0
Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

Đánh giá thái độ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HÌNH THỨC DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 11 NÂNG CAO (Trang 67 -67 )

Để đánh giá thái độ của học sinh đối với NCKH sau khi áp dụng các dự án chúng tôi sử dụng công cụ là: thang đo thái độ.

Gồm các câu hỏi/ mệnh đề theo loại thang mức độ Liket.

Mỗi câu hỏi/ mệnh đề gồm:

- Một câu đánh giá/ mô tả liên quan đến đối tượng được quan sát thái độ. - Thang đo với 5 mức độ.

Các loại phản ứng: - Đồng ý. - Tần suất. - Tốc độ. - Tính cập nhật. - Tính thiết thực.

Thái độ của học sinh đối với NCKH và bộ môn sau khi được học theo dự án:

Mỗi nội dung có các mức độ từ 1 – 5, trong đó:

1 – Hoàn toàn đồng ý; 2 – Đồng ý; 3 – Bình thường; 4 – Không đồng ý; 5 – Hoàn toàn không đồng ý.

STT Nội dung 1 2Mức độ3 4 5

1 Em thực sự tò mò đối với các hiện tượng, các vấn đề xảy ra xung quanh mình.

2 Em muốn trở thành một nhà khoa học để có thể tìm lời giải cho các hiện tượng mà em thấy.

3 Em thường xuyên đọc sách và tìm hiểu về các hiện tượng xung quanh.

4 Khi gặp một hiện tượng lạ em luôn dùng mọi cách để tìm ra lời giải thích.

5 Việc tìm hiểu khoa học rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của em.

6 Em rất sẵn sàng tham gia các cuộc thi về NCKH. Bảng 2.8. Thái độ của học sinh sau khi học tập theo dự án

Mỗi nội dung có các mức độ từ 1 – 5, trong đó:

1 – Hoàn toàn đồng ý; 2 – Đồng ý; 3 – Bình thường; 4 – Không đồng ý; 5 – Hoàn toàn không đồng ý.

STT Nội dung Mức độ

1 2 3 4 5

1 Em cảm thấy khả năng làm việc nhóm của mình trở nên hiệu quả hơn.

2 Em có thể tìm kiếm thông tin về vấn đề nghiên cứu nhanh chóng và chính xác hơn.

3 Em cảm thấy tự tin hơn khi trình bài một vấn đề trước đám đông.

4 Kĩ năng diễn đạt (nói và viết) của em được cải thiện rất nhiều.

5 Em có thể lập kế hoạch cho việc tự học, tự nghiên cứu của mình.

6 Em tin là em có thể học tốt môn hóa học.

chúng ta.

2.6. Thiết kế một số dự án nhằm phát triển năng lực nghiên cứu khoa học

cho học sinh trong chương trình hóa học 11 nâng cao

2.6.1. Dự án 1: Hóa học trên cánh đồng I. Thông tin dự án

1. Tên dự án:Hóa học trên cánh đồng.

2. Vị trí bài học: Lớp 11 – SGK Hóa học 11 Nâng cao. Chương 2: Nhóm nitơ.

Bài 9: Khái quát về nhóm nitơ. Bài 10: Nitơ.

Bài 11: Amoniac và muối amoni.

Bài 12: Axitnitric và muối nitrat .

Bài 13: Luyện tập tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ. Bài 14: Photpho.

Bài 15: Axitphotphoric và muối photphat. Bài 16: Phân bón hóa học.

Ngoài ra, dự án này còn có thể được sử dụng cho chương trình ngoại khóa.

3. Mô tả sơ lược:

Trong dự án này học sinh sẽ biên soạn một tài liệu gồm các kiến thức về nhóm nitơ, đặc điểm các loại đất và tìm hiểu về một số loại phân bón hóa học cũng như cách sử dụng chúng sao cho phù hợp. Đồng thời các em sẽ tiến hành đo và đánh giá pH trong đất ở địa phương từ đó sẽ đề xuất các loại cây trồng thích hợp.

4. Thời gian dự kiến:3 tuần

II. Mục tiêu dự án

1. Kiến thức:

Biết được:

- Khái quát về nhóm nitơ (vị trí trong BTH, tính chất chung).

- Cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế của: nitơ, amoniac, muối amoni, axit nitric và muối nitrat.

- Cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế của: photpho, axit photphoric và muối photphat.

- Các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, thành phần hóa học của các loại phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp,… và cách điều chế các loại phân này.

- Đặc điểm các loại đất và cách cải tạo đất một số loại đất (đất phèn, đất mặn, đất bạc màu,…)

- Cách xác định độ chua trong đất. - Các kiến thức về NCKH.

2. Kỹ năng:

- Phát hiện một số vấn đề thực tế về môi trường, giải quyết vấn đề bằng những thông tin thu thập được từ nội dung bài học, từ các kiến thức đã biết, qua các phương tiện thông tin đại chúng…

- Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển các ý tưởng cá nhân về một chủ đề nào đó, biết cách sử dụng kĩ thuật 5W1H, biết sử dụng phần mềm Word, PowerPoint, chèn hình ảnh, âm thanh, tạo video clip,…

- Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (Internet, sách, báo,…) và xử lí thông tin thu nhận được.

- Hợp tác làm việc, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.

- Phát triển năng lực NCKH để thực hiện tốt nhiệm vụ của cá nhân và của nhóm.

3. Thái độ:

- HS hứng thú với phương pháp học tập mới, từ đó bồi dưỡng niềm say mê với môn Hóa học.

- Sự yêu thích nghiên cứu khoa học.

- Phát triển tính tự lập, đoàn kết trong tập thể.

- HS có hành vi tích cực trong việc bảo vệ môi trường sống.

III. Bộ câu hỏi định hướng

1. Câu hỏi khái quát:

Hóa học và đồng ruộng có mối quan hệ như thế nào?

2. Câu hỏi bài học:

3. Câu hỏi nội dung:

- Hãy trình bày khái quát về nhóm nitơ, cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế của: nitơ, amoniac, muối amoni, axit nitric, muối nitrat, photpho, axit photphoric và muối photphat.

- Đất được hình thành như thế nào? Trình bày đặc điểm của một số loại đất (đất phù sa châu thổ, đất đỏ bazan, đất mặn, đất phèn, đất bạc màu).

- Nêu một số phương pháp xác định pH trong đất, từ đó tiến hành xác định pH có trong đất trồng ở địa phương và đề xuất loại cây trồng thích hợp.

- Cây trồng cần những loại nguyên tố dinh dưỡng nào? Em hãy trình bày thành phần hóa học của các loại phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp,… và cách điều chế các loại phân này.

- Em hãy đề xuất một đề tài khoa học giúp phát triển nền nông nghiệp ở địa phương.

IV. Bảng phân vai

Nhóm 1:

Tìm hiểu khái quát về nhóm nitơ, cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế của: nitơ, amoniac, muối amoni, axit nitric, muối nitrat, photpho, axit photphoric và muối photphat.

Nhóm 2:

Tìm hiểu:

Quá trình hình thành đất.

Trình bày đặc điểm một số loại đất (đất phù sa châu thổ, đất đỏ bazan, đất mặn, đất phèn, đất bạc màu).

Nhóm 3:

Trình bày những nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

Trình bày thành phần hóa học của các loại phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp,… và cách điều chế các loại phân này.

Phần việc chung của cả 3 nhóm:

Trình bày một số phương pháp xác định pH trong đất. Từ đó tiến hành xác định pH có trong đất trồng ở địa phương và đề xuất loại cây trồng thích hợp.

Mỗi nhóm đề xuất một đề tài khoa học giúp phát triển nông nghiệp ở địa phương. Sau khi đã chuẩn bị nội dung kiến thức được yêu cầu các nhóm sẽ báo cáo trước lớp bằng phần mền power point.

V. Các bước tiến hành dự án

(1) Bài giới thiệu “Làm quen với học theo dự án”. (2) Chia nhóm.

(3) Xây dựng đề cương dự án. (4) Thực hiện dự án.

