Bảng 2.1. Cấu trúc và nội dung chương trình hóa học 11 nâng cao
KIẾN THỨC VÔ CƠ
Chương 1: SỰ ĐIỆN LI
Bài 1: Sự điện li
Bài 2: Phân loại các chất điện li Bài 3: Axit, bazơ và muối
Bài 4: Sự điện li của nước, pH. Chất chỉ thị axit, bazơ Bài 5: Luyện tập Axit bazơ và muối
Bài 6: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li
Bài 7: Luyện tập Phản ứng trao đổi ion trong dd chất điện li
Bài 8: Thực hành Tính axit – bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
Chương 2:NHÓM NITƠ Bài 9: Khái quát về nhóm nitơ Bài 10: Nitơ
Bài 11: Amoniac và muối amoni Bài 12: Axitnitric và muối nitrat
Bài 13: Luyện tập tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ
Bài 14: Photpho
Bài 15: Axitphotphoric và muối photphat Bài 16: Phân bón hóa học
Bài 17: Luyện tập Tính chất của photpho và các hợp chất photpho
Bài 18: Thực hành Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho
Chương 3: NHÓM CACBON
Bài 19: Khái quát về nhóm cacbon Bài 20: Cacbon
Bài 21: Hợp chất của cacbon Bài 22: Silic và hợp chất của silic Bài 23: Công nghệ silicat
Bài 24: Luyện tập Tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúng
KIẾN THỨC HỮU CƠ
Chương 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
Bài 25: Hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ Bài 26: Phân loại và gọi tên hợp chất hữu cơ Bài 27: Phân tích nguyên tố
Bài 28: Công thức phân tử của hợp chất hữu cơ Bài 29: Luyện tập Chất hữu cơ, công thức phân tử Bài 30: Cấu trúc phân tử của hợp chất hữu cơ Bài 31: Phản ứng hữu cơ
Bài 32: Luyện tập Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ
Chương 5: HIĐROCACBON NO
Bài 33: Ankan: Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp Bài 34: Ankan: Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí Bài 35: Ankan: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng
Bài 36: Xicloankan
Bài 37: Luyện tập Ankan và xicloankan
Bài 38: Thực hành Phân tích định tính. Điều chế và tính chất của metan
Chương 6:
HIĐROCACBON KHÔNG NO
Bài 39: Anken: Danh pháp, cấu trúc và đồng phân Bài 40: Anken: tính chất, điều chế và ứng dụng Bài 41: Ankađien
Bài 42: Khái niệm về tecpen Bài 43: Ankin
Bài 44: Luyện tập Hiđrocacbon không no
Bài 45: Thực hành Tính chất của hiđrocacbon không no
Chương 7:
HIĐROCACBON THƠM – NGUỒN HIĐROCACBON
THIÊN NHIÊN
Bài 46: Benzen và ankylbenzen Bài 47: Stiren và naphtalen
Bài 48: Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên
Bài 49: Luyện tập So sánh đặc điểm cấu trúc và tính chất của hiđrocacbon thơm với hiđrocacbon no và không no
Bài 50: Thực hành Tính chất của một số hiđrocacbon thơm
Chương 8: DẪN XUẤT HALOGEN. ANCOL –
PHENOL
Bài 51: Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon Bài 52: Luyện tập Dẫn xuất halogen
Bài 53: Ancol: Cấu tạo, danh pháp, tính chất vật lí Bài 54: Ancol: tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng Bài 55: Phenol
Bài 56: Luyện tập Ancol, phenol
Bài 57: Thực hành Tính chất của một vài dẫn xuất halogen, ancol. phenol
Chương 9: AĐEHIT – XETON – AXIT
CACBOXYLIC
Bài 58: Anđehit và xeton
Bài 59: Luyện tập Anđehit và xeton
Bài 60: Axit cacboxylic: Cấu trúc, danh pháp và tính chất vật lí
Bài 61: Axit cacboxylic: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng
Bài 62: Luyện tập Axit cacboxylic
Bài 63: Thực hành Tính chất của anđehit và axit cacboxylic
2.2. Nguyên tắc lựa chọn chủ đề dạy học dự án
Các DA học tập hoá học phải đảm bảo thực hiện mục tiêu môn học và giáo dục phổ thông. Việc lựa chọn nội dung học tập để xây dựng đề tài DA cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
(1) Nội dung kiến thức phải nằm trong chương trình hoá học phổ thông.
(2) Các DA học tập dùng kiến thức tạo điều kiện để vận dụng trong thực tiễn có ý nghĩa thực tiễn xã hội sâu sắc.
