0
Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

Kết quả định tính

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HÌNH THỨC DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 11 NÂNG CAO (Trang 91 -91 )

3.4.2.1. Nhận xét của giáo viên về dự án đã thiết kế

Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã xin ý kiến nhận xét của 5 GV trực tiếp sử dụng dự án vào việc dạy học.

Kết quả thu được từ phiếu tham khảo ý kiến dành cho GV dạy thực nghiệm

Bảng 3.14. Nhận xét của giáo viên về dự án đã thiết kế (Mức độ 1: kém, 2: yếu, 3: trung bình, 4: khá, 5: tốt)

Tiêu chí đánh giá Mức độ TB

Đánh giá về nội dung, hình thức dự án

Chính xác, khoa học. 0 0 0 3 2 4,40

Có tính logic. 0 0 0 4 1 4,20

Hướng vào vấn đề thiết thực. 0 0 0 2 3 4,60

Phù hợp nội dung bài học. 0 0 0 2 3 4,60

Đánh giá về tính khả thi

Dễ sử dụng. 0 0 0 1 4 4,80

Phù hợp với trình độ học tập của HS. 0 0 0 2 3 4,60

Đánh giá về hiệu quả sử dụng

GV và HS đạt được mục tiêu bài học. 0 0 0 3 2 4,40

Rèn kĩ năng thu thập và xử lý thông tin cho HS 0 0 0 1 4 4,80

Rèn kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm cho HS 0 0 0 2 3 4,60

Rèn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cho HS. 0 0 0 1 4 4,80

Rèn kĩ năng báo cáo, thuyết trình cho HS. 0 0 0 0 5 5,00

Rèn kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề. 0 0 0 3 2 4,40

HS dễ liên hệ với thực tiễn. 0 0 0 1 4 4,80

HS tin tưởng hơn vào kiến thức được học. 0 0 0 2 3 4,60

Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. 0 0 0 0 5 5,00

HS thêm yêu thích môn học. 0 0 0 2 3 4,60

Nhận xét

Bảng 3.14. thể hiện ý kiến của 5 GV dạy thực nghiệm phương pháp DHDA với tổng số tiêu chí đánh giá là 16. Điểm trung bình dao động từ 4,40 đến 5,00 (nằm giữa mức khá và tốt nhưng nghiêng về mức tốt nhiều hơn).

Đánh giá về nội dung, hình thức

- Các tiêu chí đều được đánh giá ở mức độ cao (≥4,20), nằm ở giữa mức khá (4) và tốt (5).

- Các tiêu chí được đánh giá cao: hướng vào vấn đề thiết thực (4,60); phù hợp nội dung bài học (4,60).

Đánh giá về tính khả thi

- Các tiêu chí đều được đánh giá nghiêng về mức tốt.

- Các tiêu chí được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: dễ sử dụng (4,80); phù hợp với trình độ học tập của HS (4,60).

- Các tiêu chí được đánh giá ở mức độ rất cao, hầu hết nghiêng về mức độ tốt. - Các tiêu chí được đánh giá cao: rèn luyện được kỹ năng thu thập và xử lí thông tin cho HS (4,80); HS dễ liên hệ với thực tiễn (4,80); rèn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cho HS (4,80); rèn kĩ năng báo cáo, thuyết trình cho HS (5,00); góp phần nâng cao chất lượng dạy và học (5,00).

Như vậy, về nội dung, hình thức, tính khả thi và hiệu quả sử dụng của dự án đều được các GV đánh giá tốt. Phần lớn GV cho rằng việc sử dụng dự án học tập trong dạy học đóng vai trò quan trọng trong quá trình lĩnh hội kiến thức của HS, giúp rèn được các kĩ năng cần thiết trong NCKH, tăng hứng thú học tập, nâng cao khả năng liên hệ thực tiễn của các em.

3.4.2.2. Nhận xét của học sinh về dự án đã thiết kế

Chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 163 HS ở 5 lớp thực nghiệm.