(5) Báo cáo và nhận kết quả đánh giá dự án. (6) Đánh giá dự án

VI. Sản phẩm dự án

Sau khi tiến hành tổ chức triển khai dự án sản phẩm dự kiến thu được sẽ là: - Tài liệu trình bày về nhóm nitơ, các loại đất, cách xác định pH có trong đất. - Bài báo cáo về đề tài dự án.

2.6.2. Dự án 2: Ethanol và xăng sinh học E5 I. Thông tin dự án

1. Tên dự án: Ethanol và xăng sinh học E5.

2. Vị trí bài học: Lớp 11 – SGK Hóa học 11 Nâng cao. Chương 8: Dẫn xuất

halogen. Acol – Phenol . Bài 53: Ancol: Cấu tạo, danh pháp, tính chất vật lí. Bài 54: Ancol: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng.

Ngoài ra, dự án này còn có thể áp dụng cho các nội dung: Chương 5: Hiđrocacbon no.

Chương 6: Hiđrocacbon không no.

Chương 7: Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên.

Ngoài ra, dự án này còn có thể được sử dụng cho chương trình ngoại khóa.

Đây là dự án có quy mô kiến thức lớn và tính nghiên cứu cao, chủ yếu nhằm khuyến khích HS làm quen với cách học đào sâu nghiên cứu các vấn đề thực tiễn, đồng thời xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sống, do đó, kiến thức đề cập liên quan đến nhiều chương trong chương trình hóa học 11 nâng cao. Chúng tôi thiết kế dự án tại

chương 8 – Bài 53, 54 do lúc này, HS đã được học về một số hiđrocacbon ở các chương 5, 6, 7 nên việc nghiên cứu nội dung này sẽ thuận lợi và tốn ít thời gian hơn.

3. Mô tả sơ lược:

Dự án này tìm hiểu về ethanol và xăng sinh học E5. HS sẽ nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu sách, báo, bài viết và thông tin trên mạng Internet để hoàn thành một bài nghiên cứu về ethanol và xăng sinh học E5 để báo cáo trước lớp.

4. Thời gian dự kiến: 2 tuần.

II.Mục tiêu dự án

1. Kiến thức:

Biết được:

- Cấu tạo, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa học của ancol. - Phương pháp điều chế và ứng dụng của một số ancol.

- Thành phần và các chỉ tiêu chất lượng của xăng. - Lợi ích của việc sử dụng xăng sinh học E5.

- Các giải pháp để đưa xăng sinh học được sử dụng rộng rãi. - Các kiến thức về NCKH.

2. Kỹ năng:

- Phát hiện một số vấn đề thực tế về môi trường, giải quyết vấn đề bằng những thông tin thu thập được từ nội dung bài học, từ các kiến thức đã biết, qua các phương tiện thông tin đại chúng…

- Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển các ý tưởng cá nhân về một chủ đề nào đó, biết cách sử dụng kĩ thuật 5W1H, biết sử dụng phần mềm Word, PowerPoint, chèn hình ảnh, âm thanh, tạo video clip,…

- Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (Internet, sách, báo,…) và xử lí thông tin thu nhận được.

- Hợp tác làm việc, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.

- Phát triển kĩ năng viết báo cáo khoa học và thuyết trình trước đám đông.

3. Thái độ:

- Yêu thích khoa học và nghiên cứu khoa học. - Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm.

- Hứng thú trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức theo phương pháp học dự án.

III.Bộ câu hỏi định hướng

1. Câu hỏi khái quát:

Nhiên liệu hóa thạch liệu có tồn tại vĩnh viễn?

2. Câu hỏi bài học:

Hãy trình bày hiểu biết của bạn về nhiên liệu sinh học.

3. Câu hỏi nội dung:

- Trình bày cấu tạo, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của ancol.

- Hãy cho biết thành phần hóa học và các chỉ số tiêu chuẩn của một số loại xăng trên thị trường (RON 92, RON 95, E5).

- Việc sử dụng xăng sinh học trên thế giới và ở Việt Nam ra sao? - Hãy nêu một số lợi ích từ việc sử dụng xăng sinh học E5.

- Việc sử dụng xăng sinh học hiện nay có những thuận lợi và khó khăn nào? Bạn hãy đề xuất một số giải pháp để khắc phục khó khăn nói trên.