(3) Nội dung của các bài thiết kế DHDA phải vừa sức, phù hợp với năng lực học sinh và không tạo áp lực nặng nề về thời gian của các em.
(4) Các sản phẩm của dự án có thể thực hiện được và rõ ràng.
(5) Các nội dung học tập có nguồn tài liệu phong phú và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của địa phương để tạo ra sản phẩm có ý nghĩa.
(6) Các nội dung học tập tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động tích cực, tự lực cho HS theo cá nhân, nhóm (định hướng hành động, rèn luyện năng lực), từ đó phát triển năng lực NCKH cho HS.
2.3. Quy trình dạy học dự án
Ứng dụng trong thực tiễn dạy học môn Hóa học ở trường THPT, chúng tôi thiết kế một bài dạy theo dự án gồm các giai đoạn sau:
(1) Bài giới thiệu “Làm quen với học theo dự án”. (2) Chia nhóm.
(3) Xây dựng đề cương dự án. (4) Thực hiện dự án.
(5) Giới thiệu sản phẩm dự án. (6) Đánh giá dự án.
Việc phân chia các giai đoạn của DHDA chỉ mang tính chất tương đối. Vì vậy, trong quá trình thực hiện người dạy có thể linh hoạt xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau cho phù hợp với thực tế để đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, chúng tôi cũng tích hợp các biện pháp giúp phát triển năng lực NCKH cho học sinh (trình bày ở mục 2.4.) vào quy trình DHDA này.
Các lớp học hầu như còn rất bỡ ngỡ với cách học theo dự án và các vấn đề về NCKH, vì vậy, chúng tôi quyết định triển khai bài giới thiệu “Làm quen với học theo dự án” để các em có được sự hình dung tổng quan về học theo dự án. Những nội dung cụ thể trong bước này như sau:
2.3.1.1. Tóm tắt công việc
- Giới thiệu cho các em biết về phương pháp DHDA, các bước học tập theo dự án. - Giới thiệu một số kĩ thuật dạy học dùng trong DHDA (sơ đồ tư duy, kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H, kĩ thuật khăn phủ bàn, dạy học nhóm…)
- Giới thiệu sơ lược về các cuộc thi NCKH như Intel iseft, Vifotec. Các bước để tiến hành thực hiện một đề tài nghiên cứu.
- Giới thiệu sơ lược về dự án và câu hỏi khái quát.
2.3.1.2. Yêu cầu
- Hiểu được thế nào là phương pháp DHDA, một số đặc trưng cũng như các lợi ích mà phương pháp dạy học này mang lại.
- Biết khái niệm sơ đồ tư duy, và một số kĩ thuật dạy học khác sử dụng trong DHDA.
- Biết vận dụng sơ đồ tư duy để phát triển các ý tưởng về một chủ đề nào đó. - Biết về các cuộc thi NCKH và các bước thực hiện một đề tài NCKH. - Định hướng được câu trả lời cho câu hỏi khái quát của dự án.
2.3.1.3. Chuẩn bị
- Bài trình chiếu giới thiệu về DHDA, các kĩ thuật dùng trong DHDA. - Sơ đồ tư duy và thí dụ sự phát triển ý tưởng của sơ đồ tư duy.
- Sơ đồ kĩ thuật 5W1H.
- Bài giới thiệu các cuộc thi về NCKH và cách thực hiện một đề tài NCKH. - Một số trang web về DHDA và NCKH cho học sinh tham khảo…
2.3.1.4. Tổ chức hoạt động
1. Giới thiệu về phương pháp DHDA, một số kĩ thuật dạy học dùng trong DHDA (sơ đồ tư duy, kĩ thuật 5W1H, kĩ thuật công não, khăn phủ bàn) và một số cuộc thi về NCKH cũng như cách thực hiện một đề tài NCKH.
Dựa vào ví dụ về dạy học dự án và các trang web tham khảo, cùng HS thảo luận các giai đoạn và nhiệm vụ của HS trong từng giai đoạn của PPDHDA.
3. Giới thiệu sơ lược về dự án và chuyển tải đến các em câu hỏi khái quát (áp dụng biện pháp 1).
2.3.2. Chia nhóm
2.3.2.1. Tóm tắt công việc
- Tiến hành chia nhóm, đặt tên nhóm. - Thảo luận về dự án đặt ra.
- Chuyển tải đến học sinh câu hỏi bài học và các câu hỏi nội dung. - Đưa ra các tiêu chí đánh giá.
- Hướng dẫn HS lập đề cương dự án.
