạo điều kiện cho các em tham gia tranh luận điều này giúp cho các em nhận thấy được những mặt yếu, mặt hạn chế của vấn đề tranh cải và từ đó các em sẽ nhận định, phân tích lại và chọn lọc rút ra những vấn đề cần nghiên cứu.

2.4.2. Biện pháp 2: Rèn luyện năng lực thiết kế đề cương nghiên cứu

Trong NCKH việc viết đề cương là rất quan trọng trước khi tiến hành bất kỳ đề tài nào. Đề cương nghiên cứu (Research Proposal) là một tài liệu mà trong đó nhà khoa học đề nghị cương lĩnh hay chương trình làm việc.

Trong phạm vi luận văn chúng tôi hiểu đề cương nghiên cứu là kế hoạch nghiên cứu để đảm bảo cho hoạt động học tập và nghiên cứu của học sinh diễn ra theo trình tự đã sắp xếp, có tính khoa học, tránh hiện tượng bị động và các nét chính về phương cách giải quyết vấn đề nghiên cứu được nêu ra. Để HS quen dần với hoạt động NCKH thì hình thức trình bày của đề cương cũng tương tự như cấu trúc của một đề cương NCKH thực sự.

Để giúp HS có thể lập một đề cương nghiên cứu trong quá trình học tập theo dự án GV có thể hướng dẫn HS thực hiện theo các bước:

- Giáo viên nêu mục đích, tầm quan trọng và các bước tiến hành xây dựng một đề cương nghiên cứu.

- Hướng dẫn học sinh thực hiện theo từng bước.

- Kiểm tra việc thực hiện của học sinh, bổ sung và nhận xét. - Để học sinh tự sửa chữa, điều chỉnh đề cương của mình.

2.4.3. Biện pháp 3: Rèn luyện năng lực tìm kiếm, lựa chọn và tổng hợp tài liệu

Trong thực hiện đề tài dự án, tài liệu có vai trò hết sức quan trọng. Vì thế, việc tìm kiếm, lựa chọn và tổng hợp tài liệu là công việc cơ bản nhất, có vai trò đặc biệt đối với sự thành công của một đề tài.

Để tìm kiếm được tài liệu tham khảo cho đề tài, giáo viên cần hướng dẫn HS hiểu rõ có những loại tài liệu nào với những đặc điểm riêng của chúng, có những nguồn tài

nguyên nào cung cấp mỗi loại tài liệu đó, có những công cụ nào (với cơ chế hoạt động, ưu và nhược điểm) giúp tìm kiếm được các nguồn tài nguyên và tài liệu theo đúng nhu cầu. Thay vì chỉ nghĩ đơn giản: "Hỏi Google là xong!".

Khi biết được cần những loại tài liệu nào, chọn công cụ nào phù hợp, thì cần biết cách khai thác các công cụ tìm kiếm làm sao cho hiệu quả, có chiến lược mà không phải dò dẫm may rủi, và làm sao để đánh giá và chọn lọc được những tài liệu có giá trị tham khảo về mặt khoa học...

GV có thể hướng dẫn HS tìm kiếm tài liệu theo các bước sau:

- Xác định những loại tài liệu, những chủ đề cần cho đề tài, những đặc điểm riêng của chúng. Xác định “từ khóa” khi tra cứu trên internet.

- Tìm những địa chỉ, nguồn cung cấp các loại tài liệu đó.

- Lựa chọn những phương pháp, công cụ thích hợp để tìm kiếm được những tài liệu có giá trị.

- Sau khi tìm kiếm tài liệu thì việc lựa chọn và tổng hợp tài liệu cũng là một việc hết sức quan trọng để giúp HS có thể lựa chọn và tổng hợp được những tài liệu có giá trị GV cần hướng dẫn cho HS:

- Khi lựa chọn tài liệu, cần chú ý đến tính khoa học, mức độ chính xác và tính trung thực của nó. Thường các tài liệu thống kê của các cơ quan nghiên cứu, các tạp chí khoa học chuyên ngành, bài viết của các học giả uy tín… có độ tin cậy, chính xác cao.

- Khi chọn được các tài liệu tham khảo rồi thì nên đọc tài liệu có giá trị, sát với đề tài của mình trước, sau mới đến các tài liệu khác để đỡ mất thời gian. Cũng nên dựa vào mục lục để tìm đọc thẳng vào nội dung cần quan tâm.

- Khi có nhiều tài liệu cùng một nội dung, nên ưu tiên các loại tài liệu có độ tin cậy cao:

+ Các tác phẩm kinh điển, các văn kiện, nghị quyết đại hội.

+ Các tạp chí khoa học có quy trình phản biện chặt chẽ trước khi công bố thông tin.

+ Sách của các nhà xuất bản khoa học có uy tín. + Sách, báo, tạp chí, tập san chuyên ngành.

+ Tài liệu của các tác giả có uy tín và kinh nghiệm.

+ Website của các cơ quan, tổ chức tiếng tăm trong xã hội...

2.4.4. Biện pháp 4: Rèn luyện năng lực làm việc nhóm

DHDA là một hình thức dạy học mang tính xã hội. Các DA học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Do đó, việc rèn luyện năng lực làm việc nhóm phải được chú trọng đặc biệt.

Khi tổ chức làm việc nhóm trong DHDA giáo viên nên chú ý một số vấn đề sau:

Khi chia nhóm: có nhiều cách để chia nhóm, tuy nhiên, GV cần chú ý đến việc

chia đều các HS tích cực, năng động vào mỗi nhóm. Những HS này là tác nhân kích thích để cho ra các sản phẩm DA học tập sáng tạo hoặc đưa ra những hướng giải quyết bất ngờ, thú vị. Đồng thời, GV cũng nên chia nhóm theo hứng thú của HS với chủ đề của DA.

Khi làm việc nhóm:

GV hướng dẫn các em tự thực hiện nhiệm vụ được giao, những hoạt động chính là:

- Chuẩn bị chỗ làm việc nhóm: cần sắp xếp bàn ghế phù hợp với công việc nhóm, sao cho các thành viên có thể đối diện nhau để thảo luận.

- Lập kế hoạch làm việc: Chuẩn bị tài liệu học tập ⇒ Đọc sơ qua tài liệu ⇒ Làm rõ xem tất cả mọi người có hiểu các yêu cầu của nhiệm vụ hay không ⇒ Phân công công việc trong nhóm ⇒ Lập kế hoạch thời gian.

- Thoả thuận về quy tắc làm việc: Mỗi thành viên đều có phần nhiệm vụ của mình; Từng người ghi lại kết quả làm việc; Mỗi người cần lắng nghe những người khác; Không ai được ngắt lời người khác.

- Tiến hành giải quyết nhiệm vụ: Đọc kĩ tài liệu ⇒ Cá nhân thực hiện công việc đã phân công ⇒ Thảo luận trong nhóm về việc giải quyết nhiệm vụ ⇒ Sắp xếp kết quả công việc.

- Chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp: Xác định nội dung; Cách trình bày kết quả; Phân công các nhiệm vụ trình bày trong nhóm; Quy định tiến trình bài trình bày của nhóm.

Khi trình bày và báo cáo kết quả:

- Để tất cả các thành viên trong nhóm đều phải làm việc như nhau, giáo viên nên chỉ định HS trình bày kết quả một cách ngẫu nhiên.

- Sau khi báo cáo xong GV nên cho các thành viên trong nhóm tự đánh giá, nghe đánh giá của các nhóm khác rồi GV mới đưa ra đánh giá kết luận và rút kinh nghiệm

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HÌNH THỨC DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 11 NÂNG CAO (Trang 50 -50 )

×