Kết quả thu được từ phiếu điều tra dành cho HS lớp thực nghiệm

Bảng 3.15. Nhận xét của học sinh sau khi học tập theo dự án

(Mức độ 1: kém; 2: yếu; 3: trung bình; 4: khá; 5: tốt)

Tiêu chí đánh giá Mức độ TB

1 2 3 4 5

Đánh giá về nội dung, hình thức

Hướng vào vấn đề thiết thực. 0 0 23 74 66 4,30

Phù hợp nội dung bài học. 0 0 34 81 48 4,10

Đánh giá về tính khả thi

Phù hợp với trình độ học tập của các em. 0 0 27 63 73 4,28 Đánh giá về hiệu quả sử dụng

Gây hứng thú cho các em. 0 0 29 58 76 4,29

Mở rộng kiến thức về hóa học và đời sống. 0 0 12 43 108 4,59

Phát huy tính tích cực, chủ động nhận thức

của các em. 0 0 36 52 75 4,24

Nâng cao khả năng tin học của các em. 0 0 22 47 94 4,44

Tăng cường sự tự tin khi đứng trước đám

đông, mạnh dạn hơn trong phát biểu ý kiến. 0 0 17 26 120 4,63 Phát huy khả năng tư duy, diễn đạt của các

em. 0 0 32 41 90 4,36

Tăng cường quan hệ thân ái đoàn kết giữa

các thành viên trong lớp 0 7 30 36 90 4,28

Xây dựng được niềm tin của các em đối với

kiến thức đã học. 0 0 21 48 94 4,45

Tăng sự yêu thích của các em với môn hóa

học. 0 0 13 27 123 4,67

Nhận xét:

Bảng 3.15 thể hiện ý kiến của 163 HS sau khi được học theo dự án với tổng số tiêu chí đánh giá là 13. Các tiêu chí được HS đánh giá ở mức độ cao. Điểm trung bình dao động từ 4,10 trở lên nghiêng về mức độ tốt.

Giữa GV và HS khá tương đồng trong ý kiến nhận xét về các dự án đã thiết kế. Các tiêu chí được HS đánh giá cao là: tăng sự yêu thích của các em với môn hóa học (4,67); tăng cường sự tự tin khi đứng trước đám đông, mạnh dạn hơn trong phát biểu ý kiến (4,63); mở rộng kiến thức về hóa học và đời sống (4,59); giúp các em rèn luyện tư duy phản biện (4,55); nâng cao khả năng tin học của các em (4,44).

Các kết quả định lượng và định tính cho thấy:

Việc sử dụng các dự án trong dạy học làm cho HS hứng thú, năng động, tích cực học tập và rèn luyện được các kĩ năng cần thiết của một nhà khoa học trong tương lai. Tuy sự đánh giá chỉ là tương đối vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhưng qua kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu có thể khẳng định giả thuyết khoa học của luận văn là đúng đắn. Với những kết quả bước đầu, chúng tôi có thể kết luận việc sử dụng DHDA trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông góp phần nâng cao năng lực NCKH của HS, đáp ứng mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

3.5. Một số sản phẩm dự án

3.5.1. Sản phẩm dự án “Hóa học trên cánh đồng”

- Bài báo cáo của nhóm 3, lớp 11 Toán, Trường THPT Chuyên Tiền Giang – Tỉnh Tiền Giang.

Một số hình ảnh dự án

Hình 2.1. Buổi báo cáo của lớp 11 Toán – Trường THPT Chuyên Tiền Giang

Hình 2.2. Một học sinh trường THPT Chuyên Tiền Giang báo cáo

3.5.2. Sản phẩm dự án “Ethanol và xăng sinh học E5”

Một số sản phẩm thu được từ dự án do lớp 11A1, Trường THPT Vĩnh Lộc – TP. Hồ Chí Minh thực hiện:

- Bài báo khoa học của nhóm 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ XĂNG SINH HỌC E5

Nhóm 1 – Lớp 11A1 – Trường THPT Vĩnh Lộc

TÓM TẮT

Việt Nam là đất nước nông nghiệp và hàng năm phải nhập khẩu xăng dầu với sản lượng rất lớn để phục vụ nhu cầu trong nước. Trong điều kiện nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt, giá nhiên liệu liên tục tăng như hiện nay thì việc nghiên cứu tìm ra nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo (NLTT) thay thế năng lượng truyền thống là một giải pháp hết sức cấp bách. Trong bài viết này trình bày về: khái niệm, xu hướng, những thuận lợi, khó khăn cũng như đề xuất giải pháp trong việc sử dụng xăng sinh học E5.

Từ khóa: nhiên liệu sinh học, xăng E5, môi trường, năng lượng.

ABSTRACT

These problems about biofuels E5

Viet Nam is a agricultural country and we have to import a large number of petroleum for domestic demand each year. Now a day, not only is the fossil fuel becoming more and more depleted but also the fuel’s prices increase quickly and consecutively. Therefore, the urgency which we must do is researching a new fuel or a alternative fuel in orther to instead of fossil fuel. This report perform about: the concept, the trends, the advantages and the difficulties also we will propose the solution about the use of biofuels E5

Key word: biofuels E5, energy, environment.