IV. Bảng phân vai

Nhóm 1:

Tìm hiểu:

Cấu tạo, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của ancol.

Sơ lược về xăng sinh học E5.

Nhóm 2:

Tìm hiểu:

Thành phần hóa học và các chỉ số tiêu chuẩn của một số loại xăng trên thị trường (RON 92, RON 95, E5).

Việc sử dụng xăng sinh học trên thế giới và ở Việt Nam.

Nhóm 3:

Một số lợi ích của việc sử dụng xăng sinh học.

Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng xăng sinh học.

Phần việc chung của 3 nhóm:

Sau khi giải quyết xong các vấn đề của nhóm mình cả 3 nhóm tập hợp các nội dung kiến thức lại và viết thành một bài báo khoa học nói về việc sử dụng xăng sinh học E5 và đưa ra một số biện pháp nhằm giải quyết những khó khăn khi sử dụng xăng sinh học.

V. Các bước tiến hành dự án

(1) Bài giới thiệu “Làm quen với học theo dự án”. (2) Chia nhóm.

(3) Xây dựng đề cương dự án. (4) Thực hiện dự án.

(5) Báo cáo và nhận kết quả đánh giá dự án. (6) Đánh giá dự án

VI. Sản phẩm dự án

Sau khi thực hiện dự án sản phẩm dự kiến thu được sẽ là: - Bài báo cáo của các nhóm.

- Bài báo khoa học về ethanol và xăng E5.

2.6.3. Dự án 3: Đioxin với con người và đất nước Việt Nam I. Thông tin dự án

1. Tên dự án: Đioxin với con người và đất nước Việt Nam.

2. Vị trí bài học: Lớp 11 – SGK Hóa học 11 Nâng cao. Chương 8: Dẫn xuất

halogen. Ancol – Phenol. Bài 51: Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon.

Ngoài ra dự án này còn có thể được sử dụng cho các chương trình ngoại khóa.

3. Mô tả sơ lược:

Dự án này tìm hiểu sơ lược về dẫn xuất halogen của hiđrocacbon, đioxin và ảnh hưởng của đioxin đến con người và môi trường. HS sẽ nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu sách, báo, bài viết và thông tin trên mạng Internet để hoàn thành một bài nghiên

cứu về dẫn xuất halogen của hiđrocacbon, đioxin và ảnh hưởng của đioxin đến con người và môi trường để báo cáo trước lớp.

4. Thời gian dự kiến: 2 tuần.

II. Mục tiêu dự án

1. Kiến thức:

- Biết được phân loại, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí của dẫn xuất halogen. - Hiểu phản ứng thế và phản ứng tách của dẫn xuất halogen.

- Biết ứng dụng của dẫn xuất halogen.

- Biết được một số kiến thức về dioxin cũng như ảnh hưởng của nó đến con người và môi trường ở nước ta.

2. Kỹ năng:

- Phát hiện một số vấn đề thực tế về môi trường, giải quyết vấn đề bằng những thông tin thu thập được từ nội dung bài học, từ các kiến thức đã biết, qua các phương tiện thông tin đại chúng…

- Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển các ý tưởng cá nhân về một chủ đề nào đó, biết cách sử dụng kĩ thuật 5W1H, biết sử dụng phần mềm Word, PowerPoint, chèn hình ảnh, âm thanh, tạo video clip,…

- Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (Internet, sách, báo,…) và xử lí thông tin thu nhận được.

- Hợp tác làm việc, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.

- Phát triển kĩ năng viết báo cáo khoa học và thuyết trình trước đám đông.

3. Thái độ:

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

- Giáo dục tình yêu thương con người, quê hương đất nước. - Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm.

- Hứng thú trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức theo phương pháp học dự án.

III. Bộ câu hỏi định hướng

Trong chiến tranh, Việt Nam phải chịu ảnh hưởng rất nặng nề từ chất độc hóa học. Là một người Việt Nam em đã từng nghiên cứu về vấn đề này?

2. Câu hỏi bài học:

Em biết gì về đioxin?

3. Câu hỏi nội dung:

- Trình bày khái niệm, phân loại, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HÌNH THỨC DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 11 NÂNG CAO (Trang 67 -67 )

×