- Hướng dẫn HS phương pháp tìm kiếm, lựa chọn và tổng hợp tài liệu hiệu quả.
2.3.2.2. Yêu cầu
- Xác định được các bước học tập theo phương pháp DHDA. - Định hướng trả lời được câu hỏi bài học và các câu hỏi nội dung.
- Biết cách phân công công việc và hợp tác làm việc giữa các thành viên trong nhóm.
- Xây dựng được sơ đồ tư duy của dự án. - Biết cách lập đề cương dự án.
- Biết cách tìm kiếm, lựa chọn và tổng hợp tài liệu.
2.3.2.3. Chuẩn bị
Các tài liệu hướng dẫn học sinh: bảng hướng dẫn học tập theo dự án, mẫu kế hoạch, các bảng tiêu chí đánh giá (chưa được thống nhất).
2.3.2.4. Tổ chức hoạt động
1. Chia nhóm (áp dụng biện pháp 4) 2. Nhận phản hồi từ học sinh.
3. Chuyển tải câu hỏi bài học và các câu hỏi nội dung. 4. Đưa ra và thảo luận về các tiêu chí đánh giá.
5. Hướng dẫn các em phương pháp tìm kiếm, lựa chọn và tổng hợp tài liệu hiệu quả trong học tập theo dự án (áp dụng biện pháp 3).
6. Xây dựng sơ đồ tư duy của dự án (áp dụng biện pháp 5).
2.3.3. Xây dựng đề cương dự án
2.3.3.1. Tóm tắt công việc
- Thống nhất các tiêu chí đánh giá dự án: tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm, tiêu chí đánh giá sản phẩm, tiêu chí đánh giá bài thuyết trình …
- Góp ý, chỉnh sửa và thông qua đề cương dự án của các nhóm.
2.3.3.2. Yêu cầu
- Nắm được cách lập một đề cương dự án theo kiểu một đề cương NCKH. - Xác định được các nhiệm vụ và công việc để thực hiện dự án.
- Thống nhất được các tiêu chí đánh giá.
- Thực hiện dự án dựa vào kế hoạch đã xây dựng và các tiêu chí đánh giá đã nêu ra.
2.3.3.3. Chuẩn bị
Các tài liệu hướng dẫn học sinh bao gồm: bảng hướng dẫn học tập theo phương pháp DHDA theo các bước, mẫu kế hoạch, các bảng tiêu chí đánh giá (chưa được thống nhất).
2.3.3.4. Tổ chức hoạt động
1. Thống nhất các tiêu chí đánh giá.
2. Thông qua đề cương của các nhóm (áp dụng biện pháp 2).
2.3.4. Thực hiện dự án
2.3.4.1. Tóm tắt công việc
- Báo cáo tiến độ thực hiện dự án và thảo luận giữa các nhóm. - Thông qua sơ lược sản phẩm của HS.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị cho buổi công bố sản phẩm.
2.3.4.2. Yêu cầu
- Thực hiện dự án dựa vào đề cương đã xây dựng và các tiêu chí đánh giá đã nêu ra.
- Xác định được các khó khăn và tìm được cách giải quyết các khó khăn đó trong quá trình thực hiện dự án.
- Cộng tác, phân công và làm việc theo nhóm đạt hiệu quả.
- Phát huy được tính tích cực của cá nhân trong quá trình làm việc theo nhóm.
2.3.4.3. Chuẩn bị
- Lường trước các khó khăn của HS để có thể giúp đỡ các em kịp thời. - Các phiếu đánh giá hoạt động của các nhóm.
2.3.4.4. Tổ chức hoạt động
1. Báo cáo tiến độ thực hiện dự án, thông qua sản phẩm sơ lược và thảo luận giữa các nhóm.
Các nhóm lần lượt báo cáo tiến độ thực hiện dự án, mức độ hoàn thành sản phẩm cũng như những khó khăn, trở ngại nhóm vẫn chưa giải quyết được.
Thảo luận giữa các nhóm để khắc phục những khó khăn. 2. Hướng dẫn HS chuẩn bị cho buổi công bố sản phẩm.
Hướng dẫn HS chuẩn bị: sản phẩm hoàn chỉnh của nhóm, các hồ sơ học tập đã được hoàn chỉnh, các bản tiêu chí đánh giá, bài trình chiếu.
2.3.5. Giới thiệu sản phẩm dự án
2.3.5.1. Tóm tắt công việc
- Các nhóm lần lượt trình bày sản phẩm của nhóm, kiến thức học được sau quá trình thực hiện dự án (áp dụng biện pháp 7).