1. Nhiên liệu sinh học là gì? Xăng sinh học E5 là gì?

Nhiên liệu sinh học (NLSH) là loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật:

- Chế xuất từ ngũ cốc (lúa mì, ngô, đậu tương…).

- Chế xuất từ chất thải trong nông nghiệp (rơm, rạ, phân…).

- Chế xuất từ sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, gỗ thải…).

Như vậy, xăng sinh học E5 là nhiên liệu chứa 5% thể tích cồn sinh học và 95% thể tích xăng truyền thống.

Lưu ý, nếu sử dụng cồn sinh học có nồng độ thấp (độ tinh khiết dưới 99,5 độ), với đặc tính ngậm nước, có thể dẫn tới hiện tượng tách lớp, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp nhiên liệu bình thường và chất lượng làm việc của động cơ.

2. Xu hướng của thế giới và nước ta trong việc sử dụng nhiên liệu sinh học

Trên thế giới:

Với những lợi ích to lớn đã mang lại, việc sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường là xu hướng tất yếu trên thế giới. E10, thậm chí E20 đã được sử dụng ở Thái Lan.

Còn châu Âu đã phủ kín xăng E5 từ lâu.

Ở Việt Nam:

Đến năm 2010, xây dựng và phát triển được các mô hình sản xuất thử nghiệm và sử dụng nhiên liệu sinh học quy mô 100.000 tấn xăng sinh học E5 và 50.000 tấn dầu sinh học B5/năm, bảo đảm đáp ứng 0,4% nhu cầu xăng dầu của cả nước.

Đến năm 2015, sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 250.000 tấn (pha được 5 triệu tấn E5, B5), đáp ứng 1% nhu cầu xăng dầu của cả nước.

- Đến năm 2025, sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 1,8 triệu tấn, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xăng dầu của cả nước.

3. Những lợi ích từ việc sử dụng xăng sinh học E5

Vì xăng sinh học E5 là loại nhiên liệu được chế xuất từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật như trên nên nó là sản phẩm hoàn toàn thân thiện với môi trường và là nguồn nhiên liệu tái sinh được.

Sử dụng xăng E5 giúp giảm thiểu đáng kể các loại khí thải độc hại có trong các nhiên liệu truyền thống như CO, SO2, hạt bụi và khí CO2.

Ngoài ra, lượng khí độc hại thải ra môi trường của xăng sinh học ít hơn so với xăng truyền thống, làm giảm hiệu ứng nhà kính, giúp cho môi trường được an toàn và trong sạch hơn.

Việc sử dụng xăng E5 giúp cải thiện tính năng động cơ, giảm phát thải, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và xã hội.

Quá trình sử dụng E5 rất thuận tiện, không cần phải điều chỉnh động cơ khi chuyển đổi giữa nhiên liệu E5 và xăng thông thường.

4. Những khó khăn trong việc đưa xăng sinh học E5 vào sử dụng rông rãi

Chưa có hướng dẫn cụ thể từ cơ quan quản lý. Giá thành chưa cạnh tranh.

Tốc độ phát triển mạng lưới phân phối chậm.

Người dân chưa biết nhiều về những lợi ích mà xăng sinh học mang lại.

5. Một số giải pháp để phát triển nhiên liệu sinh học

Đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, khuyến khích thực hiện chuyển giao công nghệ và tạo lập môi trường đầu tư phát triển sản xuất NLSH;

Tăng cường đầu tư và đa dạng hóa các nguồn vốn để thực hiện có hiệu quả các đề án phát triển NLSH;

Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển NLSH;

Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm về phát triển NLSH;

Nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển NLSH…

6. Kết luận

Sử dụng nhiên liệu sinh học nói chung, xăng E5 nói riêng tốt với động cơ, giảm phát thải, giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường… Với các ưu điểm đó, việc sử dụng NLSH là một hành động văn minh mang lại lợi ích cho người sử dụng và cho xã hội. Đó là lý do vì sao nhiên liệu xăng sinh học được coi là nhiên liệu của tương lai, được cả thế giới quan tâm. Chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ hành tinh xanh!

1. https://www.pvoil.com.vn

2. http://vnexpress.net/xang-e5/tag-129422.html

3. http://petrotimes.vn/news/vn/xang-sinh-hoc-e5

-

Một số hình ảnh dự án

Hình 2.4. Buổi báo cáo về xăng sinh học E5 ở trường THPT Vĩnh Lộc

Hình 2.6. Thảo luận nhóm – Trường THPT Vĩnh Lộc

3.5.3. Sản phẩm dự án “Đioxin với con người và đất nước Việt Nam”

Một số sản phẩm thu được từ dự án do lớp 11A1, Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh – TP. Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai thực hiện:

- Bài báo của nhóm 1:

ĐIOXIN VỚI ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM

Nhóm 1 – Lớp 11A1 – Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh

TÓM TẮT

Chất độc da cam do quân đội Mỹ rãi xuống đồng ruộng miền Trung và niềm Nam Việt Nam, không chỉ làm ô nhiễm môi trường mà còn gây ra những tổn thất nghiêm trọng về sức khỏe của người dân Việt Nam. Sau gần bốn mươi năm kể từ ngày đầu tiên quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch rãi chất diệt cỏ, thế hệ những người trực tiếp bị phơi nhiễm chất độc đioxin ngày một thưa thớt nhưng tác động nguy hại của nó lên gia đình họ vẫn còn tồn tại dai dẵng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ dioxin là gì và những ảnh hưởng của nó đến môi trường cũng như con người Việt Nam.

Từ khóa: Dioxin, chất độc màu da cam, chiến tranh Việt Nam.

SUMMARY

Dioxin with country and Vietnamses

Orange Agent, which were decanted into the field in the Central and the Southern Viet Nam by The US Army caused a lot of serious consequences about the emviroment and heathy. After nearly 40 years from the first time The US Army started spraying dioxin, the number of people who were imbued dioxin had decrease.

However, the hazardous effects of Orange Agent still force in the victim family. In this report, we will perform: what the dioxin is, and it’s affect made for Vietnammese people and enviroment.

Key word: Dioxin, agent orange, war.

1. ĐIOXIN VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM

Năm 1941, khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ II đang bước vào giai đoạn khốc liệt, thì Giáo sư Krauss – Trưởng khoa Sinh vật Trường đại học Chicago, trong một thí nghiệm đã tình cờ phát hiện ra những loại hormone có khả năng làm ngừng trệ sự tăng trưởng của cây cỏ. Một trong những loại hormone này là chất 2,4-D (2,4- dichlorophenoxyacetic acid), khi phun lên cây, nó sẽ làm trụi lá trong khoảng từ 24 đến 48 tiếng đồng hồ rồi sau đó, cây chết.

2,4-D (2,4-dichlorophenoxyacetic acid)

Chiến tranh chấm dứt, chất 2,4-D được người Mỹ áp dụng vào việc tiêu diệt những loại cỏ dại mọc ở hai bên đường giao thông, đường xe lửa. Năm 1950, những nhà nghiên cứu ở Bộ Quốc phòng Mỹ đã trộn lẫn chất 2,4-D với chất 2,4,5-T (2,4,5- trichlorophenoxyacetic acid) để cho ra một chất diệt cỏ nhanh hơn, mạnh hơn. Đó chính là đioxin, với công thức hoá học là 2,3,7,8 tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD).

TCDD (2,3,7,8 tetrachlorodibenzo-p-dioxine)

Cần lưu ý rằng, trong tự nhiên không hề có đioxin mà được tạo ra bởi con người. Thành phần của đioxin bao gồm bảy chất TCDD, thay đổi theo sự hoán chuyển của phân tử clo, 10 chất polychlorinated-dibenzofurans (PCDF) và 12 chất polychlorinated diphenyls (PCB). Hàm lượng đioxin gây chết ở chuột là 0,0022kg/kg cân nặng, gây chết ở người là 0,1 mg/kg cân nặng. Dioxin chỉ hoà tan trong mỡ, trong xăng, dầu và không hoà tan trong nước.

Đioxin là sản phẩm phụ của nhiều quá trình sản xuất chất hóa học công nghiệp liên quan đến clo như các hệ thống đốt chất thải, sản xuất hóa chất và thuốc trừ sâu và dây chuyền tẩy trắng trong sản xuất giấy.

Đioxin và furan là các hóa chất độc nhất được biết đến hiện nay trong khoa học. Trong bản báo cáo sơ thảo của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) năm 1994 đã

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HÌNH THỨC DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 11 NÂNG CAO (Trang 91 -91 )

×