- Các nhóm khác trao đổi thảo luận. - GV nhận xét và đánh giá dự án.
2.3.5.2. Yêu cầu
- Trình bày lại được các kiến thức cho các bạn và cho GV.
- Hiểu được các kiến thức trong chương được vận dụng vào trong thực tiễn như thế nào.
- Hiểu được sản phẩm của nhóm và của các nhóm khác.
- Nhận xét, đánh giá và cho điểm kết quả hoạt động của người khác dựa trên tiêu chí đã thống nhất.
- Thực hiện dự án theo đúng kế hoạch đã nêu ra.
- Diễn đạt được các suy nghĩ, ý tưởng rõ ràng, hiệu quả thông qua nói và viết. - Cộng tác, phân công và làm việc theo nhóm đạt hiệu quả.
2.3.5.3. Chuẩn bị
- Căn cứ vào nội dung tìm hiểu, báo cáo của các nhóm học sinh mà cần chuẩn bị các phương tiện hoặc các thiết bị tương ứng.
- Các bản tiêu chí đánh giá.
2.3.5.4. Tổ chức hoạt động
1. Các nhóm lần lượt trình bày và thảo luận về sản phẩm của nhóm, kiến thức học được sau quá trình thực hiện dự án.
2. Các nhóm đánh giá lẫn nhau theo tiêu chí đã thống nhất. 3. Công bố kết quả, nhận xét chung và rút kinh nghiệm. 4. GV tổng kết, đánh giá điểm dự án cho các nhóm. 5. Ăn mừng dự án thành công.
2.3.6. Đánh giá dự án
Trước khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, GV và HS cùng thống nhất xây dựng các tiêu chí đánh giá. GV và HS sẽ sử dụng các tiêu chí này để đánh giá các quá trình thực hiện cũng như sản phẩm cuối cùng trong suốt quá trình DH. GV phát cho HS các bảng tiêu chí đánh giá trước khi HS thực hiện dự án để HS không sa đà vào các kĩ năng công nghệ thông tin mà sao nhãng nội dung và mục tiêu cần phải đạt của dự án.
Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi sử dụng tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng để đánh giá quá trình học tập của HS và đánh giá tổng kết kết quả học tập của HS.
Trong đó:
- Đánh giá của GV (chiếm 60%).
- Đánh giá của bản thân từng thành viên (chiếm 20%).
- Đánh giá của các thành viên khác trong nhóm (chiếm 20%).
Do các em HS chỉ mới làm quen với học theo dự án, là một phương pháp học tập mới mẻ và hiện đại, đồng thời các em vẫn còn đang lớn, cần sự động viên khuyến khích nhiều trong quá trình học tập và thể hiện bản thân, nên quá trình đánh giá luôn phải chú trọng yếu tố khích lệ tinh thần học tập, không nên cho điểm số thấp và có tính đánh giá quá sát sao.
- Phiếu đánh giá kết quả dự án nhóm học sinh(dành cho giáo viên trực tiếp thực hiện) – Phụ lục 2.
- Phiếu đánh giá kết quả dự án nhóm học sinh(dành cho giáo viên tham dự và các nhóm học sinh đánh giá chéo) – Phụ lục 3.
- Phiếu đánh giá điểm thành viên (dành cho nhóm HS đánh giá từng thành viên trong nhóm) – Phụ lục 4.
2.4. Các biện pháp để phát triển năng lực nghiên cứu khoa học trong DHDA
NCKH là một trong những năng lực quan trọng đối với người lao động mới và việc rèn luyện năng lực NCKH phải được thực hiện từ rất sớm. Để góp phần phát triển năng lực NCKH cho học sinh trong DHDA chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp như sau:
2.4.1. Biện pháp 1: Rèn luyện năng lực phát hiện vấn đề nghiên cứu
Trong NCKH việc phát hiện vấn đề nghiên cứu là tiền đề của thành công vì vậy việc rèn luyện năng lực phát hiện vấn đề nghiên cứu cho HS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Để rèn luyện năng lực phát hiện vấn đề nghiên cứu cho HS trong DHDA giáo viên nên chú ý một số vấn đề sau:
Khi thiết kế các dự án học tập ngoài việc đảm bảo bám sát chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng thì các dự án được thiết kế phải có nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn cuộc sống cũng như các vấn đề xã hội để trong quá trình thực hiện dự án HS phải nghiên cứu, đọc và thu thập nhiều tài liệu từ đó giúp cho các em phát hiện hoặc